logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 07/08/2013 lúc 06:45:43(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
UserPostedImage

Thưa quý bạn, nói chung, xin visa đi Mỹ, Úc và Canada là chuyện trần ai khổ cực “tốn kém thì nhiều mà hy vọng chẳng bao nhiêu”. Nhất là đi Mỹ lại càng khó khăn hơn nữa. Trước đây, từ lúc nộp đơn cho đến khi được phỏng vấn khoảng chừng 3 tuần lễ cho tới 1 tháng, nhưng nay thì... mút mùa lệ thủy, phải chờ ít nhất cũng từ 6 tháng cho tới 1 năm. Còn đi Úc và Canada, không có phỏng vấn, song họ cứu xét hồ sơ cũng ngặt nghèo chẳng khác gì phỏng vấn, đến khi nào có kết quả mình mới biết là có được đi hay không. Số được đi luôn luôn ít hơn số rớt. Nếu được đi, họ dán visa vào trong passport còn nếu “rớt” thì... huề cả làng, nhân viên tại quầy chỉ trả hồ sơ chứ chẳng thèm giải thích lấy một tiếng tại sao lại không được đi. Tôi thấy cái thân phận người Việt Nam sống ở trong nước bị người nước ngoài khinh miệt đã đành song người trong nước làm cho người nước ngoài cũng khinh mình luôn, thế mới đau. Đi

với chẳng đứng, sao mà khổ thế! Tôi nói thật, tháng 11 năm nay, 2013, có Đại hội Cựu học sinh Nguyễn Trãi - Chu Văn An ở Houston. Tháng 11 năm tới, 2014, đại hội ở Cali. Ban tổ chức gửi giấy mời thì cũng có hy vọng đi được nhưng nghĩ đến cái thân phận con “dog” của mình, tôi thấy nản quá. “Không đi không phải không tiền không đi”, mình đã hèn hạ rồi, lại phải nhất bộ nhất bái theo kiểu Tiết Đinh San cầu Phàn Lê Huê nữa, rất mệt!

Tại sao họ lại khó khăn như thế? Tại vì họ sợ sang bên ấy rồi trốn ở lại đấy mà. Trời đất, các nước bên đó đúng là thiên đường thật nhưng sống trốn tránh, không có bảo hiểm y tế, không có bằng lái xe, không được quyền đi làm vì sợ bị bắt và nhiều thứ khác v.v... thì trốn làm gì.

Vào khoảng tháng 6 năm ngoái, tòa Tổng Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn có chuyện “ông bạn” Michael Sestak – trưởng phòng cứu xét và cấp các visa như đi thăm bà con, du lịch, du học chẳng hạn, “không thuộc dạng xin di dân” – bị phía bên Mỹ bắt về tội ăn hối lộ hàng chục triệu đô la của người Việt và nhiều nước khác trước đó khi xin visa, từ đó việc cấp thị thực vào Mỹ lại càng khó hơn, dần dần lan sang cả Úc và Canada. Ô hay, người Mỹ thì chỉ quen trốn thuế chứ sao lại biết cả chuyện tham nhũng, hối lộ? Điều này làm tôi nhớ đến một câu chuyện cổ trong sử sách Tàu thời Đông Chu ngày trước.





Cách đây hơn 3000 năm (tôi không nhớ rõ các số lẻ ở phía đằng sau vì lúc đó tôi chưa ra đời), Tề và Sở là hai nước lớn luôn luôn kình địch với nhau. Án Bình Trọng tức Án Anh là tể tướng nước Tề, làm sứ giả sang nước Sở để nói chuyện hòa bình. Vua Sở muốn “chơi” tể tướng nước Tề, bèn ra lệnh chuẩn bị từ trước; giữa lúc bá quan văn võ đang tiệc tùng chào mừng sứ giả thì mấy người lính dẫn một tên tù đi tới, định vào trình với Sở vương. Vua Sở hỏi: “Tù nhân là người nước nào?”. Áp ngục tâu: “Thưa, người nước Tề”. “Bị tù về tội gì?”. “Thưa, tội trộm cắp”. Sở vương vẫy tay cho họ đi rồi quay lại hỏi sứ giả: “Ôi, sao người Tề của khanh lại hay trộm cắp thế nhỉ?”. Sứ giả tâu: “Thưa, thần nghe nói, quýt trồng ở miền Nam thì rất ngọt nhưng đem sang trồng ở miền Bắc thì lại hóa chua, vậy đó là tại phong thổ miền Bắc nó như thế. Nay, tên tù này ở nước Tề của thần là người lương thiện, nhưng sang bên nước Sở của đại vương lại hóa ra kẻ trộm cắp, đó chẳng phải là tại phong tục tập quán nước Sở đã biến nó thành như thế hay sao?”. Vua Sở bật cười, thấy mình định chơi xỏ sứ giả nhưng lại bị sứ giả xỏ lại, không biết trả lời ra sao đành phải cười trừ, coi như mình không biết thì hỏi vậy thôi.

