logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 07/12/2019 lúc 12:46:43(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Có vô số yếu tố có thể ảnh hưởng đến cách bạn cư xử với đồng nghiệp.
Có nhiều thứ cách khác nhau trong công sở, như tính cách của sếp và rộng hơn là môi trường văn hóa công ty.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy bản thân liên tục rơi vào tình cảnh vô dụng - như là bạn phải khổ sở tìm cách tiếp nhận những phản hồi tiêu cực, tránh né việc phải nhờ vả đồng nghiệp giúp đỡ, hay nỗi sợ thất bại - thì có thể có những nguyên nhân khác khó thấy hơn đứng đằng sau.
Bản chất mối quan hệ của cha mẹ bạn, và đặc biệt là cách họ giải quyết vấn đề - thân thiện, có tính xây dựng, hay xung đột, gây gổ nhau - có thể là các yếu tố định hình cách bạn giao tiếp, ứng xử với người xung quanh.
Nếu cha mẹ bạn thường xuyên cãi nhau, hay thậm chí còn xung đột gay gắt hơn, thì theo ngôn ngữ tâm lý học, họ đã định hình ở bạn "tính gắn bó". Tính cách này có thể làm lu mờ khả năng hình thành quan hệ lành mạnh tại công sở của bạn.
UserPostedImage
Nếu bạn khổ sở khi phải đón nhận những lời phê bình tiêu cực thì không hẳn đây là tính cách của bạn - nó có thể liên quan đến "tính gắn bó" của bạn
Thuyết gắn bó lần đầu tiên được công bố bởi nhà tâm lý học người Anh John Bowlby hồi giữa thế kỷ trước.
Ông cho rằng các mối quan hệ ban đầu của con người - đặc biệt là quan hệ với cha mẹ - sẽ định hình cách ta ứng xử với những người khác trong suốt cuộc đời, gọi là "tính gắn bó".
Nói một cách căn bản thì con người có thể có sự "gắn bó an toàn", "gắn bó lo âu", hay "gắn bó tránh né".
"Gắn bó an toàn" có ở người tự tin vào giá trị bản thân và tin tưởng người khác.
Những ai có xu hướng "gắn bó lo âu" thì coi nhẹ bản thân và sợ bị người khác từ chối và bỏ mặc, liên tục tìm kiếm sự trấn an.
Còn những người "gắn bó tránh né" thì cực kỳ không tự tin và không tin tưởng người khác. Họ tìm cách thích nghi bằng cách ngay từ đầu tránh né quá gần gũi với người khác.
Có rất nhiều yếu tố tạo ra các kiểu gắn bó phát triển trong ta, trong đó bao gồm cả phản ứng của cha mẹ cũng như tính cách bản thân ta, và phần tính cách này tự thân cũng thể hiện nhiều yếu tố liên quan đến môi trường và gene.
Tuy nhiên, có một yếu tố khác nữa, đó là mối quan hệ giữa cha và mẹ.
Với con trẻ, cha mẹ là hình mẫu thể hiện gợi ý sự bất đồng nên được giải quyết ra sao trong mối quan hệ tình cảm gần gũi - và liệu bất đồng đó có được giải quyết không - nghiên cứu chỉ ra điều này gây ảnh hưởng đến kiểu gắn bó của trẻ trong tương lai.
UserPostedImage
Những nghiên cứu kiểu này thông thường chịu ảnh hưởng từ sự trùng gene - nghĩa là bất cứ liên hệ nào giữa hành vi của con cái và hành vi của cha mẹ đều có thể giải thích, ít nhất là phần nào đó, dựa trên những gene giống nhau họ có.
Tuy nhiên, giới hạn này xem xét một nghiên cứu thực hiện với 157 cặp đôi, phát hiện ra những người có cha mẹ ly hôn khi họ còn nhỏ thường có kiểu gắn bó lo âu khi trưởng thành.
Một nghiên cứu do các nhà tâm lý học từ Đại học Purdue Calumet ở bang Indiana, đề nghị 150 sinh viên nhớ lại những xung đột trong tình cảm của cha mẹ và sau đó tự đánh giá kiểu gắn bó của bản thân. Những sinh viên nhớ được nhiều xung đột hơn có xu hướng theo kiểu gắn bó lo âu và tránh né hơn.
Trong nhiều năm, thuyết gắn bó gần như luôn được áp dụng để tìm hiểu kiểu gắn bó của con người, hình thành từ khi thơ bé, tác động đến hành vi và mối quan hệ tình cảm khi họ trưởng thành (cũng không có gì đáng ngạc nhiên, hai kiểu gắn bó bất an có liên hệ với đời sống tình cảm không tốt khi trưởng thành).
Tuy nhiên, ngày càng nhiều nhà tâm lý học công sở đang dùng đến thuyết gắn bó để giải thích hành vi của nhân viên trong văn phòng, với ngày càng nhiều nghiên cứu chọn cách tiếp cận này trong vài năm gần đây.
