logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/01/2020 lúc 09:23:26(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Hơn mười năm trước tôi về quê thăm Bố Mẹ, luôn tiện theo đoàn du lịch “tua” Cố Đô Huế. Những hình ảnh, những cảnh đời dồn dập chồng lên trí nhớ. Lần đầu tiên dùng bàn tay vớt nước dòng Hương, cũng chỉ là nước lành lạnh; lần đầu tiên nhìn ngắm núi Ngự, cũng chỉ là cái vòm cao cao với cây lá xanh um; lần đầu tiên đến viếng những lăng miếu các vị vua triều Nguyễn, cũng chỉ là những bức tường, những mái ngói, những bia mộ… nhưng mọi thứ đều làm lòng tôi xôn xao. Còn nhớ, lúc lang thang bên lăng vua Tự Đức, chợt nhớ câu chuyện ông thầy Việt Sử kể về lòng hiếu thảo của nhà vua, nhìn hồ nước cạn bên lăng đọng đầy lá chết, tôi muốn leo xuống vét cho sạch lá chết. Nhưng những bạn đồng hành réo gọi, tôi đành đứng bên bờ hồ cạn nước thì thầm tạ lỗi với vong linh vị hoàng đế có tài làm thơ và có lòng hiếu thảo rằng đã không nán lại được lâu hơn để vét sạch đáy hồ. Rồi tôi lạc mất đoàn du lịch. Bao nhiêu thứ chồng chất trong trí nhớ. Tuy vậy có một chuyện nhỏ vừa làm tôi nhớ hoài vừa làm tôi áy náy không nguôi.
Ấy là câu chuyện về một bé gái khoảng bảy tám tuổi. Em ôm một chồng sách trên tay, chạy xuôi chạy ngược theo đám khách du lịch mời chào tíu tít. Hầu như tất cả những khách được mời đều phớt lờ như không thấy cái hình người bé bỏng, loắt choắt quẩn bên chân. Tôi là người hay bị níu kéo bởi những hồn ma của quá khứ nên luôn bị bị đoàn du lịch kêu réo. Con bé đến trước mặt tôi, nâng chồng sách lên, mời “Chú mua sách đi chú.” Những cuốn sách luôn khuấy động cơn tò mò trong tôi, và tôi nhìn bìa cuốn sách. “Về các vua triều Nguyễn đó chú,” con bé nhắc. Tôi cầm từng cuốn sách mỏng lên ngắm nghía. Một bộ sáu, bảy cuốn, mỗi cuốn nói về một vị vua triều Nguyễn. Tôi chần chừ. Mua lúc này thì sẽ phải ôm chồng sách đi theo. “Lát nữa trở ra, chú sẽ mua.” Tôi hứa với con bé như thế. Con bé tíu tít cảm ơn. Và tôi đọc được trong ánh mắt trẻ thơ sự biết ơn ấm áp.
Nhưng đường về người hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi lối khác. Từ đó tôi mang cảm giác của kẻ thất hứa. Và trong đầu luôn chập chờn ý nghĩ không biết cô bé ấy bây giờ ra sao. Cuộc sống của em có bình yên? Em có được đi học, được sống trọn phần đời làm đứa con ngoan, làm cô chị đảm đang, làm cô em gái nhỏ ngoan hiền, làm một người tình dễ thương, làm một người vợ đáng mến, rồi làm mẹ của những đứa con ngoan. Hay đời em đã dạt về hướng khác. Cái hướng tối đen của đường hầm thân phận.
Bạn thân mến, những ngày đầu Năm Mới dương lịch, nếu bạn có chút thời gian, mời bạn đọc tiếp về những vực đời vô cùng khắt khe mà tôi cứ sợ cô bé tôi gặp ở Cố Đô bán những cuốn sách về các vua triều Nguyễn – rơi xuống. Câu chuyện được kể bởi một người viết khác.
Mời bạn!
Tôi gặp các bạn trong một quán nhỏ tại Đài Loan. Quán không mang tên là quán chửi nhưng rộn ràng cả quán là những tiếng chửi thề. Giọng chửi Long An, Cần Thơ, Rạch Giá của miền Tây hiền hoà sang đến Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình khô cằn sỏi đá. Và toàn là giọng nữ.
Họ là những cô dâu, ô sin, lao động chính thức, lao động chui, lao động bằng tay chân, lao động bằng thể xác. Những thiếu nữ 16 cho đến ngoài 30 đã làm nên một tầng lớp người Việt Nam lạ lẫm ở xứ người: những nô lệ của thời đại mới.
