logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 22/11/2019 lúc 11:30:09(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Thông Cáo Báo Chí
Ngày 21 Tháng 11 Năm 2019

 

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố
Giải Nhân quyền Việt Nam 2019

 

Little Saigon, CA. USA - Trong cuộc gặp gỡ giới truyền thông vào ngày 21 tháng 11, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam đã công bố kết quả Giải Nhân Quyền Việt Nam (GNQVN) 2019. Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, và Luật sư Lê Công Định là ba cá nhân được tuyển chọn từ một danh sách đề cử gồm 12 cá nhân và 3 tổ chức.
Được thành lập từ năm 2002, Giải Nhân quyền Việt Nam được trao hàng năm cho cho các cá nhân và tổ chức trong nước đã có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ cho nhân dân Việt Nam. GNQVN còn là một cơ hội để người Việt ở hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những kẻ dấn thân vào cuộc chiến đấu không ngơi nghỉ vì những quyền căn bản cho nhân dân Việt Nam. Cho đến 2018 đã có 44 cá nhân và 4 tổ chức được tuyên dương và trao GNQVN.
Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại Trụ sở Thượng Viện Canada, Thủ đô Ottawa, Canada vào ngày 7 tháng 12 năm 2019 nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền lần thứ 71.
Cũng trong buổi gặp gỡ nầy, MLNQVN đã công bố Bản Lên Tiếng Chung của một số tổ chức về vụ 39 nạn nhân Việt Nam chết thảm tại Anh Quốc ngày 23 tháng 10 năm 2019.
Sau đây là đôi dòng tóm lược về những vị nhận GNQVN năm 2019: 
 
 
MỤC SƯ NGUYỄN TRUNG TÔN


UserPostedImage
Mục sư Nguyễn Trung Tôn, sinh năm 1971,  cư ngụ tại huyện Quãng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Từ năm 2002, MS Nguyễn Trung Tôn gia nhập Đạo Tin Lành hệ phái “Phúc Âm toàn vẹn Việt Nam.” Năm 2008, sau khi được phong chức mục sư, ông đã hăng say dấn thân vào con đường truyền bá phúc âm trong hoàn cảnh thường xuyên bị ngăn cản, quấy nhiểu và đàn áp của chính quyền cộng sản Việt Nam. Mục sư Nguyễn Trung Tôn đã nhiều lần lên tiếng đòi hỏi cho quyền được tự do hành đạo cho ông, cho giáo đoàn của ông, và cho mọi người có tín ngưỡng nói chung.
Trong quá trình đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo, Mục sư Nguyễn Trung Tôn đã nhận ra rằng tự do tín ngưỡng bị xâm hại xuất phát từ chính sách bài trừ tôn giáo của chính quyền cộng sản. Vì vậy, ông đã kết hợp việc đấu tranh cho tự do tôn giáo với việc phê phán chính sách cai trị độc tài, độc đảng, tham nhũng và bất công của CSVN. Để tiếng nói được lan rộng và mạnh mẽ hơn, ông đã gia nhập Khối 8406 và Hội Đồng Liên Tôn VN. Ngoài việc lên tiếng ôn hòa qua Facebook cá nhân, mục sư Tôn còn tích cực thể hiện quyền công dân hầu cải thiện xã hội như gởi thư cho Quốc hội VN vào năm 2013 để góp ý sửa đổi hiến pháp, đặc biệt là việc hủy bỏ điều 4 Hiến pháp dành độc quyền lãnh đạo cho Đảng CS VN. Ông cũng còn làm đơn tự ứng cử đại biểu Quốc hội khóa 17 năm 2016.
Thay vì lắng nghe tiếng nói trung thực của người dân, chính quyền cộng sản VN lại xem MS Nguyễn Trung Tôn như là đối thủ và tìm đủ mọi phương thế đê hèn và bạo lực để  ám hại ông, như dùng phương tiện tuyên truyền nhà nước để vu khống và bôi nhọ. Gia đình ông thường xuyên bị đe dọa, khủng bố và triệt tiêu kế sinh nhai. Bản thân ông thường xuyên bị theo dõi, sách nhiễu, cản trở đi lại, và hành hung nhiều lần.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị bắt lần thứ nhất và kết án 2 năm tù giam và 2 năm quản chế với tội danh “truyên truyền chống nhà nước” vào năm 2011, cùng một vụ án với nhà hoạt động nhân quyền Hồ Thị Bích Khương. Sau khi ra khỏi tù, mục sư Tôn vẫn tiếp tục tranh đấu không ngừng nghỉ cho nhân quyền và dân chủ trong tư cách thành viên của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm VN và Hội Anh Em Dân Chủ.
Vào tháng 2 năm 2017, mục sư Tôn và Anh Nguyễn Viết Tứ, một thành viên khác của Hội Anh Em Dân Chủ, bị công an đội lốt côn đồ bắt cóc, hành hung và đánh đập tàn nhẫn đến trọng thương khi đang trên đường từ Thanh Hóa vào Quảng Bình.
Vào ngày 30-7-2017,  Mục sư Tôn lại bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt cùng với một số thành viên Hội Anh Em Dân Chủ khác gồm các cựu tù chính trị Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức và Nguyễn Bắc Truyển. Trong phiên xử ngày 5-4-2018, các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ trên đã bị tòa án CSVN tuyên phạt những bản án nặng nề với tội danh quy chụp ‘âm mưu lật đổ chính quyền.’ Riêng Mục sư Tôn, với tư cách là Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ, phải chịu 12 năm tù giam và 3 năm quản chế. Hiện nay MS Nguyễn Trung Tôn đang bị giam giữ tại trại Gia Trung, tỉnh Gia Lai.
Mục sư Nguyễn Trung Tôn là một người hiền lành, sống chân thành với bạn bè, thương yêu đồng bào nghèo khổ, bị áp bức. Ông đã cản đảm đứng lên bảo vệ và đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, và sự toàn vẹn lãnh thổ một cách ôn hòa dù phải chấp nhận bao nghịch cảnh: vu khống, đe dọa, triệt kế sinh nhai, hành hung, và tù tội. Ông xứng đáng được tuyên dương và trao Giải Nhân Quyền VN 2019.
 
