logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 02/08/2013 lúc 05:43:31(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Đi du học là khi bạn và gia đình chấp nhận một con đường đòi hỏi bạn phải bước đi độc lập, nhưng không phải đơn độc

Đối với những ai đã đi làm thì quả thực mùa hè chắc chẳng có nhiều sự khác biệt với các thời điểm khác

trong năm. Nhưng đối với những ai còn đi học, nhất là các bạn du học sinh, thì mùa hè quả đúng là kỳ

nghỉ trong mơ. Dù sao thì cũng không thể nằm mơ mãi được mà cuối cùng cũng phải tỉnh giấc

thôi…Thời điểm này là thời điểm gần đến lúc mà các bạn sắp phải tỉnh giấc để chuẩn bị cho một cuộc

hành trình mới. Sẽ có người háo hức, sẽ có người lo sợ, cũng có người chẳng cảm thấy gì…Nghĩ đi

nghĩ lại thì Cá thấy nếu ai háo hức thì cứ để người ta háo hức và Cá sẽ không nói thêm gì nhiều để các

bạn tự khám phá, tự trải nghiệm. Còn những ai chẳng cảm thấy gì thì có lẽ vì người ta đã quá quen với

cảnh đi đi về về qua nhiều nơi như thế này rồi. Cho nên, Cá thấy Cá chỉ cần chia sẻ một chút với những

người đang lo sợ cho cuộc hành trình sắp tới mà thôi. Nghe chắc cũng hợp lý phải không các bạn nhỉ?
Không phải ai sinh ra cũng đã được trời phú cho bản tính thích nghi tốt. Mà cho dù thích nghi tốt đến mấy
UserPostedImage
Sẽ có những lúc bạn cảm thấy mình như thế này

thì cho dù là Cá hay là bạn, cũng có cảm xúc, và sẽ có lúc cảm thấy yếu đuối khi không có gia đình ở

bên. Chẳng có nơi nào tốt hơn nhà mình cả…và khi đi du học, chuyện nhớ nhà – homesick – là điều

không tránh khỏi. Còn nhớ khi Cá mới sang Mỹ, Cá chẳng nghĩ được gì nhiều. Lúc đó cũng chẳng biết là

khi đi du học sẽ gặp phải chuyện gì. Nói thật là chỉ có đi du học thì Cá mới biết tới cái khái niệm nhớ nhà

với homesick đó. Nhưng bản thân Cá lúc đó thì lại không bị những ‘cơn’ nhớ nhà hành hạ dữ dội

lắm…Có lẽ là vì tính Cá vô tư, hay quên (Cá Vàng hình như nghe nói trí nhớ chỉ có 10 giây thôi thì phải!),

nhưng lại ham học hỏi mà ham vui nữa, cho nên lúc mới đặt chân sang Mỹ, bị cảnh đường phố đại lộ, xa

lộ rộng lớn, thoáng đãng, sạch đẹp làm hấp dẫn, nên lúc nào mà thấy cái gì mới lạ là thấy phấn khích

lắm.
UserPostedImage
Viết nhật ký cho dù là trên giấy hay trên máy đều có tác dụng khá bất ngờ đó bạn
Khi bắt đầu đi học, Cá lại tiếp tục bị bất ngờ bởi hàng loạt những điều mới lạ. Từ những cái nhỏ xíu như

việc đang đi sóc chạy cái roẹt qua chân, hay việc mùa hè ở Mỹ trời sáng chưng cho đến khoảng 8:30 tối,
UserPostedImage
hoặc ‘bí quyết’ mở tủ khóa cá nhân ở trường (locker), đến những cái to tát hơn là chuyện chọn môn học,

chuyện ăn uống, chuyện đi lại, cũng đều làm Cá cảm thấy rất lạ và khoái chí.

Một vài tuần đầu trôi qua, khi mọi thứ đã đi vào quỹ đạo của nó, và Cá cũng đã học được những điều cơ

bản, thì Cá lại tiếp tục làm cho mình bận rộn bằng cách tham gia các hoạt động tình nguyện trong cộng

đồng. Nào thì đi phát kẹo cho trẻ con đợt Halloween, nào thì đi phát đồ ăn miễn phí cho những người vô

gia cư trong đợt Lễ Tạ Ơn, rồi thì đi diễu hành trong đợt Giáng Sinh v..v…Cá thấy mình lúc nào cũng bận

rộn và thực sự không còn thời gian để nhớ nhà hay buồn.

