logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 03/02/2020 lúc 04:14:08(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,236

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Mặc dù dịch cúm corona Vũ Hán đang hoành hành và có nguy cơ lây nhiễm mọi nơi, nhưng các lễ hội trên đất Bắc vẫn đông người nườm nượp, người ta vẫn chen chúc nhau để đi cầu lộc đầu năm. Năm nay, không khí lễ hội các nơi như Hội Gióng - Hà Nội, Đền Hùng - Phú Thọ, Đền Trần - Nam Định, Bà Chúa Kho - Bắc Ninh, Đền Mẫu - Đồng Đăng - Lạng Sơn vẫn như mọi năm, dự đoán người đến lễ hội vẫn đông đúc như mọi năm.
Thậm chí, với một số lễ hội đang diễn ra, số lượng người đeo khẩu trang khi tham dự lễ hội chỉ đếm trên đầu ngón tay. Trong khi đó, giá thành mọi thứ cứ leo thang mỗi lúc một cao, từ hương đèn hoa quả liên quan đến lễ hội cho đến thức ăn, thức uống, và xa hơn nữa là các loại lương thực, thực phẩm đều tăng giá vùn vụt. Dường như có một bầu không khí rất kỳ lạ đang phủ lên đất nước hình chữ S này!
Ai cầu lộc, ai xin thăng quan tiến chức?
Thầy Sáu, một người từng có nhiều năm phụ giúp công việc tâm linh ở Đền Trần, Nam Định, chia sẻ, “Hầu hết những người đi cầu lộc hay cầu quyền chức đều là người giàu có và người có chức có quyền. Vì có nhiều tiền thì người ta mới có đủ chi phí để đi nhiều ngày, thuê khách sạn mùa lễ giá tăng gấp đôi, gấp ba ngày bình thường, để ở vài ngày và mua sắm lễ. Mỗi chuyến đi, nếu ở gần cũng tốn đôi ba triệu đồng, nếu ở xa thì tốn vài chục triệu. Đó mới là người bình thường, những người hối lộ thần thánh thì tốn hàng chục triệu đồng, thậm chí vài trăm triệu đồng…”

UserPostedImage
Mùa lễ lộc, xin chức ở miền Bắc bắt đầu. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)

(100 triệu đồng VN tương đương gần $4,300 Mỹ kim)
“Hối lộ thần thánh là sao thầy? Rồi làm sao phải tốn tới vài trăm triệu đồng?”
“Cái này nói riêng cho vui, cho đến bây giờ thì tôi khó mà tin nổi là thần thánh nghiêm túc, mà không chừng ở các điểm thờ đã có một loại thần thánh nào đó đã bị biến thái, bởi họ đã nhận hối lộ, người hối lộ cho họ cũng khá thành công. Rõ ràng, khó mà nói được đó là thần thánh hay loại khác. Còn hối lộ thần thánh thì đơn giản là hối lộ qua các thầy hoặc ban tổ chức, rồi xác đồng, để những đối tượng đó nói với thần thánh ưu tiên cho người hối lộ. Chuyện này diễn ra như cơm bữa. Còn thêm việc mua lộc, mua tước cũng thông qua các cửa này.”
“Theo thầy thấy thì ai là người cầu lộc, cầu thăng quan tiến chức?”
“Hầu hết là những người nhiều tiền, và giới quan chức hoặc vợ con họ. Nhiều lắm, giờ nói không hết đâu! Sở dĩ các điểm này trở nên đắt đỏ vì giới quan chức và giới có tiền tới nhiều, nó tạo ra một thứ niềm tin rất là mạnh nhờ có những khách mẫu là họ, còn người dân thì bao giờ cũng là đám đông ăn theo, đi chơi, đi cầu may nhưng cũng thứ yếu, ở vòng ngoài, chen chúc, giành giật. Ngay chỗ thần thánh cũng có thứ hạng, có cấp trên cấp dưới, có phân biệt giàu nghèo, sang hèn, cao thấp rõ ràng. Có tiền thì ngồi chễm chệ ghế trên, không tiền thì không có cơ hội vào dâng hương, có khi chen chúc, đẫm đạp nhau tới chết. Rõ ràng chỉ có lòng thành và niềm tin tâm linh thì chẳng ý nghĩa gì cả trong trường hợp này, phải có quyền, có tiền!”

Có lẽ thầy Sáu nói đúng, dân đen bao giờ cũng là một đám đông chen lấn, xô đẩy và đầy tuyệt vọng trong lúc đi tìm chút hi vọng nào đó trên mặt đất bao la này. Và trả giá cho chút hi vọng nhỏ nhoi đó bao giờ cũng là cái giá lớn nhất, cái giá đầu tiên, mà ở đây, cái giá này cũng không phải là một ẩn ý gì cho mấy, có khi nó rất cụ thể, như giá thực phẩm đang nóng lên chẳng hạn!


