logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 19/01/2020 lúc 12:59:13(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chuyện chuột trong dân gian và trong kinh Phật

Nói đến Chuột là một chuyện khó nhất trên đời vì chuột tuy là một con vật nhỏ bé nhưng nói đến chú ta thì ai cũng sợ, nhất là các bà, các cô. Ký tôi cũng không ngoại lệ, từ thuở bé cho đến khi già, không trông thấy mà chỉ cần nghe tiếng chuột kêu “chít chít” là đã co rúm người lại rồi. Bây giờ lại phải viết chuyện chuột, giời ạ! Cầm bút mà tay cũng “gung gung” rồi. Nhưng biết làm sao bây giờ, xuân thu nhị kỳ, không viết thì độc giả lại mắng sao lười thế, sao nhát thế, con chuột nó bé tí thì làm gì được mình mà cũng sợ?
Cho nên, quyết không sợ nó, viết xong bài trả nợ quỉ thần rồi thì sẽ… sợ tiếp, không muộn!
CHUỘT TRONG VĂN HỌC DÂN GIAN
Trong văn học dân gian cũng như ngoài đời, con chuột là biểu tượng của những điều đáng ghét và không tốt đẹp gì. Chú ta được gán cho những gì xấu xa nhất. Anh nào lười tắm thì bị mắng là hôi như chuột chù, đai ét quá cho giống người mẫu thì bà con bảo mặt choắt như mặt chuột, trong nhà rủi mà mất thứ gì cũng đổ thừa bị chuột tha đi, quần áo bị hư rách cũng đổ cho chuột gặm… Tóm lại, trong văn hóa dân gian, có bao nhiêu câu thành ngữ, ca dao về chuột thì có bấy nhiêu lời phê phán, giễu cợt, chê trách. Chuột là loài vật gây ra nhiều thiệt hại cho con người, làm hại mùa màng, gieo rắc bệnh tật.
Chuột có dáng nhỏ bé, loắt choắt, lúc nào cũng len lét, láo liêng, hôi hám bẩn thỉu, cắn phá mùa màng, áo quần, đồ đạc, nên người ta thường dùng hình tượng của chuột để chỉ hạng người xấu xa, ti tiện trong xã hội. Trong truyện Tam Quốc, Tư đồ Vương Doãn gọi bọn tướng sỹ ở đất Quan Đông là “Quan Đông thử tử”, nghĩa là “lũ chuột nhắt ở Quan Đông”, ý chỉ bọn người bất tài, không có gì đáng sợ.
Con chuột có thật sự đáng sợ, đáng ghét như thế không?
Ừm, phải coi lại nhé, ai dù xấu đến đâu cũng phải có điểm tốt đáng khen chứ. Bên cạnh những mặt không tốt, chuột cũng có những mặt tích cực chẳng hạn như sự thông minh, nhanh nhẹn, đôi lúc còn được xem là biểu hiệu của sự sung túc và thịnh vượng nữa. Người ta tin rằng đêm nghe tiếng chuột rúc là điềm báo sắp… trúng số! Chuột gắn liền với đời sống nông nghiệp, kiếm ăn trên những cánh đồng lúa bát ngàn. Chúng ăn rất nhiều, mỗi ngày có thể ăn 200g lúa hay hơn. Vào những năm mùa màng bội thu, chuột sinh sôi nảy nở cũng nhanh hơn. Nhà nông khi nghe tiếng chuột kêu chít chít ngoài đồng thì tin rằng năm đó mùa màng tốt. Nhiều gia đình còn bày tượng chuột theo phong thủy trong nhà để gia chủ có thêm tài lộc, phú quí.
Ngày xưa, khi Trời Đất còn hỗn độn, Ngọc Hoàng tuyên bố gọi các loài vật lên Thiên đình để chọn 12 con vật tiêu biểu cho 12 con giáp, thì chuột lanh lẹ nhất, đến sớm nhất, vì thế được Ngọc Hoàng cho đứng đầu danh sách, trước cả những con vật to lớn hơn như rồng, như cọp. Thế chẳng oai là gì?
Trong lãnh vực sinh học, hóa học, y dược học, Chuột cũng đóng góp không nhỏ khi phải làm “vật tế thần” cho các vị khoa học gia, y tế gia làm thí nghiệm đủ trò, thậm chí đôi khi chuột còn phải hy sinh cả sinh mạng, trước khi mang đến sự thành công thử nghiệm cho loài người. Bao nhiêu thuốc men chúng ta dùng ngày nay thì chuột đã phải xơi trước cả rồi, không bị gì thì mới đem ra cho chúng ta uống. Nên ta còn phải cám ơn chúng là đằng khác.
Những ví von về chuột
Trong cuộc sống hàng ngày, nếu chuột được coi là con vật luôn phá hoại, thì trong văn hóa, chuột lại “được việc” lắm. Người ta thường dùng chuột để nói lên những điều không thể nói thẳng ra được, dùng chuột để nói xiên nói xéo. Thí dụ như:
• Để chỉ những người hay bới móc điểm xấu của người khác mà quên đi cái xấu của chính mình, ca dao có câu:
Chuột chù chê khỉ răng hôi,
Khỉ toét miệng cười: “cả họ mày thơm?”
• Để chê trách những người tự cao tự đại, có câu ca dao rằng:
Mèo khen mèo dài đuôi,
Chuột khen chuột nhỏ dễ chui, dễ trèo.
• “Chuột sa chĩnh gạo” chỉ những kẻ may mắn, ngẫu nhiên mà được điều tốt đẹp, không tốn công tốn sức gì.
• “Cháy nhà ra mặt chuột”, chỉ những kẻ làm việc ám muội, khi xảy ra biến cố mới phát hiện kẻ phá hoại, ném đá dấu tay.
• Những kẻ không đọ sức mình, đòi hỏi những điều không xứng đáng được hưởng thì ca dao chê trách rằng:
Chim chích mà đậu cành sòi,
Chuột chù trong ống đòi soi gương Tàu
• Những người chậm chạp, lù đù thì người ta nói “lù rù như chuột chù phải khói”. Loài chuột rất tinh khôn nhanh như cắt, nhưng nếu hít phải khói thì cũng hết đường chạy, phải lù đà lù đù thôi.
• Những kẻ làm việc lén lút, ám muội thì được ví “thì thụt như chuột ngày”. Vì anh chàng chuột chỉ làm việc ban đêm thôi, ban ngày thì anh ta lấm la lấm lét, lủi trốn.
• Khi nói đến những việc làm liều lĩnh, nguy hiểm, người ta nói “chuột gặm chân mèo”. Mèo chuyên ăn thịt chuột, cho nên chuột gặp mèo là trốn chui trốn nhủi, thế mà dám gặm chân mèo thì quả là quá phiêu lưu rồi!
• Người Trung Hoa cũng có câu “sát nhất miêu cứu vạn thử”, giết một con mèo cứu vạn con chuột, ý nói trừ khử được một tên đứng đầu ác ôn, thì cứu được vạn dân lành.
• Để chê những người khó tính, hợm hĩnh, trưởng giả học làm sang, ca dao có câu:
Chuột chê xó bếp chẳng ăn,
Chó chê nhà dột sang nằm bụi tre.
• “Chuột chù lại có xạ hương” là câu nói để chỉ những kẻ bất tài nhưng lại hay khoe khoang, khoác loác.
• “Mắt dơi mày chuột” chỉ hạng người có tướng tá gian xảo, chỉ chờ chực làm chuyện xấu hại người khác.
• “Mèo già khóc chuột” chỉ hạng người đạo đức giả, chỉ chực ăn tươi nuốt sống người khác, mà làm ra bộ thương xót lắm.
• Những kẻ chỉ thích phô trương, nói những điều to tát, nhưng khi làm thì chẳng được việc gì, thật là “đầu voi đuôi chuột”.
Ôi thôi, nhiều lắm. Chuột đã là hình ảnh rất được phổ biến trong dân gian. Không có tình huống nào mà người ta không đem chuột ra để ví von, chế diễu.
Chuột trong hội họa
Chuột không chỉ xuất hiện trong thi ca, mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật, hội họa nữa, tiêu biểu là tranh Đông Hồ, mà bức tranh “Đám Cưới Chuột”, đã trở thành nổi tiếng từ hơn 500 năm nay. Trong đó, con chuột đã được nhân cách hóa trong một đám cưới rình rang, kèn trống tưng bừng, “Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã”. Trong đám cưới như vậy, nhưng con chuột vẫn không quên chuẩn bị cá, chim để cống nạp cho mèo, mong cho đám cưới được suông sẻ.
Hình ảnh chú mèo mập mạp, mặt mũi dữ tợn, nhưng vẫn đưa một chân trước ra để nhận lễ vật, đã nói lên một xã hội phong kiến thối nát, kẻ dưới luồn lọt, kẻ trên hống hách bòn rút của dân. Kẻ yếu hèn thì luôn luôn phải chịu bất công và thiệt thòi.
Trải qua thời gian, “Đám Cưới Chuột” vẫn là một trong những giá trị văn hóa được người đời gìn giữ và yêu thích, mang đậm nét dân tộc, nhưng chứa ẩn biết bao ẩn ý sâu xa sau nét vẽ linh động, trong đó hình ảnh chuột với mèo được thể hiện trong cùng một bức tranh, trong cùng một xã hội phong kiến, mang ý nghĩa sâu sắc về quan hệ giữa tầng lớp nông dân với tầng lớp thống trị trong xã hội cũ, tiêu biểu cho mối quan hệ ỷ mạnh hiếp yếu. Người ta mượn hình ảnh chuột để châm biếm chua cay, hài hước về một tệ nạn mà xã hội cần lên án và loại bỏ.
