logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 06/03/2020 lúc 11:03:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,677

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Tại Sao Thiền Chánh Niệm Có Nhiều Lợi Lạc Về Sức Khỏe Tinh Thần
Trong vài thập niên qua, thiền chánh niệm đã trở nên ngày càng phổ biến, đặc biệt như là phương thức để giảm căng thẳng hay lo lắng và có được cảm nhận cuộc sống hạnh phúc lớn hơn, theo Ingrid Fadelli, trong bài viết “Exploring why mindfulness meditation has positive mental health outcomes” [Khám phá tại sao thiền chánh niệm có nhiều kết quả sức khỏe tinh thần tích cực] được đăng trên trang mạng Medical Xpress, hôm 17 tháng 2 năm 2020.
Trong khi nhiều nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm khẳng định rằng thiền thông thường, đặc biệt thiền chánh niệm, có thể có nhiều lợi ích lên sức khỏe tâm thần con người, cho đến nay có rất ít người biết về các cơ chế củng cố những hiệu quả này.
Các nhà nghiên cứu tại Đại Học Pontifical University of Salamanca ở Tây Ban Nha gần đây đã thực hiện một nghiên cứu nhằm mục đích khám phá một số lý do tại sao thiền chánh niệm có thể cải thiện sức khỏe tâm lý và cuộc sống hạnh phúc của con người. Tác phẩm của họ, được đăng trong Tạp Chí Clinical Psychology, thừa nhận 3 yếu tố chính có thể liên kết với các lợi ích sức khỏe tâm thần của việc thực tập chánh niệm.
“Nghiên cứu của chúng tôi khởi sinh từ nhu cầu xác nhận tại sao thiền có thể tạo ra các ảnh hưởng tâm lý tích cực,” theo José Ramon Yela, lãnh đạo nhóm nghiên cứu, nói với MedicalXpress. “Sau khi xem xét một vài đóng góp của nghiên cứu trước đây về chủ đề này, chúng tôi đề xuất 3 yếu tố có thể đóng vai trò quan trọng: khả năng tự thương yêu mình; kinh nghiệm đời sống có ý nghĩa – đó là, có những điều giá trị và quan trọng trong cuộc sống và những mục tiêu giá trị để theo đuổi; và cuối cùng, giảm mức độ mà một người tránh những suy nghĩ, cảm xúc hoặc kinh nghiệm có thể gây khó chịu nhưng là một phần của cuộc sống của anh /cô ấy.”
Trong tác phẩm của họ, Yela và các đồng nghiệp của ông xây dựng các nghiên cứu trước đây bằng việc điều tra các cơ chế bên sau thiền chánh niệm, gồm việc điều tra quá khứ của chính họ và nghiên cứu được thực hiện trong vài năm qua bởi nhóm nghiên cứu tại Đại Học New Mexico. Nó cũng tạo cảm hứng từ tác phẩm của nhà tâm lý Kristin Neff và Christopher Germer, tập trung vào chương trình gọi là Mindful Self-Compassion [Tự Thương Yêu Chánh Niệm].
Thêm vào với việc xác nhận 3 yếu tố có thể làm nền tảng cho các ảnh hưởng tích cực của thiền chánh niệm, Yela và các đồng nghiệp của ông giả thuyết về sự hiện hữu của một cơ chế tuần tự cụ thể mở ra mọi lúc. Đặc biệt hơn, họ đề xuất rằng việc thực hành thiền chánh niệm trên nền tảng thông thường có thể gia tăng mức độ của sự tự thương yêu mình, dẫn tới làm cho cuộc sống cảm thấy có ý nghĩa hơn, cuối cùng thúc đẩy con người thực hành thiền trở nên dấn thân nhiều hơn vào cuộc sống, như giảm bớt sự tránh né của họ đối với các kinh nghiệm hài lòng và thách thức.
“Thương yêu chính mình là đặc biệt quan trọng khi con người trải qua giai đoạn khó khăn trong cuộc sống,” theo Yela giải thích. “Trong ý nghĩa này, thật là quan trọng để làm rõ ý nghĩa của sự yêu thương chính mình, gồm 3 thành tố.”
Trong tác phẩm của họ, Yela và các đồng viện của ông định nghĩa thương yêu chính mình như là khả năng tử tế của một người dành cho chính họ hơn là sự khe khắc hay tự chỉ trích, trong khi cũng thừa nhận rằng sự đau khổ, đau đớn và khó khăn là chung cho bản tính con người của chúng ta thay vì cảm thấy xa lạ hay kỳ lạ. Thành tố quan trọng thứ ba đòi hỏi khả năng tỉnh thức một cách chánh niệm về các kinh nghiệm bên trong có khả năng gây khó chịu, như những ý tưởng phiền muộn, các cảm giác tiêu cực hay giận dữ, thay vì nhận định thái quá về những kinh nghiệm này.
Trong tác phẩm của họ, Yela và các đồng viện của ông đã kết hợp vài phương pháp nghiên cứu khác nhau. Trước hết, họ yêu cầu những người tham gia trả lời các thăm dò được đưa ra để trắc lượng 3 yếu tố mà nghiên cứu của họ tập trung vào. Sau đó, họ cố gắng khám phá mối quan hệ giữa những yếu tố này và kết hợp chúng vào một mô hình thử nghiệm bằng kinh nghiệm.