Qua câu chuyện trên đây, chúng ta thấy “đồng chí” Michael Sestak nếu cứ sống bên Mỹ có lẽ sẽ trong sạch lắm, còn sang bên Việt Nam hơn 2 năm, lương bổng mỗi tháng hơn 7,500 Mỹ kim lại còn phụ cấp “làm việc ở nước ngoài” nữa thì ... hết sẩy con cào cào, không biết tham nhũng cũng hóa tham nhũng, bởi vì... tham nhũng là phong tục tập quán ở Việt Nam, càng làm lớn, càng lương bự lại càng đánh chén chẳng sợ ai cả. Ngay đến ông Ố-bà-mà, nếu qua làm việc ở Việt Nam thì cũng rứa thôi, không ăn người ta cũng dạy cho ăn, “dĩ thực vi tiên, có tiền là chuyện số một”. Bây giờ xin mời quý bạn coi việc xin visa khó như thế nào nên “đồng chí” Sestak mới xơi ngon từ 50,000 tới 70,000 Mỹ kim cho mỗi visa như vậy. Người Việt Nam cũng giàu quá đi ấy chứ, phải không thưa quý bạn? Họ coi được sang bên Mỹ giống như được lên thiên đàng. Chính những người đó mới tìm mọi cách để ở lại cho xứng đáng với cái giá từ 1 tỉ tới 1.5 tỉ hối lộ họ đã bỏ ra. Đây, mời quý bạn coi...



I. Xin visa đi Mỹ

Khoảng 8 giờ tòa Tổng Lãnh sự Mỹ ở Sài Gòn mới bắt đầu làm việc, nhưng từ 2-3 giờ sáng dân chúng đã chầu chực trước cổng ở số 4 đường Lê Duẩn (tức đường Thống Nhất cũ, chỗ Tòa đại sứ Mỹ ở gần Sở Thú, mấy năm sau 75 Mỹ đã phá đi, chỉ còn để lại ít căn nhà nho nhỏ “theo kiểu Mỹ” ở phía bên trái), với mục đích là xin visa.



Cha mẹ xin đi thăm con thường dễ hơn mọi trường hợp khác
Bà Hiền, chủ quán cà phê bình dân gần 20 năm nay ở chỗ góc đường Lê Duẩn-Lê Văn Hưu (Quận I, Sài Gòn), cho biết thông thường cứ 3 giờ sáng bà đã phải dọn hàng để bán vì nhiều người ở tỉnh lên sớm, chủ yếu là xin visa, giờ đó họ đã chầu chực rồi.



Ông Nguyễn Văn Đức, nhà ở Bình Dương, đưa con trai xuống phỏng vấn để xin du học bên Mỹ, cho biết, việc xin visa thì cũng hên xui, khó với người này nhưng lại dễ với người khác. Ông kể, cách đây ít lâu, lần ông xin visa sang Mỹ thăm hai người con đã có gia đình ở bên ấy: “Khi bước vào, đụng với một ông Tây da đen to đùng mình cũng hơi run. Ông ấy hỏi mấy câu: Các con ông tên gì, sang Mỹ năm nào? Ông xin qua Mỹ làm gì, sao không đưa vợ theo? - Tôi cứ trả lời từng câu. Xong, ông ta bắt tay tôi, chúc mừng. Không ngờ xin visa đi Mỹ lại dễ như thế”.

