logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 18/12/2019 lúc 03:37:46(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Tôi nhớ là hồi còn bé tôi để dành tiền tiêu vặt mỗi ngày bằng cách bỏ tiền vào một ngăn kéo đặc biệt, những đồng tiền xu một hay hai bảng Anh được xếp chồng lên nhau ngay ngắn. (Dù chồng tiền xu chẳng bao giờ xếp lên quá cao đến mức gây ảnh hưởng đến cấu trúc của tháp tiền).
Tôi lớn lên ở Hastings, một thị trấn nhỏ miền biển ở vùng Đông Sussex, Anh, nơi nổi tiếng từ trận đánh năm 1066 và có vẻ đẹp của đường bờ biển. Nơi này được người ta biết tới như một thành phố có chút xuống cấp và mãi mãi trong tình trạng "đang có tiến bộ".
Tôi có thẻ ghi nợ (debit card) đầu tiên khi 14 tuổi. Sau đó tôi để dành tiền cho một năm nghỉ học giữa kỳ (gap year) bằng cách làm việc ở một sòng bài bingo, và để dành tiền vào tài khoản tiết kiệm. Tôi tránh sử dụng thẻ tín dụng.
Thời đó (năm 2007) lãi suất căn bản là khoảng 5%, và tôi nhớ mình để dành được 70 bảng Anh, số tiền khiến tôi thấy mình thực sự giàu có.
Thời gian trôi nhanh, đến năm 2018 thì tôi sống ở Bắc Kinh, Trung Quốc, làm phóng viên tự do.
Quanh tôi, những người dân Bắc Kinh chi trả mọi thứ bằng điện thoại. Họ tới quầy tại nhà hàng, cửa hàng hay cửa hàng tiện lợi, đưa mã QR của mình cho nhân viên thu ngân quét qua.
Sau khi quét, hệ thống trên mạng sẽ lập tức trừ đúng số tiền cần trả từ ví điện tử người mua hàng. Không còn dò dẫm đếm tiền mặt và đợi tiền thối. Cũng không quẹt thẻ nhựa. Giao dịch diễn ra chỉ vài giây.
Nhưng tôi là người bảo thủ cứng đầu. Bạn bè tôi, cả người Trung Quốc lẫn phương Tây, trêu chọc tôi cổ hủ quá, vì cứ bám lấy "mấy tờ tiền dơ bẩn" - khi thấy những tờ tiền nhàu nhĩ làm bằng chứng cho kiểu cách lạc hậu của tôi.
Nhưng có một số lý do khiến tôi vẫn sử dụng tiền vật lý và tránh sử dụng tiền điện tử và ví điện tử.
Đầu tiên, tôi cảm thấy an toàn hơn. Tôi thực sự không biết tiền điện tử sẽ vận hành ra sao trên điện thoại của mình và tôi sợ bằng cách nào đó tiền sẽ bốc hơi mất. Dùng tiền vật lý đơn giản khiến tôi thấy an toàn hơn.
Thứ hai, tôi sợ rằng khi chuyển qua hình thức thanh toán điện tử và mất cảm giác va chạm khi trả bằng tiền mặt, cuối cùng tôi sẽ chi xài nhiều hơn. Tôi sợ khi đánh mất giá trị hữu hình, vật chất của tiền giấy, và những giao dịch vật lý - như móc ví ra, tìm tờ tiền cần đến, và trao tiền mặt cho người khác - tôi sẽ mất cảm giác ngày qua ngày tôi đã chi hết bao nhiêu tiền.
Liệu nỗi sợ trên có thể biện minh được không? Khi ngày càng nhiều người khắp thế giới từ bỏ tiền mặt, thì vẫn có một số vấn đề cần thiết ta cần xem xét.
UserPostedImage
 Một số người lo ngại chuyển qua hình thức thanh toán điện tử sẽ khiến họ tiêu xài nhiều hơn
Trước khi ta rơi vào con dốc ngoằn ngoèo và mưu mẹo của tâm lý tiêu dùng, và mâu thuẫn giữa nền kinh tế truyền thống và tâm lý sinh ra môn kinh tế hành vi - đầu tiên ta hãy xem xét chính xác tiền nghĩa là gì?
Tiền mặt trong đời sống con người qua các giai đoạn
Tiền là một khái niệm trừu tượng - ngày nay ta coi tiền là vật tồn tại tất nhiên, không cần xem xét tờ giấy hay mảnh kim loại đó tự thân nó có giá trị gì không.