Một tuần, Cá chỉ lên nói chuyện với gia đình một lần khoảng hai tiếng là hết. Thời gian còn lại, Cá cũng

chỉ thỉnh thoảng lên mạng để cập nhật tình hình bạn bè, hỏi thăm qua lại…Cá thực sự không biết tới khái

niệm nhớ nhà, nhớ gia đình cho đến khi kỳ nghỉ đông bắt đầu.

Kỳ nghỉ kéo dài hơn hai tuần.
Trong hai tuần đó, ngoài hôm giáng sinh và giao thừa đón năm mới, Cá chỉ loanh quanh trong nhà ôm tivi

từ sáng tới tối. Một, hai ngày đầu thì sung sướng lắm vì suốt mấy tháng bận rộn, thời gian ngủ chỉ vừa

đủ, còn bây giờ thì ngủ suốt mà chẳng lo quên làm gì cả. Nhưng đến ngày thứ ba và những ngày sau đó

thì cơn ’ác mộng’ thực sự bắt đầu các bạn ạ. Sáng ngủ dậy, ăn, xem TV, ăn, xem TV, ăn, xem TV, đi

ngủ. (Lúc đó Cá được khuyến khích là hạn chế dùng máy tính hay lên mạng vì yêu cầu của chương trình

mà Cá đang tham gia lúc đó.) Ngày nào cũng lặp lại y như thế. Nhiều lúc chán xem TV thì Cá ra ngoài

nặn người tuyết, đến lúc lạnh quá thì lại vào trong nhà, nhìn ra ngoài trời ngắm tuyết rơi dày đặc. Cảnh

tượng lãng mạn y hệt trên phim. Đẹp thì đẹp nhưng thực sự đến lúc ấy, có lẽ vì cái lạnh mà Cá mới nhận

ra bỗng nhiên mình nhớ nhà quá. Sau một hồi ngồi lâu, rảnh rỗi sinh nông nổi, Cá bỗng nhiên giật mình

nhớ lại trong suốt một tháng trước, ban ngày thì không sao, nhưng cứ ban đêm suốt trong tháng ấy, ngày

nào Cá cũng mơ thấy gia đình của Cá. Nhưng cũng vì ban ngày quá bận rộn nên lại không nhớ nhung gì

hết…và kết cục đến khi rảnh rỗi thì mới tự dưng cảm thấy nhớ…Nhớ một cách da diết và thực sự chỉ

muốn lên mạng đặt vé về ngay lập tức, cho dù chỉ có được về một ngày mà thôi. Lúc mới đầu thì nghĩ

chắc sẽ qua nhanh thôi, nhưng về sau nỗi nhớ dày vò Cá càng ngày càng khủng khiếp. Không chịu nổi,

Cá quyết định…

…chạy đi viết nhật ký.

Nghe thì sẽ có nhiều người cho rằng lãng xẹt. Nhưng tin Cá đi, khi bạn sống tại thời điểm mà không có

việc gì để làm và ở một nơi mà chỉ có mình bạn đối mặt, giải quyết mọi thứ, và không thể dựa dẫm vào

ai, không thể chia sẻ cho ai vì người ta có nghe cũng không thực sự hiểu và đồng cảm với bạn được, thì

viết nhật ký lại thành một cách giải tỏa khá tốt. Và đó là cách Cá đã chọn để vượt qua nỗi nhớ nhà.
Nhưng rồi, kỳ nghỉ cũng hết và Cá lại quay lại trường đi học. Mọi thứ lại vào guồng và cái nỗi nhớ ấy biến

mất đi lúc nào không hay. (Hú vía!!)