Xu hướng cá nhân
Kiểu gắn bó của bạn có thể ảnh hưởng đến hành vi trong công việc theo nhiều cách khác nhau.
Chẳng hạn, nếu bạn là người gắn bó lo âu, bạn dễ cảm thấy lo sợ khi phải đối diện với nguy cơ bị từ chối và dẫn đến thể hiện kém trong công việc (tuy nhiên ưu điểm là bạn sẽ cảnh giác trước nguy cơ hơn, và thể điều này sẽ khiến bạn là người rất thích hợp để tiết lộ ra những tin liên quan tới hành vi sai trái).
Nếu bạn có kiểu gắn bó tránh né, bạn có xu hướng không tin tưởng lãnh đạo và đồng nghiệp.
Quá trình tâm lý rất sâu này cũng ảnh hưởng đến người làm sếp - chẳng hạn, những người theo kiểu gắn bó yên tâm sẽ có xu hướng dễ trao quyền hơn.
Những phát hiện trên được chứng minh bằng nhiều câu chuyện cá nhân.
Sabrina Ellis, 32 tuổi, y tá về sức khỏe tâm thần và nhà tâm lý học tư vấn về các vấn đề trong công sở, nhớ lại những xô xát về lời nói và hành động của cha mẹ cô, và sau đó là giữa mẹ và người cha dượng.
"Suốt thời gian lớn lên… không có bất cứ người lớn nào dù là đàn ông hay phụ nữ trong nhà mà tôi có thể tin tưởng, và tôi cảm thấy như mình phải tự bảo vệ bản thân dù còn rất trẻ," cô kể lại.
Sabrina tin rằng điều này gây ra nhiều vấn đề trong thời gian đầu cô mới bước vào sự nghiệp, đặc biệt là trong việc cố xây dựng lại niềm tin với những đồng nghiệp nam khiến cô thất vọng.
Kiran Kauer, tư vấn quản trị 34 tuổi, tin rằng mối quan hệ của cha mẹ cô đã ảnh hưởng đến cô theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực.
Họ tránh xung đột với nhau và thể hiện bề ngoài hòa hợp (đây là điều mà thỉnh thoảng Kauer cũng cố gắng bắt chước trong nhóm làm việc của cô), nhưng đồng thời họ cũng cố tìm cách áp chế người kia bất kỳ khi nào hai bên có khác biệt quan điểm.
"Điều này ảnh hưởng tới cách tôi tiếp cận công việc với nhóm vì tôi cũng không kêu gọi thảo luận cởi mở," cô chia sẻ.
Dù vậy, kiểu gắn bó của bạn không phải là định mệnh. Một nghiên cứu gần đây cho thấy kiểu gắn bó sẽ biến đổi ở mức độ nào đó trong đời tùy theo hoàn cảnh trong từng thời kỳ.
Nếu bạn may mắn có một người bạn đời đáng tin cậy và tin yêu, bạn sẽ có thêm nhiều tự tin và biết tin tưởng vào người khác - thể hiện ở kiểu gắn bó an toàn. Đây là quá trình "nghịch lý phụ thuộc" - nghĩa là có ai đó để dựa vào và từ đó tăng tính độc lập.
UserPostedImage
Đồng thời, khi bạn nhận thức rõ hơn về xu hướng trong mối quan hệ của bản thân, từ những trải nghiệm ấu thơ, bạn có thể từng bước cải thiện hay biến đổi để tận dụng xu hướng đó.
Kauer cho biết sự né tránh xung đột và đầu óc không cởi mở, điều mà cô tin rằng đã hình thành trong cô từ những gì xảy ra trong gia đình, là thứ mà cô bắt đầu tìm cách giải quyết từ 10 năm trước khi một đồng nghiệp chỉ ra cho cô. "Tôi [hiện giờ] sẵn sàng thảo luận và cố gắng cởi mở nhất có thể," cô nói.
Ellis cũng tìm ra cách thích nghi theo hướng tích cực.
"Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi đã luôn tránh né xung đột và ý thức học về những cách thức mới để giải quyết vấn đề, thể hiện sự lo lắng chuyên nghiệp bằng cách tập trung vào tìm kiếm giải pháp," cô chia sẻ.
"Điều này rất năng suất và [đã giúp tôi] thành công khi làm lãnh đạo nhóm và là đồng nghiệp với những chuyên gia khác."
Cách bạn ứng xử với mọi người trong công việc có thể bắt nguồn từ rất sâu xa đâu đó, nhưng nếu như tâm lý học có thể dạy ta điều gì thì đó chính là ta luôn có thể học tập suốt đời.
Điều đó cũng đúng với kiểu gắn bó và nhân cách của bạn, tương tự như khi học ngôn ngữ mới hay tập môn thể thao nào đó mới.
Nói theo cách của các nhà tâm lý học, thì việc nhận thức rõ hơn về những mối quan hệ giữa con người với nhau và nguồn gốc của chúng có nghĩa là bạn có thể thích nghi và trở thành đồng nghiệp hay nhà quản lý hiệu quả hơn.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.063 giây.