Nhưng tiền chỉ là một sáng tạo khá mới gần đây, nó đại diện cho thay đổi cơ bản trong xã hội loài người, Natacha Postel-Vinay, người dạy môn lịch sử tiền tệ và tài chính tại Trường Kinh tế London (London School of Ecomics) cho biết.
"Tiền hoàn toàn khác với phương thức trao đổi hàng hóa," bà nhận định. "Bạn không cần sự trao đổi chính xác giữa hai người và mong muốn của họ. Nếu bạn muốn mua bánh mì, người bán bánh mì không cần phải lấy đi thứ gì đó của bạn, như là chiếc áo khoác hay rau vườn của bạn. Bạn chỉ cần chút bạc."
Việc dùng tiền lần đầu tiên được biết tới là ở Iraq và Syria cổ đại, trong nền văn minh Babylon, khoảng 3000 năm trước Công nguyên.
Vào thời Babylon cổ đại, người ta sử dụng những khối bạc được tính dựa trên khối lượng chuẩn có tên gọi shekel. Từ Babylon, ta có dấu tích của những giá hàng đầu tiên, do các tu sỹ ghi lại tại Đền Marduk, cũng như sổ cái đầu tiên và những khoản vay nợ đầu tiên.
Từ thời Babylon ta đã có rất nhiều thứ thiết yếu mà nền kinh tế tiền tệ cần có.
Chúng bao gồm thực tế là bạc thường xuyên được kiểm nghiệm độ tinh khiết và luôn có một thế lực tạo bình ổn giá. Đó là một vị vua hay chính phủ, đóng vai trò đảm bảo giá trị đồng tiền.
"Thời nào cũng vậy, để tiền có giá trị, người ta cần có niềm tin," Postel-Vinay cho biết.
Nhưng tiền đã trải qua nhiều tiến hoá trong suốt thời gian đó. Babylon có tiền, nhưng tiền vẫn còn cồng kềnh và phải được cân - nó vẫn chưa tiến bộ như tiền xu.
Từ khoảng 1000 năm trước Công nguyên, các nền văn minh khác sử dụng kim loại quý; thời Hy Lạp cổ đại, tại Vương Quốc Lydia, đồng tiền xu đã lần đầu tiên được đúc ra.
UserPostedImage
Người Babylon cổ đại là những người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng về tiền
Tờ tiền giấy đầu tiên được sử dụng là dưới thời phong kiến ở Trung Quốc, triều đại nhà Đường (năm 618-907 sau Công nguyên), tồn tại dưới hình thức ngân phiếu được phát hành riêng trong ghi nợ hoặc trao đổi, nhưng châu u thì chưa hề có ý tưởng gì về vấn đề này cho tới tận Thế kỷ 17.
Ngày nay tiền không chỉ gắn liền với vật thể mà bản thân chúng mang giá trị hàng hóa như vàng hay xu bằng bạc nữa, mà ta sử dụng chúng như tiền định danh, nghĩa là loại tiền tệ mà chính phủ thiết lập là đồng tiền hợp pháp.
Thẻ ngân hàng và các hình thức thanh toán điện tử
Ý tưởng về tín dụng (và ghi nợ) tồn tại từ lâu trước khi thẻ tín dụng ra đời. "Tiền không nhất thiết phải là vật thể vật lý," Postel-Vinay giải thích.
Thẻ tín dụng do John Biggins từ Ngân hàng Quốc gia Flatbush ở Brooklyn, New York sáng chế ra vào năm 1946. Sau đó, thẻ tín dụng được quảng cáo đến đối tượng là nhân viên bán hàng trong ngành du lịch để họ có thể sử dụng trên đường ở Mỹ.
Tại Anh Quốc, ngân hàng Barclays phát hành thẻ tín dụng đầu tiên của Anh Quốc vào ngày 29/6/1966.
Thẻ ghi nợ đầu tiên có mặt ở Anh Quốc năm 1987. Chip và mật khẩu ra đời năm 2003, và thẻ tín dụng contacless (là loại thẻ gắn chip để có thể chi trả mà không cần đưa thẻ vào khe đọc của máy) ra đời bốn năm sau đó.
Trong khi đó, tại Trung Quốc, quét mã QR từ điện thoại thông minh, hay đưa ra mã QR trên điện thoại cho người bán hàng quét, được coi là một phương thức thanh toán.
