logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 24/01/2020 lúc 10:16:29(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Linh Sơn tự viện ở Joinville-Le-Pont, ngoại ô phía đông Paris. Wikimedia Common.

Tròn một tháng sau dịp lễ Giáng Sinh và Tết tây, người Việt lại đón Tết Nguyên Đán. Dỡ cây thông trang trí Noel, nhiều người ở Pháp lại trang hoàng nhà cửa, mua cành đào, cây quất, cắm lọ hoa, gói bánh chưng đón chào thời khắc bước sang năm Canh Tý 2020.

Và đây cũng là dịp bà con tạm gạt sang một bên những lo toan thường nhật để đón một cái Tết ấm cúng. Với nhiều người sống xa quê, đi chùa là một hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Không chỉ đi lễ, cầu cúng, với họ, lên chùa là để tìm về chốn thanh bình, để tâm an lạc.
Nhân dịp Tết Canh Tý, RFI có dịp trò chuyện với nhiều người Việt Nam sinh sống tại Pháp. Dù mới sang học tập, làm việc hay đã định cư lâu năm nơi đây, họ cũng đều duy trì thói quen đi chùa, thậm chí nhiều người còn đi chùa nhiều hơn so với khi còn ở quê nhà. Đó là trường hợp của chị Thúy Hằng, sống tại ngoại ô Paris. Chị chia sẻ:
« Tôi tên là Hằng, tôi sang Pháp đã được 13 năm rồi. Tôi cũng hay đi chùa bên Pháp. Một năm thì thường vào các dịp lễ Tết và rằm hay là lễ Phật Đản thì tôi sẽ đi chùa với gia đình. Thường thì tôi hay đi chùa ở gần nhà. Đó là chùa Linh Sơn và chùa Quan Âm. Những chùa này thì tôi thường đi vào dịp rằm, hay khi có giỗ cúng người thân bên gia đình nhà chồng, bởi vì gia đình chồng tôi đã sống ở đây được 40 năm rồi. Hoặc là đôi khi cần cho tinh thần mình khuây khỏa, hoặc cần cầu khấn điều gì đó thì mình cũng hay đi chùa.
Còn vào những dịp lễ lớn như là Tết, hay Trung Thu, lễ Phật Đản thì tôi đi những chùa lớn hơn. Đó là chùa Khánh Anh ở Evry. Chùa này là chùa lớn nhất ở Pháp, đúng hơn phải nói là chùa lớn nhất châu Âu. Thường thì lúc đi chùa tôi hay đi với cả gia đình luôn, và có cả má chồng, chồng, các anh chị em bên nhà chồng và cả các cháu nữa.


Ở Việt Nam, tôi cũng hay đi chùa, nhưng có lẽ là không thường xuyên như ở bên Pháp, vì ở Việt Nam mình chỉ đi vào những dịp lễ tết thôi. Tuy nhiên, lúc sang Pháp mình cũng may mắn vì gia đình chồng là người Việt Nam ở đây đã lâu rồi. Má chồng mình rất là thích đi chùa nên mình cũng có dịp để đi theo.
Vào những dịp như là Tết ta thì tôi cũng ráng cùng chồng và má chồng đi lễ chùa vào trước nửa đêm để mình đi hái lộc. Cái này cũng là một cái hay vì ở bên Pháp không có không khí Tết như ở Việt Nam đâu, bên này họ chỉ có tổ chức dịp Noel hay Tết tây thôi, còn Tết Việt Nam là hoàn toàn không có không khí. Nếu mình ở xa, nơi đất khách quê người, để duy trì được truyền thống hay không khí Tết thì mình phải tự tạo ra bằng cách mình đi đến chùa lễ rồi đi hái lộc đầu năm, 12h đêm, 1h sáng chùa vẫn mở cửa ».
Đi lễ chùa vào đúng thời khắc giao thừa cũng là thói quen của chị Đinh Thị Hồng Thêu, một nghiên cứu sinh tại Pháp. Chị Hồng Thêu chia sẻ: « Tết Nguyên Đán thì mình cũng vẫn định đến chùa Hoa Nghiêm. Mọi năm thì mình cũng vào chùa Hoa Nghiêm hoặc có dự lễ giao thừa trong đó. Còn năm ngoái thì không vào được vì con trai mình bị ốm đúng dịp đấy. Năm trước thì mình cũng vào, năm mới sang thì mình cũng vào trong đó, có hái lộc, có lễ cúng giao thừa.