Bà Trần Thị Thủy, 67 tuổi, quê ở Bến Tre, được người con trai dẫn lên Sài Gòn phỏng vấn, xin visa sang thăm cháu nội ở bên Mỹ, kể: “Tôi được hướng dẫn đến quầy số 7, gặp một bà người Mỹ. Lạ một điều là bà này nói với tôi toàn bằng tiếng Việt chứ không cần người thông dịch. Hỏi xong mấy câu, bà ấy bảo tôi được rồi, về chuẩn bị mua vé máy bay đi là vừa”.

Ông Nguyễn Văn Thắng, quê ở Sóc Trăng, lên phỏng vấn xin visa thăm con ở Mỹ, cho hay, những trường hợp cha mẹ xin visa sang thăm con du học hoặc sống bên ấy rất dễ được chấp nhận. Bản thân ông có con gái sang Mỹ và lấy chồng bên đó. Năm ngoái, vợ chồng người con mời ba mẹ sang chơi. Người ta nói cả hai vợ chồng cùng xin đi thì rất khó vì họ sợ trốn ở lại, bởi vậy nên vợ ông xin đi trước và được cấp visa liền. Bà về xong, bây giờ đến lượt ông và cũng được đi phỏng vấn, chưa biết kết quả ra sao, song chắc cũng “đậu” vì ông có đem theo cả passport của bà để trình cho họ thấy vợ ông đã đi rồi và đã về đàng hoàng đúng thời hạn.

Tuy nhiên, theo ông Thắng, không phải bất cứ trường hợp cha mẹ nào xin đi thăm con đều suôn sẻ. Năm trước, khi đưa vợ đi phỏng vấn, ông đã chứng kiến cảnh một bà mẹ xin đi thăm con nhưng khi vào phỏng vấn thì bị đánh rớt. “Lý do tại vì trước đây bà ấy đã kết hôn giả để đi nhưng bị Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ phát hiện. Bây giờ, người con trai lớn của bà ta ở bên ấy đã có đủ điều kiện bảo lãnh, bà ta làm hồ sơ xin visa nhưng Tòa Lãnh sự cho biết bà là người gian dối và nói thẳng rằng bà không nên xin đi lần nào nữa. Hết đường sang Mỹ, bà khóc như mưa như gió khi mới bước ra khỏi phòng phỏng vấn”.



Không được cấp visa... vì quá đẹp?

Bà Hiền, chủ quán cà phê bình dân, cho biết đông nhất là các đối tượng xin visa đi du học nhưng cũng bị rớt rất nhiều. Bà nói: “Chưa kể sau khi chuyện bán visa bị phía Mỹ phát giác, những người vào phỏng vấn lại càng bị đánh rớt dữ hơn”.

Ông Trần Văn Thiện, nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu, lần thứ năm đưa cô con gái đi phỏng vấn để xin visa sang Mỹ du học. Ông kể, gia đình ông chủ yếu sống về nghề trồng trọt, có mấy hécta tiêu, điều, cộng với việc nuôi heo, nên mỗi năm trừ mọi chi phí xong trung bình cũng thu được khoảng hơn 200 triệu đồng Việt Nam.

Cô con gái đầu lòng của vợ chồng ông học hành khá giỏi, thi đậu một lúc vào hai trường đại học, nhưng lại luôn luôn mơ ước được đi du học. Vợ chồng ông thương con, bàn tính với nhau quyết định cho con du học tự túc chứ rất khó xin được học bổng.

Tuy nhiên, oái ăm là sau bốn lần phỏng vấn, con gái ông Thiện đều rớt với các lý do khi thì chưa chứng minh được tài chính, khi thì trình độ ngoại ngữ chưa đủ tiêu chuẩn...

Ông kể: “Lần gần đây nhất, sau khi phỏng vấn xong, người thông dịch cho tôi biết Mỹ chưa thể cấp visa vì... con tôi quá đẹp, sang đấy nó sẽ trốn ở lại lấy chồng”. Ông nói tiếp: “Khi không thích cấp vì mình không biết cách chạy chọt thì họ tìm đủ mọi cách từ chối chứ làm gì có chuyện đẹp mà lại không được đi. Lần này tôi cũng đưa con vào Sài Gòn phỏng vấn cho nó toại nguyện vậy thôi chứ tôi biết nó khó được lắm”.