Trong phim ảnh, chuột cũng xuất hiện không ít. Hình ảnh chú chuột Mickey dễ thương, chú chuột Jerry thông minh, nhanh nhẹn trong các bộ phim hoạt hình đã làm say mê bao thiếu nhi trên thế giới. Thậm chí chúng còn xuất hiện trên mũ nón, áo chandail để bán cho trẻ con mặc.
Chuột trong văn hóa thế giới
Trong văn hóa thế giới chuột cũng là hình tượng được nhắc nhở. Ai trong chúng ta không quen thuộc với những bài ngụ ngôn của La Fontaine? Hình ảnh chuột được thể hiện qua những bài thơ như Hội đồng chuột, Mèo già và con Chuột nhắt, Con Sư tử và con Chuột, v.v… Ngày nay để chỉ những loại người chỉ biết bàn xuông, không đi đến kết quả gì người ta vẫn nói “chúng nó họp Hội đồng chuột”
John Steinbeck, nhà văn Mỹ đoạt giải Nobel văn học năm 1962, cũng nổi tiếng với tác phẩm “Của Chuột và Người” (Des souris et des hommes), tố cáo một cách sâu sắc những sự bất công, tàn bạo và bất nhân trong xã hội Mỹ lúc bấy giờ.
Albert Camus với tác phẩm “Bệnh Dịch” (La Peste), hoàn thành vào năm 1947. Bối cảnh là một thành phố biển của Pháp nằm ở phía bắc Algérie. Trong truyện, các nhân vật dĩ nhiên là các chú chuột bị bệnh và chết gieo rắc bệnh dịch hạch, những cảnh chôn người chết, đốt xác chết hết sức đáng sợ. Bên cạnh đó là những người như bác sỹ, y công, đã quên bản thân mình để cứu người khác, nhưng cũng chẳng đi đến đâu, bệnh tự đến tự đi, sức người không làm gì được. Truyện ra đời sau thế chiến thứ hai, có tính cách biểu tượng, cho người ta cái liên tưởng đến chủ nghĩa phát xít, lan tràn như bệnh dịch, nhưng cũng có thể nó ám chỉ bất cứ hình thức bạo lực nào đang đe dọa loài người và có thể đè nặng lên nhân loại trong tương lai.
Trở về với văn học Việt Nam ta, chuột cũng xuất hiện trong truyện “O Chuột” của Tô Hoài, với gã mèo mướp đã dành cả thời hoa niên của mình chỉ để lẩn quẩn đi o chuột nhắt, vì bọn này hay rúc rích trong xó bếp làm nhức tai mèo. Bắt xong không ăn, để nó rông mất, mèo lại khó chịu, bực dọc, hậm hực mà đi lùng bắt những con khác. Cứ thế, hy sinh cả tuổi hoa niên.
Hình ảnh chuột tại các quốc gia khác
Không riêng gì tại Việt Nam ta, hình ảnh chú chuột, từ khía cạnh xấu đến tốt, cũng được nhắc đến nhiều tại các quốc gia khác.
Người Thái Lan có câu chuyện thần thoại kể lại hai anh em được chuột báo hiệu về trận đại hồng thủy sắp xảy đến. Nhờ đó, hai người này đã thoát nạn nhờ nấp vào một chiếc thuyền mộc.
Người Indonesia vẫn mang ơn chuột vì họ vẫn tin vào việc chuột báo hiệu mùa nước lũ dâng cao, để dân chúng đắp đê phòng lũ hay di tản đi nơi khác an toàn hơn trong mùa lũ lụt.
Chuột góp mặt không ít trong các chuyện thần thoại về những người đi biển Đông Nam Á khi xưa, đến những quần đảo xa xôi giữa Thái Bình Dương, đắm mình trong những trận đại hồng thủy, những thần thoại tái sinh, bất tử, v.v…
Người Nhật cũng có truyện Chiếc Bánh Gạo mà ông lão nông dân làm rơi xuống hang. Ông lần xuống tìm chiếc bánh và phát giác ra một cộng đồng chuột sinh sống nơi đó. Chuột ăn xong bánh cám ơn và tặng cho ông lão nông dân một món bảo vật. Sau, ông lão trở nên giàu có.
Người Ấn Độ cũng có những ngôi đền dựng nhiều tượng chuột để thờ. Trong thần phả của đạo Hindu, chuột là vật cưỡi của thần Ganesha. Chuột được thờ trong đền thờ nữ thần Karni Mata ở Tây bắc Ấn Độ. Tại Nam Ấn, như người Tamil, vẫn ăn thịt chuột đồng.
Chuột cũng là món ăn khoái khẩu tại nhiều quốc gia như tại Polynesia và đảo Hawaii, Việt Nam, và tại Trung Hoa nữa. Người Ghana ở Tây Phi nuôi chuột trong vườn mía để cung cấp lượng thịt tươi đáng kể trong các phiên chợ. Trong khi đó thì người Do Thái có ghi trong quyển thứ ba của kinh Cựu Ước nghiêm cấm ăn thịt chuột. Người Hồi giáo thì coi chuột là thứ dơ bẩn, con người phải xa lánh chúng.
CHUYỆN CHUỘT TRONG THUYẾT NHÀ PHẬT
Trong kinh nhà Phật cũng có những chuyện ẩn dụ có hình ảnh chú chuột trong đó, thậm chí đức Phật cũng đã từng so sánh, phân loại người ta với bốn loài chuột. Phật giảng như sau:
“Này các Tỳ kheo, ở đời có bốn loại chuột:
1. Loại chuột đào hang nhưng không ở. Người cũng thế: có hạng người thuộc lòng các Pháp, nhưng không quán tri, không thực hành, khác gì giống chuột đào hang mà không ở. Đó là hạng người chỉ biết trau giồi kinh sách, lý luận mà không chịu ứng dụng, không chuyển hóa phiền não để có thể đạt an lạc và giải thoát khác gì chuột tốn công đào hang mà không chịu ở, nó sẽ bị lạnh và gặp nguy hiểm khi kẻ thù tấn công.
2. Loại chuột có ở nhưng không đào hang. Người cũng thế: có hạng người không học thuộc lòng các Pháp, nhưng vị ấy thật quán tri, biết đâu là khổ, biết đâu là con đường đưa đến diệt khổ. Thật đáng khen. Họ không học thuộc kinh điển nhưng lại áp dụng những lời dạy hay đẹp của các bậc thánh hiền, có thực tập, có thể chuyển hóa những phiền muộn, bất an, lo lắng và đạt được hạnh phúc trong cuộc sống.
3. Loại chuột không đào hang cũng không ở. Người cũng thế: có hạng người không học thuộc các Pháp, cũng không quán tri: đâu là khổ, đâu là con đường đưa đến diệt khổ. Họ không chịu học hỏi những điều hay lẽ phải, cũng không ứng dụng các điều hay này trong cuộc sống, họ sẽ thất bại trên đường đời và trên đường tu nữa. Khác gì người ngu ăn muối: khi người ngu ăn canh lạt lẽo, người bạn bèn thêm chút muối, ăn thấy ngon hẳn lên. Người ngu nghĩ: có chút muối mà đã ngon thế rồi, bèn bỏ cả hũ muối vào canh và ăn rồi sinh bệnh. Ta cười người ngu này, nhưng suy cho cùng nếu nhìn sâu, ta cũng thấy chính ta trong đó. Ta đi chùa nhưng chỉ đến chơi cho vui, gặp bạn bè tán gẫu, đến giờ thì xuống ăn cơm chay! Không thu thập được gì ở những điều Thầy giảng giải trên kia.
4. Loại chuột có đào hang, và có ở. Người cũng thế: có hạng người thuộc lòng các Pháp, và quán tri được đâu là khổ, đâu là con đường diệt khổ. Loại người này đáng khen biết bao. Không những thuộc những lời Phật dạy mà còn biết áp dụng cho cuộc sống ngày càng thăng hoa. Nhờ thuộc Kinh Pháp, họ còn có thể truyền dạy cho người khác cùng thực tập tùy theo căn cơ của người khác mà uyển chuyển truyền thụ.”
Trong kinh Hằng Thủy cũng có sự so sánh người với bốn hạng chuột như sau:
-Chuột sống trên mái nhà: như loại người tâm ý ngay thẳng, trì giới nghiêm túc, để đạt đạo quả A La Hán (bậc đạo quả cao nhất).
-Chuột sống trong nhà: như loại người trì giới tinh tấn, muốn được đạo Bích Chi Phật.
-Chuột ngoài đồng ruộng: như loại người trì giới học hỏi và hiểu rõ kinh pháp, có trí tuệ, tâm hồn thanh thoát muốn độ cả chúng sinh, muốn được thành Phật.
-Chuột sống trong nhà vệ sinh: không thể ra khỏi nơi đó, không biết thế giới bên ngoài còn nhiều lúa thóc, như hạng người mượn danh đệ tử Phật, nhưng lại do dự, không muốn học hỏi, tâm ý còn sợ không đắc đạo.
Trong Kinh, Luật, Luận của Phật giáo, đức Phật luôn dùng những ảnh dụ để diễn bày đạo lý, rất đa dạng và giàu có về hình ảnh, trong đó có rất nhiều đoạn, chuột được đem vào Kinh Phật.
Chuột ăn trộm sữa
Trong Kinh Xuất diệu, có chuyện con Chuột ăn trộm sữa mà chết như sau: Xưa có ông trưởng giả có chiếc bình đựng sữa, để trên gác, không đạy kỹ nên chuột chui vào bình, ngày đêm ăn sữa không muốn ra nữa. Thân thể chuột lớn dần và khi hết sữa thì chuột cũng trắng như sữa và không chui ra khỏi bình được nữa. Ngày kia, có người đến mua sữa, trưởng giả đem bình xuống, tưởng là sữa đã đông nên đặt lên bếp đun. Chuột chết, thân thể tan chảy ra thành sữa. Khi ông đổ sữa ra được nửa bình thì thấy xương cốt chú chuột ở dưới đáy bình. Trưởng giả hiểu chuyện và nghĩ những người phóng dật, tạo nhiều tội lỗi, tham lam, thì cũng như vậy.