NGUYỄN ĐẶNG MINH MẪN

UserPostedImage
Nguyễn Đặng Minh Mẫn sinh năm 1985. Vào năm 1989, khi mới 4 tuổi, Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã cùng gia đình vượt biên sang Thái Lan để kiếm tìm Tự do và phải sống trong nhiều trại tị nạn với bao thiếu thốn suốt 7 năm trời trước khi bị trục xuất lại Việt Nam.
Nguyễn Đặng Minh Mẫn lớn lên trong hoàn cảnh khắc nghiệt của những người bị coi như là kẻ thù của chế độ. Trong hoàn cảnh đó cô đã ý thức rất sớm ý nghĩa của tự do và nhân phẩm. Đó cũng là động lực để cô bước theo con đường đấu tranh với mong muốn thể chế chính trị dân chủ và một xã hội nhân ái trong đó tự do và nhân quyền được tôn trọng.
Từ 2009 Nguyễn Đặng Minh Mẫn bắt đầu tham gia một số hoạt động đấu tranh chống Trung Quốc xâm lược (dự án Bauxite Tây Nguyên, xâm chiếm Biển Đông, Quần Đảo Hoàng Sa – Trường Sa) và hỗ trợ dân oan các nơi tập trung về Sài Gòn biểu tình, tố cáo tham nhũng. Cô cũng đã chụp ảnh những cuộc biểu tình để phổ biến trên mạng xã hội và đưa tin cho các báo đài ở hải ngoại.
Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị chính quyền CS bắt vào ngày 31-7-2011 cùng với mẹ, anh trai và một số bạn trẻ khác. Trong phiên xét xử sơ thẩm vào hai ngày 8 và 9 tháng Giêng năm 2013 tại Nghệ An, Nguyễn Đặng Minh Mẫn cùng 13 người khác đã bị quy chụp tội “hoạt động lật đổ chính quyền”  và chịu những bản án nặng nề. Riêng Nguyễn Đặng minh Mẫn bị tuyên phạt 8 năm tù giam và 5 năm quản chế. Mẹ của cô cũng bị kết án 3 năm tù giam, và em cô 3 năm tù treo.
Trong lời nói sau cùng tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vào ngày 09-01-2013, Nguyễn Đặng minh Mẫn đã thẳng thắn tuyên bố “Tôi xin Hội Đồng Xét Xử giảm nhẹ hình phạt cho Mẹ và anh trai, còn tôi nhận thấy những việc tôi làm là đúng nên không cần sự khoan hồng cho bản thân.”
Trong thời gian bị giam cầm tại các trại tù số 05 (Thanh Hóa), Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã nhiều lần bị quản giáo sử dụng những người tù nhân hình sự đánh đập gây thương tích, bị còng chân biệt giam kỷ luật. Dù chịu đày đọa cả thể xác lẫn tinh thần trong nhiều trại giam khác nhau suốt 8 năm đằng đẳng, Nguyễn Đặng Minh Mẫn vẫn can trường chịu đựng, không hề khuất phục trước bạo quyền. Trái lại cô đã nhiều lần tuyệt thực để phản đối tình trạng đối xử tồi tệ với các tù nhân chính trị, và đòi quyền lợi chính đáng cho mình và các tù nhân khác.
Vào năm 2016, Nhóm Làm Việc Về Bắt Giữ Tùy Tiện của Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi CSVN phóng thích vô điều kiện nữ ký giả nhiếp ảnh và cũng là nhà hoạt động Nguyễn Đặng Minh Mẫn. Nhóm nhận định rằng, không có thông tin nào cho thấy cô Minh Mẫn tham gia hoạt động bạo lực, hoặc việc làm của cô trực tiếp gây ra bạo lực. Do đó, việc bắt và giam cô không phải là vì bất cứ một mối đe dọa nào cho an ninh quốc gia.
Ngày 02-08-2019, Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã mãn hạn 8 năm tù giam và trở về trong vòng tay chào đón của bạn hữu và gia đình. Là một phụ nữ nhỏ bé về thể xác nhưng với ý chí bất khuất, tinh thần dũng cảm và lòng yêu nước thiết tha, Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã vạch ra cho thế hệ trẻ Việt Nam khắp nơi, trong cũng như ngoài nước, một con đường đấu tranh ôn hòa nhưng cương quyết cho Tự Do, Nhân Phẩm, và Nhân Quyền.  Nguyễn Đặng Minh Mẫn xứng đáng để được tuyên dương và trao Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2019.
  
