logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 23/06/2020 lúc 01:00:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sáng nay trên đường đi làm, tôi giật mình thấy một anh lái xe công nghệ đứng…. tè, rất thản nhiên ngay bên lề đường. Con đường Châu Văn Liêm quận 5 TP HCM buổi sáng nườm nượp người xe, nhưng anh vẫn đứng tè công nhiên sát sạt lòng đường hồn nhiên như một vị thần. Cách đó chỉ khoảng 2 m là nhóm khoảng bốn, năm người bạn đồng nghiệp của anh ngồi trên xe nói chuyện. Có vẻ họ cũng chả để ý cái việc anh bạn đứng tè gần như ngay ngoài đường là chuyện gì đáng nói.
Sau một hồi tự phàn nàn ca cẩm, tôi nghĩ lại.
Vì sao anh tài xế tè đường?
Không phải lối sống thành thị ở đây làm cho người ta chai mặt đi, quên xấu hổ để phô bày nơi công cộng các hành vi vốn phải và chỉ được thực hiện một mình, trong những nơi kín đáo nhất. Anh tè đường kia có hành vi xấu, nhưng cơn cớ sâu xa có lẽ lại không hoàn toàn từ ý thức hay trình độ học vấn, khả năng nhận thức của anh.
Báo Zing ngày 17/9/2020 dẫn nguồn ông chủ tịch TP HCM Nguyễn Thành Phong nói: thực tế có 13 triệu người đang sinh sống tại TP HCM. Chưa có thống kê trung bình người dân TP HCM dành bao nhiêu giờ ở ngoài đường nhưng con số này chắc chắn rất cao. Đặc biệt ở khu vực Chợ Lớn như quận 5, quận 8, quận 11… nơi tập trung các chợ bán sỉ của người Hoa, đường phố lúc nào cũng chen chúc người và xe chở hàng tíu tít đi lại. Cộng với đặc điểm nền kinh tế vỉa hè với toàn bộ mặt tiền các con đường đều là cửa tiệm, người ta hoàn toàn có thể trải qua trọn vẹn một ngày ở ngoài đường.
Thế thì những anh lái xe công nghệ 12 -16 tiếng mỗi ngày trên yên xe, các anh tài xế taxi và xe tải, những anh tài xế xe chở hàng nhỏ, những người đi chơi, đi mua sắm, buôn bán hàng rong, bán vé số, đánh giày, bán báo, bán thức ăn lề đường, người đi làm giấy tờ, người từ các nơi khác đến khám bệnh, làm việc… họ giải quyết các nhu cầu sinh lý cơ bản – tè và ị- ở đâu?
Suốt hơn hai cây số từ trung tâm quận 10 đến trung tâm quận 5, qua các công viên cây xanh được xén tỉa cầu kỳ, dọc đường tôi không nhìn thấy bóng dáng bất cứ nhà vệ sinh công cộng nào. Trên hàng ngàn con đường trải khắp hơn 2.000 km2 của Sài Gòn, câu chuyện cũng không có gì khác.
Có lần tôi chứng kiến một chị bán hàng rong nhìn trước nhìn sau rồi kéo quần ngồi xệp xuống ngay giữa công viên nhỏ gần nhà thờ Đức Bà-vốn được mệnh danh là trái tim của thành phố. Vì không có nhà vệ sinh công cộng nào gần đó cả. Còn nhà vệ sinh thơm ngát, sạch bóng của trung tâm thương mại Diamond ngay sát đó thì chị lam lũ như thế, lại còn bưng theo cái thúng hàng đựng toàn thứ rẻ tiền, làm sao dám vào? Đến anh bảo vệ gác cửa ở đó trông cũng oai phong gấp 20 lần chị. Những nơi sang trọng như thế không bao giờ mở cửa cho những người như chị. Cũng không thể xin đi nhờ ở các quán cà phê hay quán ăn đầy rẫy dọc đường được-họ chỉ phục vụ khách đã bỏ tiền ra ăn uống ở quán của họ.
Theo Báo Lao Động, trước giờ toàn TP HCM chỉ xây được hơn 200 nhà vệ sinh công cộng, tập trung ở các quận nội thành. Tuy nhiên, có hơn 80 cái đã tháo bỏ do xuống cấp trầm trọng, số còn lại đã cũ, lạc hậu và bắt đầu xuống cấp; bồn cầu vỡ, bẩn, hôi thối.. Nhiều cái đã hư nặng, gây mất vệ sinh và mỹ quan đô thị buộc phải tháo bỏ.