Chuột cứu vua Tì Xá Li
Trong một Kinh khác là Kinh Luật Dị Tướng lại kể chuyện Chuột cứu vua Tì Xá Li như sau: con chuột này có tên là Ca-Lan-Đà, là một con chuột núi. Một hôm vua Tì Xá Li dẫn các cung tần mỹ nữ đi dạo núi, mệt, vua nằm ngủ say dưới một gốc cây. Các cung tần vui đùa chạy chơi tứ phía. Lúc ấy có một con rắn độc từ trong hang dưới gốc cây, ngửi thấy mùi rượu, liền ra khỏi hang muốn cắn vua. Chú chuột Ca-Lan-Đà từ trên cây phóng xuống kêu chít chít đánh thức vua dậy. Con rắn liền lùi lại, vua nhìn thấy con rắn to lớn thì hết sức kinh sợ, gọi tùy tùng và cung tần đến cứu. Khi quay lại thì chuột đã biến đi mất đàng nào rồi. Vua nghĩ: ta còn sống là nhờ ơn chú chuột. Bèn ra lệnh cho dân làng ngay đó rằng: “Từ nay về sau bổng lộc của ta sẽ trả lại cho dân chúng để cung cấp cho chuột”. Từ đó, làng lấy tên chú chuột, gọi là làng Ca-Lan-Đà. Câu chuyện này cho thấy loài chuột không hẳn là một loài vật chỉ biết làm hại người đời. Cũng nói lên tấm lòng biết tri ân của vị quân vương.
Người thổi sáo thành Hamelin
Chẳng bù với chuyện vô ơn và bị trả thù như trong câu chuyện sau đây:
Vào năm 1284 xảy ra sự tàn phá dữ dội của chuột ở Hamelin, thời đó vốn là một cảng phồn vinh ở sông Weser, vùng Saxony hạ, Đức. Mỗi ngày, những sà lan đầy bắp và lúa cập cảng và nhập hàng vào các nhà máy. Từ đây, chúng biến thành bánh mì và bánh ngọt, được phân phối đến các cửa hàng phục vụ nhu cầu của cư dân.
Tuy nhiên, những mặt hàng này cũng quyến rũ loài chuột, chúng tìm đến các kho chứa ngô, lúa mì, tấn công các cửa hàng bánh và để lại loài bọ chét ở khắp mọi nơi. Cuộc sống ở Hamelin trở thành cơn ác mộng đối với người dân nơi đây. Tuyệt vọng vì không tìm ra được giải pháp nào để diệt chuột, ông thị trưởng công bố cái giá một ngàn đồng guilder vàng cho ai đuổi được lũ chuột ăn hại ra khỏi Hamelin.
Ngay ngày hôm sau, một thanh niên lạ mặt trong bộ y phục màu sắc sặc sỡ đến thành phố. Anh ta tuyên bố mình là một người bắt chuột và hứa sẽ quét sạch lũ ăn hại này ra khỏi thị trấn để lãnh thưởng. “Pied Piper” sau đó lấy một ống sáo nhỏ ra khỏi túi và bắt đầu chơi một điệu nhạc du dương. Và trước sự chứng kiến đầy kinh ngạc của người dân thị trấn, hàng ngàn con chuột lũ lượt kéo ra khỏi các ngôi nhà, kho hàng, các lò bánh và bắt đầu theo sau người thổi sáo. Vẫn chơi sáo say mê, Pied Piper dẫn bầy chuột như đang bị thôi miên ra khỏi thị trấn và đến sông Wesrer, tại đây chúng phóng từng con một xuống nước và chết chìm.
Khi Pied Piper quay trở lại quảng trường của thị trấn để nhận thưởng, thị trưởng chỉ mỉm cười và đưa cho anh chỉ 50 đồng guilder. Tức giận, Pied Piper ra khỏi thị trấn và nguyền sẽ trả thù sự bội ước này.
Vài ngày sau đó là ngày lễ thánh John và Paul, và trong khi những người lớn đang ở nhà thờ, người thổi sáo quay trở lại, mặc trang phục toàn màu đỏ và thổi một ống sáo khác. Lần này không có chuột nhà hay chuột đồng nào cả nhưng trẻ em trong thành phố đều chạy đến và nhảy múa với anh ta. Ngày càng nhiều đứa trẻ ra khỏi nhà hợp thành từng đàn theo anh vào núi rồi tất cả cùng biến mất. Chỉ có một đứa bị què chân không theo kịp đoàn, một đứa bị điếc không nghe tiếng sáo và một đứa mù còn ở lại thị trấn. Tổng cộng có 130 đứa trẻ bị mất tích trong ngày đó.
Than ôi! Chỉ vì sự bội ước của người lãnh đạo mà gây ra thảm họa cho biết bao gia đình bị mất con.
Ba con chuột ăn cắp mỡ
Một câu chuyện khác về chuột nói lên sự đoàn kết cần có trong một tập thể. Một học giả người Nhật, Ryunosuke Satoro, đã nói: “Riêng rẽ, mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước. Cùng nhau, chúng ta là một đại dương”.
Tiểu thuyết gia người Mỹ, bà Louisa May Alcott (1832-1888) cũng đã nói “phải hai hòn đá mới đánh được lửa” để nói lên một chân lý hợp quần nên sức mạnh, một cây làm chẳng nên non.
Câu chuyện về 3 chú chuột sau đây cũng cho chúng ta thấy ngụ ý đó: khi chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mà quên đi tập thể, làm những việc tư lợi ích kỷ, thì kẻ đó sẽ bị cô lập và bị loại bỏ. Những người không muốn giúp đỡ ai thì cũng như chiếc gương phản chiếu lại, họ cũng sẽ không được ai giúp đỡ. Cho nên giúp người chính là giúp ta.
Câu chuyện như sau: ngày kia 3 chú chuột vào bếp lục thức ăn và khám phá ra một chum mỡ béo ngậy. Khổ nỗi, mỡ lại nằm tít dưới đáy chum. Con đầu đàn nghĩ ra kế hay:
– Ba chúng ta nắm đuôi nhau làm thành chiếc thang đu xuống đáy chum, thay phiên nhau ăn mỡ.
Hai con kia đều tán thành sáng kiến đó. Con chuột đầu đàn được đu xuống ăn đầu tiên. Nó nghĩ:
– Mỡ ít quá, mà phải chia cho 2 con kia thì còn gì, thôi ta cứ chén no nê đã.
Nó không biết rằng cả hai con kia cũng có ý nghĩ như thế. Con thứ nhì nghĩ:
– Mỡ thì ít mà con kia xuống trước ăn hết thì mình làm không công cho nó ăn hết à. Chi bằng ta thả nó ra rồi ta cũng nhảy xuống, may ra còn được ăn.
Con thứ ba cũng không ngoại lệ, nó cũng nghĩ thế, và cả hai con đều buông tay thả hai con còn lại và… úm ba la, cả ba đều nhảy xuống tranh nhau ăn cho đã thèm. Khi no say rồi, cả ba mới chợt nhận ra rằng cả toàn thân chúng đều trơn trợt vì mỡ. Chum thì sâu, không sao thoát ra được, cuối cùng cả bọn nhao nhao lên và chết trong chum mỡ.
Cháy nhà ra mặt chuột
Câu chuyện sau đây cũng không kém phần thú vị, châm chọc những kẻ bất tài, nhờ thủ đoạn hay một may mắn nào đó mà được ngồi vào chức vị được mọi người xum xoe xu nịnh, thì tưởng rằng mình tài giỏi, cao quý lắm, chẳng khác nào con chuột này:
Có chú chuột trong chùa bị mèo đuổi, chạy trốn chui vào tượng Phật, làm ổ ở đó. Chú rất vui, vì ấm áp, no đủ với biết bao đồ lễ vật do Phật tử dâng cúng, ngày ngày no nê lại được mọi người vái lạy. Chú nghĩ:
– Bây giờ ta mới biết là mình oai đến thế, loài người còn phải lạy ta. Tại sao xưa nay ta cứ phải sợ con mèo nhỉ?
Lâu ngày, được mọi người thành kính dâng hương, cúng dường, chú cũng tự cho mình tôn quý như Phật. Một hôm, nhân ngày lễ lớn, mọi người thắp hương nhiều sơ ý hương bùng cháy. Bị nóng và bị khói, chú chuột phải bò ra, bị con mèo vồ được. Chú ta kêu:
– Ê mèo! Ngươi phải quỳ xuống lạy rồi đem thức ăn cho ta. Ta là Phật đấy!
Mèo cười ha hả:
– Đồ ngu! Những người bái lạy ngươi là vì vị trí mà người chiếm đoạt, là vì thân phận mà ngươi ngụy tạo, chứ nào phải vì bản thân ngươi cao quý gì đâu. Giờ thì ngươi tới số rồi, con chuột ngu ngốc kia! (Trích sưu tầm của nhà thơ Đặng Vương Hưng).
Chuột lạy Phật
Thế nhưng, cũng có những con vật khác, có thể do một duyên tiền định nào đó, nay cũng biết thành khẩn chắp tay lạy Phật. Như chuyện chú chó Conan, tại thiền đường Shuri Kannondo, Nhật Bản, hàng ngày cùng chắp hai chân trước vái lạy cùng với Thầy trước bàn thờ Phật.
