Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn có tên chính thức là Vương cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, tên tiếng Anh là Immaculate Conception Cathedral Basilica, và tên tiếng Pháp, Cathédrale Notre-Dame de Saïgon.
Là nhà thờ chính tòa của Tổng Giáo phận Sài Gòn, Nhà Thờ Đức Bà là một trong những công trình kiến trúc độc đáo của thành phố.
Do Kiến trúc sư người Pháp Jules Bourard thiết kế và được xây dựng trong thời gian từ 1877 đến 1879, đến năm 1880 chính thức ra mắt, công trình này được coi là một phiên bản đặc biệt của Nhà Thờ Đức Bà Paris.
Tổng giám mục Isidore Colombert đặt viên đá đầu tiên vào tháng 10/1877, và lễ hoàn công được tổ chức vào tháng 4/1880. Hầu hết các nguyên vật liệu xây dựng được chở từ Pháp sang, trong đó có gạch từ Toulouse, khiến Nhà thờ có màu đỏ đặc trưng còn đến ngày nay.
Hai tháp chuông được bổ sung vào năm 1895, làm Nhà thờ có thiết kế trở nên khác với Notre-Dame de Paris, nhưng lại gây ấn tượng mạnh mẽ cho tòa nhà. Với tháp chuông, Nhà thờ có độ cao 198 bộ.
Năm 1959, bức tượng Đức Bà Hòa Bình làm bằng đá granite lấy từ Rome được dựng bên ngoài Nhà thờ. Sau lễ khánh thành bức tượng, Nhà Thờ Sài Gòn được biết đến với tên gọi Nhà Thờ Đức Bà.
Năm 1960, nơi này chính thức được đặt tên là Nhà Thờ Chánh Tòa Sài Gòn. Hai năm sau, nơi này được Đức Giáo Hoàng John XXIII xức dầu thánh, được trao vị thế thánh đường, và mang tên gọi Vương Cung Thánh Đường Đức Bà Sài Gòn kể từ đó tới nay.
Đây là một trong những địa điểm yêu thích của người dân Sài Gòn trong các dịp quan trọng. Từ đường sách Nguyễn Văn Bình, ta sẽ nhìn thấy phía hông Nhà thờ.
Kể từ đầu 2018, Nhà thờ được chính thức khởi công trùng tu, và hiện vẫn đang trong tình trạng được bao kín bởi giàn giáo xây dựng. Đây là Nhà thờ nhìn từ đường Alexandre de Rhodes trong một buổi sáng sớm trước khi bị che kín.
Có một người đàn ông ngày nào cũng đến cho đàn chim bồ câu ăn thóc nơi tượng Đức Mẹ phía trước Nhà thờ.
Các hình ảnh trên đây được độc giả Hoàng Hào (tức Facebooker HaoHo) chụp cách đây hai năm.
Theo BBC