logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 02/08/2013 lúc 06:06:06(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Có một định nghĩa về Thơ, như sau: “Thơ là ý tưởng và tình cảm lắng đọng trong hình ảnh và ngân vang trong nhạc điệu.” Như thế, trong thơ vốn đã có nhạc. Tuy nhiên, nhiều nhạc sĩ vẫn phổ nhạc những bài thơ hay.

Trong trường hợp này, nhạc sĩ ghi lại nhạc điệu trong bài thơ mà họ đã đọc và thưởng thức. Không phải chỉ nhạc sĩ mới nghe được tiếng nhạc trong thơ; nhiều người cũng “nghe” thấy nhạc trong những bài thơ nhưng không có khả năng ghi lại tiếng nhạc đó. Dù vậy, số người nghe được nhạc trong thơ không phải là nhiều. Nhờ những bản nhạc viết theo thơ, nhiều người mới nghe được nhạc trong thơ. Vì vậy, có thể nói nhờ nhạc mà thơ tỏa sáng.

UserPostedImage
Poster chương trình “Tỳ Bà.” (Hình: Ban Tổ Chức cung cấp)

Ngược lại, trong nhạc có ý, có tình. Ý và tình kết hợp thành lời, mà lời rất đẹp nên lời ấy là thơ. Trong nhạc có thơ, nhưng hầu hết người ta nghe những nốt nhạc mà không nghe thấy lời thơ trong nhạc. Ðó là mối hận lòng của các nhạc sĩ, mà Bá Nha là trường hợp điển hình. Chỉ có Tử Kỳ nghe nhạc của Bá Nha mà đồng thời nghe được tiếng lòng của Bá Nha trong nhạc. Muốn người đời nghe được tiếng lòng của mình qua nhạc điệu, nhạc sĩ phải đặt lời cho bản nhạc, vốn dĩ chỉ là tiết tấu và âm thanh. Khi nhạc sĩ gặp được một bài thơ diễn đạt được đúng tiếng lòng của mình, nhạc sĩ mượn bài thơ ấy để phổ nhạc của mình vào. Vì vậy, có thể nói nhờ thơ mà nhạc vươn cao.

Ðời có những cuộc gặp gỡ đẹp. Cuộc gặp gỡ giữa thơ và nhạc là cuộc gặp gỡ rất đẹp. Cuộc gặp gỡ giữa tâm hồn thi nhân và tâm hồn nhạc sĩ là cuộc gặp gỡ đẹp vô cùng. Người viết muốn nói đến cuộc gặp gỡ giữa tâm hồn Bích Khê, thi nhân, với tâm hồn Phạm Duy, nhạc sĩ.

Trong phong trào Thơ Mới của dòng thơ Việt, Bích Khê không phải là nhà thơ được nhắc đến nhiều, nhưng các nhận định về thơ Bích Khê hầu hết lại là những lời tán tụng tuyệt vời. Những Lê Tràng Kiều, Hàn Mặc Tử, Trọng Miên, Trần Thanh Mại, Hoài Thanh-Hoài Chân, Kiều Thanh Quế, Quách Tấn, Chế Lan Viên, Thinh Quang, Thụy Khuê... đều là những nhà thơ, nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học có nhận định về thơ Bích Khê với những lời lẽ trân trọng.

Có hai lý do chính khiến chưa có nhiều nhận định về Bích Khê.

Thứ nhất, sáng tác Bích Khê để lại không nhiều, không “đồ sộ” như nhiều nhà thơ khác, vì Bích Khê qua đời rất sớm (1916-1946, 30 tuổi); thứ hai, thơ Bích Khê không phải là thơ dễ hiểu.

Trong phong trào Thơ Mới, Bích Khê đã bước một bước nhanh hơn các nhà thơ cùng thời, đúng như Chế Lan Viên đã nhận định bằng một cách ví von rất thơ: “Có những nhà thơ đem đến một mùa lương thực. Lại có những nhà thơ cầm một dúm hạt giống mới trên tay. Khê thuộc vào hạng thứ hai.” Hưởng dùng lương thực thì dễ dàng hơn và được thỏa mãn cơn đói hơn là nhìn nắm hạt giống trên tay người gieo giống và mong đợi một mùa gặt tràn đầy những hạt lúa vàng trong tương lai.

Nhưng không phải vì thế mà thơ Bích Khê mất đi tính cách tuyệt vời của nó.