Ông Thiện cũng cho hay, khi biết khó xin visa đi Mỹ, gia đình ông đã tính tới chuyện cho con du học bên Úc nhưng thấy tiền “đặt cọc” để được du học ở Úc cao quá, tới hơn 500 triệu đồng – đấy mới chỉ là tiền “đặt cọc” thôi chứ còn nhiều thứ khác – gia đình ông không kham nổi.

“Với lại du học bên Úc, khi xin visa thì dễ hơn xin sang bên Mỹ, nhưng khi học xong, khó được họ cho ở lại nếu không kết hôn với người có quốc tịch Úc, bởi vậy nên con gái tôi không thích” – ông Thiện “phụ đề” như vậy. Thì ra, khi xin đi người ta cũng nhắm sẽ ở lại “thiên đường” chứ chẳng phải oan!

Mọi người hỏi sao thấy con rớt nhiều lần như vậy mà gia đình không nhờ dịch vụ lo giùm? Ông Thiện cho biết, đậu hay rớt phần lớn cũng do hên xui chứ không dịch vụ nào dám bảo đảm 100% sẽ đậu. Ông nói: “Có dịch vụ ra giá 10,000 USD thì họ bảo đảm sẽ đậu, nhưng cuối cùng họ cũng trơ mặt ra chứ có làm được đâu. Chả bù cho đứa cháu họ của tôi, học dở, cũng xin du học bên Mỹ, vào phỏng vấn họ hỏi cái gì nó cũng ú a ú ớ không biết, nhưng cuối cùng lại đậu. Tại bố mẹ nó có giấy xác nhận có tài sản lớn đấy mà. Ở ngoài Bắc, các “đại gia” hay các ông “quan đỏ” vừa giàu vừa có thế lực, con cái học dốt như quỷ, tiếng Anh không biết một chữ mà đi du học bên Mỹ đông như đi chợ, cứ chọn những trường ế ẩm không có người học mà học để họ cấp giấy chứng nhận cho mình sang đấy thì đi là cái chắc”. “Thế sao ông không bắt chước cho con đi theo kiểu đó?”. “Đi để làm gì? Ở ngoài Bắc họ mới quen cái lối học hành chỉ cần bằng cấp, không cần chất lượng để lúc về được ngồi trên đầu thiên hạ chứ mình thì dân ngụy từ chân tới răng, có phải con ông cháu cha gì đâu mà dốt cũng được ăn trên ngồi trốc”.

Khoảng gần 11 giờ, con gái ông Thiện đã phỏng vấn xong, đi ra. Nhìn thấy bộ tịch thất thểu của con từ xa, ông Thiện đã biết kết quả lần này cũng không khá hơn những lần trước.

Đúng là cô bé đẹp thật. Cô buồn bã lắc đầu: “Lại rớt rồi ba ạ. Con vào trúng ngay cái bà lần trước đã phỏng vấn mình. Bà ấy hỏi con lần này có gì mới không và hỏi thêm một câu nữa rồi thôi, bảo con chưa đủ điều kiện được cấp visa, nói xin lỗi rồi cho con đi ra”.

Nghe xong, ông Thiện đáp: “Ba đưa con vào Sài Gòn phỏng vấn là để cho con toại nguyện vậy thôi chứ biết rất ít hi vọng. Thường thường, nếu đậu thì đậu ngay từ lần đầu. Nếu đã rớt một lần là hỏng, các lần sau xin cũng vô ích. Thôi, không được du học bên Mỹ thì ráng học ở trong nước cũng được, con đậu tới hai trường đại học ở Sài Gòn mà!”.

Hai cha con thất thểu ra về để chuẩn bị trở về Bà Rịa.