LUẬT SƯ LÊ CÔNG ĐỊNH

UserPostedImage
Luật sư Lê Công Định sinh năm 1968 tại Sài Gòn. Sau khi hoàn tất chương trình cử nhân luật tại Việt Nam, ông nhận được học bổng Fulbright để theo học chương trình thạc sĩ luật tại Đại học Tulane ở Hoa Kỳ. Sau khi tốt nghiệp, Ông về nước làm việc trong ngành luật với tư cách một luật sư và giáo sư luật. Ông là thành viên của luật sư đoàn của Việt Nam và Hoa Kỳ, và là thành viên hội đồng đại diện cho Việt Nam - Hiệp hội Luật sư châu Á - Thái Bình Dương, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Ông được bầu vào chức vụ phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh (2005-2008).
Lê Công Định là một luật sư có tầm cỡ và dũng cảm. Ông đã bào chữa cho nhiều vụ án chính trị nhằm vào các nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng như LS Nguyễn Văn Đài, LS Lê Thị Công Nhân, và blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, dù rằng không bao giờ ông có ảo tưởng rằng có tòa án độc lập và phán quyết công minh trong chế độ CSVN.
Luật sư Định cũng được biết tới như một cây bút  nghiên cứu và bình luận sâu sắc, bén nhạy và phong phú. Trong các bài viết của ông, luật sư Lê Công Định thẳng thắn bày tỏ quan điểm ủng hộ dân chủ, đa đảng, đa nguyên, canh tân hệ thống luật pháp và chính trị của Việt Nam. Ông tích cực dấn thân cổ súy lý tưởng Tự do, Dân chủ, Nhân quyền,  và phê phán những bất công xã hội, quốc nạn tham nhũng, và sự nhu nhược của nhà cầm quyền trước sự xấm lấn của Trung cộng.
Vào năm 2005, cùng với Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long, LS Lê Công Định lập ra nhóm Nghiên cứu Chấn để nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam. Tác phẩm “Con đường Việt Nam” của nhóm đã đưa ra khuyến nghị tôn trọng và ủng hộ quyền con người là chiến lược khắc phục nguy cơ sụp đổ kinh tế. Cũng trong thời gian nầy luật sư Lê Công Định gia nhập Đảng Dân Chủ Việt Nam và đảm nhận chức vụ Tổng Thư Ký, tiếp nối vai trò của cố giáo sư Hoàng Minh Chính.
Vì lo ngại ảnh hưởng lan rộng của nhóm trí thức trẻ, chính quyền CSVN đã tìm cách triệt hạ. Tháng 5 năm 2009, Lê Công Định bị bắt cùng với Trần Huỳnh Thức, Lê Thăng Long, và Nguyễn Tiến Trung. Họ bị gán cho tội danh  “Hoạt động nhằm lật đổ  chính quyền”  theo Điều 79 Bộ luật  hình sự của CSVN. Ngày 20 tháng 1 năm 2010 Tòa án CSVN tại Sài Gòn đã kết án Lê Công Định 5 năm tù giam và 3 năm quản chế. Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long bị kết án từ 7 đến 16 năm tù giam.
Trước áp lực của dư luận quốc tế, ngày 06-2-2013 CSVN đã trả tự do cho LS Lê Công Định trước thời hạn. Tuy nhiên từ ngày được phóng thích đến nay, mặc dù thường xuyên bị vây bủa bởi an ninh chìm nổi cùng với việc bôi nhọ của bộ máy tuyên truyền nhà nước CSVN nhằm triệt hạ uy tín và cô lập ông, LS Lê Công Định vẫn tiếp tục con đường tranh đấu bất bạo động cho Tự do, Dân chủ, và Nhân quyền với ngòi bút sắc bén. Trong một bài báo mới đây LS Lê Công Định viết: “Nếu trước đó dấn thân cho tự do và dân chủ là lý tưởng đơn thuần, mà mưu sinh vẫn chi phối hầu hết mọi hoạt động hàng ngày của tôi, thì giờ đây chuyển hóa dân chủ cho Việt Nam đã trở thành mục tiêu hàng đầu và mưu sinh lui vào thứ yếu.”
Là một trí thức trẻ tuổi tài cao, có một địa vị ổn định trong xã hội và tương lai giàu sang, thế mà LS Lê Công Định đã lựa chọn con đường đấu tranh cho tự do, dân chủ, và nhân quyền cho toàn dân để phải chuốc cảnh tù tội. Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam ghi nhận và nghiêng mình trước sự hy sinh cho lý tưởng cao cả đó, và long trọng trao Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2019 đến LS Lê Công Định.
 