Lại nói đến Phạm Duy. Nếu Bích Khê, thi nhân, không được nhắc đến nhiều thì Phạm Duy, nhạc sĩ, lại được nói đến nhiều, có thể nói là quá nhiều. Ðiều người ta nói đến “Phạm Duy hay” cũng có mà điều người ta nói đến “Phạm Duy dở” cũng có. Khi Phạm Duy từ trần, người ta bảo “nhạc Phạm Duy sống mãi” cũng có. Mà khi Phạm Duy còn sống, người ta bảo “Phạm Duy chết rồi” cũng có. Có người bảo “nhạc Phạm Duy đem lại niềm vui và phong phú cho cuộc đời” mà cũng có người bảo “Phạm Duy còn đó nỗi buồn.”

Tuy nhiên, dù người ta yêu hay ghét Phạm Duy, bênh vực hay chống đối Phạm Duy, thần tượng hay hạ bệ Phạm Duy thì nhạc Phạm Duy vẫn là nhạc hay, hay đến độ làm cho tâm hồn người ta rạo rực, ngây ngất, đắm chìm, mộng tưởng.
Hai tâm hồn thi nhân và nhạc sĩ ấy một ngày kia gặp nhau, chữ “gặp” được ghi lại ở đây với tất cả ý nghĩa thâm sâu của nó.

Một khi “gặp” Bích Khê rồi, Phạm Duy dành trọn quãng thời gian cuối đời để sống với thơ Bích Khê, mà mười bài thơ do Phạm Duy phổ nhạc đã nói lên một cách sống động quãng thời gian “chung sống” đó.

Thơ Bích Khê không phải là thơ dễ hiểu. Nhạc Phạm Duy phổ thơ Bích Khê, vì thế, đương nhiên, không phải là thứ nhạc dễ hát, dễ diễn đạt, dễ thưởng thức. Thứ nhạc này chọn ca sĩ và chọn giới thưởng thức.

Việt Art Center mong muốn tạo cơ hội để “thơ Bích Khê - nhạc Phạm Duy” đến với ca sĩ và giới thưởng thức âm nhạc khó tính.

Là một tổ chức văn học, nghệ thuật đã có mặt trong cộng đồng Người Việt tại vùng Little Saigon từ gần tám năm nay, Việt Art Center đã tổ chức thành công nhiều cuộc triển lãm hội họa, nhiều cuộc nói chuyện về văn học, nhiều buổi nhạc thính phòng, như Chữ Tâm Trong Truyện Kiều, Du ca với Nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang, Diễm Xưa, Mùa Xuân Ðầu Tiên, v.v...

Việt Art Center cũng thực hiện những chương trình truyền hình về văn hóa, văn chương Việt Nam như Hoa Gấm Việt, Hương Thơ Việt, Sống Ðẹp, Thoáng Suy Tư, Hoa Hồng Cho Nhân Gian, v.v...

Vào tối ngày 9 tháng 8, Việt Art Center tổ chức đêm nhạc thính phòng “Tỳ Bà” để giới thiệu với giới thưởng thức âm nhạc, nghệ thuật Việt Nam lời thơ Bích Khê và dòng nhạc Phạm Duy. Các ca sĩ Lê Hồng Quang, Bích Vân và Teresa Mai sẽ thể hiện mười bản nhạc “Dị Khúc” của Phạm Duy, phổ thơ Bích Khê, với phần nhạc nền là nguyên bản hòa âm của nhạc sĩ Duy Cường. Hội trường thánh đường St. Anselm (13091 Galway St., Garden Grove, CA 92844) có số chỗ ngồi rất giới hạn, cũng không phải là một hội trường sang trọng, nhưng phẩm chất của thơ, của nhạc, của hòa âm, của các ca sĩ trình bày sẽ làm cho đêm nhạc thính phòng này trở thành một ấn tượng sâu đậm đối với khán thính giả. Bên cạnh đó, nhà văn Quyên Di, giáo sư văn học Việt Nam của đại học UCLA sẽ có một bài nói chuyện ngắn về con người và thơ Bích Khê. Bài nói chuyện này chắc chắn sẽ giúp khán thính giả thưởng thức một cách thích thú và trân trọng hơn chất thơ Bích Khê. Michelle Phương Thảo sẽ là người dẫn chương trình.

Việt Art Center còn một số vé giá $20.00. Khách yêu thích văn học, nghệ thuật, âm nhạc có thể gọi số điện thoại cho chúng tôi - Việt Art Center 714-658-6650 để mua vé hoặc hỏi thêm chi tiết.

Michelle Phương Thảo (Việt Art Center)


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.075 giây.