logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
khi  
#1 Đã gửi : 20/07/2012 lúc 08:14:32(UTC)
khi

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 338

Lấy chồng xứ lạ không còn là chuyện lạ, bởi bao năm qua mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi đã kể nhiều về cuộc sống của những cô gái Việt theo chồng qua Đài Loan.
UserPostedImage
Courtesy Vietbao. Các cô gái Việt chờ đợi tại các công ty môi giới lấy chồng Đài Loan hoặc Đại Hàn
Từ hơn một thập niên qua, mãi đến giờ này, đàn ông Đài Loan tiếp tục sang Việt Nam kiếm vợ, cô dâu Việt Nam sẳn sàng nhắm mắt đưa chân theo chồng về nơi xa.

Thanh Trúc đoan chắc điều đầu tiên các cô dâu phải tự hỏi là cái gì đang chờ mình ở nơi kia, hạnh phúc hay khổ đau? Thực tế, gọi là “cô dâu”, là “chồng” hay là “vợ “ mà khi đối diện thực tại thì quá đỗi bẽ bàng , nếu không muốn nói là tủi hổ.

Thảm cảnh của những cô gái Việt lấy chồng Đài Loan

Hạnh phúc thì chỉ có hai hay ba mươi phần trăm chứ không có nhiều…

Đó là lời cô Vân Anh, hội trưởng Hội Phụ Nữ đang làm việc trong Văn Phòng Trợ Giúp Pháp Lý Cho Công Nhân Và Cô Dâu Việt Nam do linh mục Nguyễn Văn Hùng thành lập ở Đài Loan cách đây mười hai năm, khi làn sóng công nhân Việt tràn vào Đài Loan, tiếp đến là hàng ngàn cô dâu Việt theo chồng Đài Loan về nước.

Cho tới lúc này, phụ nữ Việt Nam tiếp tục sang Đài Loan làm dâu xứ lạ. Từ vùng quê Đại Viên cách thành phố Đào Viên không xa, Vân Anh thưa chuyện cùng quí vị:

Tôi là Vân Anh, tôi lấy chồng sang Đài Loan được mười năm rồi. Tôi vô văn phòng của cha Hùng làm việc cũng gần được bốn năm, có cơ may là có Hội Phụ Nữ ở đây, thấy hoàn cảnh các chị em gặp rất nhiều khó khăn, thí dụ lấy chồng sang đây bị đánh đập, hành hạ, bị nhốt, hoặc là con thì không được gọi me, rồi nhiều tình huống khác nữa …Vì vậy Vân Anh có cái động cơ thúc đẩy, muốn giúp các chị em đó về cuộc sống cũng như về pháp luật ở bên này. Thì qua sự tìm hiểu đó nên được chị em tín nhiệm bầu làm hội trưởng gần được ba nhiệm kỳ rồi.

Hôm nay Vân Anh đến thăm gia đình cô dâu ở đây, lấy chồng sang đây được mười hai năm rồi.
Người phụ nữ, mà Vân Anh và Thanh Trúc tạm gọi là chị Lan, lập gia đình vào năm 37 tuổi với một ông Đài Loan khi đó đã 82 tuổi. Sang quê chồng, chị Lan phải ở nhà để chăm sóc ông chồng già bệnh hoạn, trong lúc bị gia đình chồng, đúng ra là những người em chồng, đối xử với chị như một người ở đợ không hơn không kém. Tháng Hai vừa qua, ông chồng 93 tuổi qua đời mà không để lại cho chị chút gì gọi là của cải, những người em chồng rắp tâm đánh đuổi chị ra khỏi nhà:

Chị cũng không có chứng minh thư của Đài Loan, không có điện thoại, sống ở một vùng quê hẻo lánh rất là thương tâm.

Ngoài hoàn cảnh này thì còn có nhiều chị em khác nữa, ví dụ có con rồi nhưng vì chồng đánh đập giữ quá nên bắt buộc phải ly hôn. Trước khi ly hôn chồng còn bắt phải ký giấy là không được gặp gỡ con cái thì mới cho ly hôn. Nhưng tại các chị em không hiểu biết về pháp luật bên này, mà ngày nào cũng bị hành hạ như vậy nên là bắt buộc phải ký vào tờ giấy ly hôn thôi. Người đó đã được chị em bên Hội Phụ Nữ giúp đỡ, trở thành cán sự của hội tức là người đứng sau Vân Anh đó.