UserPostedImage
Khẩu trang y tế trở thành hàng bán chạy ở các tiệm thuốc nhưng chẳng thấy mấy ai đi lễ dùng. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)

Hiện tại, mọi thứ thực phẩm trở nên khan hiếm và nó cho thấy một vấn đề khác, Các loại thực phẩm người Việt đang dùng bị phụ thuộc vào Trung Quốc khá nặng và Việt Nam vẫn chưa tìm được sự cân bằng khi xuất hiện một biến cố nào đó khiến cho luồng lưu thông hàng hóa giữa hai bên ngưng trệ. Nếu như người nông dân Việt Nam phụ thuộc vào đường xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc bao nhiêu thì cũng chính họ và người tiêu dùng Việt Nam phụ thuộc vào nguồn nông sản từ Trung Quốc bấy nhiêu. Đây là một nghịch lý rất khôi hài.

UserPostedImage
Lễ lộc được bày bán khắp nơi. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)
Sau một vòng dạo thăm các điểm diễn ra lễ hội và sắp diễn ra, đặc biệt là Bắc Ninh, nơi sắp diễn ra lễ hội Bà Chúa Kho, đây là lễ hội chúng tôi quan tâm nhất. Bởi đền Bà Chúa Kho nằm ở vị trí khá đặc biệt, lăng nằm trên một ngọn đồi, nhìn ra thị trấn, nhìn chếch về thành phố, bên phải của đền là một sườn núi, bên trái là cánh đồng rộng, nơi có nhiều người nông dân mang rau cải ngồng, bông bí, đọt bí, các loại su hào… ra bán. Và, sau lưng đền cách một cánh đồng, nằm ở ngọn đồi khác, cao hơn đồi có ngôi đền tọa lạc là một casino lớn nhất miền Bắc do người Trung Quốc xây dựng và quản lý, kinh doanh. Ở đây, khách Trung Quốc, Đài Loan, và giới có tiền Việt Nam vào ra nườm nượp, có đủ các loại xe hạng sang trong sân casino. Đây cũng là nơi có nhiều người đến đền Bà Chúa Kho để vay lộc nhiều nhất.
Cái khác giữa vay lộc đền Bà Chúa Kho và xin lộc đền Trần nằm ở chỗ yếu tố con buôn phát triển lên tới đỉnh điểm. Dân làm ăn, dân đánh bạc và cán bộ chức quyền thường chọn hai nơi này để đi. Nghĩa là có thể không đi các nơi khác để cầu lộc nhưng phải đến cho được hai nơi là đền Trần ở Nam Định và đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh để cầu. Vì sao?


UserPostedImage
Thực phẩm đã bắt đầu tăng giá. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)
Một người yêu cầu giấu tên, hiện đang là cán bộ cao cấp ở tỉnh Bắc Ninh, chia sẻ, “Năm nay tình hình chưa biết sao, nhưng nếu các lễ hội vẫn được tổ chức, tớ cũng đi hai nơi này, vì nó rất là khoa học!”
“Nó khoa học như thế nào vậy ông?”
“Vì như thế này nhé, ông cầu thăng quan tiến chức thì phải đến Đền Trần, ở đấy ngài sẽ ban cho cái chức cao hơn. Còn xin lộc thì đến Đền Trần sao được, ngài đâu có quản lý lộc đâu mà cho. Nhưng nếu không xin ở Đền Trần mà xin ở những nơi khác thì cũng không hợp lý vì những nơi khác toàn xin và cho. Mà cái cơ chế xin – cho thì bao giờ cũng mang tính bao cấp, chả có năng động và táo bạo được, cho thì có chừng rồi, có hạn rồi, không thể cho nhiều được. Muốn làm ăn lớn thì phải đi vay vốn lớn. Lên chỗ Bà Chúa Kho để mà vay một quả về làm ăn. Đương nhiên Bà đã cho vay thì phải có trách nhiệm với cái vốn để năm sau người ta còn có mà trả chứ. Chính vì vậy mà muốn làm ăn thì nên vay Bà. Chứ xin thì các vị khác cho xong lại thôi, đâu có chú ý tới mình làm ăn ra sao. Đấy, khoa học là chỗ đấy!”

UserPostedImage
Dịch bệnh thì kệ dịch bệnh
 

Đó là tâm lý rất chung và cũng rất phổ biến của người Việt hiện nay. Không hiểu có phải vì đã sống quá lâu trong sự chịu đựng, sự cạnh tranh sống còn khốc liệt giữa người với người đã khiến cho người ta trở nên trơ lì, không còn sợ hãi chuyện chi?! Đi lễ hội, rong chơi đám đông, ăn nhậu, tổ chức tụ tập họp xóm, hát karaoke, hát với nhau… Hầu như không có hoạt động nào ngưng. Mọi thứ đều diễn ra bình thường.