Chuyện “bán” visa

Bà Nguyễn Thị Anh Mỹ, Việt kiều, có quốc tịch Mỹ, quê ở An Giang, lên Lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn làm thủ tục đổi hộ chiếu (passport) gì đó. Bà cho biết sau vụ gian lận visa, công việc cấp phát visa ở Lãnh sự quán Mỹ được siết chặt hơn. Bà kể rằng thời gian sống ở tiểu bang California, bà gặp không ít trường hợp người Việt trong nước tìm mọi cách “mua” visa qua Mỹ. Sau khi đã sang Mỹ, họ trốn ở lại luôn. Bà nói: “Phổ biến nhất là họ bỏ tiền ra kết hôn giả với người có quốc tịch Mỹ. Sau khi đã có thẻ xanh, họ sẽ ly dị. Nhưng xảo thuật này gần đây đã bị chính quyền Mỹ phát giác”.

Ông Tăng Phụng Hổ, cũng Việt kiều Mỹ, từ Đồng Tháp lên Sài Gòn, tới Lãnh sự quán Mỹ điều chỉnh giấy tờ. Ông cho biết những trường hợp “chạy” visa rồi sang Mỹ, thuê người có quốc tịch Mỹ kết hôn giả là rất nguy hiểm. Nhiều trường hợp bị chính quyền Mỹ phát giác và trừng phạt, “tiền mất tật mang”. Vừa rồi, ở California cảnh sát bắt một lúc mấy luật sư chuyên tư vấn cho các khách hàng Việt kết hôn giả với người có quốc tịch Mỹ để có thẻ xanh. Từ các luật sư bị bắt đó, họ truy ra những người đã kết hôn giả.



Vụ “đồng chí” Michael Todd Sestak ăn hối lộ

Theo cáo trạng hình sự, cựu nhân viên ngoại giao Michael T. Sestak đối mặt với các cáo buộc về tội gian lận thị thực và nhận hối lộ đã diễn ra ở nhiều nước. Riêng tại Việt Nam, các nhà điều tra cho biết, có những người Việt Nam đã trả từ 50,000 tới 70, 000 Mỹ kim để được cấp visa vào Mỹ.

Các nhà điều tra nói Sestak bắt đầu đầu làm việc tại Tòa Tổng Lãnh sự Mỹ từ tháng 8 năm 2010, sau đó được giao phụ trách việc cấp phát visa thuộc dạng “không di dân”. Cho đến tháng 9 năm 2012, tức khoảng hơn 2 năm, thì ông ta về Mỹ để chuẩn bị phục vụ trong hải quân. Vào lúc đó, một nguồn tin đã báo cho các nhà điều tra về việc bán visa, và Sestak bị bắt một cách lặng lẽ tại Nam California. Lấy lý do bị can có nguy cơ bỏ trốn, nhà chức trách đã xin tòa án cấp lệnh giam giữ Sestak, không cho tại ngoại cho đến khi chuyển ông ta tới Washington để truy tố.



Ông Dinits –đặc vụ thuộc Cục An ninh của Bộ Ngoại giao Mỹ– tường trình các cáo buộc về Sestak và năm kẻ đồng mưu khác trong một bản khai dài 28 trang. Các cáo trạng mô tả chi tiết cách Sestak chuyển số tiền bất chính qua biên giới như sau:

“Ông ta đã chuyển số tiền ra khỏi Việt Nam bằng cách gửi cho những kẻ rửa tiền trong các ngân hàng nước ngoài, chủ yếu là ở Trung Quốc. Những kẻ này lại gửi tới một tài khoản ngân hàng tại Thái Lan mà ông ta đã mở hồi tháng 5 năm 2012. Sau đó, ông ta sử dụng số tiền đó để mua bất động sản ở Phuket và Bangkok, Thái Lan”.

Sestak đứng đầu văn phòng cấp visa “không di dân”. Đây là một văn phòng nhộn nhịp và Sestak tỏ ra dễ dãi khác thường trong việc cấp thị thực. Từ ngày 1-5-2012 đến ngày 6-9-2012, tức mới hơn 4 tháng, tòa lãnh sự đã nhận 31,386 hồ sơ xin cấp visa và từ chối 35.1% . Riêng Sestak, trong thời gian hơn 4 tháng này, cứu xét 5,489 hồ sơ và chỉ từ chối 8.2%. Trong tháng 8 năm 2012, tức trước khi Sestak rời khỏi tòa lãnh sự, tỉ lệ từ chối thị thực của ông ta giảm xuống còn 3,8%.