*
*     * 
 
BẢN LÊN TIẾNG
về vụ 39 nạn nhân Việt Nam chết thảm tại Anh Quốc ngày 23 tháng 10 năm 2019
 
Vụ việc 39 nạn nhân người Việt bị chết thảm trong thùng xe tải đông lạnh tại Anh Quốc ngày 23 tháng 10 năm 2019 vừa qua đã gây sự xúc động mạnh trên toàn thế giới. Trước thảm kịch nhân đạo nghiêm trọng đó, các tổ chức tham gia Bản Lên Tiếng dưới đây nhận định rằng:
- Thảm kịch nầy có nguồn gốc sâu xa từ sự thất bại của chính sách và đường lối quản trị đất nước tồi tệ, đặc biệt trong lãnh vực lao động và xã hội, của chính quyền cộng sản Việt Nam.
- Chủ trương bưng bít thông tin và thái độ vô cảm của chính quyền các cấp cho thấy nhà nước CSVN hoàn toàn vô trách nhiệm với chính người dân của mình.
- Nạn buôn người xuyên quốc gia qua ngả Trung quốc có sự bao che của các thế lực trong guồng máy nhà nước không những là một tội ác chống nhân loại mà còn là một quốc nạn.
Từ những nhận định trên, chúng tôi, những đoàn thể ký tên sau đây, long trọng lên tiếng:
1.   Thành kinh phân ưu với các gia đình nạn nhân; và cầu nguyện cho những linh hồn nạn nhân được sớm về  cõi an bình.
2.   Cực lực lên án tội ác chống nhân loại của các tổ chức buôn người có tầm mức quy mô liên quốc gia phát xuất từ Việt Nam được hỗ trợ từ Trung quốc và bao che bởi chính quyền cộng sản Việt Nam.
3.   Kêu gọi các chính quyền tôn trọng nhân phẩm và các tổ chức nhân quyền quốc tế hành động khẩn cấp và cương quyết để chấm dứt hoạt động tội ác của các đường dây buôn người có sự tiếp tay và bao che của chính quyền Việt Nam và Trung quốc.
Công bố ngày 7 tháng 11 năm 2019 
- Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, TS Nguyễn Bá Tùng, Trưởng Ban điều hành
- Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do, Ông Nguyễn Đình Hùng, Chủ tịch
- Phong Trào Giáo Dân Việt Nam Hải Ngoại, Ông Phạm Hồng Lam, Điều hợp viên
- Người Bảo Vệ Nhân Quyền, Ông Vũ Quốc Ngữ, Giám đốc Điều hành
- Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, Nha sĩ Chu Văn Cương, Chủ tịch

Theo Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.167 giây.