logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/03/2020 lúc 11:31:09(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trong giai đoạn 2014-2017, có một số Đại Học Công lập ở Việt Nam, như Đại Học Bách Khoa Hà Nội, đã thực hiện thí điểm Tự Chủ Đai Học. Đến cuối năm 2018, nội dung Tự chủ Đại Học đã chính thức có hiệu lực thi hành giữa năm 2019. Trong thực tế, từ năm 2011 các Đại học công lập ở Việt Nam thực hiện cơ chế Tự chủ từng phần đến toàn phần như hiên nay. Tuy nhiên những khó khăn lớn nhất vẫn tồn tại khi đai học Bách Khoa Hà Nội cũng như các đại học công lâp khác, chuyển sang tự chủ toàn phần, vì những lý do cụ thể như sau: 
1-Về Tài chánh- Nhà nước không cấp dưỡng thường xuyên và cả việc chi cho đầu tư.
2-Về Văn bản Pháp luật rất rắc rối và chồng chéo tạo mâu thuẫn hành chánh, pháp lý. Măc dầu Nghị quyết 77 (24-10-2014) của Chính phủ về việc thí điểm Tự chủ Đai học phân nhiều quyền cho các trường song các trường chưa thực hiện được hết. Thí dụ như theo nguyên tắc Đai học được quyền tự quyết định các khoản đầu tư, mức học phí, nguồn thu…nhưng đồng thời Đai học chịu đựng sự ràng buộc của Luât Ngân Sách Nhà nước và Luât Đầu Tư.
3-Về công tác Nhân sự trên nguyên tắc thi Trường có toàn quyền, nhưng vấp phải Luật Viên chức của chính phủ qui định rất chặt chẽ về công tác tuyển dụng đánh giá cán bộ, Trường không dễ gì sắp xếp cán bộ tối ưu như mong muốn. http://khoahocphattrien....00113021826279p1c785.htm
 Sở dĩ cơ chế chồng chéo như vây cũng dễ hiểu thôi, bởi vì ở VIệt Nam thể chế Nhà nước quản lý toàn diện chưa được chuyển thành Nhà nước kiến tạo phát triển. 
   Do đó Trường đại học Bách Khoa Hà Nội cũng như các đai học công lâp khác phải tự bảo đảm nguồn thu đồng nghĩa phải tăng học phí, không có cách nào khác hơn. Nhưng việc tăng học phí phải được đi kèm với chất lượng giáo dục đào tạo. Trường đã dùng hết vốn liếng dự trữ để tăng cường cơ sở  vật chất và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục đào tạo. Đó là những năm chi ra nhiều mà chưa tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên. Đó là những năm đầu thắt lưng buộc bụng. Bối cảnh này cũng dẫn đến nhà trường phải thay đổi cơ chế quản lý sao cho hiệu quả và thay đổi quan niệm nhận thức của các cán bộ, giảng viên của Nhà trường. Trước đây các cán bộ quản lý, các đơn vị chỉ thực hiện theo chỉ đạo từ trên xuống, theo nhiệm vụ được giao phó. Nhưng bây giờ họ phải chủ động trong việc thực hiện các mục tiêu mà trường đề ra trong chiến lược
     Có thể nói trong hơn nhiều năm qua cán bộ và giảng viên của trường Đai học Bách Khoa, cũng như các Đại hoc công lâp khác, không tăng thu nhập trong khi môi trường bên ngoài doanh nghiệp, công nghệ, và các trường dân lập khác cạnh tranh khủng khiếp trong viêc tăng thu nhập cho chuyên viên, cho cán bộ giảng dạy. Nhưng tất cả cán bộ, giảng viên của trường Đại học công lập hiểu rằng Tự chủ đại học sẽ mở ra nhiều cơ hội phát triển, và vì thế họ ủng hộ mạnh mẽ cho quá trình tự chủ Đại Học, họ chấp nhận những khó khăn trước mắt. 
        Nếu không có Tự chủ Đại học chúng ta sẽ giống như Doanh nghiêp Nhà Nước trước đây, hoạt động trì trệ, kém hiệu quả, khó có thể sáng tạo, phát huy nội lực và huy động nguồn lưc từ bên ngoài để nâng cao chất lượng. Nói đến chất lượng là phải nói đến khả năng đội ngũ cán bộ, giảng viên và cơ sở vật chất, phòng học phòng thí nghiệm và ngân quỹ đặc biệt dành cho phòng nghiên cứu và phát triển-(R&D Department).