Theo ông Dinits, một trong những kẻ đồng mưu với Sestak là “tổng giám đốc văn phòng tại Việt Nam của một công ty đa quốc gia”. Bốn người còn lại là bạn bè hoặc bà con của người này. Tất cả đều sống ở Việt Nam.

Trong hồ sơ tòa án đề ngày 22-5-2013, các công tố viên cho hay, theo một “ước tính dè dặt”, số tiền bán visa của Seatak “ít nhất là 10 triệu USD”. Đó là chưa kể “khoảng 5 triệu USD khác có thể vẫn còn nằm tại Việt Nam”. Đến nay, nhà chức trách Mỹ đã thu giữ 2 triệu USD từ số tiền bán visa trong một tài khoản của Seatak ở Mỹ.



Lộ diện hai kẻ đồng lõa

Trong số 5 đồng lõa, bị bắt đầu tiên là công dân Mỹ gốc Việt Hong Vo (nữ), 27 tuổi. Vo bị bắt hôm 8-5-2013 ở Denver song chưa ra tòa. Theo cáo trạng, Vo đã làm nhiều công việc ở Colorado và California sau khi tốt nghiệp Đại học Denver năm 2008. Tiếp đó, Vo về Việt Nam trong 2 năm. Vo bị cáo buộc kiếm được “tối thiểu 45,000 USD” vào năm ngoái nhờ tham gia bán visa.

Sau Hong Vo, nhà chức trách Mỹ thông báo đã bắt thêm một đồng lõa tên Truc Tranh Huynh (nữ) ở Washington hôm 3-6-2013. Huynh, 29 tuổi, và là chị em họ với Vo. Ngoài ra, trong một hồ sơ mới được công bố, các công tố viên đã xác định một đồng lõa khác là Anhdao Thuy Nguyen, còn có tên là Alice Nguyen. Người này có thể là vợ của anh trai Vo, một giám đốc công ty đa quốc gia có trụ sở tại Việt Nam.

Sestak có thể đối diện với 20 năm tù.



II. Xin visa đi Úc

Sau đây là “tường thuật” của một người đã từng xin được visa đi Úc:

Sau một tuần lễ mất ăn mất ngủ về chuyện visa, mình nghĩ tại sao lại không tạo một đề mục về những kinh nghiệm xin visa đi Úc để quý vị độc giả coi chơi cho biết. Nguyên tắc chung là phải chứng minh được rằng tôi cóc cần ở lại đất nước các anh, tôi qua đó là để du lịch (hoặc thăm bà con chẳng hạn) chứ chẳng cần gì khác.

Trước tiên, mình xin kể chuyện đi nộp giấy tờ ở Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin visa ở số 162, tầng 8, đường Pasteur, Quận 1, Sài Gòn (cùng tầng với Trung tâm tiếp nhận của Canada). Mình đi du lịch tự túc, 2 vợ chồng. Mấy người “cò mồi” dịch vụ đứng đầy ở ngay phía trước Trung tâm cho biết: “Hơi khó đó nha. Hai vợ chồng đi chung với nhau, lại chưa có con cái gì hết, họ sợ sang đấy rồi trốn ở lại luôn. Thôi, thuê dịch vụ làm giùm đi cho chắc ăn!”.

Mình nghe nói mà toát mồ hôi. Trước đó mình rất tự tin vì đã từng đi Mỹ, Thụy Sĩ và cũng tự làm lấy hồ sơ, chả biết là mình may mắn hay... giỏi mà đi rất ngon lành. Mấy người cò mồi dịch vụ lại nói thêm: “Có người tài sản có cả mấy tỷ mà vẫn bị loại như thường. Hễ đã bị loại một lần là hết mong được đi luôn. Đừng tiếc tiền nữa, nếu bị loại sẽ đi tong mất 250 đô la Mỹ tiền xin visa cho hai vợ chồng, rồi còn tiền dịch giấy tờ, tiền đóng bên phía Việt Nam v.v... Tiếc tiền thuê dịch vụ là... chết!”.