Năm 2013, tại Thiền viện Giác Tâm, tỉnh Quảng Ninh, xuất hiện 1 chú chuột nhắt chạy vào sân chùa, đứng thẳng người trên hai chân sau, hướng mặt vào cửa chùa chắp tay vái lạy Phật lia lịa. Người ta để quả táo bên cạnh, chú cũng không màng, cứ tiếp tục vái lạy. Không nhìn thấy thì khó tin, nhưng chính Ký tôi đã xem đoạn video clip ấy và vô cùng ngạc nhiên. Bạn nào tò mò muốn xem xin vào link dưới đây:
Chuột tinh trong truyện Tây Du Ký
Trong truyện Tây Du Ký cũng kể vài chuyện về chuột khi Thầy Đường Tam Tạng cùng ba đệ tử trên đường sang Tây Trúc thỉnh kinh.
• Đầu tiên là con Hoàng Phong Quái, là một con chuột đắc đạo ở Linh Sơn, do uống được dầu trong chén lưu ly của Phật mà thành tinh xuống trần. Nó đã thổi trận Tam Muội thần phong làm mù mắt Tôn Ngộ Không. Cuối cùng, Ngộ không phải nhờ tới hộ pháp Già Lam chữa mắt và nhờ Linh Cát Bồ tát thu phục con chuột yêu quái.
• Một lần khác mấy thầy trò Đường Tăng trên đường đi qua một khu rừng nghe tiếng kêu cứu của một cô gái, bị treo trên cây. Đường Tăng sai đệ tử hỏi thì cô gái nói đi kiếm củi về gặp kẻ xấu treo lên cây. Lúc đó, Tôn Ngộ Không đã dùng cặp mắt thần thông của mình nhận ra cô gái là yêu tinh nên bảo Thầy bỏ đi ngay. Cô gái lại kêu la thảm thiết hơn trước. Với lòng từ tâm, Đường Tăng không thể bỏ người mắc nạn nên kêu đệ tử quay đầu lại. Ngộ Không can:
– Trên đường đi, Thầy đã mắc nạn vì yêu tinh bao nhiêu lần, lần nào đệ tử cũng phải trầy vi tróc vẩy mới cứu được thầy, nay sao lại không nghe con?
Đường Tăng nhất định sai đệ tử cứu cô gái rồi tất cả tiếp tục đến 1 ngôi chùa xin tạm trú qua đêm. Đêm đó, cô gái, do con chuột tinh hóa thành, đã ăn thịt sáu chú tiểu trong chùa, và sửa soạn ăn thịt Đường Tăng, để được trường sanh bất tử.
Đường Tăng có bị ăn thịt không? Để bạn đọc tự trả lời nhé.
Câu chuyện này nói lên lòng trung thành hết mực của Tôn Ngộ Không với Thầy của mình là Đường Tam Tạng. Hai lần chú trái ý thầy bị đuổi đi, buồn rầu. Nhưng rồi mỗi khi thầy gặp nạn, dù xa xôi đến đâu chú cũng quay về cứu. Câu chuyện cũng có một ngụ ý về lòng Nhân Từ phải đi đôi với Trí Tuệ. Không thể chỉ dùng lòng nhân từ của đàn bà!
Chuyện phiếm về Chó – Mèo – Chuột
Để chấm dứt bài sưu tầm về chuột, Ký tôi xin kể cho độc giả một chuyện phiếm, cũng sưu tầm được, để vui vui đôi chút trong ngày đầu xuân, với lời chúc quí độc giả được vui suốt năm mới sắp tới.
Đó là chuyện ba chú Chó, Mèo, Chuột cùng sống trong một gia đình giàu có, sang trọng. Một hôm chủ đi vắng, cả ba ngồi tán dóc:
Chó: Tớ hay được đi du lịch với chủ, họ tốt với tớ, đi đâu ăn gì cũng cho tớ ăn, họ xem tớ là hình ảnh đẳng cấp của họ, như trên xi cà la ma í, mấy ông Tây bà Đầm ôm chó nựng nịu. Nhưng khổ nỗi, khẩu vị của tớ cũng chỉ quanh quẩn với mấy cục xương người ta quăng xuống đất thôi, không thích ăn trên bàn với bát vàng đĩa bạc.
Mèo: Biệt thự này tuy là của ông bà chủ, nhưng tớ muốn ra vào đâu cũng được, ăn uống cao lương mỹ vị chẳng thiếu gì. Chẳng ai dám to tiếng với tớ. Tớ đã là biểu hiệu an lạc của họ. Chẳng cần biết họ hiểu họ, chỉ cần không suy tư, không bày tỏ chính kiến là họ hài lòng rồi, họ thực sự cần điều này sau bao đắng cay ngoài đời.
Chuột: Tớ thì không được huy hoàng như hai cậu, nhưng tớ an phận trong cái ổ sâu dưới nền nhà. Tớ khéo tránh không làm mất thể diện của họ. Họ cũng không hẳn là ghét tớ và cũng không bao giờ đuổi bắt tớ, vì họ sợ “ném chuột bể đồ quý”. Mà ở đây thì cái gì mà chẳng quý chứ? Do đó tớ luôn được an toàn.
Chó: Tớ còn được hãng phim Mỹ mời sang đóng phim nữa cơ. Ông bà chủ rất thích ý tưởng này, coi như cơ hội để đời để được xuất hiện trên phim trong vai trò Chủ cao cả, Chó anh hùng. Nhưng khi phải nghiên cứu kịch bản thì họ không nhập vai được, thở dài thườn thượt nhìn tớ như tớ là thủ phạm vậy!
Mèo: Tớ thì cuối tuần nào cũng được đi nghe nhạc với ông bà chủ, từ nhạc lên đồng đến nhạc giao hưởng Tây phương. Nghệ sỹ thay phiên nhau vuốt ve tớ, tớ cũng ngao ngao cộng hưởng với họ, đúng như ý họ muốn.
Chuột: Hai bạn thì đã được vinh dự kề cận chủ nhân rồi. Giống chuột nhà tớ thì cũng đã được vinh dự lên phim Mỹ, nhưng tớ không có bệnh tham sân si, biết thân biết phận. Tớ dặn con cháu phải biết sợ chủ, không cắn tranh ảnh, nhạc, tác phẩm mỹ thuật, văn hóa của chủ. Phải biết khẽ khàng đi nhặt nhạnh những đồ do con của chủ làm rơi vãi ra. Như hôm vừa rồi nhà có party í, bà chủ hát đến đoạn cao quá bà lên không nổi, bọn tớ hòa vào, thiên hạ vỗ tay bốp bốp. Đến chỗ bà quên lời, tớ nhanh tay làm đổ cốc rượu tung tóe ra sàn để bà í có cớ mà ngừng, không bị mất mặt.
Đến đó, ngoài cổng nhà có tiếng còi xe bíp bíp. Chó lao ra vẫy đuôi liếm tay bà chủ. Mèo yểu điệu nhẹ nhàng lên sofa nằm nhắm mắt chờ. Chuột lao nhanh vào bếp cắp miếng fromage to chạy biến vào hang.
Hải Phong

Sửa bởi người viết 19/01/2020 lúc 01:01:19(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

phai  
#2 Đã gửi : 19/01/2020 lúc 01:05:18(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Năm Tý nói chuyện chuột

Năm 2020 là năm Canh Tý. Canh đứng hạng thứ 7 trong thập can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý) có nghĩa là sửa đổi; thay thế; bồi dưỡng; đền bù. Thực tế chữ CANH rất rộng nghĩa có tốt cũng có xấu. Ở đây chúng ta chỉ bàn về chuyện Chuột mà thôi.
VÀI NÉT TỔNG QUÁT VỀ CHUỘT
Chuột được gọi một cách văn vẻ là Thử. Đó là loài gậm nhấm có xương sống, máu đỏ, sinh con. Tên khoa học của chuột là Mus musculus thuộc gia đình Muridae. Tên gọi thông thường của chuột là:
Quốc gia Tên gọi
Việt Nam Chuột; Thử (Hán Việt)
Anh Rat; Mouse (chuột nhà)
Pháp Rat; Souris
Trung Hoa Shu (âm thành Thử)
Nhật Bản Nezumi (chuột lắc), Sozoku (chuột lớn)
Chuột được tìm thấy khắp nơi trên thế giới ngoại trừ Nam Băng Châu. Ngay cả Greenland và Iceland là những vùng băng giá quanh năm cũng có chuột sinh sống. Chuột là loài ăn tạp. Chúng ăn khoai củ, lúa thóc, thảo mộc, thịt, cá và các sinh vật nhỏ khác.
Chuột kiếm ăn ban đêm nhưng thị giác của chuột lại kém. Bù lại thính giác của chuột rất tinh. Khứu giác của chuột rất tốt. Người ta dùng chuột để khám phá bải mìn, bịnh tật của loài người hay thử nghiệm thuốc. Chuột có thể nghe những tiếng động nhẹ cách xa 10-15m dễ dàng. Chuột có 4 chân. Hai chân sau to lớn và mạnh nên chạy và phóng nhảy rất nahnh. Nên mới có nhóm chữ nhanh như chuột lắc.
Trong các loài động vật chuột và thỏ nổi tiếng về khả năng sinh sản. Một con chuột mới sinh được 2 hay 3 tháng tuổi bắt đầu yêu đương, mang thai và sinh con. Một con chuột cái có thể có từ 24 đến 72 con chuột trong một năm. Ở Mỹ Châu có lộc thử (deer mouse) mang tên khoa học Peromyscus maniculatus thuộc gia đình Cricetidae sinh 14 lứa trong một năm! Chuột cái vừa sinh đã quan hệ tình dục với chuột đực và mang thai trong vòng 24 giờ đồng hồ sau. Ba mươi (30) ngày sau có thêm một bầy con khác. Mỗi lứa có từ 4 đến 12 con chuột con. Tuổi thọ trung bình của chuột xê dịch từ 1 đến 3 năm.
Chuột là loài gậm nhấm phá hại loài người rất nhiều. Đại cương ta có:
– Chuột nhà nhỏ con nhưng phá hại đồ đạc và gây nhiễm độc cho thức ăn trong nhà đáng kể. Ở các nước Âu-Mỹ chuột nóc nhà Rattus Rattus thường gây cúp điện hay hoả hoạn vì cắn phá các đường dây điện trong nhà.
