logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/04/2020 lúc 08:58:32(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình bìa đĩa nhạc nhân cuộc triển lãm về Dalida năm 2007 tại Paris AFP/OLIVIER LABAN MATTEI

‘‘Mourir sur scène’’ (Chết trên sân khấu) là một trong những bài hát tiêu biểu nhất của Dalida, được phát hành lần đầu tiên vào năm 1983. Với thời gian, bản nhạc này đã trở nên kinh điển, gắn liền với tên tuổi của Dalida nói riêng, tiêu biểu cho những nghệ sĩ nào đã dành trọn cuộc đời cho sân khấu nói chung. (Tạp chí được phát lần đầu vào tháng 09/2019) 

Tuy nhiên, bài hát ‘‘Mourir sur scène’’ (Chết trên sân khấu) ban đầu được sáng tác cho người khác chứ không phải cho danh ca người Pháp gốc Ai Cập. Theo lời kể của nhà soạn nhạc Jeff Barnel, khi sáng tác bài này với Michel Jouveaux, cả hai tác giả nghĩ tới hai giọng ca ăn khách nhất thời bấy giờ. Đầu tiên hết là Johnny Hallyday, kế theo sau là Michel Sardou. Bản nhạc được viết như một tiết mục ‘‘nhạc kịch’’, đặc biệt có ý nghĩa đối với những nghệ sĩ nào thật sự có tâm huyết với sân khấu : sàn diễn đối với họ không chỉ đơn thuần là nghề, ca hát thật sự là một cái nghiệp.
Bản nhạc này tình cờ lọt vào tai của nhà sản xuất Orlando, em trai của Dalida. Bằng mọi cách ông muốn thuyết phục hai tác giả Jeff Barnel và Michel Jouveaux dành cho Dalida độc quyền ghi âm. Nhóm sáng tác vì thế buộc phải chỉnh sửa ca từ sao cho hợp với giọng ca và nhất là hợp với hoàn cảnh của Dalida. Chỉ có điều là khi được nghe thử qua vài lần, Dalida tuyệt đối không hề thích bản nhạc này, một bài hát mà theo cô quá đỗi bi quan, sầu thảm.
Bản nhạc này nằm trong dự án ghi âm tập nhạc mang tựa đề ‘‘Les P’tits Mots’’. Trong cùng một thời điểm, Dalida ghi âm nhiều ca khúc (trong đó có bài ‘‘Bravo’’ và ‘‘Téléphonez-moi’’) đề cập tới cùng một chủ đề ‘‘đời nghệ sĩ cô đơn’’. Một khi màn nhung buông xuống, ánh đèn sân khấu chợt tắt, người nghệ sĩ thường cảm thấy tâm hồn bị trống trải, họ phải đối mặt trực diện với nỗi cô độc của chính bản thân. Đôi khi, họ không nhận ra mình, cho dù có bắt gặp ánh mắt thân quen trong những lúc trang điểm soi gương.
Bản nhạc này đủ nói lên thân phận của giới nghệ sĩ cũng như những gì công chúng không thể thấy đằng sau vầng hào quang danh vọng. Tác giả Michel Berger gợi hứng từ cùng một chủ đề sáng tác cho Johnny Hallyday bài ‘‘Chanteur abandonné’’ nói lên cái cảm giác người nghệ sĩ bị bỏ rơi, còn cặp bài trùng Alain Chamfort & Jacques Duval lại mô tả cái cảnh vào vai một nhân vật khác, tự nhìn mình mà lại thấy một ‘‘Kẻ thù ở trong gương’’ (L’ennemi dans la glace).