Sự đón nhận nhanh chóng phương thức thanh toán điện tử tại Trung Quốc được lý giải nhờ sự phổ biến của ứng dụng WeChat tại quốc gia này, một siêu ứng dụng gồm có thanh toán điện tử/ví điện tử, tin nhắn, mạng xã hội; sự phổ biến của các nền tảng thương mại điện tử như Taobao của Alibaba; và một thực tế là Trung Quốc có tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng khá thấp.
Từ khoảng năm 2015, phương thức thanh toán điện tử trong đời sống hàng ngày đã trở nên thịnh hành hơn nhiều.
Các quốc gia có tỷ lệ chi tiêu không dùng tiền mặt cao nhất thế giới gồm có Canada, nơi mỗi người có hơn hai thẻ tín dụng là chuyện bình thường.
Ở Châu Âu, Thụy Điển là quốc gia ít sử dụng tiền mặt nhất, chỉ có 13% người Thụy Điển cho biết họ có sử dụng tiền mặt trong giao dịch gần nhất, theo một khảo sát quốc gia vào năm ngoái, giảm từ tỷ lệ 40% vào năm 2010.
Trong khi đó, khoảng 70% người Mỹ vẫn sử dụng tiền mặt hàng tuần, theo một nghiên cứu từ Trung tâm Pew.
Emelie Svensson, một người Thụy Điển làm phóng viên truyền hình ở New York City cho biết hai quốc gia rất khác nhau trong cách sử dụng tiền mặt.
"Nơi này dựa trên tiền tip và rất nhiều cửa hàng không nhận thẻ, hoặc chỉ nhận thẻ nếu khách hàng mua hàng ít nhất là 10 đô la Mỹ," cô cho biết khi kể lại trải nghiệm sống ở Mỹ. "Giờ mọi thứ đang tốt hơn, nhưng chỉ 5 năm trước đây tôi còn phải trả tiền thuê nhà bằng tiền mặt!"
UserPostedImage
Trung Quốc là nơi phát minh ra tiền giấy, nhưng quốc gia này giờ đây hoàn toàn đề cao phương thức thanh toán điện tử
Và mặc dù Anh Quốc có thể gia tăng sử dụng phương thức chi trả không xài tiền mặt, quốc gia này vẫn còn phải đi một chặng đường dài.
Với Moa Carlsson, một người bán thịt 20 tuổi từ Gothenburg, đất nước này có vẻ kỳ lạ so với quê nhà Thụy Điển của cô.
"Tôi đoán là dùng tiền mặt cũng có cái vui của nó, và lạ lùng nữa," cô khi đi du lịch đến Anh. "Tự bản thân xứ Anh (England) đã có chút gì đó hơi lỗi thời. Tôi gần như cảm thấy lạ lùng khi sử dụng tiền mặt ở đó. Tôi cảm thấy đồng bảng Anh là một phần quan trọng của Anh, quan trọng hơn rất nhiều so với đồng krona của Thụy Điển."
Với những người sống ở các xã hội đang ngày càng sử dụng cách chi tiêu không xài tiền mặt, thì lợi ích của thanh toán điện tử khá rõ rệt.
"Rất tiện lợi. Bạn không có cảm giác cần phải có 200 euro trong túi hay phải [phiền toái] đi tìm chỗ rút tiền. 'Máy rút tiền ở đâu nhỉ?' Ở trong túi bạn chứ đâu," William Vanbergen, doanh nhân người Anh lần đầu đến Trung Quốc vào năm 2003, và là người về sau thích thú với phương thức thanh toán điện tử này, nói.
Giống Carlsson, ông nói khi dùng tiền mặt ông cảm giác như trở về thời xưa vậy. Khi Vanbergen đi công tác tới Hong Kong, nơi tiền giấy vẫn là phương thức thanh toán thông dụng, hay khi trở về quê nhà ở Anh, ông nói ông cảm giác như quay ngược thời gian.
Nhưng những điểm bất lợi là gì?
Liệu chi tiêu không dùng tiền mặt có khiến mọi người xài nhiều hơn không? Đây là câu hỏi phức tạp và nó liên quan đến cách nhìn nhận con người là sinh vật hoàn toàn không có lý trí gì theo nhiều cách.
Chẳng hạn, về mặt tâm lý người ta đã thấy khi mất 100 euro mọi người thường thấy đau đớn hơn so với niềm vui có được thêm 100 euro. Nói cách khác, nỗi đau tồn tại lâu hơn mặc dù hai khoản tiền là như nhau.
Kiểu tính chất tâm lý này đã tạo ra thay đổi cực kỳ lớn trong lĩnh vực kinh tế.
