logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/08/2013 lúc 09:25:24(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình chụp năm 2007, với bốn thành viên ban đầu của nhóm Mở Miệng và cũng là những người chủ trương xuất bản tự do với nhà xuất bản Giấy Vụn. (Ảnh: Giấy Vụn cung cấp) (Credit: ABC)

Sau hơn 10 năm hoạt động độc lập, nhà xuất bản Giấy Vụn đã ‘cho ra lò’ hơn 40 đầu sách từ văn chương, nghiên cứu, lịch sử, văn hóa, chính trị… không qua sự kiểm duyệt của nhà nước Việt Nam.

Bùi Chát, người chịu trách nhiệm chính của nhà xuất bản Giấy Vụn chia sẻ: Làm nghệ thuật, xuất bản vì yêu sách, không muốn ép mình vào những quan niệm cứng nhắc và tự mình quyết định ‘đứa con’ nghệ thuật.

Vượt qua kiểm duyệt

Năm 2001, Nhóm thơ Mở Miệng được hình thành với bốn thành viên Bùi Chát, Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán với cách làm phá cách, phản ứng lại lối sáng tác theo định hướng của nền văn học trong nước. Biết những tác phẩm của mình khó được hệ thống xuất bản nhà nước chấp nhận, họ đã chủ trương xuất bản tự do. Với cách làm của mình, Mở Miệng đã thách thức và từ chối sự kiểm duyệt của nhà nước.

Tập thơ “Vòng tròn sáu mặt” của sáu tác giả Bùi Chát, Lý Đợi, Khúc Duy, Nguyễn Quán, Hoàng Long và Trần Văn Hiến trình làng năm 2002, manh nha cho sự ra đời của nhà xuất bản Giấy Vụn (Giấy Vụn). Khác với nhà xuất bản ngoài luồng khác chỉ xuất bản một vài tác phẩm rồi dừng, Giấy Vụn không chỉ xuất bản các tác phẩm của Mở Miệng mà còn của nhiều tác giả khác. Bùi Chát khẳng định: “Các tác phẩm do Giấy Vụn xuất bản luôn tôn trọng bản quyền của tác giả”. Đã có hơn 40 đầu sách thuộc nhiều thể loại, lĩnh vực được Giấy Vụn in giới thiệu đến tay bạn đọc gần xa, trong có hơn 10 cuốn của nhóm Mở Miệng.

“Giấy Vụn luôn tìm kiếm các tác phẩm chất lượng nhưng không thể xuất hiện bằng các nhà xuất bản của nhà nước”, Lý Đợi - một trong những thành viên chủ chốt của Giấy Vụn nói. Cũng theo Lý Đợi, có những tác phẩm có chất lượng nhưng Giấy Vụn khuyên tác giả nên tìm đến các nhà xuất bản của nhà nước để được phổ biến rộng rãi, an toàn hơn. “Mục đích cuối cùng vẫn là độc giả, họ nên được đọc rộng rãi và phong phú các luồng tư tưởng, thẩm mỹ khác nhau”, Lý Đợi nói.

Ngoài luồng nhưng không lén

Lý Đợi kể: Những cuốn sách đầu tiên anh và Bùi Chát phải tự làm theo cách thủ công tất cả các khâu từ việc biên tập, sửa lỗi chính tả, vẽ bìa, bình trang, in ấn, xén giấy, đến dán bìa, đóng gáy… Về sau, do cảm mến việc làm ‘bà đỡ’ cho các tác phẩm có giá trị nên những công đoạn cho quá trình ra sách đang nhận được sự cộng tác của nhiều người.

Nếu trước đây Giấy Vụn phải in sách bằng ‘công nghệ tự mình đến tiệm photocopy’ thì hiện nay chỉ cần gởi bản thảo hoàn chỉnh qua email, cùng với những yêu cầu cho dịch vụ là đã có sách. Bùi Chát, người chịu trách nhiệm chính của Giấy Vụn, tiết lộ: “Nhiều đầu sách do độ nhạy cảm cùng với yêu cầu cao đã bị nơi photocopy tăng giá, nhưng để có cuốn sách hoàn hảo phải chấp nhận”. Có lẽ vì thế mà blogger Nhị Linh (dịch giả Cao Việt Dũng) từng nhận xét: “Sách của Giấy Vụn đủ đẹp để làm ghen tị toàn hệ thống xuất bản Việt Nam từ chính thống đến ngoài luồng”.

Blogger Uyên Vũ (Vũ Quốc Tú), một người mê sách, chia sẻ: “Không thể chê sách do Giấy Vụn xuất bản, nó được chăm chút từ khâu chọn giấy, phông chữ để đọc không bị mỏi mắt, ảnh minh họa độc đáo. Để có được điều này chắc những người tổ chức phải mất nhiều công sức. Ngay cả những nhà xuất bản lớn của nhà nước cũng ít có được những cuốn sách dùng giấy khoa học như của Giấy Vụn”.