– Chuột đồng to lớn, sống trong hang và phá hoại mùa màng. Mỗi con chuột ăn tối thiểu 10 kí lô hoa màu trong năm. Một gia đình chuột 200 con, ăn 2000 kí lô hoa màu trong năm. Chuột đồng Bắc Mỹ gọi là Voles mang tên khoa học Myodes gladiolus thuộc gia đình Cricetidae sinh sản rất mạnh: 10-12 lứa/năm. Chuột Voles đực theo chế độ độc thê. Các chuột đực giúp chuột cái chăm sóc chuột con khi mới sinh.
– Chuột cống là chuột thành phố, to lớn nhưng trông nghèo nàn và bẩn thỉu vì sống dưới cống hôi thối và ẩm ướt. Tên khoa học của chuột cống là Rattus norvegicus thuộc gia đình Muridae. Chuột cống là chuột thành phố. Chúng mang bệnh cho loài người không ít.
– Chuột chù hay chuột xạ là chuột có mỏ nhọn, mất gần như mù. Loại chuột này tên khoa học Sorox palutris thuộc gia đình Soricidae. Chuột toát mùi xạ khó chịu. Nước miếng chuột xạ có độc chất soricidin được dùng làm thuốc trị cao huyết áp, nhức đầu. Chuột xạ lội và lặn dưới nước rất giỏi nên người Anh gọi chuột xạ là water shrew. Người Việt Nam không thích nhưng không ghét chuột xạ. Người ta tin rằng chuột xạ kêu thì sẽ có khách đến nhà.
– Chuột bạch hay chuột Tàu là thân thuộc sang trọng trong đại gia đình Thử tộc. Người ta nuôi chuột bạch trong nhà để biểu diễn trong các chiếc đu trong chuồng. Chuột bạch cũng được dùng trong các phòng thí nghiệm.
– Chuột rắn (Zebra mouse) trong sa mạc Sahara mang tên khoa học Lemniscomys barbarous thuộc gia đình Muridae ăn trái cây và sống trên cây như nhen, sóc chớ không sống trong hang hay cống rãnh.
– Bọ có hình dáng như chuột nhưng mập và có bộ lông rất đẹp. Tên khoa học của bọ là Cavia porcellus thuộc gia đình Cavidae. Người ta dùng bọ (Cobaye) trong phòng thí nghiệm để thử thuốc, chẩn đoán bệnh tiểu đường, ho lao, bệnh scurvy vì thiếu sinh tố C, rối loạn khi mang thai…
CHUỘT VÀ LOÀI NGƯỜI
Chuột phá hại hoa màu của loài người vì sự sinh tồn.
Loài người ghét và tìm cách diệt chuột cũng vì sự sinh tồn.
Ngoài những sự phá hoại trong nhà, ngoài đồng, ngoài đường phố quanh các thùng rác, thân xác của chuột từ nước miếng, nước tiểu đến phân chuột đều có độc chất có thể gây tử vong cho loài người. Bọ chét Xenopsylla cheopis trên mình chuột được xem là nguyên nhân gây bệnh dịch hạch. Năm 1347 lục địa Á-Âu bị bệnh dịch càn quét khiến cho hàng triệu người chết.
Chuột mang cho loài người:
– Bệnh thương hàn chuột (Rat-borne typhus)
– Bệnh leptospirosis do ký sinh trùng Leptospira interrogans gây ra sốt vàng da, bắp thịt đau nhức, tổn hại đến gan, thận, mang óc, cột xương sống và dẫn đến tử vong.
– Bệnh salmonellosis do nhiễm trùng Salmonella enterica gây nóng sốt, nôn mữa, thổ tả.
– Bệnh trichinosis do nhiễm trùng Triniella spiralis gây tiêu chảy, nóng sốt, bắp thịt suy nhược…
– Hội chứng hô hấp vi khuẩn Hanta (HPS: Hantavirus Pulmonary Syndrome) gây sốt, vỡ phế mạch.
– Hội chứng thận và sốt xuất huyết (HFS: Hemorrhagic Fever with Renal Syndrome)
Như đã thấy, chuột làm bể đồ bể đạc trong nhà, phá hại mùa màng ngoài đồng ruộng và gây bệnh tật trong thành phố. Loài người trả đũa lại bằng nhiều phương cách khác nhau:
1.Gài bẫy, dùng thuốc độc để diệt chuột, hun khói để chuột bị ngộp phải chạy ra khỏi hang để bắt.
2.Nuôi mèo để bắt chuột trong nhà và nuôi chó để săn chuột ngoài đồng.
3.Ở Việt Nam người ta có hai cách xua đuổi chuột không cần mèo. Cách thứ nhất: bắt một con chuột cạo lông và sơn trên da chuột ba hay bốn màu khác nhau rồi thả chuột về hang. Các chuột khác thấy con chuột kỳ dị có ba, bốn màu thì bỏ chạy. Chuột có ba, bốn màu có nhu cầu kết bạn đồng loại nên rượt theo. Các chuột khác càng sợ càng chạy mau bao nhiêu thì chuột màu càng rượt theo nhanh bấy nhiêu. Thế là cả đàn chuột rời xa hang ổ của chúng.
Cách thứ hai: bắt một con chuột đực, mổ ngoại thận và nhét hột thóc hay miểng chai rồi khâu lại. Xức thuốc cho vết mổ lành lại rồi thả cho chuột về hang ổ. Chuột bị ngứa ngáy khó chịu và trở nên hung dữ bất thường nên rượt đồng loại mà cắn. Các con khác sợ nó cắn nên bỏ hang ổ mà chạy.
Chuột cũng mang lợi ích cho loài người. Đó là một nguồn thịt to lớn.
Ngày xưa người La Mã ăn thịt chuột ngủ Glis glis thuộc gia đình Gliridae.
Người Trung Hoa, Việt Nam và nhiều dân tộc khác trên lục địa Á-Phi-Trung, Nam Mỹ đều ăn thịt chuột. Ở Việt Nam người ta quay chuột như quay gà và làm mắm chuột, khô chuột.
Ở Bihar, Ấn Độ, người ta nuôi chuột và bắt chuột để ăn thịt mặc dù ở Ấn Độ có đền thờ chuột Karni Mata ở Deshnoke, tiểu bang Rajasthan, nơi có hàng chục ngàn con chuột đen Hắc Thử được nuôi dưỡng và sùng kính. Những người ăn thịt chuột này bị xem là người thuộc giai cấp hạ lưu. Họ được gọi là Musahar nghĩa là người ăn chuột. Người ta còn bắt chuột con mới sinh còn đỏ hồng ngâm rượu để uống như rượu thuốc. Rượu này dành cho các sản phụ mới sinh uống phục hồi sức khoẻ. Như đã thấy chuột được dùng để thử thuốc, nghiên cứu bệnh Alzheimer, chứng cao huyết áp, giúp các nhà y học chữa dây cột sống bị tổn thương.
Trong Thánh Kinh Do Thái chuột bị liệt vào vật dơ bẩn không được phép ăn thịt.
Trong Ấn Giáo chuột được xem là hiện thân của nữ thần Durga.
Trong huyền thoại Hy Lạp chuột liên hệ đến thần Apollo.
Trong huyền thoại Nhật Bản chuột là sứ giả của Thần Daikoku, thần tài sản, sự phồn thịnh, Thần bảo vệ đất đai. Ngày xưa người Nhật tin rằng chuột ăn bánh đầu năm thì năm ấy được mùa.
Năm 1960 có hai con chuột ngồi trên phi thuyền Spunik của Liên Sô.
Ở Đức có Tháp Chuột (Mouse Tower) tức Mause-Turm nằm trên một hòn đảo trên sông Rhine.
Chuột Mickey Mouse của Hoa Kỳ được nhi đồng thế giới ưa chuộng.
Chữ Mouse (Chuột) được thịnh hành kể từ khi thế giới bước sang thời đại computer
Chữ Rat trong tiếng anh còn có nghĩa là kẻ phản bội, phản đảng.
Trong Thiên Văn Học có chòm sao Thiên Hà Thử (Mice Galaxies).
Ở Việt Nam có truyện Trinh Thử, tranh vẽ Đám Cưới Chuột đầy duyên dáng. Tô Hoài có tác phẩm O Chuột.
Ngôn ngữ Việt Nam đề cập nhiều đến chuột như:
Cháy nhà ra mặt chuột.
Chuột đội vỏ trứng (người đạo đức giả)
Chuột sa hủ nếp (nam nhân nghèo nhưng có vợ giàu)
Chuột gậm chân mèo (không biết lượng sức khi gặp một đối thủ mạnh hơn)
Chuột cắn dây buộc mèo (dại dột khi cứu kẻ hại mình)
Thử dịch (bịnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis do bọ chét Xenopsylla cheopis trên thân chuột gây ra)
Thử mục (mắt láo liên, lém lỉnh)
Thử dộn (trốn chui như chuột)
Rễ đuôi chuột (Rễ dài ăn sâu dưới đất để tìm nước nuôi cây. Cây đứt rễ đuôi chuột thì không sống được)
Thèo lèo cứt chuột (trà liệu: kẹo ăn để uống trà . Đó là kẹo do người Hoa làm từ đậu phộng+mè đen+đường thắng đặc. Kẹo bán vào dịp Tết ở Việt Nam).
Các thầy tướng Đông Phương cho rằng người có tai nhỏ như tai chuột thì không thọ và người có mặt như mặt chuột thì không phải là đấng trượng phu quân tử.
Bị chuột cắn quần áo là điềm xui xẻo.
Bị chuột cắn cũng nguy hiểm như bị chó dại cắn vì nước miếng chuột rất độc.
Chuột vô nhà báo hiệu sắp có tiểu nhân quấy nhiễu, gây phiền.
