logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 06/11/2019 lúc 03:41:39(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Những thập niên gần đây, đọc báo, xem Youtube về Việt Nam thấy nền giáo dục ở Việt Nam xuống cấp thê thảm, đến nỗi không tưởng tượng được. Tại trường học, nữ sinh lớp 9, 10 trở lên đánh nhau như ở chợ Cá Trần quốc Toản vậy. Trong khi các đối thủ vung tay chân đấm, đá nhau, xoắn tóc nhau, vật xuống đất, thì những em khác đứng chung quanh la hò, cổ võ, “Lột áo nó đi! Tụt quần nó đi!”
Cảnh tượng các em gái 15, 16 tuổi bị lột cả áo lót, ngồi khóc trong góc trường học, làm cho tất cả những ai chứng kiến đều muốn khóc theo, khóc cho một xã hội vô giáo dục đang tàn tạ. Người ta không hiểu bố mẹ của các em đó đã dạy con như thế nào?

Trong khi đó, ở Mỹ, xứ cao bồi, tuy nền giáo dục đến từ cha mẹ rất phóng khoáng, nhưng lại có kết quả tốt đẹp. Chỉ có một số nhỏ bị ảnh hưởng bởi game, bởi phim ảnh và những gia đình vì lo kiếm ăn, mà quên giáo dục con cái, nên hư hỏng. Nhưng nói chung, các bậc cha mẹ Mỹ rất chú trọng đến việc giáo dục con cái từ tuổi ấu thơ.

Một em gái thấy hai bạn của em cũng trong lớp tuổi thiếu niên, đi chơi về khuya bị bố đánh sưng mông, em gửi thư lên báo hỏi ý kiến trưởng thượng xem có nên đánh con cái không? Tuy không nói, nhưng đọc thư em, người đọc cũng biết là em cũng trong nhóm người rủ bạn đi dạ hội, ở lại trễ, để khi bạn bị đòn thì muốn giúp bạn bớt đau bằng cách đăng báo. Và cũng từ lá thư này mà người đọc biết rằng hai em gái kia là những thiếu nữ rất ngoan, vẫn còn tư tưởng lễ giáo Việt Nam, nên chịu đòn mà không kêu 911. Những em gái này đã “chấp nhận thương đau” khi biết mình làm lỗi, không như nhiều em gái khác, đã làm bậy, gây khổ cho bố mẹ, lại nhanh chóng kêu cảnh sát tới nhà nhốt hai đấng sinh thành lại, chỉ vì một cái tát tai của bậc thân sinh là người Việt mới sang Mỹ định cư.

Đa số những người Việt thiếu Anh Ngữ, thiếu trình độ hiểu biết, nên sau khi sang Mỹ thì bỏ mặc con cái tự do quá trớn, nên các em trở thành hư hỏng. Một số thì cưng chiều con quá, một số thì không biết luật pháp, nên sợ con hơn sợ cọp. Lại cũng có nhiều bậc phụ huynh quen cách dạy con bằng roi thay vì bằng lời giáo huấn, nên gặp phiền toái với luật pháp Mỹ.

Trong nhiều chương trình hội thoại trên đài phát thanh, không thiếu các đấng cha mẹ Việt Nam ở Mỹ kêu khổ khi không còn quyền kiểm soát con cái. Một bà mẹ nghẹn ngào, “Tôi chỉ dùng tay cản nó, không cho nó xách va li ra khỏi nhà đi theo người yêu, mà nó kêu 911 tới ngay. Ông cảnh sát tới, nó xác nhận là tôi chưa đánh nó, nhưng yêu cầu ông ta giữ tôi lại để cho nó ra đi.”
Bà mẹ tội nghiệp kể tiếp, “Từ ngày vượt biên đến nay, tôi chỉ cắm đầu cắm cổ đi làm để nuôi nó, không hề nghĩ đến bản thân mình, dù lúc ấy tôi vẫn còn trẻ. Nó là đứa con duy nhất của tôi, nay nó đùng đùng bỏ đi, tôi còn sống với ai?”