“Loại nghiên cứu này rất thú vị bởi vì chúng tôi có thể thu thập các tài liệu từ những mẫu rất lớn và phân tích vai trò mà nhiều yếu tố có thể đóng liên quan đến sức khỏe tinh thần và hạnh phúc tâm lý,” theo Yela cho biết. “Tuy nhiên, có một số hạn chế, như thực tế là rất phức tạp để đưa ra những quy kết nguyên nhân liên quan đến các mối quan hệ trong số các yếu tố. Vì lý do này, chúng tôi cũng đang thực hiện nghiên cứu dài hạn.”
Để trắc nghiệm giả thuyết của họ, các nhà nghiên cứu đã đặt câu hỏi với 414 người thực tập thiền và 414 người không thực hành thiền để trả lời những câu hỏi được đưa ra để đo lường các mức độ của họ về sức khỏe tinh thần, sự thương yêu chính mình và lẩn tránh kinh nghiệm tiêu cực, cũng như họ cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa nhiều như thế nào. Rồi họ phân tích các tài liệu mà họ đã thu thập, so sánh những trả lời của những người hành thiền với các trả lời của những người không thực hành thiền.
“Chúng tôi tập trung vào những người đã nhận các huấn luyện chánh niệm hay chánh niệm và thương yêu chính mình và phân tích các thông số tâm lý khác nhau (thí dụ, sức khỏe tinh thần, lo lắng, trầm cảm, v.v…) và các cơ chế giải thích tiềm năng thay đổi mọi lúc như kết quả của việc huấn luyện như thế,” theo Yela giải thích.
Các phân tích được thực hiện bởi những nhà nghiên cứu mang lại nhiều kết quả thích thú. Trước hết, Yela và các đồng viện cho thấy rằng sự thương yêu chính mình, sự hiện hữu của ý nghĩa trong cuộc sống và việc lẩn tránh kinh nghiệm đã giảm có thể tất cả đều liên kết với những thành quả lợi ích của thiền chánh niệm.
Cụ thể hơn, những quan sát của họ cho thấy rằng việc thực tập thiền chánh niệm liên tục khuyến khích yêu thương chính mình, giúp con người tìm ra ý nghĩa vĩ đại trong cuộc sống, nhưng cũng giảm khuynh hướng lẩn tránh hay trốn chạy khỏi các tư tưởng buồn phiền hay các cảm giác gây đau đớn, đau khổ hay không hài lòng. Tổng hợp, 3 yếu tố này có thể dẫn tới các cải thiện trong cuộc sống hạnh phúc và sức khỏe tinh thần.
“Nói chung, chúng tôi nêu bật sự liên quan của việc đối xử tốt với chính mình, đối xử với chính mình một cách từ bi, nhận ra những gì có giá trị trong cuộc sống và tiến về phía trước dù cuộc sống không phải lúc nào cũng như nó là,” theo Yela nói như thế. “Một kết quả quan trọng khác của nghiên cứu liên quan đến sự cam kết với việc thực hành thiền.”
Cộng thêm với việc soi sáng một số lý do tại sao thiền chánh niệm có thể rất hữu ích, các phát hiện được thu thập bởi nhóm các nhà nghiên cứu này nêu bật các lợi lạc của việc hành thiền đều đặn. Yela và các đồng nghiệp của ông cho thấy rằng đối với thiền để được liên kết với các hiệu quả tích cực thì phải thực tập đều đặn thường xuyên, là phù hợp với các kết quả thực nghiệm trước đó. Khi thiền chỉ được thực hành trên cơ bản không thường xuyên, thì ngược lại, ảnh hưởng của nó có thể quá nhỏ hoặc thực tế thậm chí có thể trở thành một hình thức lẩn tránh kinh nghiệm trong chính nó.
Hiện nay các nhà nghiên cứu đang thực hiện thêm nghiên cứu nhắm vào việc công khai các cơ chế khác mà có thể làm trung cho mối quan hệ giữa chánh niệm và sống hạnh phúc về tâm lý. Hơn nữa, họ đang đánh giá hiệu quả của một số phương pháp trị liệu và thể thức được đặt ra để khuyến khích chánh niệm và sự thương yêu chính mình, gồm các chương trình Mindfulness Self-Compassion (MSC) và Mindfulness Based Stress Reduction (MBSR).
“Chúng tôi cũng đang có kế hoạch nghiên cứu về các hiệu quả của sự thực hành thương yêu chính mình trên một số thông số tâm lý, sức khỏe và sinh học,” theo Yela cho biết. “Trong dự án này, chúng tôi sẽ theo dõi trong 3 năm những người bắt đầu thực tập thương yêu chính mình và so sánh họ với những người đã thực hành thiền lâu năm.”
Thụy Âm dịch

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.142 giây.