Trong thực vật học có:
– Bèo tai chuột Salvinia cucullata
– Dưa chuột Cucumis sativum
– Sầu dâu cứt chuột Bruce javanica
– Mouse melon (dưa chuột chua Mễ Tây Cơ) Melothria scabra
– Rat’s ear (Rau càng cua) Peperomia pellucida…
Chuột đứng đầu trong 12 con giáp. Năm con chuột được gọi là năm Tý. Năm Tý là năm Dương (+) đi kèm với can dương: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Cứ 60 năm ta có năm cũng can chi. Thí dụ: Năm 1960 là năm Canh Tý: 1960+60=2020 cũng là Canh Tý. Tháng Tý là tháng 11 Âm Lịch.
Năm Hành Màu
Giáp Tý Kim Trắng
Bính Tý Thuỷ Đen
Mậu Tý Hoả Đỏ
Canh Tý Thổ Vàng
Nhâm Tý Mộc Xanh
Tuổi Tý hợp với: Thìn, Thân và Sửu. Không hợp với: Ngọ, Mão, Dậu và Mùi.
Trong số đề 40 con, chuột mang số 15 trước con ong (số 16) và sau con mèo rừng (số 14).
NHÂN VẬT NỔI DANH TRÊN THẾ GIỚI SINH VÀO NĂM TÝ
Nhiều nhân vật nổi danh trên thế giới sinh vào năm Tý. Nam nhân sinh vào năm Giáp Tý hay Nhâm Tý được xem là cực quí.
Hoa Kỳ có hai tổng thống sinh vào năm Giáp Tý 1924. Đó là Tổng thống Jimmy Carter (DC) và George H.W.Bush (CH). Tổng thống Mugabe của Zimbabwe, Kim Dae Jung của Nam Hàn đều tuổi giáp Tý. Hai thủ tướng Nhật tuổi Giáp Tý là Noboru Takeshita và Tomiichi Murayama.
Bà Ngô Đình Nhu (Trần Thị Lệ Xuân), Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, tướng Alexander Haig đều sinh vào năm Giáp Tý. Mỗi người đều nổi danh theo cách riêng.
Các nhà lãnh đạo như Kim II Sung (Kim Nhật Thành-1912), Michel Debré (Pháp-1912), Erich Honecker (Đông Đức -1912), Silvio Berlusconi (Ý-1936), Frederic W.De Klerk (Nam Phi-1936), Thái tử Charles (Anh -1948), Al Gore (Hoa Kỳ -1948), Hassan Rouhani (Iran -1948), Yulia Tymoshenko (Ukraine -1960), Benigno Aquino III (Phi Luật Tân-1960)…đều sinh vào năm Tý. Bà Eva Braun, hôn thê của Hitler vào phút hấp hối của chế độ Đức Quốc Xã, sinh vào năm Nhâm Tý 1912.
Các ông Foster Dulles (ngoại trưởng Hoa Kỳ-1888), Mc Cain (nghị sĩ-1936), Jon Huntman Jr. (đại sứ -1960), Elena Kagan (nữ thẩm phán Tối Cao Pháp Viện – 1960) đều sinh vào năm Tý.
Có hai vị Giáo Hoàng sinh vào năm Tý: Giáo Hoàng John Pauli I sinh năm 1900 và Giáo Hoàng Francis sinh năm 1936.
Chúng tôi sẽ không ghi tiểu sử của những nhân vật mà ai cũng biết trái lại sẽ nêu bật tên tuổi của vài nhân vật ít được biết đến.
Selmam Waksman (1888-1973)
Selman Waksman là một nhà vi trùng học và sinh hoá học. Ông xuất thân từ một gia đình Do Thái ở Ukraine. Ông chào đời trong một thành phố nhỏ ở Ukraine, Novaya Priluka, thời đế quốc Nga. Dưới thời Nga hoàng người Do Thái bị kỳ thị nhất là ở nông thôn.
Vì có một người chị chết vì chứng bạch hầu và sống gần nơi canh tác cây lương thực thường bị sâu rầy phá hại ông nghĩ nhiều đến vi trùng và cách chữa trị bệnh vi trùng cho người lẫn cây lương thực.
Với lý lịch Do Thái ông khó được học đại học ở Nga. Năm 1910 ông theo một người bà con sang Hoa Kỳ. Ông đến New Jersey và làm nghề nông. Ông học đại học Rutgers ở New Jersey, lấy cử nhân năm 1915, cao học khoa học năm 1916. Ông làm việc cho một sở nông nghiệp. Năm 1918 ông lấy tiến sĩ về hoá sinh. Ông khám phá ra streptomycine (chữa bệnh lao- TB) và 15 loại trụ sinh khác. Ông viết 28 quyển sách khoa học và 400 bài khảo cứu về hoá sinh và vi trùng học. Năm 1952 ông lãnh giải thưởng Nobel về y học. Ông được Nhật và Pháp ban những huy chương cao quí nhất của hai nước này.

Nikolai Bukharin (1888-1938)

Nikolai Bukharin là một nhà trí thức, nhà kinh tế học, nhà báo, đảng viên Bolshevik thuần thành. Ông tham gia cuộc nổi dậy ở Nga năm 1905 sau khi Nga bị Nhật đánh bại trên eo biển Tsushima. Ông có cuộc đời hoạt động sống động khi học đại học Moscow. Dưới thời Nga hoàng ông bị bắt nhiều lần. Năm 1906 ông sớm gia nhập đảng Dân Chủ Xã Hội. Bị chánh quyền Nga hoàng ruồng bắt ông chạy trốn sang Tây Âu nói ông hoạt động cùng với Lenin và Trotsky.
Khi cách mạng 1917 bùng nổ ông trở về Nga và hoạt động với tư cách một đảng viên Bolshevik thuần thành tuyệt đối tin tưởng vào chủ nghĩa quốc tế (Internationalism). Ông ủng hộ chính sách NEP (Kinh Tế Mới) của Lenin năm 1921.
Năm 1924 Lenin mất. Bukharin liên minh với Stalin chống phe Trotsky. Sauk hi Zinoviev bị hạ bệ ông được đưa lên làm tổng bí thư Đệ Tam Quốc Tế (Comintern) năm 1926. Đến năm 1929 Stalin loại ông ra khỏi Bộ Chính Trị và không cho ông trông coi tờ Pravda nữa. Năm 1937 ông bị bắt bí mật và bị xử tử năm 1938 trong thời kỳ Đại Thanh Trừng của Stalin. Năm 1988 Bukharin mới được phục hồi danh dự.
Von Braun (1912-1977)
Von Braun sinh năm 1912 trong thành phố Wirsitz, tỉnh Posen, Đức quốc. Cha ông là tổng trưởng bộ Canh Nông thời Cộng Hoà Weimar (1919-1933). Mẹ ông có liên hệ huyết thống với các vua Pháp, Đan Mạch và Anh thời Trung Cổ.
Thuở ấu thời mẹ ông cho ông một kiếng thiên văn. Không ngờ vật này làm cho ông yêu thích thiên văn học. Ông có mộng lên cung trăng.
Von Braun không giỏi về vật lý và toán học. Nhưng ông cương quyết trau dồi và học hỏi hai môn học này ở bậc đại học. Năm 1932 ông là kỹ sư cơ khí ở tuổi 20. Ông quyết học vật lý, hoá học và tinh tú học tại đại học Frederich – Wilhelm ở Berlin và lấy tiến sĩ về vật lý năm 1934. Lúc ấy Hitler nắm chính quyền. Là người Đức ông phải phục vụ cho chánh quyền Đức Quốc Xã trong thời gian từ 1937 đến 1945. Ông phải gia nhập đảng Quốc xã. Ông là cha đẻ của hoả tiễn V2 (Vergeltungwaffe – Vengeance 2) nhắm vào thành phố Antwerp của Bỉ và London của Anh vào năm 1944.
Khi Đức đầu hàng Đông Minh, Von Braun và 1,600 khoa học gia, kỷ thuật gia Đức không muốn đầu hàng Liên Sô mà đầu hàng Hoa Kỳ. Ở Hoa Kỳ ông phát triển việc sản xuất hoả tiễn và là cha đẻ của ngành không gian Hoa Kỳ.
Năm 1957 Liên sô phóng vệ tinh nhân tạo lên không gian. Năm 1958 Hoa Kỳ chạy đua với Liên Sô trong việc phóng vệ tinh nhân tạo. Năm 1961 Alan Shepard Jr. là phi hành gia Hoa Kỳ đầu tiên đi vào quỹ đạo trái đất. Năm 1969 phi thuyền Apollo XI cho người đáp xuống mặt trăng. Năm 1971 Alan Shepard Jr. là phi hanh gia thứ năm của Hoa Kỳ đi trên mặt trăng. (Apollo 14).
Von Braun có chương trình đưa người lên Hoả Tinh. Hiện nay Hoa Kỳ thực hiện chương trình này.
Ông mất năm 1977 vì ung thư lá lách ở Alexandria, Virginia.
Hitler bài Do Thái. Albert Einstein, Henry Kissinger…rời bỏ Đức sang Hoa Kỳ.
Hitler bại trận. Von Braun và 1,600 khoa học gia kỹ thuật gia lỗi lạc của Đức đầu hàng và sang Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là nơi đón nhận người bị đàn áp, bị áp bức (Do Thái như Einstein) và người bại trận (Đức Quốc Xã như Von Braun). Hoa Kỳ biến họ trở thanh những người hữu dụng và nổi danh có lợi cho chính họ và cho Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Đó là nơi những kẻ thù xưa gặp nhau, quên đi chuyện hận thù cũ để cùng nhau sống yên vui hạnh phúc trong cảnh thái bình và thịnh vượng mà họ có góp phần cống hiến.