Nước mắt bà rơi xuống lẫn trong lời nói làm người nghe cảm thấy như trái tim mình thắt lại. Điều đau đớn cho bà mẹ không phải chỉ là sự mất mát, cô đơn đằng đẳng kéo dài suốt đời bà cho tới lúc yên nghỉ, sự phẫn hận của người bị phụ bạc, mà còn là sự âu lo cho tương lai của đứa con không biết sau này đi về đâu? Chắc chắn khi nửa trái tim kia dứt áo ra đi, thì nửa trái còn lại chỉ sống thoi thóp... Ngày chờ đêm, đêm mong sáng...
Nhiều ông bố chới với, kinh hoàng khi chiếc còng sáng loáng tới bập vào cổ tay mình. Biết bao bà mẹ vò xé những chiếc khăn giấy đẫm lệ khi đứa con hoang đàng bỏ đi. Những thiếu nữ mười lăm mười sáu sinh con ra rồi vứt lại cho bố mẹ nuôi hoặc quẳng hài nhi mới sinh vào thùng rác. Cô nào lịch sự hơn thì để "tí nhau" ngay cửa bệnh viện. Những trường hợp nhẹ nhàng nhất là bố mẹ ngồi thở dài nhìn con trong chiếc áo cưới hở hang, gần như khoe hết thân thể cho họ hàng, bạn bè xem, hoặc nhẩy nhót điên loạn với chồng và với bạn. Nhiều bậc thân sinh khác không nói một lời trong đám cưới con trai, chỉ cúi đầu im lặng buồn bã vì cậu quý tử chỉ thông báo cưới vợ mà không hỏi ý kiến! Vậy, có nên “dợt” con cái không? Có nên áp dụng mãi câu châm ngôn: “Yêu cho con cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” không?

Câu trả lời dĩ nhiên là “không” rồi, vì “nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc,” ở nước Mỹ này mà khơi khơi “dợt” con thì bố mẹ gặp “xui” đến 90%! Vừa giơ tay quạt con một cái là nghe thấy tiếng “tí toe! tí toe!” ngoài cửa liền. Chỉ nghĩ đến điều này là nhiều bậc phụ huynh đâm ra sợ con cái quá xá! Có những bà mẹ muốn hỏi ý kiến con về một điều gì đó là khép nép.
Thật ra vẫn có một tỷ lệ nhỏ người Mỹ đánh con điên luôn, mà con đến trường chỉ dám nói những lằn ngang nét dọc là do tự ý té ngã! Người viết đã có lần được nghe một em gái Mỹ đã 19 tuổi gọi lên đài hỏi tại sao mỗi lần đi chơi về trễ là bố lấy dây thắt lưng quất cho một trận tơi bời? Người hội thoại đã trả lời một câu mà ai cũng biết trước: “gọi 911 đi!”

Tuy nhiên, không phải vì thế mà “chào thua” con cái, cũng có rất nhiều phương cách để giáo dục con mà không cần đến roi vọt. Trước hết, là tìm hiểu con cái. Tuổi trẻ ở Mỹ không như ở Việt Nam. Chúng có sách dạy không thiếu thứ gì, kể cả tình dục cho con nít, có In-tơ-nét, có “ghêm” biến hóa hơn phép lạ. Cho nên tư tưởng của chúng tiến bộ nhiều hơn bố mẹ, nhưng chúng có chung một số đặc tính sau:
- Thích ở một mình nhiều hơn là chia sẻ thời giờ với bố mẹ. Có nhiều đứa trẻ, khi vừa dậy thì và biết mình dậy thì, liền tìm một chỗ vắng để suy nghiệm về những chuyện người lớn. Gọi ít thưa, ít đến, có đến cũng chầm chậm mà tới. Vậy, đừng nôn nóng, gào thét con ầm ĩ “Mày có ra ngay đây không!” mà nên nhẹ nhàng giải thích, bình tĩnh mà nói cho chúng biết sự cần thiết phải trình diện ngay.

