logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
ta  
#1 Đã gửi : 04/12/2019 lúc 02:35:31(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

Từ cổ chí kim, nhân thế đi tìm chân lý cơ hồ như không bao giờ biết mệt mỏi. Chủ đích là để tìm giải đáp cho các vấn nạn về Đấng Tạo Hóa, vũ trụ, đời người và người ở đời, tiền sinh, hậu kiếp.
Nhiều triết gia đã ví con người đi tìm chân lý như những con thiêu thân bay chung quanh ánh sáng của ngọn đèn. Ngọn đèn tượng trưng cho Ánh sáng, Chân lý, Linh quang, Điển quang hay Đấng Tối Cao. Phải chăng chung quy chỉ có một Chân lý tối hậu hay một Hóa Công, tất cả đều đồng quy về một điểm…Nhìn chung từ Âu sang Á, triết lý nhân sinh được dựa trên hai tín niệm hệ chính là Hữu thần (Theism) và Vô thần (Atheism).
Nói một cách tổng quát, hữu thần tin tưởng vũ trụ và nhân loại do một vị Thần tác tạo nên được nhân loại gọi qua nhiều danh xưng như thần Zeus, Dieu, God hay Thượng đế, Hóa công… Con người có linh hồn bất diệt. Vô thần không tin vào sự hiện hữu của thần linh, con người không có linh hồn, tự nhiên sinh ra và chết là hết. Ngoài hai môn phái nầy, môn phái thứ ba là môn phái Bất khả Tri Luận (Agnosticism) chủ trương trí tuệ con người hữu hạn không thể xác nhận hay phủ nhận về sự hiện hữu của thần linh.

1-Triết học Tây Phương
Từ thế kỷ thứ sáu (VI) trước Công nguyên, các triết gia Hy Lạp đã nghiên cứu về vũ trụ. Họ hiểu một cách khái quát là vũ trụ do thần linh tạo nên. Quan niệm nầy đã được thể hiện qua tác phẩm Thần Minh Luận (Theogonie) của thi hào Hesiode. Theo Thần Minh Luận thi vũ trụ khởi nguyên là một khối hổn mang, thuộc phần vụ của thần Chaos, thần hổn mang chi sơ. Vũ trụ là một vực thẵm trống rổng mà có lẻ thiên văn học ngày nay gọi là “Black hole”. Trong đó có thần Eros (Cha Trời) sinh sản ra muôn vật, muôn loài trong vũ trụ; thần Gaia (Mẹ Đất), nuôi nấng vạn vật, và Thượng đế hay Zeus cai quản và ngự trị toàn vũ trụ.
Nói đến thần linh chỉ có lòng tin (faith) mà không thể chứng minh được bằng kiểm chứng khoa học. Vì khoa học là khoa nghiên cứu về vật chất hữu hình, không thấy được linh hồn trong khi giải phẩu óc, cũng không thấy được tình yêu khi mỗ tim. Trái lại tình yêu là một thực thể không thể phủ nhận được. Một số triết gia Hy Lạp nghiên cứu về con người, sự kết cấu của vũ trụ và những hành chất cơ bản của thiên nhiên (khoa Particle Physics).
(1)-Nhà toán học kiêm triết gia Thales (624-546 B.C./ trước Công nguyên) cho rằng nguyên chất cơ bản cho sự biến thái của vạn vật là nước. Trong tất cả những mầm sống đều có nước. Thales còn là một thiên tài về thiên văn học, ông đã tiên đoán được một cách chính xác hiện tượng nhật thực xảy ra năm 585 trước Công nguyên theo chu kỳ âm lịch.
(2)-Triết gia Anaximene (585-528 B.C.) cho rằng nguyên chất cơ bản, đơn nhất và vô hạn định là khí (pneuma). Khí nâng đở con người và sinh vật. Anaximene đã bàn về định luật tất định, nghĩa là vạn vật sẽ trở về nguyên lý từ chổ chúng đã sinh ra, “tro bụi sẽ trở về tro bụi”.
(3)-Nhà toán học Pythagore (570-496 B.C.) đã bàn đến sự tu luyện khổ hạnh để đạt đến tình trạng xuất thần. Con người chỉ có thể hiểu được bản tính của linh hồn qua trạng thái xuất thần, hồn lìa khỏi xác. Trong nghi lễ tế tự, người hành lễ dùng rượu say sưa để dễ xuất thần và hòa đồng với thần linh. Quan niệm về hồn và xác thể hiện tính cách nhị nguyên: Thân xác là phần khả tử, có sinh thì có diệt. Linh hồn là phần bất tử, nhập vào thể xác, “hồn nhập thể” sống tạm bợ trong xác. Nếu sống công chính, thánh thiện, linh hồn sẽ được giải thoát sau khi chết. Nếu không, linh hồn sẽ nhập vào một sinh vật khác, quan niệm nầy tương tự quan niệm về luân hồi của triết học Ấn độ (Hinduism).
(4)-Triết gia Heraclite (544-484 B.C.) cho rằng nguyên chất cơ bản của vũ trụ là lửa. Vũ trụ là một khối lửa linh động. Mọi sự vật đều biến dịch, trôi chảy như một dòng sông. “Không ai có thể tắm hai lần trong một dòng sông”, cũng như “tôi không có thể gặp lại tâm hồn tôi chiều nay”. Mọi sự đều biến chuyển từng giờ, từng khắc hay vô thường.