Rồi còn những trường hợp ví dụ như lấy chồng thì trước khi cưới là một người bình thường, nhưng mà sang đây bổng dưng phát hiện chồng mình là một người tâm thần, bởi vì sang cưới mình không phải người chồng tâm thần đó mà là một người khác. Rồi nhiều trường hợp khác nữa đau lòng lắm. Các chị em cũng muốn thay đổi cuộc sống và giúp đỡ gia đình mới mạo hiểm sang đây nhưng cuộc sống bị rất nhiều áp lực với lại vấp rất nhiều khó khăn.

Thường những cảnh thương tâm mà Hội Phụ Nữ của chị Vân Anh biết được là do các công nhân Việt Nam hay biết và mạch lại. Một khi đã nhận dạng được nạn nhân và nơi ăn chốn ở, những phương cách mà văn phòng và Hội Phụ Nữ có thể giúp là:

Chính phủ Đài Loan cũng không có ra tay để mà đi về những gia đình và tìm hiểu tại sao người ta vấp phải hoàn cảnh như vậy. Thì thông qua các chị em hoặc nhờ những công nhân sang đây người ta phát hiện rồi thông báo cho hội. Hội đi đến nơi tìm hiểu hoàn cảnh để giúp đỡ vật chất và nâng đỡ về tinh thần . Hội hiện nay rất nghèo nhưng mà về tinh thần thì vẫn tìm đến các chị em để giúp đỡ, tìm công ăn việc làm rồi nếu mà bị bóc lột áp bức thì thông báo cảnh sát, tìm nơi ăn ở miễn phí cho các chị em cô dâu, xin cấp giấy bảo hộ và nếu như vậy thì tìm kiếm luật sư miễn phí, cùng đi ra tòa để phiên dịch cho các chị em đó.
Trường hợp chị em nào không bị hành hạ bị ngược đãi nhưng vì gia đình quá nghèo, chồng đau ốm, điên khùng, bệnh tật, vợ phải nai lưng gánh vác mọi việc kể cả hầu hạ ông chồng và đi làm để nuôi gia đình chồng, Hội Phụ Nữ của chị Vân Anh cũng tìm đến với họ để an ủi và hỗ trợ:

Hội đang có chiều hướng phát triển ngân quĩ để giúp cho các chị em nghèo khó, giúp con cái họ được học hành. Ví dụ người ta không có tiền để con em đi học thêm thì hội có một cái lớp để cho các con của chị em mình vô đó để được đào tạo văn hóa, dạy tiếng Việt, dạy thêm Toán hay các môn khác, cho con người ta không thua kém những người khác.

Bây giờ Thanh Trúc mới quí vị gặp gỡ chị Lan, quê ở Tây Ninh, mà người chồng 92 tuổi vừa qua đời cách đây năm tháng. Hôm nay chị là người duy nhất chịu lên tiếng và cho phép Thanh Trúc kể lại hoàn cảnh éo le của chị. Bằng giọng điệu chân chất của người miền quê, chị nói :

Làm sao mà kể cho hết, hồi đó cũng như có một chị ở thành phố chị giới thiệu cho Lan. Ổng hồi đó 82 tuổi rồi, hồi đó ở nhà khổ quá rồi …trời ơi…Lan không biết quyết định làm sao hết, hồi đó gia đình đổ nợ quá trời, nhà cửa thì người ta xiết hết rồi biết đi đâu mà ở, cũng hy sinh cuộc đời lấy ổng qua đây cho có chỗ nương tựa rồi đi làm kiếm tiền trả nợ thôi. Lúc đó mới qua ở một năm ông không cho đi làm, ở nhà mà không có tiền, ông đâu có cho tiền đâu, tối ngày ở nhà săn sóc ổng, tắm rửa ông vậy đó, rồi cơm nước hàng ngày đâu có bạn bè đâu biết đi đâu.
Tiền mua gạo ở trong nhà là hàng tháng em ổng đưa, một tháng đưa hai lần, đủ trong nhà ăn xài chứ đâu dám sắm gì đâu. Gia đình ông anh em ông không có ai đối xử với Lan tốt hết. Người ta coi Lan còn thua kẻ ăn người ở nữa. Như hồi đó ông chưa chết bên chồng đòi đuổi Lan về, Lan cũng ráng chịu đựng chứ về Việt Nam thì khổ sở không tiền không bạc, ráng ở tới ngày nay luôn. Ông nay 93 tuổi, mới chết có năm tháng thôi, không có để lại cái gì. Ông của cải tài sản dữ lắm mà không có để lại cái gì. Đất cát ruộng đất nhà cửa tiền bạc ông để cho anh em con cháu hết à, ông không cho mình được đồng nào hết..