Hiện tại chỉ còn có 11 nhà vệ sinh công cộng do các doanh nghiệp xây , đặt ở trung tâm là sạch sẽ và đạt chuẩn. Các nhà vệ sinh công cộng này hầu hết đặt ở các công viên lớn như công viên Lê Văn Tám (quận 1) và phố đi bộ quận 1.

Cho 13 triệu người dân.


Thế thì chẳng có cách nào khác, quý vị phải có trí thông minh toilet

Khi có việc ra đường: tốt nhất hãy dọn sạch cái bụng trước, và đến các trung tâm thương mại hoặc quán sá lớn. Còn nếu có cái bụng không được tốt lắm, hãy ở nhà: đã có nhiều gia đình ham vui bắt xe chạy từ các quận xa về trung tâm thành phố vui chơi trong các lễ hội, và họ vẫn vui cho đến khi cần đi tè.
Các em bé, bà bầu, người già, người khuyết tật càng phải chú ý: tuy vẫn có đủ thứ tiêu chuẩn về nhà vệ sinh có cửa rộng, có tay vịn cho người khuyết tật và đường lăn xe tại các tòa nhà, nhưng thôi tốt nhất quý vị chớ thử. Ở Việt Nam quy định gì cũng có nhưng thực hiện được nó, thường là chuyện “để cho nhiệm kỳ sau kế thừa”. Đặc biệt là
những việc liên quan đến quyền lợi của số đông và của người dân.

So sánh với Singapore, một thành phố diện tích chỉ bằng 1/3 TP HCM, chỉ riêng “Nhà vệ sinh hạnh phúc”, tức là những nhà vệ sinh đáp ứng các tiêu chuẩn tối thiểu được xếp hạng 3 sao thì họ đã có tổng cộng 1.300 nhà. Gấp 13 lần TP HCM.

Nếu tính tất cả các nhà vệ sinh ở nhà vệ sinh hạnh phúc ở tất cả các quán sá, hộp đêm, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị, bảo tàng, sân vận động, siêu thị, sở thú, điểm tham quan, trạm tàu điện ngầm, nút xe buýt, trạm xăng, hồ bơi công cộng… con số là vài chục ngàn. Gấp vài ngàn lần toàn bộ TP HCM.
Tất cả các nhà vệ sinh công cộng đều có đầy đủ các thiết bị như bồn ngồi, vòi nước cảm ứng, giấy và xà bông rửa tay, máy sấy khô tay, khăn giấy, thùng rác và thùng chứa vật phẩm vệ sinh phụ nữ.

Tất cả đều miễn phí.

“Lao động ngoại tỉnh mới tè bậy chứ người Hà Nội tiếc gì vài nghìn”
Đây là tôi diễn nôm phát biểu của một quan chức. Cụ thể xin xem phần dưới.
Cuối năm 2016, tức cách đây 4 năm, UBND TP HCM cũng có đề án xây dựng mới 1.000 nhà vệ sinh công cộng. Con số 1.000 này không hiểu đưa ra trên cơ sở nào, có khảo sát nhu cầu người dân theo khu vực, tuyến đường, thời gian sử dụng… hay không. Nhưng tôi không tìm ra khảo sát nào trước đó nên thiên về suy đoán con số tròn đẹp này có lẽ là một loại chỉ tiêu thành tích quen thuộc, dạng “phấn đấu hoàn thành” để chào mừng kỷ niệm một ngày lễ lớn nào đó. Vì nó quá ít.
Ít thế mà cái đề án ấy vẫn chết queo.
Ở Hà Nội-dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội- gần 8 triệu dân cũng chỉ có hơn 100 nhà vệ sinh công cộng bằng thép, dạng tạm gọi là mới. Nhưng theo báo chí, nhiều nhà chế tạo xong rồi để đó khóa cửa lại vì không kết nối được điện nước.