Mình có thể rút thẻ, như ở Việt Nam gọi là thẻ, nhưng ở đây mình rất ấn tượng với việc là các sư thầy sư cô có trích những câu từ Kinh Pháp Cú. Mình với bạn mình mỗi người rút một cái rất ngẫu nhiên thôi nhưng cảm thấy rất đúng với chính bản thân mình, ai cũng cảm thấy ngạc nhiên sao đúng thế, rồi sau đó cũng có làm lễ, có đầy đủ hết các thủ tục, có cảm giác thân thuộc như mình vẫn ở Việt Nam ».
Sang Pháp, trong năm, chị Hồng Thêu vẫn giữ thói quen đi chùa như hồi còn ở Việt Nam. Chị giải thích thêm: « Tôi ở Pháp đã được 3 năm và tôi đã đi khá nhiều chùa ở Pháp. Tôi là người rất thích đến các chùa, bởi vì tôi luôn tìm thấy sự bình yên, an lạc bên trong khi đến chùa, chùa ở Việt Nam cũng thế mà ở Pháp cũng thế. Nhưng có lẽ ở Pháp bận hơn một chút và chùa ở Pháp thì không gần và không dễ để đi như chùa ở Việt Nam nên tôi đi cũng ít hơn, nhưng so với mọi người thì tôi đi cũng khá là nhiều.
Các chùa ở Paris mà mình đi thì khá nhỏ nhưng mà khá là đẹp, khá bình yên. Khi đến chùa ở Pháp thì thấy không rộng như ở Việt Nam, hoặc là do tôi chỉ đi một số chùa nhỏ nhỏ bên này, nhưng thấy cảm giác rất thân thiện, gần gũi, rất là dễ chịu, mình rất dễ gặp các quý sư thầy, sư cô trong chùa ở Pháp để nói chuyện, để có thể hỏi, có thể nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ của các sư thầy, sư cô bên này.
Ở Paris, chùa mà tôi hay đi nhất chính là chùa Hoa Nghiêm. Chùa Hoa Nghiêm ở Villeneuve Le Roi. Đây là chùa mà tôi được sư thầy của tôi ở Việt Nam giới thiệu khi tôi sang Pháp. Khi tôi bắt đầu Pháp, sư thầy có cho tôi địa chỉ liên lạc của sư cô ở chùa Hoa Nghiêm. Đây là chùa mình hay đi nhất. Trước đây, mình hay đi vào cuối tuần, nhưng sau này thì công việc khá bận, mình lại có con nhỏ bên này nữa, chùa lại không gần nên mình cũng đi ít hơn, nhưng đây vẫn là chùa mình đi nhiều nhất. Vì chùa có hai sư cô cũng khá lớn tuổi, vào đấy mình có thể giúp được các sư cô, giúp chùa những việc công quả như là dọn dẹp hay tham gia vào quá trình nấu nướng và được tham gia làm lễ.
Ngoài ra, tôi có đi Thiền Viện Trúc Lâm để ngắm cảnh, đi chùa Khuông Việt. Tôi có đi một số chùa ở tỉnh, ví dụ như chùa ở Noyant, chùa ở Lille, chùa Hộ Quốc ở Lille, chùa Pháp Vương ở Noyant. Khi sang Đức thì cũng có đi Viện Phật học ứng dụng châu Âu, tức là một nhánh của Làng Mai, của thiền sư ông Thích Nhất Hạnh ».
Dù thường xuyên có dịp đi lễ chùa hay không, đi chùa nào đi chăng nữa thì với nhiều bà con, lòng thành tâm vẫn là quan trọng nhất. Đó cũng là chia sẻ của anh Kiều Ân, một người sống xa Việt Nam đã hơn hai chục năm.
« Gia đình tôi ở Pháp cũng được hơn 20 năm rồi. Hàng năm thì nhà tôi cũng hay đi chùa, thường là vào những dịp quan trọng, chẳng hạn như vào Tết âm lịch hoặc Lễ xá tội vong nhân. Nói chung là gia đình chúng tôi cũng cố gắng đi chùa, khi nào có thời gian thì chúng tôi thường cố gắng lên chùa chơi. Gia đình tôi đã đi hầu hết các chùa ở vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận), chẳng hạn như chùa Trúc Lâm, chùa Khánh Anh, hoặc chùa Linh Sơn. Về cơ bản, tôi không thấy chùa ở bên Pháp khác chùa ở Việt Nam lắm và vào những dịp lễ lớn thì tôi thấy cũng có nhiều bà con đi chùa.