Uy tín của ngoài luồng

Ngoài những đầu sách do chính tay Giấy Vụn xuất bản, nhiều đầu sách do bên ngoài Việt Nam xuất bản cũng đã có tên và logo Giấy Vụn, vài trường hợp thông qua thỏa thuận trực tiếp, vài trường hợp ‘y án’ bản cũ mà ‘copy’. Điều này khẳng định sự uy tín của nhà xuất bản ngoài luồng này. Mới đây cuốn sách “Bên thắng cuộc” của nhà báo Huy Đức gây sốt đã được một đơn vị xuất bản ở Mỹ liên hệ xin để tên và logo Giấy Vụn cho thêm phần long trọng.

“Đại vệ chí dị” của blogger Người Buôn Gió (Bùi Thanh Hiếu) cũng đã được một nhà xuất bản bên Mỹ in dưới tên và logo của Giấy Vụn. Các tác phẩm “Hiện thực xã hội chủ nghĩa” của Bùi Chát; “Khi kẻ thù ta buồn ngủ” được in tại châu Âu cũng dưới danh nghĩa Giấy Vụn…

Uy tín của Giấy Vụn đến nay đã khó phủ nhận. Điều này được chứng minh vào năm 2007, tại siêu triển lãm ngũ niên DOCUMENTA 12 tại Kassel (Đức), Lý Đợi đã được mời tham dự ở hạng mục tạp chí. Tại đây, anh đã có một buổi để trình bày về kiểm duyệt và công việc của nhà xuất bản Giấy Vụn.

Đặc biệt, năm 2011, tại Argentina, Bùi Chát được Hiệp hội Các Nhà xuất bản Quốc tế (The International Publishers Association) trao giải Tự do Xuất bản. Trước đó, năm 2008, anh cũng đại diện cho Giấy Vụn tham dự Đại hội Xuất bản Quốc tế lần 28 tại Seoul (Hàn Quốc). Bùi Chát cũng từng được Trung tâm văn học Literaturwerkstatt tại Berlin (Đức) mời qua giao lưu. Ngày 18/5/2011, Bùi Chát trở thành hội viên danh dự của Hội Văn bút Thụy Điển, trực thuộc The Pen – A World Association of Writers, được sáng lập từ năm 1922.

Mến phục công việc của Giấy Vụn, anh Alec Schachner, người Mỹ, đang giảng dạy ngữ văn Anh và cả Anh ngữ tại vài trường đại học ở TP.HCM đã bỏ công dịch thơ của nhóm Mở Miệng với mong muốn sẽ được một đại học xuất bản tại Mỹ và Singapore.

Thơ của Mở Miệng được dịch sang tiếng Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan… cũng đã đi vào chương trình giảng dạy của 2-3 trường đại học tại Việt Nam, vì để bảo vệ nhà trường, xin không kể tên ra đây. Mới đây, việc đánh hội đồng với luận văn thạc sĩ với điểm tuyệt đối 10/10 của Nhã Thuyên là điều dễ thấy.

Cái giá của tự do

Dịch giả, nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Tiến Văn, người đã dịch tác phẩm “Khi kẻ thù ta buồn ngủ” của Lý Đợi sang tiếng Anh, nhìn nhận: Hoạt động của Giấy Vụn rất ý nghĩa và có công cho sự vận động của tự do ngôn luận, tự do xuất bản của Việt Nam trong hoàn cảnh hiện nay. Có cùng nhìn nhận, nhà văn trẻ Lynh Bacardi cho rằng hoạt động xuất bản tự do như của Giấy Vụn để mở đường cho các tự do khác.

Tuy nhiên để được xem là vận động cho tự do ngôn luận, mở đường cho các tự do khác, Bùi Chát, Lý Đợi luôn nằm trong tầm ngắm của an ninh Việt Nam. Ngày 19/7 vừa rồi, thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã mời Bùi Chát đến làm việc về tác phẩm “Những gì không học ở trường báo chí” do Giấy Vụn xuất bản. Đây là vụ mới nhất trong rất nhiều lần những người chủ chốt của Giấy Vụn bị các cơ quan công quyền mời làm việc.

Bùi Chát cho biết: “Tôi không thể nhớ hết bao nhiều lần bị an ninh mời chính thức và không chính thức”. Lý Đợi có cái nhìn đầy cảm thông về việc bị mời, “công việc họ phải làm thôi, cũng như mình sáng tác và xuất bản”.

Cựu nhà báo Nguyễn Minh Chí của báo Tiền Phong sống tại Sài Gòn nhìn nhận: Công việc của nhà xuất bản Giấy Vụn trong hoàn cảnh Việt Nam lúc này không thể thuận lợi nhưng sẽ là viên đá lót đường, mở lối cho người đi sau.
Theo ABC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.062 giây.