logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
phai  
#1 Đã gửi : 23/01/2020 lúc 11:20:21(UTC)
phai

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 13,123

Cảm ơn: 4 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage
Hình tượng ba con khỉ: con thì dùng tay che hai mắt, con thì dùng tay bịt hai tai và con thì dùng tay bịt miệng lại…đã nói lên sự khôn ngoan của người biết giữ lễ. Đây là một phương châm xử thế: Không nhìn những việc gì xấu, không nghe những lời nói xấu, không nói điều xấu xa đê tiện.
 

Người ta nghi rằng nguồn gốc của triết lý tam không nói trên có lẽ đã được một nhà sư Phật gíáo thuộc tông phái Thiên thai (?) (Tiantai Zong), Trung Quốc đề cập đến trong tác phẩm của ông ta, " Không thấy, không nghe và không nói" vào koảng thế kỷ thứ VIII.
Sau đó thì tư tưởng nầy được du nhập vào Nhật Bản với sự ra đời của hình tượng điêu khắc ba con khỉ.Ngày nay hình tượng bộ khỉ tam không xưa nhứt là tác phẩm của nhà điêu khắc Hidari Jingoro (1594-1634) dược thấy thờ tại đền Toshogu ở Nikko, Nhật Bản.

Theo ngôn ngữ Nhật Bản

- Nizaru:tôi không nhìn điều xấu 
- Kikazaru: tôi không nghe điều xấu
- Iwazaru: tôi không nói điều xấu

Đó là triết lý của Đức Khổng Tử trong Luận Ngữ: Phi lễ vật thị, phi lễ vật thính, phi lễ vật ngôn. Không nhìn không thấy những điều trái lễ, không nghe những điều trái lễ, và không nói những điều gì trái lễ.
Tư tưởng trên được thánh Gandhi đem áp dụng làm phương châm trong đời sống và trong công cuộc đấu tranh giành độc lập cho Ấn Độ.. Lúc nào ông cũng mang theo bên mình hình tượng bộ khỉ tam không..
Triết lý không thấy, không nghe, không nói cũng bị nhiều người diễn giải khác đi:
Có người thấy và nói ra nhưng họ không bao giờ nghe theo những gì người khác nói.
Có người không bao giờ thấy bất cứ gì, nhưng họ nghe người khác và nói ra.
Có người nghe và thấy nhiều việc nhưng họ không bao giờ nói ra hết.
Theo triết lý Đông phương, mọi sự vật trong đời đều bị chi phối bởi lý âm và dương đối nghịch với nhau. Cử chỉ của ba con khỉ có thể nói lên tính chất tương phản của âm dương trong cuộc sống hằng ngày.
Theo Tây phương, hình ảnh của bộ khỉ ba không đã nói lên một sự tự kiểm duyệt (autosensure) và đồng thời có hàm ý sự vô trách nhiệm, hèn nhát và ích kỷ của bản thân.
Không muốn nhìn, muốn thấy những điều gì có thể gây khó khăn tạo thêm vấn đề cho mình.(tránh khỏi bị rắc rối, phiền phức,tránh khỏi bị mất công)
Không muốn nói ra những điều mình biết vì có thể bị đụng chạm, tạo thêm nhiều rối.Không muốn nghe để có thể giả đò làm như mình không biết gì hết.

HAI CHA CON TÔI  ĐI TÌM CON KHỈ

UserPostedImage

Tâm viên ý mã… thức nhân (trích Trang Nhà Quảng Đức)

“Hãy dùng cái tâm của mình để mà nhìn, nghe và nói.

 “…Tâm viên là vượn tâm, là tâm loạn động như vượn khỉ. Loài khỉ thường hay nhảy nhót, khọt khẹt, đứng ngồi không yên, thường chuyền hết từ cành cây này sang cành cây khác, lại hay phá phách bắt chước nên người đời có câu "liếng khỉ".
Tâm người ta cũng thế, không khi nào được yên, cứ lăng xăng, lộn xộn, suy nghỉ, nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là tâm viên. Tâm này sẽ đưa con người đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não…
Bởi vì tâm chúng sinh bị vô minh che lấp nên phần nhiều hướng ác nhiều hơn thiện. Vì thế nên có câu:
"Giữ xét tâm viên, quán sát thực tướng"
Tính toán, suy nghĩ về sự vật gọi là Ý…Ý mã chỉ cho ý nghĩ của con người ta rong ruổi, đuổi theo ngoại cảnh, không dừng lại, giống như ngựa phi vậy. Hằng ngày, ý tưởng chạy lung tung, lang tang như một con ngựa chứng.
Người Nhật dùng ba con khỉ đó để kiểm soát lại ba giác quan là mắt, tai, lưởi khi tiếp xúc với trần cảnh. Người Nhật rất là cẩn trọng và ít nói vì đã được huấn luyện từ khi nhỏ về việc này. Để giữ xét tâm viên, bước đầu tiên nên dùng ba con khỉ này để quay vào bên trong hầu quán sát thực tướng thiết tưởng cũng không uổng công lắm đâu…”
 (Ngưng trích Trang Nhà Quảng Đức-Thiện Anh Lạc-Tâm Viên, Ý Mã, Thức Nhân…)