    Diễn đàn Đối Thoại về Tự chủ Đai học đã thật sự diễn ra trong hai ngày 31-7 và 1-8 năm 2014 tai Trung Tâm Văn Hóa Hoa Kỳ ở Saigon dưới sự dìu dắt của GS Ngô Bảo Châu. Tai diễn đàn này các diễn giả phàn nàn các Đại học ở Việt Nam không được quyền Tự quản trị, tự chủ tài chánh. Nói rõ ra Việt Nam chưa có được nền Đại học Tự trị. Nhưng vì sợ cụm từ Đại Học Tự Trị có thể bị “chính trị hóa” thành phải nói trại qua một bên Tự Chủ Đại Học. Theo GS Ngô Bảo Châu, nền giáo dục ở Đại học của VN đã quá lạc hậu không còn phù hợp bắt kịp với các Đại hoc lớn của thế giới ngày nay. Theo kinh nghiệm của ông, một giáo sư của đai học lớn ở nước ngoài, các sinh viên tốt nghiệp Đại học VN trông tương đối đuối sức so với sinh viên tốt nghiệp ở đại học nước ngoài. Đuối về kiến thức lẫn tác phong làm việc…
    Bàn về công tác nhân sự, quá trình tuyển dụng nhân sự tại các trường đai học Viêt Nam, GS Ngô Bảo Châu khẳng đinh: ”Các đai học Viêt Nam tạo người từ chính sinh viên của mình giống như cuôc hôn nhân cận huyết thống. Vì thế ngành khoa học của nước ta ngày càng xuống. Hoc trò không có điều kiện cơ hội để giỏi hơn thầy. Hoc trò của học trò càng tệ hơn nữa”.
     Nói về Tư chủ Tài chánh tại Đại hoc của VN, Bộ Trưởng KH&CN, Nguyễn Quân xác nhận: “Ở một nước mà tôi và anh Phạm Vũ Luận-Bộ trưởng GD-ĐT-không ký được lương cho GS Ngô Bảo Châu thì làm sao Đại học có được quyền tự chủ ”. Bộ trưởng Nguyễn Quân còn tố cáo: “ Nhiệm vụ của Đại hoc là vừa giáo dục vừa nghiên cứu. Thế nhưng tỷ trọng nghiên cứu ở nước ta lại nghiêng về Viên Nghiên Cứu (của Đảng) chớ không phải ở các trường Đại học. Cơ chế tư duy bao cấp vẫn tồn tại trong các trường đại học”. Hồng vẫn trọng hơn Chuyên!


Trong hiện tình, một số Đai học dân lập, với nguồn tài chánh dồi dào với cơ chế trả lương cao 4-5 lần hơn so với trường công lập, đang ngày càng thu hút nhân tài từ trường công lập. Có người cho rằng đó là hiên tượng chảy máu chất xám của trường công lập. Cũng có người cho rằng nguồn lực quốc gia không mất đi đâu, thị trường sẽ phân bố theo hướng tối ưu.


       Tự chủ Đại học là giấc mơ thế kỷ của các Đại học VN. Ngày nào cơ chế và tư duy bao cấp còn tồn tại trong các trường Đai học, ngày ấy nền tự chủ đại học vẫn còn những lực cản khó vượt thoát..Muốn khắc phục khó khăn này đòi hỏi sự kiên trì đấu tranh. Qua hai buổi họp 31-7 và 1-8 năm 2014 tại Trung tâm Văn Hóa Hoa Kỳ tại Saigon cho ta thấy có những vị Bộ trưởng, Thứ trưởng, các Giáo Sư, Tiến Sỹ, các chuyên viên của ngành giáo dục đào tạo, các giới trí thức trong và ngoài nước, công khai biểu lộ sự đồng tình chống lại cơ chế, tư duy bao cấp, chống lại sự lãnh đạo toàn diện của ĐCSVN. Hy vọng đây là hạt nhân sẽ làm bùng nỗ tư duy đổi mới, những cải cách toàn diện nền giáo dục VN nhất là trả lại nền Tự chủ cho các trường Đại học Việt Nam càng sớm càng tốt./.

3-7-2020
Đào Như

BÀI ĐỀ NGHỊ ĐỌC THÊM:
Việt Nam và Khát vọng một nền Đại học Tự trị / của cùng tác giả Đào Như
http://www.diendantheky....hat-vong-ve-mot-nen.html


Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.