Tết năm nay thì gia đình tôi cũng cố gắng bố trí thời gian để đi chùa vì đây là dịp quan trọng đầu năm. Các cháu nhà tôi cũng rất thích đi chùa, các cháu nói với tôi là lên chùa rất là thanh bình và các cháu cũng rất thích ăn cơm chay ở chùa. Tôi nghĩ là đi chùa nào không quan trọng, vì chùa nào cũng thờ Đức Phật, quan trọng là lòng thành tâm của mình thôi! »
Đa phần những người được RFI phỏng vấn đều nói chùa mà họ đi thường không mấy khác biệt so với ở Việt Nam. Còn chị Thúy Hằng cho biết thêm : « Thường thì chùa ở Việt Nam mình thấy rất đẹp, yên tĩnh hơn, còn ở Pháp chùa hay được xây ở những nơi gần đường đi nên không yên tĩnh bằng ở Việt Nam. Tuy nhiên, chùa bên Pháp cũng có những cái hay riêng, rất sạch sẽ và văn minh. Những người đến chùa đa phần là người Việt hoặc người Tàu, còn người Lào, Thái, Campuchia thì họ thường đi những chùa khác. Còn những chùa mà mình biết đến thì thường thường người Việt Nam và người Tàu có rất là nhiều.
Khi đến chùa, mỗi khi đến dịp như rằm hay lễ tết thì trong chùa họ hay làm công quả. Có những người đến làm công quả, người ta làm những món ăn chay để bán cho những người đi lễ chùa mua, mà họ làm rất là ngon. Chính vì thế trẻ con, khi đi cùng bố mẹ, cũng rất thích, thích ăn đồ ăn chay. Sau khi họ bán đồ ăn chay cho những người đi lễ chùa, thì tiền họ thu được họ sẽ cho vào quỹ để chùa có thêm tiền tu bổ, hoặc họ làm các chương trình từ thiện nữa. Đó là điều tôi rất thích ở bên Pháp ».
Chùa Hoa Nghiêm, Linh Sơn, Khánh Anh … là những cái tên quen thuộc với người Việt Nam tại Paris và vùng phụ cận. Nhưng không chỉ có người Việt đến lễ chùa, có những người Pháp, nhất là những người lập gia đình với người Việt và rất gắn bó, có tình cảm “sâu nặng” với Việt Nam cũng rất thích chùa Việt. Đi lễ chùa cũng là dịp để họ gặp gỡ, giao lưu người Việt và tìm được cảm giác yên bình. Đó là trường hợp của anh Benjamin Couéraud, sống ở ngoại ô Paris. Trả lời phỏng vấn đài RFI ngày 19/01/2020, anh chia sẻ bằng tiếng Việt :
« Có những người Việt Nam thích đi chùa thường xuyên, tức là đi mỗi tuần một lần hoặc nhiều hơn. Nhưng mà tôi không thường xuyên đi chùa, tôi chỉ đi chùa vào những ngày lễ hội như là Tết Nguyên Đán, Tết Trung Thu, lễ Phật Đản và lễ Vu Lan nữa. Sắp tới, có Tết Nguyên Đán thì tôi sẽ tham gia hoạt động của chùa Hoa Nghiêm.
Ở Việt Nam, tôi đã đi mấy chùa ở Hưng Yên và đi chùa Ốc ở Cam Ranh. Còn ở Pháp thì tôi đi chùa Linh Sơn ở Joinville Le Pont và chùa Hoa Nghiêm ở Villeneuve Le Roi. Tôi cảm thấy như ở Việt Nam 100% và tôi có thể gặp rất nhiều người Việt Nam. Ngoài việc làm lễ thì luôn có bữa ăn cơm với tất cả mọi người. Họ là những người liên kết với chùa, bỏ ra rất nhiều công sức để chuẩn bị một bữa ăn chay rất ngon và miễn phí cho tất cả những người đến. Đây là một cơ hội rất lớn để gặp người Việt Nam, nói chuyện và trao đổi.
Tôi không tham gia hoạt động tôn giáo khi có nhiều người vì cảm thấy không thoải mái, nhưng khi nào có ít người thì tôi thích lên chùa và suy ngẫm. Thỉnh thoảng lại gặp người giải thích thêm cho mình về Phật giáo, tôi rất thích. Thêm nữa, con gái tôi rất thích đi chùa, nó cảm thấy đó là nơi rất yên bình và thiêng liêng, cho nên nó đặt rất nhiều câu hỏi. Tôi có thể nói chuyện với những người trong chùa để trả lời nó. Có một bí mật, một chi tiết nhỏ nhỏ là tôi rất thích mùi thơm, khi đi chùa người ta đốt hương rất nhiều là tôi rất thích. Tôi cảm thấy đó là nơi rất yên bình. »
Bình yên khi đi chùa là cảm giác được nhiều người nhắc tới nhất khi được RFI phỏng vấn. Đối với họ, đi chùa không chỉ là để cầu khấn mà còn là để tìm được sự bình an trong tâm hồn và thấy lại được cảm giác “thân thuộc như đang ở Việt Nam”.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.096 giây.