(5)-Triết gia Empedocle (492-432 B.C.), vũ trụ được cấu tạo bằng 4 nguyên chất: Lửa, Nước, Khí và Đất. Quan niệm nấy gần với quan niệm của Kinh Dịch về ngũ hành: Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa và Thổ. Khi các nguyên chất này hòa hợp thì có sự sống và khi các nguyên chất nầy tách rời tạo nên sự hủy diệt. Cảnh vật, nhân sinh biến đổi qua chu kỳ kết hợp, giống như tình yêu, liên kết, tạo ra sự sống và phân tán, thù hận, tan rã đem đến sự hủy diệt.
(6)-Triết gia Leucippe và Democrite đã phát kiến ra một ý niệm mới: Ý niệm về nguyên tử. Nguyên tử (atom) là đơn vị bất khả phân của các nguyên chất cơ bản, là đơn vị nhỏ nhất về vật lý không thể phân hóa thêm nữa. Leucippe và Democrite dùng vật lý để giải thích linh hồn. Linh hồn được cấu tạo bằng những nguyên tử tròn trĩnh của lửa, di động trong toàn châu thân nhờ sự hô hấp, nhờ đó sự sống mới tồn tại được. Democrite cũng đưa ra ý niệm khoái lạc và đau khổ. Làm việc thiện mang lại sự thỏa mãn, sung sướng, khoái lạc. Làm việc độc ác mang lại sự đau khổ, tâm động và phiền não. Trong Đạo Đức Học có câu ”Khoái lạc và đau khổ là hai kẻ thù địch mà thần quyến không hoà giải nỗi cho nên trói chúng lại với nhau và bắt đánh bạn với nhau suốt đời”.
Quan niệm nầy hữu lý vì người quốc gia không nên gây thù, chuốc oán với nhau. Vì thù hận và trả thù chỉ được thỏa mãn trong chốc lát và tạo nên sự đau khổ triền miên. Tha thứ sẽ được thỏa mãn lâu dài. Từ bi, hỷ xã, vị tha, bác ái, sẽ khiến cho hồn lành trong xác mạnh do ảnh hưởng tâm sinh lý. Con người phải tìm hạnh phúc vĩnh cữu, trường tồn, xa lìa những khoái lạc tạm bợ, dễ tan biến hay dễ hư nát của trần gian. Sung sướng trong sự chí thiện, hoàn hảo sẽ mang lại tinh thần minh mẫn, hay minh triết. Chỉ có minh triết mới giúp con người phân biệt được thiện, ác. Chỉ có minh triết mới giúp con người vươn lên đến sự thỏa mãn hoàn hảo nhất. “Be perfect as your heavenly Father is perfect” ( Mt 5:48). Hãy trở nên toàn thiện vì Thiên Chúa tạo nên vũ trụ và nhân loại là Đấng toàn thiện, toàn mỹ.
(7)-Triết gia Protagoras (480-410 B.C.) cho rằng con người là thước đo của vạn vật. Sự vật thể hiện trước mắt của chúng ta như hình hài, màu sắc, nóng lạnh nhờ giác quan của chúng ta thu nhận hay tri giác được (perception) Mỗi người tri giác tín hiệu từ bên ngoài qua giác quan, trí tuệ gạn lọc, cảm nhận sự vật một cách khác nhau nên sắc thái và ý nghĩa sự vật sẽ khác nhau. Nói khác đi, tùy theo “cặp kính ta đeo mà mọi vật bên ngoài đều thay đổi”. Protagoras còn cho rằng con người là một hiện hữu biệt lập, không lệ thuộc thần linh. Một là không biết thần linh có hay không, hai là chuyện thần linh quá khó khăn mà cuộc đời thì ngắn ngủi, do đó nên chú tâm vào những gì thuộc con người mà thôi. Có lẽ khi tu luyện đạt đến trình độ minh triết như quan niệm của Democrite thì đương nhiên con người vươn lên và thông hiệp với thần thánh, giai đoạn “Nhi tri thiên mệnh”. Nếu “không mong mỏi được thấy Thần linh thì sẽ không bao giờ thấy được Thần linh”. Vì vậy, nhân loại phảì vươn cao và  mong ước một cách đam mê mới mong gặp gở  đươc thần linh!  Ultreya/ Forward!

2- Triết học Đông phương
(1)-Song hành với triết học Hy Lạp, nền văn minh Ấn độ đã lưu lại cho nhân thế một nền triết lý rất phong phú, đầy tính chất thần linh trong nổ lực đi tìm chân lý của cuộc đời. Kho tàng triết học Ấn độ (Hinduism) được thể hiện qua các bộ kinh sách như kinh Vedas, kinh Upanishad, kinh Bhagavad Gita… Các bộ kinh nầy có thể được viết từ khỏang năm 4000 đến năm 800 trước Công nguyên. Các kinh sách nầy đề cập đến sự tương liên giữa người (Atman:/ internal self, soul, tiểu ngã, linh hồn) và Tạo hóa (Brahman/ Absolute being pervading the universe) : đại ngã, vũ trụ, đấng tạo hóa) và quan niệm về luân hồi (Samara: the cycle of repeated birth and death through incarnation), nghiệp chướng (Karma: good action brings good next life and vice-versa) . Linh hồn bất diệt, hết kiếp nầy lại tái sinh (rebirth) vào kiếp khác. Cuộc đời cứ tử sinh, sinh tử cho đến khi thoát được vòng nghiệp chướng.  Muốn thoát khỏi vòng luân hồi nghiệp chướng, con người phải biết tu tâm, dưỡng tánh, sống đạo hạnh để thoát khỏi vòng luân hồi (moksha: gaining liberation from birth and death cycle).