Chein Shiung Wu (1912-1997)
Bà Chien Shiung Wu là nhà khoa học nguyên tử của Hoa Kỳ gốc Trung Hoa. Bà sinh năm 1912 tại Liuhe (Liêu Hà), tỉnh Jiangsu (Giang Tô). Bà là một nữ sinh xuất sắc nổi tiếng trong trường Nữ Sư Phạm Suzhou (Tô Châu). Với sự thông minh thiên phú của bà, bà khó chấp nhận làm một nữ giáo viên tầm thường. Bà ghi danh học đại học Nanjing năm 1929. Thời bấy giờ Nanjing là thủ đô của chánh phủ Quốc Dân Đảng do Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch) đứng đầu.
Năm 1936 bà sang Hoa Kỳ và học ở Đại Học Berkeley, California. Năm 1940 bà trình luận án tiến sĩ. Năm 1942 bà kết hôn với Luke Chia-Liu Yuan, một nhà khoa học, cháu nội của tổng thống Yuan Shikai (Viên Thế Khải). Yuan đến Hoa Kỳ trước bà và là người khuyến khích bà học ở Berkeley thay vì đại học Michigan.
Năm 1944 bà Chien Shiung Wu là người phụ nữ gốc Hoa duy nhất trong dự án Manhattan nhằm mục đích sản xuất trái bom nguyên tử đầu tiên cho Hoa Kỳ. Năm 1945 bà là giáo sư đại học Columbia. Bà quen với hai nhà vật lý Hoa Kỳ gốc Hoa là Tsung-Dao Lee và Chen Ning Yang. Cả hai được giải thưởng Nobel về Vật Lý năm 1957.
Bà Chien Shiung Wu được ví như một Marie Curie gốc Hoa. Bà tách uranium kim loại ra U-235 và U-238 isotopes. Bà được giải thưởng Comstock về Vật Lý (1964), giải thưởng Bonner (1975), huy chương Khoa học (1975) và giải Wolf (1978).
Năm 1973 bà về lục địa thăm mồ mả ông bà. Bà đau đớn khi thấy mồ mả của cha mẹ bà bị phá huỷ. Thủ tướng Zhou Enlai (Châu Ân Lai) tiếp bà, an ủi và xin lỗi về chuyện đáng tiếc xảy ra trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hoá (1966-1976).
Bà Chien Shiung Wu mất năm 1997 tại thành phố New York.
Peggy Whitson (1960 -)
Peggy Whitson là nữ phi hành gia Hoa Kỳ sinh năm 1960 tại Beaconfield, Iowa.
Bà lấy cử nhân về sinh vật học ở trường đại học Wesleyan, Iowa năm 1981. Bà lấy tiến sĩ về hoá sinh ở Đại học Rice, Texas, năm 1985. Bà làm việc cho Trung Tâm Không gian Johnson ở Houston, Texas.
Bà Peggy Whitson được đưa vào không gian ba lần vào năm 2002, 2007 và tháng 11 năm 2016. Trong chuyến du hành không gian thứ ba bà khởi hành từ Kazakhtan mãi đến tháng 9 năm 2017 mới trở về Trái Đất.
Bà phải mất 10 năm xin làm phi hành gia mới được chấp nhận. Bà có thời gian sống trên không gian dài nhất: 665 ngày 22 giờ 22 phút.
Năm 2017 bà về hưu và được xem là phi hành gia lớn tuổi nhất!
Phạm Đình Lân

phai  
#3 Đã gửi : 19/01/2020 lúc 01:06:23(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
Chút Chít chuyện chuột

“Chuột kêu chút chít trong rương, Anh đi cho khéo đụng giường mẹ la!”
Ca dao
Phải chăng trong 12 con Giáp, Chuột là con vật dơ bẩn nhất là ai cũng muốn tránh xa, nhưng thực tế nó lại quá gần gũi với chúng ta, gần như thiếu nó thì đời sống hóa ra tẻ nhạt, thông tin bị bưng bít, và chúng ta gần như tự cô lập đời sống của mình. Trong thời đại này, nó là con vật gần gũi, quen thuộc nhất với con người, vì mỗi ngày chúng ta, ai cũng mân mê nó trong tay. Cũng không hiểu sao dụng cụ này lại được đặt tên là “con Chuột” (mouse!)
Năm nay, Âm Lịch theo chu kỳ 60 năm (1960-2020,) trở lại mang tên Canh Tý, một chuyện chuột nổi tiếng tại miền Nam trước năm 1975, là bức tranh được in trên bìa tờ báo Tự Do Xuân Canh Tý năm 1960. Bìa báo vẽ năm con chuột đang đục khoét một quả dưa đỏ và nếu lật ngược cái bìa thì quả dưa đỏ hơi giống hình bản đồ nước Việt Nam, hàm ý các anh em của gia đình họ Ngô đang phá hoại đất nước. Tờ báo bị chính quyền tịch thu sau khi báo đã phát hành được một số khá lớn. Không một ai biết tác giả bức tranh là ai, có người cho rằng Phạm Tăng là tác giả, nhưng theo nhà văn Nhất Linh thì tác giả là họa sĩ Nguyễn Gia Trí.
Bức tranh phải được hiểu một cách đơn giản, Năm Tý thì vẽ chuột, trái dưa đỏ tượng trưng cho ngày Tết Việt Nam. Tôi nghĩ đây là một chuyện đâm thọc, lấy điểm chính quyền của một ai đó, đối với một tờ báo mà họ không có cảm tình, vì bức tranh không có yếu tố nào để diễn dịch năm con chuột là năm anh em nhà Ngô cả! Và nếu chúng ta để ngược bức tranh, cũng khó hình dung ra đó là bản đồ Việt Nam. Lòng người quả thâm độc.
Trong mười hai con Giáp, Chuột là con vật nhỏ nhất, lại không có dung nhan oai vệ, hùng dũng hay đẹp đẽ như con Rồng, con Cọp; cũng không được gần gũi với nhân gian như con Ngựa, con Gà hay con Chó. Chuột chuyên chui rúc ở những nơi tối tăm, dơ dáy, ăn dơ, ở bẩn và con người chẳng ưa gì Chuột, nên ở thôn quê, nhà nào cũng nuôi Mèo để trừ Chuột, vì Chuột phá hoại mùa màng, ăn phá ngũ cốc, cắn xé quần áo, dày dép, chuyên nghề phá hoại chứ không có tích sự gì! Có người nói rằng Chuột rất khôn vì nghe được tiếng người, để tránh các bẫy sập và có thể trả thù người bằng cách cắn phá quần áo những ai có ý định giết Chuột, nên có người gọi Chuột là “Ông Thiêng!”
Ngày xưa những người đi buôn bằng thuyền nan rất sợ chuột nhắt, vì một con lọt được vào thuyền là nó khoét lủng đáy, nếu không cảnh giác thuyền sẽ chìm. Chủ thuyền thường lập một trang nhỏ với khói hương nghi ngút gọi là bàn thờ ông Tý. Có lẽ đối với kẻ tiểu nhân, không thuyết phục phải trái được, thì phải chịu lép hối lộ hay nịnh bợ, thờ cúng chúng chăng?
Có hai con vật khắc tinh của Chuột là Mèo và Rắn. Mèo gặp Chuột chẳng bao giờ tha, mà Rắn cũng thích ăn Chuột. Ở thôn quê một loại rắn lớn gọi là Rắn Lồng, thường hay luồn vào các mái nhà tranh để tìm bắt Chuột. Rắn hoạt động âm thầm nhưng Mèo lại hay kêu, mà chỉ cần nghe tiếng “meo, meo” của Mèo là Chuột đã cao bay xa chạy.
Trong một chuyện ngụ ngôn của La Fontaine, nhan đề là “Hội Đồng Chuột” đã nói đến chuyện rởm đời của những kẻ “nói hay mà vỗ tay thì dở” hay nói phét thì dễ, nhưng vào việc ai cũng tránh né! Chuyện kể, lâu nay loài Chuột thiệt hại vì nanh vuốt của Mèo quá nhiều, nhưng trong làng Chuột không ai có giải pháp gì để chống đỡ. Một hôm, Chuột tổ chức họp đại hội, để xem ra ai có cao kiến gì để tránh sự thiệt hại chết chóc của tập thể Chuột lâu nay không!
Một thành phần Chuột đề nghị, lâu nay Mèo hay nấp một xó, để rình mò, hễ thấy Chuột là nhảy ra xé xác, tình thế rất khẩn trương. Bây giờ có một giải pháp, là đem một cái chuông treo vào cổ Mèo, Mèo đi đâu chuông kêu đến đó, như là tiếng báo động, Chuột nghe được, có thời giở chạy trốn, tránh xa, tránh được tổn thất và sẽ không còn không khí chết chóc bao trùm lên họ hàng nhà Chuột nữa.
Lời đề nghị vừa dứt, cả hội trường Chuột đứng dậy vỗ tay như sấm nổ, vì đây một ý kiến táo bạo và hữu hiệu nhất sẽ tránh được thảm họa lớn lao cho Chuột.
Sau khi tiếng hoan hô và vỗ tay nhẹ dần và chấm dứt, Chủ tọa Hội Đồng Chuột bàn thảo đến vấn đề kế tiếp rất quan trọng, đó là ai sẽ nhận nhiệm vụ đem cái chuông lớn treo vào cổ Mèo?
Sau câu hỏi này, cả hội trường nín thở, im lặng đến nỗi nghe cả tiếng một con ruồi bay vào phòng. Ai cũng im thin thít, vã mồ hôi ra, vì công tác này, nguy hiểm, táo bạo, ghê gớm quá, bất khả thi, vì mười phần cầm chắc cái chết cả mười! Đến gần Mèo đã là chuyện khó rồi, lại còn trèo lên cổ Mèo để cột cái chuông vào! Không nói ra, nhưng thằng nào cũng nghĩ, dại gì mà chết oan!
Cuối cùng:
“Ngẩn ngơ một lát thì rồi Hội tan.