Trong khi trước đây, trong nền kinh tế cổ điển, các nhà khoa học sử dụng lý thuyết dựa trên giả định là mọi người đều hành xử có lý trí (nên mỗi cá nhân nên ứng xử với chuyện mất tiền và được tiền với cảm xúc giống nhau).
Giả thiết này đã được nhiều nghiên cứu tâm lý chứng minh là sai. Điều này dẫn đến những phương thức trong môn kinh tế hành vi và những nhánh khác như tâm lý tiêu dùng.
Biến hóa trong não bộ
Một trong những nhà nghiên cứu vĩ đại trong lĩnh vực khá mới này là Drazen Prelec.
Vị giáo sư ở học viện MIT này có lần đã tiến hành một nghiên cứu về đấu thầu trong yên lặng. Cuộc đấu thầu tổ chức cho sinh viên từ trường kinh tế Sloan uy tín, bán những vé đã "cháy hàng" trong các trận đấu bóng rổ NBA.
Các nhà nghiên cứu cho một nửa số người đấu giá biết họ chỉ được trả tiền mặt, trong khi nửa còn lại chỉ được trả bằng thẻ tín đụng.
Kết quả làm các nhà nghiên cứu sửng sốt. Trung bình, người ta nhận thấy người mua bằng thẻ tín dụng đã trả giá cao hơn gấp đôi so với người mua bằng tiền mặt. Điều này có nghĩa là, theo Prelec, cái giá về mặt tâm lý khi ta chi trả một đô la trên thẻ tín dụng là 50 cents.
Chi xài bằng thẻ tín dụng rõ ràng có ảnh hưởng đến cách mọi người chi xài, nhiều nghiên cứu cho thấy.
Tuy nhiên, người ta cũng cho biết khi hóa đơn thẻ tín dụng đến kỳ sẽ gây ra nỗi đau cực lớn cho người nhận hóa đơn. Chính vì vậy, trong thực tế, những điều mà các nhà nghiên cứu kinh tế học hành vi tin rằng điều này giải thích vì sao thẻ ghi nợ vẫn tiếp tục thịnh hành.
Nhưng còn ví điện tử thì sao? Quan trọng là phản hồi, Emir Efendic, nhà tâm lý học nghiên cứu sau tiến sĩ và là nhà kinh tế học hành vi tại Đại học Louvain giải thích.
"Với thẻ tín dụng, bạn không được cập nhật liên tục. Nhưng với ngân hàng điện tử, bạn thấy số tiền bị trừ ngay lập tức," Efendic cho biết. "Nếu bạn không nhận được phản hồi, sau đó đúng là bạn sẽ chi tiền nhiều hơn."
Với thẻ tín dụng, cơn đau tiêu tiền bị trì hoãn (cho đến khi hóa đơn hàng tháng tới). Nói cách khác, khả năng tuyệt vời của thẻ tín dụng là chúng duy trì sức mạnh tâm lý bằng cách chia tách niềm vui mua sắm với nỗi đau phải chi tiền.
UserPostedImage
Với những người sống trong xã hội ngày càng giảm sử dụng tiền mặt, sự tiện lợi của phương thức thanh toán điện tử là rõ ràng
Nhưng với ví điện tử, người dùng có thể thấy tiền bị trừ ngay lập tức.
Emily Belton, một người Anh sử dụng công cụ ví điện tử WeChat Pay ở Bắc Kinh, cho biết cô nhận được thông báo mỗi lần cô trả tiền, và số tiền cô có và số tiền phải chi được cập nhật theo thời gian thực. Đây là phản hồi tức thời và vì vậy nó không gây ra hiệu ứng giống với thẻ tín dụng.
Tuy nhiên, Prelec đã nhận thấy đường dẫn thần kinh sáng lên trong "khoảnh khắc nao núng" theo cách ông gọi, gần giống như cơn đau vật lý chớp nhoáng khi ta phải chia tay với tiền.
Mặc dù chưa có nghiên cứu tương tự nào trong việc chi trả bằng ví điện tử, giả thiết cho rằng "khoảnh khắc nao núng" đó cũng có thể bị bỏ qua khi ta chi trả bằng điện thoại. Nhưng điều này cần được nghiên cứu kỹ hơn.
Cơn đau phải chia tay với tiền có thể ngăn cản ta vung tay quá trán, nhưng ở góc độ tiêu cực nó có thể khiến ta đánh mất niềm vui tiêu dùng.
Cái giá phải trả về mặt tâm lý, được Prelec gọi là "thuế đạo đức" có thể giảm xuống bằng nhiều cách.