(2)-Thiền môn Jainism chủ trương không màng đến đời sống vật chất, đi chân không, uống nước lã, không mặc áo quần vì áo quần chỉ làm vướng bận thân xác… sống xa chốn phồn hoa đô hội đến chốn thâm sơn cùng cốc để tu luyện.
(3)-Môn phái Duy vật (Materialism) lý luận rằng nếu đời là bể khổ, thì phương pháp diệt khổ không phải là tu trì mà tìm sự say sưa, khoái lạc để tiêu trừ sự đau khổ. Môn phái nầy chỉ tin vào thế giới hữu hình, phủ nhận thế giới vô hình, chết là hết. Chủ trương nầy tương đồng với quan niệm của Epicure (Hy Lạp). Epicure là triết gia đầu tiên nêu lên vấn đề phủ nhận linh hồn bất diệt. Ông chủ trương con người không có linh hồn, chỉ là thể xác, chết là hết. Môn phái nầy có lẻ là tiền thân của chủ nghĩa vô thần (Atheism).
(4)-Môn phái Phật học (Buddhism) do Đức Phật Thích Ca sáng lập với chân lý Tứ Diệu Đề và Bát giới… Ngài là Thái Tử Gautama Siddharta (563-483 B.C.) của tiểu quốc Ca Tì La Vệ. Theo tục truyền, Ngài sinh ra đã có 32 tướng tốt, nếu xuất gia tu hành thì sẽ thành Phật. Ngài thấy thế nhân đau khổ, bỏ gia đình, đế nghiệp vào rừng tu luyện cho đến khi đắc đạo… Theo Ngài, sở dĩ thế nhân đau khổ là vì tham sân si, thất tình lục dục… tất cả đều do vô minh. Muốn diệt khổ, thế nhân phải diệt dục. Phương pháp của Ngài là phương pháp tự lực cánh sinh (self-help approach). Tự tu luyện, không lệ thuộc vào sự phù trì của thần linh. Nhân thế nên tự cứu khổ theo giới luật mà Ngài đã truyền dạy mới mong thoát được vòng luân hồi, nghiệp chướng sau khi lâm chung.  Đến Đại hội thứ 2 của Phật hoc, khoảng năm 373 B.C. trước công nguyên, Phật học chia làm hai môn phái. Phái Tiểu Thừa (Hynayana/Theravada) theo phương thức hành đạo nguyên thủy của Đức Phật, truyền qua Tích Lan, Miến điện, Thái Lan… Môn phái Đại Thừa (Mahayana) truyền qua Trung Hoa, Nhật bản, Đại hàn, Việt Nam…
(5)-Tại vùng Trung Đông, Môn phái Hồi học (Islamism) bành trướng mạnh mẽ từ thời Giáo chủ Mohammed (A.D.570-632) sau Công nguyên. Islam hay triết học Hồi có nghĩa là “Phụng thờ Đấng Tạo Hóa”. Coran là kinh thánh của Hồi giáo thể hiện triết lý hành đạo và nguyên tắc xử thế, giải quyết thế sự. Tín hữu Hồi thờ Chúa duy nhất là Allah. Ngài là đấng toàn năng tạo dựng nên vũ trụ và nhân thế. Thể thức hành đạo dựa trên 5 quy điều chính:
(a) Chỉ thờ một Chúa duy nhất. (b) Cầu nguyện để ca tụng Thiên Chúa: sáng, trưa, chiều, tối và trước khi đi ngủ, (c) Ăn chay hãm mình trọn một tháng trong một năm (d) Làm phước lành, bố thí cho kẻ nghèo khó, già cả bệnh hoạn theo tỷ suất lợi tức hằng năm, (e) Hành hương thánh địa Mekka ít nhất một lần trong suốt cuộc đời. Số tín đồ khoảng 800 triệu, đứng hạng nhì sau Thiên Chúa Giáo. Môn phái Hồi cũng chia làm nhiều môn phái, là tôn giáo mạnh nhất ở Trung đông.