Hôm trước, có bạn gửi email cho Cá bày tỏ sự lo lắng khi sắp phải xa nhà. Bạn nói rằng rào cản lớn nhất

của bạn là có thể có đủ can đảm để vượt qua nỗi nhớ nhà hay không. Đọc email của bạn xong, Cá đã tự

đặt nhiều câu hỏi cho mình…Mình có từng nhớ nhà không? Lúc đó mình vượt qua thế nào nhỉ? Mà lúc

đó mình nhớ nhà bao lâu, vào lúc nào? v..v.. Sau hồi nghĩ ngợi lung tung rất lâu, Cá cũng chỉ ngẫm ra

một điều, luôn luôn bận rộn là cách duy nhất để đối phó với ‘bệnh’ nhớ nhà. ‘Căn bệnh’ nguy hiểm này

hay tấn công chúng ta khi chúng ta rảnh rỗi và ngồi nghĩ ngợi lung tung. Nếu như bạn lúc nào cũng bận

rộn với những kế hoạch của mình, cộng thêm việc tìm được những người bạn mới, thì có lẽ cho dù có

nhớ nhà, bạn cũng sẽ dễ dàng vượt qua nó thôi.
Một điều nữa mà Cá đã nghĩ rất lâu là không biết có nên nói hay không. Nhưng sau một hồi nhớ lại và so

sánh những trải nghiệm của bản thân với những bạn du học sinh khác, Cá nghĩ Cá vẫn nên nói. Các bạn

có thể cho là Cá ‘xui dại’ nhưng theo Cá, đây là một cách tốt để bạn có thể trở thành một con người độc

lập hơn và thậm chí có thể miễn dịch khỏi chứng ‘nhớ nhà’ rất nhanh. Điều mà Cá đang nói tới đó là trong

thời gian đầu mới xa nhà, hãy cố gắng hạn chế nói chuyện với gia đình, bố mẹ, bạn bè ở nhà ít nhất có

thể. Lúc mới sang là lúc bạn sẽ trở nên yếu đuối nhất. Đồ ăn không hợp bạn phàn nàn với gia đình. Bạn

không hiểu người bản địa nói gì, bạn kể với gia đình. Bạn không thích học môn này, không thích học

môn kia, bạn nói với gia đình… Ngoài những vấn đề to lớn liên quan tới tài chính hay chuyện mua xe,

thuê nhà chẳng hạn thì chắc chắn bạn sẽ phải tham khảo với gia đình, nhưng còn những chuyện nhỏ mà

bạn hoàn toàn có thể làm gì đó để giải quyết thì Cá nghĩ bạn nên khoe với gia đình một khi bạn đã vượt

qua nó thành công. Nói ra thì đúng là giải tỏa được cảm xúc nhất thời, nhưng về lâu dài thì nó lại không

giúp bạn giải quyết được nhiều vấn đề. Nhất là khi bố mẹ bạn ở quá xa và thực sự không thể giúp đỡ

bạn nhiều. Chỉ có bắt tay vào thực hiện và tự mình giải quyết nó thì bạn mới trở nên độc lập, mạnh mẽ,

và quyết đoán hơn.

Có lẽ nhiều bậc phụ huynh cũng sẽ không đồng tình với Cá trong chuyện này vì người làm cha mẹ, ai

cũng quan tâm và muốn biết tất tần tật về con cái mình khi chúng xa nhà. Lúc Cá mới xa nhà, bố mẹ cũng

nhớ Cá rất nhiều, nhưng họ cũng đã chọn cách hạn chế nói chuyện, nhắn tin cho Cá để Cá có thể hoàn

toàn sống và thích nghi với môi trường mới. Cá cũng đã làm tương tự để không bị phụ thuộc vào gia

đình nữa.

Sau năm đầu xa nhà, khi trở về, bố mẹ Cá đã nói rằng du học không chỉ là chuyện học thêm nhiều kiến

thức, mà còn là chuyện rèn luyện bản thân trở thành những con người cứng rắn và mạnh mẽ trong tính

cách. Họ đã nói rằng điều mà họ làm như vậy là vì họ không muốn giải quyết thay Cá. Bên cạnh việc ủng

hộ Cá bằng việc hoàn toàn tin tưởng vào Cá, họ chỉ đơn giản đưa ra những lời khuyên và để cho Cá tự

lựa chọn cách giải quyết. Giờ nghĩ lại, Cá nghĩ họ đã làm đúng.

Nói chung, lời cuối cùng, Cá muốn nhắn với những ai hay bị nhớ nhà hoặc nhớ con rằng nếu nhớ thì hãy

cứ nhớ, nhưng đừng để bị sick (ốm) nhé. Và hãy nhớ, đi du học là khi bạn và gia đình chấp nhận một

con đường đòi hỏi bạn phải bước đi độc lập, nhưng không phải đơn độc.
Theo VOA

Sửa bởi người viết 02/08/2013 lúc 05:44:36(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.148 giây.