Bây giờ đang ở nhà ông chồng nè, mà coi như căn nhà người ta kêu bán giờ chưa biết nương tựa ở đâu hết.

Gia đình chồng ngày một ngày hai dọa đuổi chị Lan đi để bán nhà. Cùng quẩn, không thạo đường đi nước bước , không có giấy tờ cũng không biết tiếng bản xứ, chị cứ lang thang vừa đi vừa khóc ở ngoài đường. Kịp may được thông báo, Hội Phụ Nữ của văn phòng cha Hùng và cô hội trưởng Vân Anh đã tới Đại Viên kiếm chị:

Nhờ có chị em bạn dẫn Lan đi làm công ty nay cũng được bốn tháng . Hồi chồng chết không có tiền ăn phải mượn bạn, giờ đi làm có tiền trả hết rồi.

Có lẽ nên tìm hiểu thêm chút nữa về trường hợp của chị Lan qua lời bổ túc của Mi Vân, từ Na Uy sang Đài Loan rồi cùng Vân Anh đi tìm thăm gia đình các cô dâu Việt ở quê cũng như gặp con cái của họ. Trở lại một năm đầu tiên của chị Lan ở Đài Loan, Mi Vân cho hay:

Khi cô ở được một năm ở bên này thì họ bảo là cho cô về Việt Nam thăm gia đình nhưng mà sự thật không phải như vậy. Lúc đi thì cô nghĩ là về thăm nhà thôi. Đúng mười ngày sau cô từ Việt Nam sang lại bên này, tới sân bay thì Đài Loan không cho cô vào , bảo cô đưa số điện thoại cho họ gọi người nhà tới. Khi họ gọi thì người nhà nói là đuổi cô về nước đi. Cô là người ở dưới quê, không có giấy tờ và không biết gì hết thì cô bị trả về Việt Nam. Một thời gian sau thì bên này chồng cô mới quyết định về Việt Nam để kết hôn với cô một lần nữa, kết hôn lại rồi đưa cô sang Đài Loan.
Nhưng khi sang bên này thì cô bị cô lập, luôn cả điện thoại nhà họ cũng cắt đường dây để không cho cô liên lạc với bất cứ ai ở bên ngoài. Nơi cô đang ở tức là nơi Mi Vân tới thăm, ở quanh đây ruộng đồng bao la và đất rất nhiều, đều là của chồng cô hết. Nhưng bây giờ ông chết rồi thì em chồng kêu người đến bán nhà bán đất và cô không biết số phận cô mai này ở đâu. Nhiều công nhân lao động thấy cô này đi ngoài đường và cứ khóc lóc hoài người ta mới tìm hiểu và giới thiệu người này người kia giúp cô. Hiện thời chứng minh thư cô cũng không có, mấy hôm trước thì giấy tạm trú của cô vừa hết hạn và cô đã nhờ người ta giúp làm lại.

Lạ một điều là trong thời gian ông chồng chết hồi tháng Một năm nay, lúc đó chồng cô cho cô về Việt Nam thăm mẹ. Cô về Việt Nam đúng một tuần, người cháu chồng gọi qua bảo ông này bị té phải vào bệnh viện. Nhận được tin thì cô trở về Đài Loan liền. Về Đài Loan vào lúc chín giờ tối, sau đó vào bệnh viện nhìn mặt chồng lần cuối, không nói được lời nào là ông chết luôn.

Đó là những tình huống đau đầu và khúc mắc mà một thiếu phụ quê mùa của Việt Nam phải đối diện, những tưởng ra đi và lấy chồng giàu là có thể đổi đời.

Thêm một hoàn cảnh trớ trêu đau khổ của một cô dâu khác, được Mi Vân thuật tiếp:

Sang bên này thì chồng cô thích ăn trầu, nhưng mà vì ăn trầu nhiều quá nên ông bị ung thư hàm, sau đó thì ông chết.

Sau khi chồng chết thì cô cũng bị sự ngược đãi của nhà chồng tương tự như cô Lan, cô bị ruồng bỏ và bị đuổi đi. Khi nhà chồng lấy dao rượt đuổi cô thì để bảo vệ mình cô đã phải nhảy lầu…

Trở lại với chị Lan, chị bảo cũng muốn quay về Việt Nam lắm, muốn về để nói với những người khác là đừng mơ chuyện đi lấy chồng Đài Loan, vì họ toàn là dân quê, nghèo, thất học, có người bất bình thường, và có người đau ốm tàn tật. Trường hợp gặp được người gọi là giàu có như chồng chị cũng không phải là may mắn. Thế nhưng có cái gì đó ngăn chị trở về, phải chăng đây cũng là tâm trạng chung của những người lỡ bước:
Cũng muốn về Việt Nam, cũng muốn nói vậy mà điều sợ bà con lối xóm biết Lan lấy chồng giàu mà khổ sở như vầy. Người ta biết người ta cười chê nên Lan ráng chịu đựng tới ngày nay.