(6)-Tại Trung hoa, Nho học (Confucianism) và Lão học (Taoism) cũng đã phát triển đồng thời với các môn phái triết học Hy lạp, Ấn độ. Đức Khổng Tử (551-479 B.C.) đã từng chu du liệt quốc để quảng bá triết thuyết của ngài dựa trên Tam Cương, Ngũ Thường, Ngũ Luân, Tam Tòng, Tứ Đức… nhằm cải tiến luân lý cá nhân để xây dựng cộng đồng xã hội…Muốn làm người xứng đáng, kẻ trượng phu phải biết hành hiệp. “Thượng vi đức, hạ vi dân, sắp hai chữ quân thần mà ghánh vác (Nguyễn Công Trứ), theo cương thường đạo nghĩa, từ sự tìm tòi học hỏi ( investigation of things, để cách vật chí tri (extention of the knowled ge), thành tâm (will becomes sincere) chánh ý (mind is rectified), đến tu thân (personal life is cultivated), tề gia ( family is regulated), trị quốc ( state is put in order), và bình thiên hạ (peace is established throughout the world)…
Chữ Tu, theo nguyên nghĩa gồm chữ Nhân là người và chữ Văn là vẻ đẹp. Chữ nhân viết thẳng đứng với ý nghĩa vươn lên đến sự hoàn mỹ (perfection). Tu là giai đoạn căn bản và cần nhiều cố gắng của bản thân, tự rèn luyện học tập để phát triển kiến thức và tâm đạo. “Đại học chi đạo, tại minh minh đức…”
Người có kiến văn, trí dục, cần có đức dục để tạo nên con người tài đức song toàn. “Trong thiên hạ có ba cái đại họa: Một là không có tài mà giữ chức vụ cao, hai là không có công mà được thưởng, ba là không có tội mà bị phạt”. Dân tộc nào lâm vào ba đại họa nầy, dân tộc sẽ đói khổ, suy vong. Sống ở đời phải có nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, luôn luôn giữ hành vi chính trực. “Nhất nhật bất niệm thiện, chư ác giai tự khởi “. Một ngày mà không nghĩ đến điều thiện thì mọi điều ác sẽ dấy lên. Thêm vaò đó, môt khi con ngươi nghĩ đến ý niệm xấu hay tốt, cả Trời, dất đều biết.”’Nhân tâm sinh nhất niệm. Thiên điạ tận giai tri”! (when people’s mind give birth to a thought, both Heaven and earth know all). Ý niệm tốt đuợc thiên thần   (angel) hổ trợ, ý niêm ấu được ma vương (satan)  tán thưởng!
Triết học Trung hoa quan niệm Trời chỉ giúp người biết tự lực tự cường. “Thiên hành kiện dĩ tự cường bất tức. Cố tài giả bồi chi, khuynh giả phúc chí” (Kinh dịch). Quan niệm nầy tương đồng với quan niệm của tây phuơng “Aide toi, le ciel t’aidera” hay “God helps those who help themselves”.
Chung quy nhân loại vẫn nổ lực không ngừng, tự thánh hóa bản thân mình bằng nhiều phương cách khác nhau.
ta  
#2 Đã gửi : 04/12/2019 lúc 02:36:32(UTC)
ta

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 429

3- Sự Tương Đồng trong Ý Niệm Tu Hành
Mọi phương cách tu thân thánh thiện đều có thể đồng quy vào một điểm là đi tìm chân lý, nhắm đến cứu cánh giải thoát con người khỏi vòng tội lỗi để đạt đến đời sống vĩnh cửu. Trừ những kẻ lạc đạo, vô thần, đa số các tôn giáo đều có những điển mô tương đồng: Chân lý nhân loại đi tìm là chân lý giúp con người được đắc đạo “The true light that enlightens everyone” (Thông điệp Veritatis Splendor). của ĐGH John Paul II). Các bậc thánh nhân trong nhiều hoàn cảnh đã bỏ giàu sang phú quý, thân bằng quyến thuộc, cuộc đời thế tục, chấp nhận lý tưởng sống đời sống tu trì, hoặc đến chốn cùng cốc thâm sơn, vô vi tịch mịch để tu luyện mong tìm phương cách cứu rỗi hoặc hy sinh cuộc đời để đi tìm chân lý.
Thánh Kinh cũng xác nhận “Everyone who has left houses or brothers, or sisters or father or mother or children or lands for my name’s sake, will receive a hundredfold and inherit internal life” (Mt 19:29). Những ai bỏ nhà cửa, anh chị em, cha mẹ, con cái, địa ốc, vì danh Thầy thì sẽ được công đức gấp bội và còn được sự sống đời đời làm gia nghiệp”.
Đức Khổng Tử giữ phương vị của một “vạn thế sư biểu”, phù thế giáo một vài câu thanh nghị, dù nhân thế tranh bá đồ vương, loạn lạc. Ngài vẫn luôn luôn xử thế thuận theo thiên mệnh “Thuận thiên giả tồn”. “One who despise man’s sin remains the model for moral action in accordance with Lord’s commands”.
Đức Lão Tử sống với thiên nhiên, để tu tâm dưỡng tánh, tìm chân lý cho cuộc đời. Thông Điệp Humanae Vitae cũng đã viết “The natural moral law expresses and lays down the purposes, rights and duties which are based upon the bodily and spiritual nature of the human person. Therefore, the law cannot be thought of as simply as sets of norms on the biological level. Rather it must be defined as the rational order whereby man is called by the Creator to direct and regulate his life and his actions and in particular to make use of his own body”. Sống theo luật thiên nhiên tức là sống theo tiếng gọi và sự điều hướng của Thượng Đế. Các bậc thánh nhân đã đóng góp vào hành trình cải tiến cuộc đời trần thế, tìm hiểu ý nghĩa cuộc đời và giúp nhân thế hướng dẫn đến đời sống vĩnh cửu mai hậu.
Như vậy các hoc thuyết (doctrine) về tín ngưởng nhằm hướng dẫn nhân loai làm việc lành phước đức để đầu tư vào đời sau. “Được lời lãi cả thê’ gian mà mất linh hồn cũng chẵng được ích gì”. Những người lương thiện, những bậc tu trì đắc đạo trong bất cứ tôn giáo nào, suốt đời sống theo lương tâm chính trực, bằng cách này hay cách khác, đều cũng có thể được hưởng phước đời đời!