Nếu bạn muốn tìm kiếm một thiếu nữ đoan trang, thuỳ mị để ăn khớp với hình ảnh một con người đầy thương xót trong lòng bạn, bạn sẽ thất vọng. Đây là những con người sinh ra và lớn lên trong cái máy nghiền nát tâm hồn của cộng sản. Và những cay đắng, tủi nhục giày xéo thêm lên cuộc sống của họ ở xứ người đã biến họ thành những con người chai đá, bất cần và nổi loạn. Ở họ, từ những tiếng chửi thề rổn rảng, đã toát lên thái độ sống của 2 câu thơ từ một nhà thơ mà tôi không biết tên:
“Chuyến tôi đi xe đò đứt thắng
Đ. mẹ đời đ. má tương lai…”
Những con số lạnh lùng:
Năm 2017, trên 134.000 món hàng người được xuất khẩu, vượt kế hoạch 28,3%. Năm 2018, 142.000, vượt 30% so với kế hoạch. 6 tháng đầu năm 2019, gần 67.000, đạt 55,82% kế hoạch nguyên năm. Tính chung từ năm 2006 đến nay, đảng và nhà nước CSVN đã xuất khẩu hơn 1 triệu món hàng bằng xương bằng thịt được dán nhãn “lao động made in Vietnam.”
Đây là những con số chính thức do Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội Nguyễn Thị Hà báo cáo tại Hội nghị truyền thông về xuất khẩu lao động vào đầu tháng 10/2019.
Hơn 1 triệu người. Mỗi người đóng ít nhất USD 5000 thì chính sách “Xuất khẩu lao động là thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương” đem về cho công ty buôn dân có trụ sở chính ở Ba Đình là 5 tỷ đô la. Chừng đó người sau đó gửi tiền về nước, con số cũng lên đến cả hàng chục tỷ đô trong hơn 1 thập niên qua.
Trong con số 1 triệu người đó không có những người đi chui, những xác người bị chết trên xe hàng, xe tải, chết bờ chết bụi trong rừng, chết không còn nội tạng bên Tàu, chết những vẫn còn thở trong các ổ chứa mà không ai biết, không bao giờ có được con số thống kê chính thức.
Tổng cộng là bao nhiêu người? 1 triệu hay 2 triệu hay…
Tổng cộng là bao nhiêu tiền? 10 tỷ, 100 tỷ hay…
Chỉ biết là rất nhiều, rất vĩ đại, rất hoành tráng để xuất khẩu con người phải là đại chính sách, là nhiệm vụ chính trị của chế độ.
Những con người đa dạng:
Những người bạn trong quán “chửi” ở Đài có người nằm trong con số một triệu của bà thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh & Xã hội. Có người không. Nếu bạn chỉ gặp họ trong một khoảnh khắc, bạn sẽ lắc đầu ngao ngán và gắn cho họ là phường hư đốn, thô tục đến cực kỳ.
Bạn cũng có thể “gặp” những người khác trên các bản tin, bài viết về những người Việt ăn cắp, đĩ điếm, buôn lậu, hành nghề phi pháp ở xứ người và xem đó là nhục quốc thể.
Những chuyện đó, những con người đó là có thật.
Nhưng không phải tất cả một triệu người. Tôi không thể nói được có bao nhiêu con sâu trong nồi canh Việt Nam tha phương cầu thực ở xứ người vì tôi không là nhà thống kê. Từ những người được gặp và qua họ, tôi biết rất nhiều và rất nhiều những con người Việt Nam chỉ biết đem mồ hôi và nước mắt của mình đổ ra ở xứ người, ngày đêm âm thầm chăm chỉ cày bừa, cắn răng chịu đựng để nuôi dưỡng ước mơ của mình và cho gia đình họ còn ở lại bên kia “thiên đàng cộng sản.”
Một con người và một giấc mơ.
Tối về trong căn nhà trọ, không còn là những con số, không còn là những bản tin. Trước mặt tôi là những con người. Các bạn nhỏ đã cởi bỏ mặt nạ ban ngày và mở lòng tâm sự.
Trước mặt tôi là cô gái Long An hiền như lúa, người phụ nữ Nghệ An chân chất đồng ruộng và những con người Việt Nam nghèo xơ xác. Nhưng có một thứ thì họ rất giàu: Ước Mơ. Tôi không tìm thấy ở họ hình ảnh đứa cháu ngoan bác Hồ như một bạn thú nhận, một đoàn viên đoàn thanh niên Hồ Chí Minh một thời hung hăng khắp trường khắp xóm, hay một tín đồ Công giáo thuần thành bây giờ chửi thề ngọt như mía.
Ở họ tôi chỉ thấy một điều tha thiết duy nhất: Ước Mơ.