Té ra cuộc luận bàn thực hão
Có lạ gì bàn láo xưa nay
Chẳng là việc Chuột thế này
Việc dân việc nước cũng hay bàn xằng.”(*)
Sau này, thành ngữ “Hội Đồng Chuột” được dùng để nói đến những hội đồng, đại diện dân, nhưng là kiểu chết nhát như Quốc Hội Cộng Sản Việt Nam, mà hiện nay con Mèo hung hăng là Trung Cộng! Thành ngữ “đem chuông mà buộc cổ mèo!”dùng để nói đến những chuyện không tưởng, không ai dám làm! Quốc Hội Chuột này chưa ra nỗi một cái nghị quyết lên án bọn bành trướng, chứ chưa nói đến chuyện đồng thanh đứng dậy tuyên bố chống Tàu.
Đời xưa có chuyện, có làng nọ muốn đút lót quan huyện, nhưng mang lễ vật gì đến, quan cũng gạt đi hết. Họ mới tìm cách đút lót với bà huyện, ngần ngại lắm bà Huyện mới hiến kế:
– Quan huyện nhà tôi tuổi “tí”. Dân làng đã có ý tốt như vậy, hãy về đúc một con chuột bạc đến đây, rồi tôi cố nói giùm cho, họa may được chăng!
Dân làng nghe lời, về đúc một con chuột cống thật to, ruột đặc, toàn bằng bạc đem đến.
Một hôm, ông huyện trông thấy con chuột bạc, mới hỏi ở đâu ra, bà huyện liền đem sự tình kể lại. Nghe xong, ông Huyện trách vợ rằng:
– Sao mà ngốc vậy! Giá mà bà bảo tôi tuổi “Sửu” có hơn không?
Trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư có câu chuyện “Con Cọp và Con Chuột Nhắt” nói chuyện ở đời, làm ơn không bao giờ thiệt và nhiều khi kẻ hèn mọn cũng có thể giúp được việc lớn cho ta. Chuyện kể, một hôm có con Chuột Nhắt đi qua gần con Cọp, bị Cọp thò chân ra bắt. Chuột van lạy rẳng: “Trăm lạy ông, thân con bé bỏng, ông tha cho làm phúc!” Cọp bảo rằng: “Ừ, mày bé thế này tao chẳn thèm ăn thịt. Thôi ta tha cho!” Chuột được tha, nói rằng: “ Con cám ơn ông, cái ơn tái sinh ấy, con không dám quên. Chắc ông ở hiền rồi sẽ gặp lành!”
Được ít lâu, Cọp bị mắc vào lưới của người. Cọp gầm, nhẩy hết sức cũng không thoát ra được, đành nằm ép một bề để đợi chết. May sao Chuột Nhắt ta đi qua đấy, trông thấy, chạy về gọi nhà Chuột ra, xúm nhau cắn đứt dây lưới, Cọp mới thoát được!
Con Chuột nhỏ tí mà lại đứng đầu 12 con giáp, trên cả trâu, cọp và rồng rắn. Người ta bịa chuyện ngày xưa ông Trời mở cuộc thi cho các thú vật bơi qua sông để chọn 12 con vật tượng trưng cho 12 năm. Trong các con thú này, Trâu là con vật có khả năng bơi nhanh nhất. Chuột láu cá, ngồi trên đầu trâu, khi trâu mới đến bờ, chuột đã nhảy phóc lên đất trước, chiếm hàng đầu, được xếp thứ tự: Tý, Sửu.
Giờ Tý theo âm lịch, là ban đêm từ 11 giờ tối đến 1 giờ khuya, nên ca dao mới có câu chê Thầy Bói “ba phải:”
“Nửa đêm giờ Tý, canh ba.
Mụ ni đàn bà không phải đàn ông!”
Con Chuột vốn xấu xí nên con người vẫn thường dè bĩu những người “tai Dơi, mặt Chuột,” hay là “mặt Chuột kẹp, “ kiểu bọn Cộng Sản chê Joshua Wong, nhà lãnh dạo trẻ tuổi Hồng Kông.
Nhưng cũng rất mâu thuẫn khi người ta cho rằng nghe tiếng Chuột rúc là hên: “Thứ nhất đom đóm vào nhà, thứ nhì chuột rúc, thứ ba hoa đèn!” Và hơn nữa, có người lại cho ai sinh vào tuổi Tý thì vận mệnh tốt. Tiếng đồn, ông Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu có cung mệnh tốt làm tới Tổng Thống vì sinh vào giờ Tý, ngày Tý, tháng Tý, năm Tý!
Và cũng trớ trêu, con chuột dơ dáy bẩn thỉu như vậy mà cũng trở thành đề tài nhắn nhe lãng mạn, táo bạo của những đôi trai gái, phải chăng vì chuột thường hoạt động thầm lén ban đêm:
-“Chuột kêu chút chít trong rương,
Anh đi cho khéo đụng giường mẹ la!”
-“ Bỏ công làm rể bấy nay
Bây giờ mới được vui vầy cùng em
Ðêm nay mới thật là đêm
Chuột kêu chút chít càng thêm vui nhà!”
-“Chuột kêu chút chít trong vò
Cô kia buồn ngủ thì mò lại đây!”
Con Chuột nổi tiếng nhất của thế giới là Mickey Mouse, một nhân vật của phim hoạt hình do hoạ sĩ Ub Iwerks (Ubbe Ert Iwwerks) người Đức, làm việc cho công ty sản xuất film Walt Disney, chuyên vẽ film hoạt họa cho hãng film này, sáng chế ra năm 1928. Film Mickey Mouse được lưu truyền đến ngày nay và nhân vật này rất được hàng tỷ các em bé trên thế giới ưa thích. Ở các trung tâm giải trí Disney World, Florida và Disney Land, California, Pháp… hàng ngày đều có các diễn xuất về Mickey Mouse cho các du khách thưởng lãm, rất ăn khách.
Một loạt hoạt hình nổi tiếng cũng của Công Ty Walt Disney mang tên Tom & Jerry- Cat and Mermouse, là một phim hoạt hình phát hành bắt đầu từ năm 1949 của Mỹ do đạo diễn William Hanna và Joseph Barbera, được sản xuất bởi Fred Quimby. Câu chuyện Tom and Jerry trình bày cuộc chiến dai dẳng giữa Mèo và Chuột, trong đó Chuột Jerry tuy nhỏ con nhưng khôn lanh, xảo quyệt, làm cho Mèo Tom phải liểng xiểng thua trí nhiều phen!
Chuột có mặt trong tranh nhân gian Đông Hồ, một ngành thủ công nghệ của tỉnh Bắc Ninh, miền Bắc, nổi tiếng về nghệ thuật sáng tác tranh, đặc biệt là Bức tranh dân gian “Đám Cưới Chuột” toàn cảnh bức tranh diễn tả một chú rể Chuột thi đỗ làm quan, vinh quy bái tổ về quê cưới vợ, tuy nhiên vẫn đem chim, cá hối lộ cho Mèo đang ngồi chặn đường.
Trong khi loài người không ưa gì giống Chuột, thậm chí là phải diệt trừ nó hay tránh xa thì tại Karni Mata, Ấn Độ, nhiều người dân ở đây tin rằng sau khi chết họ được tái sinh thành chuột. Do đó, tại các đền thờ tại vùng này, giống chuột được chăm sóc, bảo vệ và cho ăn đầy đủ mỗi ngày, sinh sôi nảy nở hàng đàn.
Giống Chuột cũng là tai họa của loài người trên trái đất. Địa điểm bùng phát của cái Chết Đen tức là thảm họa của bệnh dịch hạch, được cho là phát xuất từ Trung Á, nhiều khả năng vì loài chuột trên các tàu buôn đến bán đảo Krym vào năm 1346 rồi xâm nhập vào vùng Địa Trung Hải và Châu Âu. Bệnh dịch hạch chủ yếu là một bệnh trong con bọ chét (xenopsylla cheopis) gây bệnh cho chuột, làm cho chuột trở thành nạn nhân đầu tiên của bệnh dịch hạch, từ đó lây sang người.
Bệnh dịch hạch được coi là một trong những đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử nhân loại, ước tính đã giết chết từ 30% tới 60% dân số của châu Âu và giảm dân số toàn cầu từ khoảng 450 triệu người xuống còn từ 350 đến 375 triệu người vào năm 1400.
Năm nay là năm 2020, theo Âm Lịch là năm Canh Tý, thuộc mệnh Thổ – “Bích Thượng thổ,” (đất trên vách,) đất trên tường thành, tức là đất tò vò.
Theo tử vi, điểm nổi bật trong tính cách của người “Bích Thượng Thổ” là sự cân bằng, tâm lý và lập trường vững vàng, không dễ bị ngả nghiêng theo dư luận cuộc đời. Ở họ có sự rạch ròi, rõ ràng, tách bạch giữa yêu và ghét.
“Bích Thượng Thổ” còn luôn bộc lộ là một con người có nghĩa khí, chính trực, đồng thời luôn tuân thủ những quy tắc cũng như những chuẩn mực bản thân đặt ra, nếu phạm phải những điều đó, họ luôn thấy cắn rứt, ân hận.
Ngoài ra, dựa theo hình tượng “đất trên tường” – có ý nghĩa bảo vệ che chở cho người khác, do đó, người Bích Thượng Thổ có tính cách rất hay giúp đỡ người khác, sẵn sàng hi sinh, cống hiến mà không nề hà, toan tính.
Thôi, hy vọng năm Canh Tý sẽ đem An Vui, Thạnh Trị đến cho mọi nhà, được Chuột rúc quanh năm. Những ai mong có khả năng sinh con năm nay, ráng sinh đúng giờ, ngày, tháng, năm Tý để có bậc Minh Vương cứu thế.
Huy Phương

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.496 giây.