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao Lồ II, vào đầu tháng 11 năm 1999, trong cuộc viếng thăm Ấn Độ, đã công bố Tông Thư: Giáo Hội tại Á Châu:
“Giáo hội Công Giáo tỏ lòng cung kính và ngưởng mộ tất cả truyền thống tinh thần của các Tôn Giáo Á Châu và muốn dấn thân trong cuộc đối thoại chân thành với các tín hữu của các tôn giáo. Những giá trị tôn giáo mà các đạo giáo dân gian giảng dạy đang chờ đón sự viên mãn trong Đức Giêsu Kitô”. “Asia is also the cradle of the world’s major religions—Judaism, Christianity, Islam and Hinduism. It is the birthplace of many other spiritual traditions such as Buddhism, Taoism, Confucianism, Zoroastrianism, Jainism, Sikhism and Shintoism. Millions also espouse traditional or tribal religions, with varying degrees of structured ritual and formal religious teaching. The Church has the deepest respect for these traditions and seeks to engage in sincere dialogue with their followers. The religious values they teach await their fulfilment in Jesus Christ.”
Tông Thư Veritatis Splendor và Tông thư Ecclesia in Asia giúp chúng ta am hiểu thêm công việc của Thiên Chúa qua các phương cách cứu rỗi tiềm ẩn trong chủ trương tổng quát: “Ngoài Giáo hội Công giáo, không có sự cứu rỗi- Extra Ecclesiam, nulla salus” và “No one can enter the Kingdom of God unless he is first born of water and Spirit. (Jn 3:5).
Từ thuở tạo thiên lâp địa, từ Đông chí Tây, từ Nam chí Bắc, con người đã tin vào một Đấng Tạo Hóa (Creator). Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hoa Kỳ năm 1776, đã minh định nhân loại được sinh ra bình đẵng và được Tạo hóa ban cho những quyền bất khả tương nhượng trong đó có quyền được sinh sống, được tự do và tìm kiếm hạnh phúc.” All men are created equal, that they are endowned by their Creator with certain unalienable Rights...”
Thánh Thomas Aquino (1225-1274 AD) trong tác phẩm “Tổng Luận về Thần học- Summa Theologica”) đã viết “Đấng Tạo hóa toàn năng là đệ nhất nguyên nhân/ tác nhân, (First Cause/ agent) tạo nên muôn loài và vũ trụ. “Đấng Thượng Đế nội tại (immanent) ở trong vạn vật và trong nội tâm hay lương tri của mỗi người nên trên bình diện tự nhiên Thiên Chúa đã đương nhiên hiện hữu trong tâm trí của con người rồi.” Triêt học cổ của Trung hoa cũng đồng quan điểm: “Nhất nhân chi tâm tức thiên địa chi tâm”. Tâm linh cuả nhân thế cũng là tâm linh của Trời đất.
Vì thế, những tín hữu có lòng cao thượng trong các giáo hội trên trần thế là những tín hữu không những yêu chuộng những người đồng tín ngưởng của mình mà còn yêu chuộng cả những người không cùng tín ngưởng nhưng có lòng thành. Quan niệm nầy được Công đồng Vatican II (1962-1965) minh xác qua Hiến chế Vui Mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes. 4): “The Church’s Pastors… speaking with love and mercy not only to believers but to all people of good will” vì ơn Cứu Độ của Thiên Chúa được ban cho mọi người. “Salvation is open to all”.
Để xác minh ý niệm cứu rỗi ( salvation) một cách rộng rãi, Công Đồng Vatican II đã tuyên bố đối với những ai, không vì lỗi của họ, không biết gì về Thiên Chúa và Giáo hội, nhưng cố công tìm kiếm Thiên Chúa với lương tâm chính trực, có thể được sự sống đời đời ….Vì lòng thành và chân lý tìm thấy trong những người nầy đang chờ đón sự viên mãn trong Đức Giêsu Kitô. “Those who without any fault do not know anything about Christ or His Church, yet who search for God with sincere hearts and under the influence of grace, try to put into effect the will of God as known to them through the dictate of conscience…can obtain eternal salvation…Nor does divine Providence deny the help that are necessary for salvation to those who, through no fault of their own, have not yet attained to the express recognition of God, yet who strive, not without divine grace to lead an upright life. For whatever goodness and truth is found in them is considered by the Church as preparation for the Gospel and bestowed by Him who enlightens everyone that may be in the end has life” (Lumen Gentium 16- Ánh Sáng Muôn Dân). Do đó, không có ý niệm kỳ thi tôn giaó trong chủ trương của các bậc chân tu. Hành vi kỳ thị tôn giaó phát xuất từ những người bất chính muốn lợi dụng tôn giáo để gây phân hoá, hận thù nhằm phục vụ tà tâm của mình.

4- Tuân Giữ các Giới Răn
Các tín ngưởng đều có các giới răn, giới luật. Tuân giữ các giới răn tức là tuân luật. Luật này hướng dẫn con người đến chân lý. “If you wish to enter eternal life, keep His commandments” (Mt 19:18) Người ta thường nói: “Sống không có kỷ luật, thì chết sẽ không được vinh quang”. Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc đều có giá cả.