Trong khi đó, những loại hình sinh hoạt trên đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh rất nhanh. Thế nhưng người ta vẫn đi. Có thể một phần do chính phủ chưa có động thái rõ ràng để người dân thực hiện. Nhưng phần khác, nó cũng cho thấy người dân dường như đã quen với thụ động, quen chờ đợi cây sào từ chính quyền. Bởi đã từ lâu, chính sách khép kín về thông tin cũng như thông tin có định hướng của nhà nước đã làm cho người dân quen với nếp sống thụ động này.

Một ông trưởng xóm ở Quảng Nam, chia sẻ với chúng tôi rằng, “Chúng tôi vẫn tổ chức họp xóm, vẫn phải ăn uống với nhau cho có tình làng nghĩa xóm, thắt chặt tình đoàn kết. Một xóm làng tiêu biểu phải là xóm làng có tình đoàn kết, đầu năm cuối năm gặp nhau, tay bắt mặt mừng!”

“Liệu sự đoàn kết mà anh nói ngay trong lúc này có trở thành nguy hiểm không? Vì dịch bệnh lây lan quá khủng khiếp như vậy, mình không thể dời sự đoàn kết chậm vài tháng được sao?”
“Không được, vì chúng tôi đã gửi giấy mời cho cả xóm, các thành viên cũng đã đóng tiền rồi, đồ cũng đã mua sắm rồi. Đợi cả tháng trời mới có cơ hội uống bia cho cả xóm, giờ bỏ qua sao được. Cả một cái Tết xóm chúng tôi đâu dám uống giọt nào. Bây giờ nhân lúc bệnh dịch phát triển, lây lan mạnh quá, chính phủ cho ngừng hoạt động chỉ thị 100, cảnh sát ngừng thổi nồng độ cồn trong một thời gian. Cơ hội này mà không họp xóm, không uống với nhau thì bao giờ mới có lại được!”
“Thế hóa ra tình đoàn kết cũng có liên quan đến nghị định 100?”
“Có chứ, nghị định 100 ra đời thì chả ai dám uống ly rượu mừng xuân, Tết đến nó cứ nhạt nhạt làm sao ấy. Còn bây giờ, ít ra cũng có được khoản thời gian để uống với nhau!”
“À, nhân nói chuyện họp xóm, anh có thể chia sẻ thêm là chi phí họp xóm năm nay có khác so với mọi năm không và do đâu?”
“Ồ, chi phí năm nay tăng gấp đôi so với năm ngoái. Vì hiện tại, mọi thứ nông sản đều tăng giá gấp đôi, gấp ba, giá thịt cũng đang nhích lên dần, mọi thứ đang leo thang một cách phi lý.”
“Leo thang một cách phi lý nghĩa là sao anh?”
“Nghĩa là nông sản Việt vẫn chưa bao giờ cân đối, mối quan hệ giữa nhà nông và những người khác rất tệ. Ngày trước, khi còn giao thương rau củ quả với Trung Quốc thì toàn bộ rau củ quả của nông dân Việt đều nhắm xuất sang Trung Quốc. Ngược lại, trong các chợ Việt thì đầy rẫy rau củ quả Trung Quốc. Nhưng nếu quan sát giá mua, bán thì giá xuất khẩu rau củ quả Việt khi xuất khẩu thì thấp hơn rau củ quả Trung Quốc đang bán ở chợ Việt. Nếu không xuất, không nhập thì tự rau Việt đưa ra chợ bán cũng đã rất có giá và khỏi phải nhập rau độc hại về. Khổ nỗi, người ta quen với xuất khẩu rồi. Giờ dịch bệnh kéo tới, giao thương dừng thì rau Việt tha hồ hét giá trên trời. Như vậy, cũng có thể nói rằng người nông dân Việt không thương người tiêu dùng Việt và giữa nhà buôn với nông dân cũng chẳng tình cảm cho mấy!”
Nhìn chung, tại Việt Nam lúc này, có ba thứ rất nóng hổi, đó là dịch cúm corona Vũ Hán, đi lễ xin lộc, cầu quan, ăn uống, tụ tập chơi bời họp mặt đầu năm. Và mới đây, Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc có lệnh mới là dừng ngay việc khai mạc các lễ hội đang chuẩn bị khai mạc. Thế nhưng, việc dừng, dời ngay không biết sẽ ra sao và tới bao giờ. Riêng các lễ hội đã khai mạc thì đông đúc vô cùng. Vật giá leo thang, dịch cúm vẫn cứ treo lơ lửng đâu đó và người ta vẫn xúm xít ăn uống, nói cười rất hồn nhiên, vô tư!


UserPostedImage
Trên khắp đất Bắc, vào dịp Tết, Tháng Giêng, đi đâu cũng gặp lễ hội. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)
UserPostedImage
Việc buôn thần bán thánh ngày càng diễn ra rầm rộ. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)
UserPostedImage
Không ít người đi cầu lộc, vay lộc, xin chức từ một thế lực nào đó. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)
UserPostedImage
Các bến xe vẫn hoạt động bình thường mặc dù dịch Corona đã lan rộng khắp nơi. (Nguyên Quang/ Viễn Đông)
 Nguyên Quang/ Viễn Đông

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.101 giây.