- Thích điện thoại. Có những đứa vừa buông cặp sách ra là chụp lấy cái điện thoại ngay lập tức, nói mỏi miệng mới bỏ xuống. Nhiều bậc thân sinh lại cứ mặc cho chúng líu lo, nói riết thành tật, nếu bố mẹ cần sử dụng điện thoại thì chúng ra đường, dùng điện thoại công cộng. Với những đứa mê điện thoại thì cấm cản, la hét sẽ làm chúng bất mãn. Để mặc thì chúng ghiền, nói nhiều thành nói bậy. Bố mẹ lại không thể kiểm soát ý tuỏng của con cái qua điện thoại, đến khi thành băng đảng, hay có bầu rồi thì cha mẹ mới ngã ngửa.
Vậy, chớ la hét mà chỉ giải thích cái lợi, cái hại của sự nói điện thoại (tốn kém, mất thời giờ học bài, dễ bị ảnh hưởng xấu, gia đình kẹt không dùng được điện thoại, lỡ có ai muốn báo tin khẩn cấp thì thật nguy hiểm...) Chớ mặc con nói lia chia, mà phải hạn chế, cho con được nói những gì cần nói, nếu phải trao đổi bài học thì một tiếng cũng được, nhưng nếu nói tào lao thì chỉ cho năm muời phút. Nếu con bướng bỉnh thì cúp luôn một tuần. Nguời Mỹ gọi là "grounded."

- Thích in-tờ-nét. Thời nay là thời “hiện đại” tức là “hại điện!” In-tờ-nét là một con dao hai lưõi. Vừa giúp mở mang trí tuệ, vừa giúp học trò làm bài, nhưng lại rất hại... điện và hại thần kinh. Nên kiểm soát con cái khi chúng mở máy, cách tốt nhất là nói chuyện với chúng, giải thích cái điểm lợi và hại cho chúng tự tin, tự tìm tòi, nhưng không tìm hiểu cái xấu. Khi chúng hiểu rõ rồi, không cần kiểm soát nữa làm chúng mất tự do, chỉ thỉnh thoảng nhắc nhỡ, nhưng không nên... lải nhải.

- Thích có bạn tới nhà và thích tới nhà bạn. Điều này quan trọng lắm lắm. Bạn xấu tới nhà là sẽ có ... cướp đi theo! Bạn của con không xấu lắm, nhưng bạn-của- bạn con lại rất xấu. Chúng sẽ lên danh sách, kế hoạch và thịt mình bữa nào mà nhà tổ chức Party cho con tại gia. Còn đến nhà bạn, nào ai biết ai hay nhà của đứa bạn kia thế nào. Bố mẹ chúng có thuơng yêu chúng không? Bao nhiêu câu hỏi cần đặt ra khi con trẻ muốn có bạn lại nhà và muốn lại nhà bạn. Không thể cấm tuyệt đối, nhưng lại càng không thả lỏng.
Nói chung, có trò chuyện, có thông cảm, có nghe lời. Nhưng “Nói dai, nói dài, nói dở, nói... dô diên” thì chỉ làm con trẻ xa lánh mình. Chúng sợ... nghe lên lớp hoài, và với trí thông minh của chúng, sẽ không thiếu cách qua mặt người lớn gấp ba tuổi chúng! Nói chuyện với con cái là một nghệ thuật cao, cần kiến thức nhiều, chứ không đơn giản. Thiếu chi bố mẹ là nhà giáo mà con mất dạy. Thiếu chi nhà văn nhi đồng mà con trộm cướp. Nên hay hư phần lớn là ở sự kiên nhẫn và khéo léo của cha mẹ.
CHU TẤT TIẾN
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.