Con người có quyền sống tự do theo quan niệm của cá nhân mình, miễn quyền tự do cá nhân không gây phương hại cho sự an sinh thể chất và bình an trong tâm hồn của nguời khác. “Tự do chân chính là tự do làm điều lành, lánh điều dữ.” Tuy nhiên, sống buông thả, tự do, tư tại “Ngoài vòng cương tỏa chân cao thấp, trong thú yên hà cuộc tỉnh say”, mà không chịu niệm kinh hôm sớm, giữ cho lục căn thanh tịnh, xa lánh tội lỗi thì khó có thể hưởng được phước đời đời. ”Nhất nhật bất niệm thiện chư ác giai tự khởi”. Một ngày mà không niệm thiện, ác tâm sẽ dấy lên.
Dĩ nhiên không ai bắt buộc mình phải tuân giữ giới luật, nhưng nếu muốn được hưởng phước đời thì phải làm lành lánh dữ trong lời nói cũng như hành động. Nói khác đi, khi tuân giữ các giới luật, con người tuân giữ một cách tự nguyện. Thiên Chúa khuyên nhân thế hãy theo Ngài vì Ngài là Đường, là Chân lý, là Sự sống. “Theo Ta, các con sẽ biết được chân lý và chân lý sẽ giải thoát các con”. “Come, follow me, you will know the truth, and the truth will make you free”.
Tâm lý chung của con người là muốn biết sư thực về mọi sự có liên quan đến đời sống của mình, của đoàn thể, của quốc gia, nếu không, sẽ không tránh được sự băn khoăn, khắc khoải. Biết sự thực, chúng ta có cơ may thoát khỏi những oan trái, tục lụy, xích xiềng của thế trần. Nỗi đau của VNCH là dân, quân, cán, chính không được môt phen tử chiến với địch quân trước khi bị gông cùm, khổ ải, phiêu bạt tha phương. Phần vì cấp lãnh đạo thiếu khả năng tiên liệu thời cuộc, thiếu sách lược ứng phó lúc quốc gia lâm nguy. Phần kkác, giới lãnh đạo không công bố đúng lúc thưc trạng quốc gia cho quốc dân, để chuẩn bị tinh thần đối kháng, rốt cuộc xảy ra tình trạng hoảng loạn, vở dàn tan nghé... Sự “mất niềm tin” vaò giới lãnh đạo. đến nay sau 44 năm vẫn còn phương hại đền các nỗ lực phục quốc.
Thượng Đế không bắt buộc thế nhân phải tuân luật vì Ngài đã ban cho con người ý chí tự do (free will). Có tự do hành động, con người mới có thể chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Có tự do hành đạo, con người mới có công đức. Tín ngưởng nào cũng khuyên nhân thế phải biết tôn trọng quyền cá nhân tự quyết. (self-determination). Sự ép buộc tuân luật lệ chỉ áp dụng cho thuở thiếu thời vì khi đó lý trí chưa trưỏng thành, chưa ý thức được những gì nên nói và những việc không nên làm, còn vô minh?. Khi còn vô minh thì sự “Tuân giữ các giới luật là nguồn gốc của sự khôn ngoan -Fear of law, which is the beginning of wisdom” (Prv.17). Vô minh (ignorance) có thể phân ra hai loại: Một loại vượt ra ngoài sự hiểu biết của nhân thế, bất khả tri (invincible ignorance/incapable of being overcome or defeated), không thể hiểu được. Loại vô minh thứ hai có thể cải thiện được ( vincible ignorance/ capable of being overcome, defated) bằng cách tầm thầy học đạo, sưu tâm, học hỏi để giảm bớt sự vô minh.
Mặc dù, thế giới có nhiều chủng tộc nên có nhiều văn hoá khác nhau nên quan niệm về thiện ác có thể khác nhau hay thiện ác là một ý niệm tương đối vì “Bên này núi Pyrénées là chân lý thì bên kia là sai lạc”. Nhưng thế thượng thường tình, có những điều ác “malum in se”, có nghĩa là tự nó đã là ác theo thiên luật cũng như nhân luật cấm đoán (malum prohibitum) như tội giết người, không xã hội nào dung tha. Ngoài ra, sự phân biệt thiện ác chẵng những do luật lệ của mỗi quốc gia, giới luật của mỗi tôn giáo truyền dạy, mà lương tâm con người cũng vừa là nhân chứng (witness) vừa là quan tòa (judge) phán xét hành vi của mỗi người.
Lương tâm (conscience), cũng như vô thức, tuy vô hình, nhưng âm thầm, tiềm ẩn, điều hướng hành vi của con người. Con người có thể che mắt luật pháp, che mắt thiên hạ về hành vi bất chính của mình, nhưng không thể che mắt lương tâm. Vì thế, người đời thường không làm việc trái lương tâm, phần vì sợ bị lương tâm cắn rứt, phần khác vì sợ hậu quả không được vào cõi phúc đời sau. Lương tâm là quan toà của Thiên luật (natural/divine law). ”Cọp giết người cọp yên ngủ. Người giết người thức đủ năm canh”. Trong tận đáy lòng của mỗi người có một loại luật, luật nầy không ràng buộc như luật đời (man-made law), nhưng mời gọi con người làm lành, lánh dữ. “In the depth of his conscience, man detects a law which does not impose on himself, but which hold him to obedience. Always summon him to love good and avoid evil, the voice of conscience can when necessary speak to his heart more specifically: Do this and sun that” (Rom. 2: 14-16).
Đúng vậy, tiếng lương tâm, khi cần sẽ khuyên con người làm điều lành và lánh điều ác. Lương tâm có trách nhiệm nên cũng có quyền hạn, đó quyền chế tài khiến cho những người phạm tội thường bị lương tâm cắn rứt…và nhờ đó, có khi tội nhân thú tội trước vi Linh huớng (Spiritual advisor) để xin hoà giãi hay cơ quan công lực để xin đền tội.
