Trong chúng ta có nhiều người cố gắng leo lên các bậc thang của công ty càng nhanh càng tốt, nhưng cũng có lắm người hoàn toàn mãn nguyện về các nấc thấp hơn và không ước mong leo lên cao hơn nữa.
”Tôi nghĩ rằng điều rất thường thấy là người ta bằng lòng với những chức vụ không có tính cách quản trị, vì một vài lý do,” Andy Teach nói như vậy.
Ông là tác giả cuốn sách “Từ Tốt Nghiệp Tới Công Ty: Hướng Dẫn Thực Hành Để Leo Lên Thang Kinh Doanh Mỗi Lần Một Nấc.”
Chẳng hạn, không phải mọi người ai cũng đều có những năng khiếu được tư chất bẩm sinh để trở thành một nhà quản lý, theo ông giải thích. “Quản trị con người là một trong những việc khó làm nhất, và bạn phải có một số người và những năng khiếu lãnh đạo để trở thành một nhà quản lý thành công”.
Ngoài ra, không phải ai cũng muốn trở thành một người quản trị, ông nói. “Điều này không chỉ là có nhiều tương tác trực tiếp với những người có thể không muốn nhận chỉ thị từ bạn, lãnh thêm trách nhiệm, và trong nhiều trường hợp, làm việc lâu giờ hơn và bị căng thẳng thần kinh nhiều hơn. Không phải ai cũng muốn đảm nhận trọng trách hoặc xuất hiện trong ánh đèn sân khấu.”
Một lý do khác: càng ngày càng nhiều nhân viên muốn có một sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, trong đó việc làm không nhất thiết phải là ưu tiên cao nhất của họ, theo ông Teach nói thêm. “Có rất nhiều người đặt ưu thàng đầu là gầy dựng một gia đình, kế đó mới đến công việc”. Nếu đúng như vậy, thì việc trở thành một người quản trị có thể làm cho bạn có mặt ở nhà ít hơn.
Ông nói rằng sau cùng có rất nhiều người thực sự làm giỏi những gì họ làm, họ tận hưởng công việc của họ, và họ không muốn gây nguy hiểm cho điều này bởi chuyện thăng chức lên vị trí nhà quản trị.
Nếu bản thân bạn không có những kế hoạch hay ước vọng để tham gia vào một chức vụ quản trị, bạn nên làm rõ ý định của bạn ngay từ đầu, theo lời khuyên của Debra Benton, một huấn luyện viên điều hành và tác giả của cuốn sách “Nhà Điều Hành Ảo: Làm thế Nào Để Hành Động Như Một Giám Đốc Điều Hành Trên Mạng Và Ngoài Mạng”. Bà nói, “Hãy làm cho người chủ của bạn biết rằng bạn sẽ làm việc siêng năng, ngay cả khi bạn không mong muốn nhập vào cấp quản trị. Hãy nói cho chủ nhân của bạn rằng nếu họ thích công việc của bạn và muốn thưởng cho bạn, thì họ nên làm điều đó dưới những hình thức đền bù hoặc phúc lợi. Và hãy nhắc họ rằng chuyện không muốn thăng chức không phải là một dấu hiệu của sự thiếu hoài bão”.
Trong thực tế, bạn có thể hết sức thành công ở một chức vụ phi quản trị.
Đối với một số người, việc leo lên tới bậc thang trên cùng của thang công ty có nghĩa là tham gia C-Suite và đối phó với những giờ làm việc lâu, các chính sách, tình trạng căng thẳng thần kinh, và những thách thức khác đi kèm với chức vụ lớn và những tưởng thưởng tài chánh, theo ông Teach cho biết. Đối với những người khác, thành công có nghĩa là tìm kiếm một công việc mà họ ưa thích và bằng lòng với chỗ làm ấy, một công việc cho phép họ nuôi gia đình mình mà không bị choáng ngợp bởi những hạn chót khó khăn và những người khó tính. “Nếu bạn thực sự làm tốt công việc của bạn, và những người khác chung quanh bạn thừa nhận điều này, thì bạn có thành công. Nếu công việc của bạn góp phần vào thành công của toàn nhóm, thì bạn có thành công. Thành công không luôn luôn được xác định bởi chức tước hoặc tiền lương của bạn”.
Theo Viendongdaily