Để đạt được ước mơ, mỗi người bạn nhỏ đã đánh mất rất nhiều thứ. Gia đình, người yêu, phẩm giá và ngay cả trinh tiết. Cuộc đời có thể lên án họ nhưng họ chỉ phải bị mất phẩm giá của mình chứ không đi chà đạp nhân phẩm người khác, họ bị cướp đi trinh tiết của mình nhưng không hề đi cưỡng đoạt trinh tiết của người khác. Họ mất rất nhiều chỉ để mong tìm được điểm đến sau cùng của ước mơ.
Ước mơ của họ, một con người của họ gom lại làm nên con số một triệu món hàng người xuất khẩu của chế độ.
Cuộc đời này xin cám ơn nhau.
Trước mặt tôi là một cô gái mới 17 tuổi. Trên giấy tờ em phải khai là 18 khi em chỉ tròn 16 lúc còn ở Việt Nam để “được” làm “cô dâu Đài Loan”. Mọi câu hỏi như tại sao em ra đi, những phán đoán vì sao em ra nông nổi này, sao bây giờ em đi làm gái bán thân… đều vô nghĩa trước dáng người bó gối, co rút và khuôn mặt đẫm nước mắt của em.
Trước mặt tôi là một người Việt Nam.
Không! Hơn thế nữa. Trước mặt tôi phảng phất hình ảnh của con gái mình – lúc ấy con gái tôi mới 13. Tôi nhớ đến giây phút con gái cất tiếng khóc chào đời và nghĩ đến cha mẹ của em. Chắc chắn cha mẹ em khi ôm con vào lòng không bao giờ nghĩ có ngày con gái mình 16 tuổi phải bôn ba xứ người lấy chồng già Đài Loan, 17 tuổi bỏ trốn và đi làm gái. Và tôi, nếu vì định mệnh vẫn sống tại một nơi nào đó ở Tây Ninh, Rạch Giá hay Nghệ An, Hà Tĩnh thì có gì bảo đảm đứa con gái thương yêu của mình sẽ không cùng số phận với em nhỏ này, với những em nhỏ mà tôi đã gặp ở Chung Li, Svay Pak, Siem Reap…? Có gì bảo đảm rằng con gái của tôi sẽ không ban ngày chửi nát cuộc đời và ban đêm khóc nát lòng mình?
Từ người con gái 17 tuổi và buổi tối nhiều nước mắt ấy, tôi đã tự nhận ra rằng những điều về lý tưởng, về lòng ái quốc, về lịch sử ngàn năm, về con đường yêu nước trong tôi từ trước chợt trở nên mơ hồ và dường như vô nghĩa. Từ những con-người-có-thật này, từ cô gái ban ngày chửi thề ban đêm khóc thầm này, tôi nhận ra và biết rõ mình sẽ làm gì trong nửa đời sau. Họ là những người mà tôi phải cám ơn. Cuộc đời cay đắng và nhiều khi còn bị phê phán của họ lại chính là nguồn cơn và động lực giúp tôi biết sống một cuộc đời có ý nghĩa.
Đêm nay.
Con của Mẹ 18
ngồi bán mực nướng ở quán bia Xiêm Rệp
lẽo đẽo trước tiệm uốn tóc làng Việt Nam – Svay Pak mời khách mua dâm
mặc váy ngắn đứng bán trầu
trong những lồng kính đèn màu đêm Taoyuan.
co mình nằm dưới người đàn ông không răng
ở con hẻm Chung Li.
Đêm nay.
những đứa con của Mẹ,
tuổi con gái không chồng,
ôm mơ ước về những đứa con đừng bao giờ có để không bao giờ chết
như đời Mẹ đang chết bây giờ…
Bạn thân mến, đó là bài viết mà tôi tình cờ đọc được của tác giả Vũ Đông Hà. Tựa đề: Thân Phận Con Người. Tác giả viết ngày 31 tháng Mười 2019, nghĩa là chỉ mới đây thôi. Bài viết quá đầy đủ, xin được chia sẻ với bạn khi khắp nơi trên thế giới, nhân loại bước sang năm mới 2020 với đầy tin yêu và hy vọng thì ở một nơi có tên Việt Nam, bóng tối vẫn phủ kín, cho dù những kẻ ngồi trên đầu trên cổ người dân có huyênh hoang câu thần chú rằng Thế Giới âm u, Việt Nam rực sáng thì cũng chẳng phép màu nào che giấu được cái điều có tên là sự thật.
Và tôi xin phép gửi đến cô bé bán sách năm xưa lời cầu chúc cho em có được một cuộc sống bình yên.
Khúc An

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.117 giây.