Con người trong xã hội ngày nay

UserPostedImage

Xã hội vật chất ngày nay đã tạo nên con người ích kỷ qua phương châm: Muốn sống bình an, muốn được yên thân, có lúc mình phải giả đui, giả điếc và giả câm...
Thật vậy, trong đời sống hằng ngày có khi triết lý tam không (Không thấy, không nghe, không nói) đã giúp chúng ta có được sự an ổn trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Tâm viên ý mã… thức nhân (trích Trang Nhà Quảng Đức) “Hãy dùng cái tâm của mình để mà nhìn, nghe và nói. “…Tâm viên là vượn tâm, là tâm loạn động như vượn khỉ. Loài khỉ thường hay nhảy nhót, khọt khẹt, đứng ngồi không yên, thường chuyền hết từ cành cây này sang cành cây khác, lại hay phá phách bắt chước nên người đời có câu "liếng khỉ". Tâm người ta cũng thế, không khi nào được yên, cứ lăng xăng, lộn xộn, suy nghỉ, nghĩ hết chuyện này đến chuyện khác, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai, đó là tâm viên. Tâm này sẽ đưa con người đến loạn động, phát sinh ra đủ thứ phiền não… Bởi vì tâm chúng sinh bị vô minh che lấp nên phần nhiều hướng ác nhiều hơn thiện. Vì thế nên có câu: "Giữ xét tâm viên, quán sát thực tướng" Tính toán, suy nghĩ về sự vật gọi là Ý…Ý mã chỉ cho ý nghĩ của con người ta rong ruổi, đuổi theo ngoại cảnh, không dừng lại, giống như ngựa phi vậy. Hằng ngày, ý tưởng chạy lung tung, lang tang như một con ngựa chứng. Người Nhật dùng ba con khỉ đó để kiểm soát lại ba giác quan là mắt, tai, lưởi khi tiếp xúc với trần cảnh. Người Nhật rất là cẩn trọng và ít nói vì đã được huấn luyện từ khi nhỏ về việc này. Để giữ xét tâm viên, bước đầu tiên nên dùng ba con khỉ này để quay vào bên trong hầu quán sát thực tướng thiết tưởng cũng không uổng công lắm đâu…” (Ngưng trích Trang Nhà Quảng Đức-Thiện Anh Lạc-Tâm Viên, Ý Mã, Thức Nhân…)

Đôi khi chúng ta có thể thấy thêm một con khỉ thứ tư nữa đang khoanh tay. Nhưng có lẽ con khỉ nầy đã được kỹ nghệ đồ vật kỷ niệm chế thêm nhằm mục đích kinh doanh. Con khỉ thứ tư nầy có tên là Shizaru và có ý nghĩa là: phi lễ vật động hay không làm điều xấu xa.
muốn nghe để có thể giả đò làm như mình không biết gì hết.

UserPostedImage
Vô cảm trong xã hội ngày nay: Mạnh ai nấy sống, ai chết mặc ai!
-Trung quốc

2 Videos rất nhẫn tâm:
1) xe đụng một người đàn bà trước sự thờ ơ, vô cảm của dân chúng

2) Em bé 2 tuổi bị xe cán 2 lần, nhưng người qua lại vẫn THỜ Ơ tỉnh bơ.
http://www.dailymotion.c...ite-fille-ecrasee-2_news
-Viêt Nam
Biết, thấy và nghe nhưng không hành động (Shizaru-Phi lễ vật động) để tự bảo vệ mình và có được hai chữ “bình an”, đó là Việt Nam, quốc gia được xếp hạng nhì trên thế giới về chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI-Happy Planet Index)
Người Việt hạnh phúc thứ nhì thế giới”
Quỹ Kinh tế Mới (NEF) đánh giá Việt Nam đứng thứ hai trong bảng xếp hạng Chỉ số Hành tinh Hạnh phúc (HPI) của năm 2012.
http://vnexpress.net/gl/...-do-day/2009/07/3ba10ea2
Việt Nam ở tốp 5 của HPI 2009”(VnExpress)
Video:

 “Người Việt “đành phải vô cảm” để tự bảo vệ mình?
http://dantri.com.vn/die...u-bao-ve-minh-674380.htm

“Tâm lý “đành phải vô cảm” diễn ra khá phổ biến khi điều đầu tiên người ta nghĩ chính là sự an toàn của bản thân và gia đình.
“Tôi suy nghĩ rất nhiều về chuyện dạy con làm người. Về lý thuyết, tôi phải dạy con làm người chính trực, có lòng trắc ẩn và sẵn sàng chia sẻ. Nhưng trong thâm tâm, tôi cũng lo cho sự an toàn của con và của chính bản thân mình bởi xã hội ngày nay quá nhiều bất trắc. Có lần, tôi đang đưa con đi học thì thấy một người phụ nữ đang bị một nhóm người xông vào đánh. Tôi chỉ liếc nhìn một cái rồi phóng xe qua rất nhanh. Về nhà, con tôi bảo: Bố ơi, sao lúc nãy bố không dừng lại cứu cô kia?. Tôi buột miệng bảo: Không, dây vào để mà phải vạ à? Nói xong, tôi bỗng thấy mình sao mà ích kỷ. Nhưng mà, có lẽ lần sau tôi vẫn sẽ làm thế…” – một người đàn ông chia sẻ…”(Ngưng trích Mỹ Hạnh vnMedia)

Việt Nam là một trong những nước ‘ít cảm xúc’ nhất thế giới
Việt Nam đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng những quốc gia mà người dân ít có cảm xúc nhất, theo một cuộc khảo sát quốc tế.” ( VnExpress)
http://vnexpress.net/gl/...it-cam-xuc-nhat-the-gioi

Duyên số: rồi cũng tìm được con khỉ tại Saigon năm 1975


UserPostedImage

Nguyễn Thượng Chánh DVM
________________
Tham khảo
- Wikipedia- Singes de la sagesse
http://fr.wikipedia.org/wiki/Singes_de_la_sagesse
-Thiện Anh Lạc-Tâm viên, ý mã, thức nhân…
http://www.tuvienquangdu...om.au/Nepsong/34yma.html
http://www.vietchristian...epsongmoi/nsm157-158.pdf

Sửa bởi người viết 23/01/2020 lúc 11:23:23(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.194 giây.