Không đi thì thôi chứ chết thế quái nào được. Mình cứ lên nạp hồ sơ, sau hai tuần lễ thì được người ta gọi điện thoại hỏi thêm một vài chi tiết nho nhỏ rồi hai tuần sau nữa họ hẹn lên lấy visa, mình mừng hết lớn. Sau đây là những kinh nghiệm mình đã rút ra được, xin chia sẻ với quý vị độc giả, nhất là các vị có người thân ở bên Việt Nam muốn sang chơi bên ấy.

1- Chuẩn bị mọi thứ giấy tờ rõ ràng, sạch, đẹp và bằng tiếng Anh. Cú này ngốn mất khoảng 1 triệu đồng vừa tiền dịch thuật lẫn tiền công chứng nếu dịch và công chứng ở Ban Tư pháp quận nơi mình ở. Nếu không biết, dịch và công chứng tại tư nhân thì tốn hơn nhiều.

2- Phải có booking vé máy bay trước. Nhiều vị lơ là vụ này vì nghĩ rằng không biết nó có cho đi hay không mà book. Sai lầm đấy. Bạn cứ gọi cho một đại lý VN AIR để book vé nhưng chưa trả tiền, rồi photo ra nhiều bản, nạp vào hồ sơ. Như mình nè, sau khi có visa rồi thì mặc kệ cái booking của VN AIR, đi... book vé giá rẻ của Jet Star hoặc Tiger Air cho đỡ tốn, hề hề!...

3- Cần có cái “travel plan” do bạn soạn thảo. Hết sức quan trọng. Mặc dầu trong danh sách yêu cầu không có nhưng đây là thứ bạn chứng minh rằng bạn có kế hoạch đi du lịch thật sự. Bạn làm một cái travel plan chi tiết trong những ngày bạn ở bên Úc, mỗi ngày làm gì, đi đâu, sẽ về ngày nào theo kiểu các tour du lịch nó làm tour để khách xem vậy đó, dễ ợt! Càng chi tiết thì lại càng tốt, bọn Úc nó tin là... good, được việc cho mình.

4- Bảo hiểm du lịch: Cũng là một thứ bạn rất dễ... bỏ qua, nhưng nó lại là một minh chứng cho ý định đi du lịch của bạn. Có điều bảo hiểm du lịch thì bạn phải trả tiền để mua bảo hiểm (mình trả hết 50 đô la cho 2 người, bảo hiểm đi Úc 2 tuần). Trong trường hợp visa bị từ chối, bạn sẽ được return lại tiền bảo hiểm.

5- Còn những yêu cầu khác trong danh sách của Lãnh sự quán thì bạn cố gắng thực hiện, càng “hoành tráng” càng tốt. Tỷ như tài sản, nhà cửa, xe cộ, đất đai, tiền gửi ngân hàng... Càng nhiều thì bọn Úc nó càng dễ cho đi hơn là “bần cố nông” có vài trăm bạc trong giấy xác nhận “số dư” của nhà ngân hàng nơi bạn gởi tiền. Hề hề!...

Ay da, còn một điều này nữa để mình nói nốt. Đó là nếu hai vợ chồng cùng nộp hồ sơ với nhau thì có những thứ chỉ cần một bản duy nhất. Ví dụ, sổ đỏ, đăng ký kết hôn, giấy tờ nhà đất, tài sản v.v... Cái gì mà là “của chung” thì cứ làm một bản duy nhất thôi. Tới khi nộp hồ sơ nó cũng gộp chung vào làm một. Đỡ tốn 1/2 tiền dịch thuật đấy!

Hy vọng những thông tin này giúp ích được cho bạn. Giờ thì mình đã book vé Jet Star cho 2 vợ chồng rồi. Đang ngồi suy nghĩ kế hoạch ăn chơi tại Syd, Mel, và Perth.

Chúc các bạn vui vẻ, thành công.