Những kẻ theo chủ thuyết vô thần (atheism) thường có những hành vi vô nhân, thất đức vì họ đã bán linh hồn cho quỷ. Một điều quan trọng là khi tâm trí vô minh (invincible ignorance), lương tâm dễ bị lầm lẫn. Vô minh có thể do trạng thái tâm trí bị hà tì, rối loạn thần kinh (psychopath) không đủ lý trí sáng suốt để phân biệt được phải, trái hoặc không có ý chí (will) vững mạnh để chon sự lành, lánh sự dữ, khiến cho lương tâm bị lầm lẫn (erroneous conscience) có khi làm sai làm sai mà tưởng là đúng!
Tôn giáo hướng thượng hành vi con người thì các chế độ đốc tài lại cho là thuốc phiện (the opiate of the people). Các chế độ đôc tài vi phạm tự do tôn giáo, xóa bỏ luân lý cổ truyền, chiếm đoạt tài sản của các giáo hội, bách hại thiện nam, tín nữ …vì những người cầm quyền trong các chế độ độc tài được tẩy não, theo duy vật biện chứng, chỉ tin vào những gì hữu hình và không tin con người có linh hồn hay hậu kiếp.
Cán bộ vô thần luôn luôn tâm động, trí quẩn, không thấy được ánh sáng chân lý. Họ chủ trương cứu cánh biện minh cho phương tiện “La fin justifie les moyens”, là chủ trương trái luân thường đạo lý. Giết địa chủ để cải cách điền địa là bằng chứng của lương tâm lầm lẫn vì làm chuyện xấu không thể có kết quả tốt. “It is not licit to do evil that good may come of it”. Thiên lý, nhân luật liệt loại hành động phi nhân như sát nhân là loại “malum in se”. Tự bản chất các hành vi nầy là hành vi vô luân. “Whatever is hostile to life itself, such as any kind of homicide, genocide, euthanasia, and voluntary suicide …all these and the like are a disgrace” (Gaudium et Spes)
Những nguời không có tín ngưởng thường sống trong tình trạng ấu trỉ, chưa trưởng thành như Tổng Thống thứ 30 của Hoa Ký Calvin Coolidge (1923-1929) đã nhận xét “Only when men begin to worship, they begin to grow”. Chỉ khi nào con người có tín ngưởng mới trưởng thành. Những người tôn thờ chủ nghĩa vô thần là những người chưa trưởng thành về trí tuệ, mê muội, chưa liễu ngộ, chưa được mặc khải, chưa được đốn ngộ, sống trong thế giới vô minh, vấp phải hết lỗi lầm nầy đến lỗi lầm khác. Vì thế chính quyền các chế độc tài rất sợ quần chúng được tự do, vì luật hoàn mỹ nhất là luật tự do hành động. “The perfect law is the law of liberty” (Jm 1:25).
Những người theo chủ trương vô thần càng ngày càng lãnh hội được ngoài thế giới hữu hình còn có thế giới vô hình và trở lại hữu thần. Sự bành trướng của các tôn giáo trong các xã hội vô thần là một chứng minh cụ thể cho nhận định nầy. Ngay trong các xã hội độc tài, khuynh hướng vô thần không chế ngự nỗi khuynh hướng hữu thần, nên đảng cầm quyến phải dùng những phương pháp đàn áp, ngăn cản sự tự do hành đạo của các tôn giáo và tạo nên các tổ chức ma giáo “quốc doanh” để phục vụ chủ trương vô thần. Cộng sản sống trong ”ma giới” đầy si mê, lầm lạc “Ma đưa lối, qủy đưa đường, lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”! (Nguyễn Du).
Sở dĩ các chính quyền vô thần hay dùng bạo lực là vì các chính quyền vô thần không có khả năng thuyết phục, và mất năng lực thu hút kể cả với giới vô sản. Cộng đồng quốc tế vô thần càng ngày càng thu hẹp và đang đi đến chổ triệt tiêu …
Con người khi chưa ý thức hay cảm nghiệm đuợc thế giới linh thiêng, chưa biết thờ phụng đấng Chí tôn thì trí tuệ sẽ vô minh và chưa được trưởng thành. Họ không phân biệt được phải, trái, vấp phải hết lỗi lầm nầy đến lỗi lầm khác… cho đến lúc sụp đổ toàn diện như Liên bang Sô Viết… mới biết tập tểnh xây dựng lại tương lai với sự trợ lực về cả tinh thần lẩn vật chất của thế giới hữu thần trong tinh thần vị tha, bác ái. Người nhân ái thường chủ trương “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn. Đem chí nhân thay cường bạo”. “Lấy lời lành mà khuyên người, mở miệng dạy kẻ mê muội, an ủi kẻ âu lo, răn bảo kẻ có tội”.

5- Yêu Mến Tha Nhân
Tôn giáo dạy con người yêu mến đồng loại. Chính sách “Chiêu hồi” những kẻ lầm đường lạc lối cũng bắt nguồn từ ý niệm nhân đạo. Ngược lại chính quyền XHCN tàn bạo, sau khi xâm lược miền Nam đã đày ải, giam cầm hằng trăm ngàn quân, công, cán, chính VNCH một cách vô lương tâm, khiến cho họ thân tàn ma dại, gia đình ly tán, những kẻ vô thần độc ác không sao kể xiết.