Tuy không thích bản nhạc, nhưng rốt cuộc Dalida vẫn ghi âm bài hát ‘‘Mourir sur scène’’ (Chết trên sân khấu). Điều đáng gây ngạc nhiên là bài này lại ít được giới truyền thông hưởng ứng vào lúc được xuất bản. "Chết trên sân khấu" cũng không được chọn làm ca khúc chủ đạo và chỉ được khai thác như mặt B, khi đĩa đơn cùng tên (Les P’tits Mots) được phát hành trên thị trường Pháp. Dalida thật sự khám phá tiềm năng của bản nhạc này khi cô đi biểu diễn ở nước ngoài để quảng bá cho album mới. Tại Thổ Nhĩ Kỳ hay tại vùng Québec (Canada), Dalida thường thu hình cho nhiều tiết mục biểu diễn và mỗi lần nhạc phẩm ‘‘Chết trên sân khấu’’ đều được công chúng hưởng ứng nhiệt tình, hơn hẳn các bài hát khác.
Đến khi trở về Pháp để thực hiện một chương trình đặc biệt (của Maritie và Gilbert Carpentier), trong số bảy bài hát trích từ album mới được thu hình biểu diễn, bài ‘‘Chết trên sân khấu’’ vẫn là màn trình diễn gây nhiều ấn tượng nhất. Trước sự hưởng ứng này, bài hát được tái bản và lần này, Dalida sẽ ghi âm thêm nhiều phiên bản trong các thứ tiếng khác, kể cả tiếng Anh (Born to Sing) do tác giả Norman Newell phóng tác), tiếng Ý (Quando nasce un nuovo amore en italien) của tác giả par Dossena, hay tiếng Tây Ban Nha Morir cantando en (của tác giả Toro). Phiên bản tiếng Thổ Nhĩ Kỳ "Bir gece sahnede" là của Ajda Pekkan.
Các nghệ sĩ nổi tiếng như Shirley Bassey, Amel Bent hay Julien Doré đều đã từng ghi âm ca khúc này. Còn trong tiếng Việt, bài ‘‘Mourir sur scène’’ (Chết trên sân khấu) có tới hai lời khác nhau. Thứ nhất là nhạc phẩm "Hư Ảo" qua cách đặt lời của tác giả Khúc Lan, nổi tiếng với phần trình bày của cố ca sĩ Ngọc Lan. Phiên bản tiếng Việt thứ nhì mang tựa đề "Lời em trăn trối" là của tác giả Lê Toàn qua phần thể hiện của Thiên Kim.
Trong tiếng Pháp, bản nhạc ‘‘Chết trên sân khấu’’ trở nên kinh điển vì cả hai tác giả Jeff Barnel & Michel Jouveaux đã khéo léo cài đặt nhiều chi tiết có thật trong cuộc đời của Dalida vào trong ca khúc. Đặc biệt là lần tự tử hụt của thần tượng ca nhạc Dalida vào năm 1967 vì quá đỗi tuyệt vọng, sau khi cô phát hiện tình nhân của cô (nam ca sĩ Luigi Tenco) đã tự bắn một phát súng vào đầu.
Thành ra, nhân vật trong bài hát mở cuộc đối thoại với tử thần, trong đoạn thứ nhì mới có câu : "Người và ta đã có dịp gặp nhau một lần, làm sao quên được khi đã thấy nhau thật gần". Trong nhiều cuộc phỏng vấn Dalida thường nói là điều quan trọng nhất trong đời là "Sống theo ý mình" (À ma manière), hàm ý mọi chuyện đều do Dalida tự quyết định.
Khi hay tin Dalida vĩnh viễn ra đi vào năm 1987, tự kết liễu cuộc đời ở tuổi 54, công chúng không khỏi bàng hoàng, đối với họ nhiều tựa đề ca khúc trong đoạn cuối cuộc đời của Dalida chẳng khác gì những bản di chúc : Để không sống cô đơn (Pour ne pas vivre seul), Cũng chừng đó thôi (Pour en arriver là) hay là Chết trên sân khấu (Mourir sur scène). Bản nhạc này có những đoạn mà khi nghe qua, ta không khỏi rùng mình :
Người muốn vĩnh biệt đêm mưa. Kẻ muốn chết trong chiều nắng. Ai mà không thích nhẹ nhàng. Ra đi trong giấc muộn màng.
Đời người sinh ly tử biệt. Đừng bắt ta khổ trọn kiếp. Xin đời đến khi phải hết. Trong vầng hào quang được chết.
Theo RFI
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (3)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.069 giây.