III. Xin visa đi Canada

Là một đất nước lớn thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Cộng hòa Liên bang Nga, gồm 7 vùng với 7 màu sắc khác nhau tượng trưng cho 7 sắc cầu vồng, bạn sẽ không bao giờ phải phân vân đi đâu, làm gì ở Canada. Mà nếu có phân vân thì cũng bởi cái đất nước rộng lớn, xinh đẹp này có quá nhiều nơi để tham quan, khám phá.

Canada là một quốc gia của dân nhập cư và luôn luôn quan tâm phát triển nền văn hóa đa sắc tộc. Bởi vậy, hầu như mọi sắc tộc trên thế giới đều hiện diện ở Canada. Do đó, mỗi nơi, mỗi mảnh đất trên đất nước thanh bình này sẽ là một thế giới thu nhỏ, đầy kỳ diệu và đam mê. Có hàng ngàn công trình kiến trúc, phòng tranh, bảo tàng và học viện nghệ thuật trên khắp đất nước. Canada còn là một trong các nước có nền điện ảnh và âm nhạc lớn nhất thế giới.
UserPostedImage
Hằng năm Canada đón chào hơn 5 triệu khách đến từ các nước trên thế giới tới tham quan, du lịch hoặc công tác. Lãnh sự quán Canada tại Sài Gòn và Đại sứ quán Canada tại Hà Nội là nơi cấp visa tạm thời (temporary visa) bao gồm cả visa du lịch cho người Việt Nam. Thời gian chờ đợi để có visa trung bình là 30 ngày nhưng cũng có thể hơn.
Thủ tục xin visa đi Canada

Điều kiện: Tất cả các loại giấy tờ sau đây phải được dịch thuật và đóng dấu xác nhận của chính quyền địa phương.

1) Passport bản chính còn hạn sử dụng ít nhất 6 tháng kể từ ngày khởi hành + hộ chiếu cũ nếu có.

2) 4 hình 4 x 6cm (chụp không quá 6 tháng, phông trắng).

3) Giấy Chứng minh Nhân dân.

4) Hộ khẩu đầy đủ các trang (kể cả các trang trống, gồm 16 trang).

5) Giấy khai sinh.

6) Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân:

- Trường hợp có gia đình thì phải có giấy đăng ký kết hôn.

- Trường hợp đã ly hôn thì phải có quyết định đồng ý cho ly hôn của tòa án.

7) Giấy tờ chứng minh việc làm:

- Nếu là chủ doanh nghiệp thì phải có giấy phép đăng ký kinh doanh và biên lai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp của 6 tháng gần nhất.

- Nếu là nhân viên của một công ty nào đó thì phải có đơn xin nghỉ phép của Công Ty đồng ý cho nghỉ phép để đi Du Lịch (nội dung của đơn phải ghi rõ chức vụ, thời gian làm việc, mức lương: Sổ bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động, bảng chi tiết tài khoản (nếu nhận lương bằng chuyển khoản).

- Nếu là học sinh, sinh viên thì phải có bản sao của giấy chứng nhận sinh viên, học sinh.

- Nếu là đại lý bán hàng cho một công ty nào đó thì phải có giấy chứng minh doanh số hằng tháng và lợi nhuận hằng tháng, hoặc năm, hợp đồng đại lý.

8) Chứng minh khả năng tài chính:

- Sổ tiết kiệm cá nhân tiền gửi có kỳ hạn, giấy xác nhận tiền gửi trong ngân hàng.

- Giấy chủ quyền nhà, đất, hợp đồng cho thuê nhà, đất, xe hơi, giấy đăng ký xe hơi....

9) Trẻ em dưới 18 tuổi đi du lịch với người thân không phải là bố hoặc mẹ thì phải có thư cho phép của bố mẹ chấp thuận cho đi chơi với người khác, hoặc thư xác nhận quyền giám hộ của người đi cùng.

10) Nếu người đã nghỉ hưu cần có quyết định nghỉ hưu của công ty, đơn bảo lãnh của con cái đồng ý tài trợ toàn bộ chi phí chuyến đi của bố mẹ.

Lưu ý: Lãnh Sự Quán Canada có thể sẽ yêu cầu quý vị tham gia phỏng vấn nếu cần thiết cho việc cứu xét đơn.

Đoàn Dự ghi chép
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.313 giây.