Những công cụ về giá cả như cách bán hàng kèm theo các sản phẩm liên quan - tặng thêm hàng "miễn phí" khi khách mua món hàng chính, có thể làm giảm "thuế đạo đức" xuống.
Trả trước cũng là một phương thức khác, thậm chí khi không có lợi ích tài chính gì. Chẳng hạn, người ta thích trả góp cho kỳ nghỉ (dù họ mất đi tính thanh khoản trong số tiền mặt họ có).
Và khi đã ở nước ngoài, họ cũng thấy dễ chi tiêu bằng ngoại tệ hơn, và họ ứng xử với ngoại tệ không nghiêm túc như so với "tiền thật" ở quê nhà. Những công ty như Club Med đã bám vào kiểu tâm lý này, khi khách nghỉ ở resort mua những thẻ tiền bằng nhựa thay vì sử dụng tiền mặt.
Với tôi, cuối cùng tôi cũng đã chuyển sang sử dụng ví điện tử ở Bắc kinh. Tôi nhận thấy hệ thống không dùng tiền mặt có thể gây ấn tượng về sự tiện lợi và thông suốt. Ta như thể sống trong thế giới mà ta có tất cả lợi ích khi chi xài, mà chẳng thấy đau đớn gì khi xài tiền cả.
Có lẽ điều này tốt cho nền kinh tế, nếu mọi người tiêu tiền tự do hơn thì cũng có lợi hơn, và rất nhiều chính phủ trên thế giới đang khuyến khích điều này.
Có một ngạn ngữ cổ của Anh nói: "Tiền, cũng như phân, chẳng có gì tốt đẹp cho đến khi người ta rải chúng ra." Nhưng đôi khi, cách chi xài tự do mà không có lực cản gì, có thể dẫn đến sự khó chịu.
Có lẽ đây là "thuế đạo đức" mà Dranzen Prelec mô tả, là một xu hướng tâm lý khi ta cảm thấy chi phí cơ hội trở thành nỗi đau thực sự. Nói cách khác, tôi có thể cảm thấy sự khó chịu này vì tôi đang tưởng tượng mình có thể chi số tiền đó cho việc khác.
Khi ngày càng nhiều xã hội dịch chuyển từ tiền mặt sang không dùng tiền mặt, cách ta chi tiêu cũng có thể sẽ thay đổi. Nhưng tiền sẽ vẫn là lực lượng cai quản cuộc sống của con người.
Loạt bài Phương Tây Kỳ Quặc
Bài viết này nằm trong tuyến bài The Weird West - Phương Tây Kỳ Quặc. Từ năm 2010, một nhóm từ Đại học British Columbia đã chỉ ra nghiên cứu tâm lý có một lỗ hổng nghiêm trọng: Đó là hầu hết các nghiên cứu này dựa trên các mẫu đến từ các xã hội Phương Tây, có học thức, sống kiểu công nghiệp, giàu có và dân chủ - hay như ở đây gọi là kỳ quặc. Các nhà nghiên cứu thường cho rằng phát hiện của họ có thể ứng dụng với mọi người ở bất cứ đâu.
Nhưng khi làm bài tổng hợp, nhóm nghiên cứu từ trường đại học nhận thấy từ cách lập luận lý do đến cách nhận định hình ảnh, thì những mẫu người xã hội Kỳ quặc , trong thực tế lại là "nhóm mẫu có tính đại diện thấp nhất mà người ta có thể tìm ra khi muốn khái quát hóa về con người."
Tuy nhiên, từ truyền thông chính thống đến giới học thuật, người ta vẫn coi những định danh kỳ quặc này là "bình thường" - hay ít nhất là vẫn là "chuẩn" so với các nền văn hóa khác, và mọi người bị phán xét.
Trong loạt bài này, chúng tôi đào sâu vào những vấn đề trong đời sống thường ngày. Những thói quen và cách nghĩ thông thường kiểu kỳ quặc như trên mà mọi người sống ở nhiều miền đất khác trên thế giới có thể thấy kỳ quặc? Và điều đó cho ta thấy gì, không chỉ là khác biệt văn hóa, mà còn giúp ta thấy bản thân mình? Từ khi nào ta biết đi tắm cho đến khi ta biết mua sắm, loạt bài này xem xét lại những hành vi mà ta thường coi nhẹ và khám phá để thấy "tiêu chuẩn" không hẳn là cách tốt nhất, hay là cách duy nhất.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.144 giây.