Dưới mắt chị Vân Anh, những nỗi bất hạnh và sự bị đối xử bất công của những cô gái Việt đi lấy chồng xa xứ phát xuất trước nhất từ những cuộc hôn nhân không có tình yêu mà chỉ có sự tính toán của cả đôi bên:


Con gái thị thành cũng có đi nhưng mà số ít thôi, nông thôn là phần nhiều. Hạnh phúc thì em chỉ đếm bằng ngón tay còn bất hạnh rất là nhiều. Sang đây nếu người nào giỏi chịu đựng thì OK, còn không chịu đựng được thì người ta trốn ra ngoài bởi vì người ta không hiểu được pháp luật của Đài Loan, thì người ta sẽ bị cuộc sống lưu vong thôi.


Vấn đề là tuyên truyền vận động thôi , chị em sang đây phải tìm hiểu kỹ, nếu yêu đương thật sự thì được, còn lấy chồng qua môi giới thì phải xác định rõ ràng người chồng đó như thế nào. Bởi vì mình không tìm hiểu được người chồng mà chỉ qua một hai lần gặp gỡ thì lấy đi thôi chứ có yêu đương gì, mấy tháng mấy ngày đã biết mặt hai gia đình nhau đâu.


Còn đối với cô bạn Mi Vân, hiện đang tìm cách hỗ trợ Hội Phụ Nữ và chị Vân Anh để giúp đỡ các cô dâu Việt kém may mắn bên Đài Loan, có một nguyên nhân khác:


Qua những câu chuyện nghe được thì Mi Vân nghĩ một phần là người Đài Loan nghĩ rằng các cô gái lấy chồng sang bên này là vì lợi ích riêng, là muốn kiếm tiền gởi về nhà cho nên từ đó là người ta có thành kiến. Đó là thực tế trong xã hội Việt Nam bây giờ, nhiều người chấp nhận lấy chồng chỉ vì muốn giúp gia đình của mình.


Nhưng rồi cũng có người, sau khi được sự hỗ trợ và tư vấn của Hội Phụ Nữ, đã quyết định thoát khỏi nghịch cảnh và trở về nước. Lời cô Vân Anh:

Cá biệt trong những trường hợp khác thì cô dâu này mới về Việt Nam tháng trước. Tại vì lúc lấy chồng thì người khác sang cưới, đến lúc sang thì phải người chồng bị tâm thần, phải làm nội trợ cho cả gia đình nó. Gia đình mở một tiệm bán hoa, ngày thì đi bán hoa, buổi trưa buổi tối thì phải nấu cơm cho gia đình đó và hầu hạ chồng mình. Một ngày chỉ cho một trăm đồng Đài tệ để ăn uống, Một trăm Đài tệ không đủ vì một hộp cơm bên Đài Loan là cũng tám chín chục đồng rồi. Cả ngày ăn như vậy thì làm sao, đến nỗi nói xin lỗi cái băng vệ sinh cũng không có tiền để mua nữa.

Muốn ly dị thì phải về nước nhưng mà sau cùng cô dâu đó cũng dũng cảm bảo rằng em về Việt Nam em ăn rau ăn cháo em cũng chấp nhận ly hôn chứ không thể sống cuộc sống với chồng bị tâm thần mà lúc lên cơn thì đánh đập người ta rất dã man, đi đâu cũng không cho đi hoặc là có người theo dõi. Những trường hợp như đấy rất là tội nghiệp.

Thanh Trúc vừa một lần nữa nhắc lại cùng quí vị về đời sống cô dâu Việt ở Đài Loan, những câu chuyện rất mới chứ không phải chuyện của mươi mười hai năm trước đây.

Điều này có làm quí thính giả suy nghĩ rằng tại sao không có gì thay đổi tốt đẹp cho những cuộc hôn nhân dị chủng chống Đài vợ Việt hơn một thập kỷ nay? Tại sao con gái Việt, con gái miền quê, chẳng chịu trâu đồng nào ăn cỏ đồng nấy mà cứ nhắm mắt đưa chân rong một sự trao đổi không có tình yêu không cả tình người như vậy? . Kính mong người nghe giúp Thanh Trúc tìm câu trả lời.
Source: RFA

Sửa bởi người viết 20/07/2012 lúc 08:22:26(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.119 giây.