Thờ phượng đấng chí tôn và yêu thương đồng loại phải đồng nhịp, song hành như bóng với hình. Chúa GiêSu đã yêu mến nhân loại và đã chịu chết để chuộc tội cho nhân loại. “Greater love has no man than this, that man lays down his life for his friends”. Thánh Gioan nói rằng: Nếu ai bảo rằng tôi mến Chúa mà ghét tha nhân thì đương sự là kẻ nói dối. Vì y không yêu mến tha nhân, người mà y thấy, thì làm sao có thể mến Chúa, người mà y không thấy. “If anyone said I love God and hates his brothers, he is a liar, for he has not love his brothers whom he has seen, cannot love God, whom he has not seen”. Đức Phật đã hy sinh đời sống vương giả, quyết tâm vào rừng tu luyện để mong cứu nhân độ thế thoát vòng luân hồi, nghiệp chướng.
Trong đời sống hằng ngày, những kẻ nói một đường làm một nẽo thường bị thiên hạ bình phẩm là những kẻ “khẩu phật, tâm xà”. Chúng ta là những người hữu thần, có tín tưởng , tin có đấng Tạo Hóa, sáng tạo nên vũ trụ và con người, hoặc, nếu không tin vào đấng Tạo Hoá, thì c ũng tin có linh hồn, có tiền thân, hậu kiếp. Các tôn giáo đều khuyên nhân thế sống thánh thiện đời này để đạt đến cứu cánh là đời sống vĩnh cửu mai hậu. Chân lý chung quy chỉ có một, không có hai chân lý tối hậu.
Mỗi cá nhân, trong thâm tâm, nội giới, được tự do chấp nhận tín ngưởng của mình là tín ngưởng lý tưởng, là chánh đạo. Nhưng để cho nhân loại được thái bình, thịnh thế, chúng ta cần tôn trọng các tín niệm hệ khác. để gia đạo nhân loại đuợc yên vui trong tinh thần tôn trọng tư do tôn giáo.
Tất cả các phương thức hành đạo chính trực đều được xem như những con suối, con sông đổ vào bể cả. Bể cả chân lý. Dưới biển cá lớn nuốt cá bé. Trên rừng, thú lớn ăn thú nhỏ. Con người được thụ tạo đều có lý trí để suy xét và tự do để hành động trong tình thương yêu đồng loại. Nhờ văn hóa truyền thụ từ đời này sang đời khác, con người thụ hưởng được biết bao nhiêu pho sách thánh hiền, dĩ nhiên là phải biết hoà đồng trên đường tu thân để chuẩn bị về nơi quê thật. …
“Giáo hội Công giáo tỏ lòng cung kính và ngưởng mộ tất cả truyền thống tinh thần của các Tôn Giáo Á Châu và muốn dấn thân trong cuộc đối thoại chân thành với các tín hữu của các tôn giáo. Những giá trị tôn giáo mà các đạo giáo dân gian giảng dạy đang chờ đón sự viên mãn trong Đức Giêsu Kitô Giáo “The Church has the deepest respect for these traditions and seeks to engage in sincere dialogue with their followers. The religious values they teach await their fulfilment in Jesus Christ.” (Thánh GH Gioan Phao Lồ II- Ecclesia in Asia).
Con người có đủ thông minh, thần trí để biết đường nào phải đi và việc gì phải làm: Thánh hóa bản thân và phục vụ nhân quần xã hội, tôn thờ đấng chí tôn theo tín niệm riêng của mỗi người. Tôn giáo là tình trạng thăng hoa của cuộc sống. Mọi phương thức hành động chính trực đều mang lại bình an trong tâm hồn. Mọi hành vi thiện, ác ở đời này đều sẽ được phản dưởng (feedback) xứng hợp. “Vi thiện giả, Thiên báo chi dĩ phúc, Vi bất thiện giả, Thiên báo chi dĩ hoạ”. Nợ đời, Trời trả!
Làm tốt được khen ngợi, tâm hồn sẽ được bình thản, trí tuệ được thông minh, cơ thể được khỏe mạnh, hồn lành trong xác mạnh (mens sana in corpore sano). Nhờ đó, quyết định sẽ được sáng suốt. Ngôn hành từ tốn, lễ độ sẽ gặt hái được kết quả tốt. Ngược lại, những người tham sân si, tham lam sinh ra gây hấn, si mê lầm lạc chỉ chuốc lấy thất bại, và phiền não.
“Thiện ác đáo đầu chung hữu báo”. Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian và sẽ có cơ duyên hưởng được giải thoát, sống đời sống vĩnh cữu mai hậu.
Cái luân hồi chẵng tại đâu xa
Nghiệp duyên vốn tại mình ta
Nơi vuông tấc đủ thiên đàng, địa ngục “ ( Nguyễn Công Trứ)
Về phương diện cộng đồng, xã hội, quốc gia, dân tộc, phương thức vương đạo “Cách vật chí tri (extension of knowledge by investigating things), thành tâm (then the will becomes sincere), chánh ý (the mind is rectified), tu thân (the personal life is cultivated), tề gia (the family is regulated), trị quốc (the state is put in order), bình thiên hạ (peace established throughout the world) ” vẫn là hoàng đạo vậy.

Trần Xuân Thời
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.287 giây.