Ngoài ra, Hà Nội có hơn 200 nhà vệ sinh công cộng khác, dạng xây gạch. Đây là một thứ đặc sản Hà Nội đã đi vào văn chương điện ảnh. Những cái mới nhất cũng đã xây khoảng 30 năm nay, là nhà xí tập thể của các khu tập thể, nằm sâu trong ngõ ngách. Đặc trưng của chúng là cũ kỹ, tối tăm và bẩn thỉu, ai lỡ vào một lần thì cả đời khó thở.
Do quá thiếu về số lượng, do quản lý kém dẫn đến nhà vệ sinh công cộng quá bẩn thỉu nên hầu như tất cả đàn ông Việt Nam đều mắc bệnh’”tiểu đường”.
Trên mạng xã hội cách đây vài năm, người ta xôn xao lên vì tấm ảnh một người đàn ông mặc vest rất phong độ mở cửa xe hơi rồi đứng tè ngay giữa con lươn đường, trước vô số ánh mắt người qua kẻ lại.
Lẽ ra người đàn ông này nên thủ sẵn cái chai rỗng trong xe hơi cùng với tấm chăn nhỏ để giải quyết mọi lúc mọi nơi. Nhưng nếu là tài xế đang chở khách (dân Hà Nội mùa đông thì xe ôm cũng mặc vest rất chỉn chu) thì giải pháp trên kể cũng khó.
Với tình cảnh kẹt xe chôn chân tại chỗ, bàng quang thì đang căng sắp vỡ, mà xung quanh không có cái nhà vệ sinh công cộng nào thì đành mặt dày vậy. Còn hơn vỡ bọng đái chết tắc ra. Những người bênh vực anh này nói thế. Nói thế cũng không phải hoàn toàn vô lý hay nói lấy được.
Thế nhưng những người có trách nhiệm không thấy thế làm phiền.
Ông Hoàng Nam Sơn, Phó giám đốc Ban quản lý chỉnh trang đô thị Hà Nội từng đổ thừa việc phóng uế ngoài đường là do ý thức của người dân.
Nhưng-ông Sơn nhấn mạnh-nếu là người Hà Nội thì họ sẽ không làm như vậy.
"Hà Nội là thủ đô với nhiều thành phần, dân cư lao động từ nhiều địa phương không có tiền trả phí nên mới có hành động đó"-ông Sơn nói.
Tôi thật muốn kêu cảnh sát bắt ông này vì tội kỳ thị vùng miền. Chỉ với một câu nói phủi trắng, ông ta quy đồng toàn bộ nhân cách của hàng triệu người lao động bằng với 3.000 đ-giá của mỗi lần sử dụng nhà vệ sinh công cộng.
Mà, xin nhấn mạnh: họ được sử dụng miễn phí.
Một mặt, các cơ quan quản lý buông trôi toàn bộ việc quy hoạch, xây dựng và quản lý nhà vệ sinh công cộng cho các doanh nghiệp. Trên website của Sở Tài nguyên và môi trường TP HCM, gần nhất có khá nhiều thông tin kêu gọi bảo vệ môi trường, nhưng tôi không tìm ra thông tin nào về thực trạng nhà vệ sinh công cộng cả. Có lẽ các quan chức quen được xe đưa rước tận nơi nên chẳng bao giờ hiểu được nhu cầu của người dân (hay vụ này không ăn được nhiều nên không quan tâm?).
Nhưng mặt khác, nhà nước vô cùng tích cực trong việc làm ra các văn bản hô hào ý thức giữ gìn môi trường. Ví dụ, theo Nghị định số 155/2016 (về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường), tiểu tiện nơi công cộng bị phạt tiền từ 1 triệu đến 3 triệu đồng. Nghe nó nghiêm khắc đến nỗi ai mới đọc vào cứ tưởng nơi mình sống sạch sẽ lắm, vì phạt nghiêm thế cơ mà! Té ra là nghiêm giả hiệu.
***
Cho nên cứ ở trong nhà thì thôi, mà đi ra đường thì tôi lại phải ngẫm nghĩ. Tôi nghĩ thế này: Mấy cái cột điện ở Việt Nam chạy ra nước ngoài nhiều khi chẳng phải vì mơ mộng xúc được vàng nơi xứ người đâu. Mà lắm phần là niềm tin sau cả đời làm việc thì được an tâm về già vẫn đủ sống bằng phúc lợi xã hội mà không phải dựa dẫm toàn bộ vào con cái. Là được ra sức làm ăn và giữ đồng tiền an toàn mà không phải nghe ngóng khi nào anh Hai lên, anh Ba xuống. Được dễ dàng mua một cái xe hơi để bảo vệ thân thể khi đi lại trên đường. Được “yêu tự do” thoải mái mà không phải “lên núi” (nghe đàn). Và được thỏa mãn các nhu cầu sinh lý cơ bản của con người trong một không gian kín đáo sạch sẽ.

Thế còn các cột điện chạy về Việt Nam thì, cứ chờ nó biết tè rồi hỏi.
Huỳnh Trân (Blog RFA)
_________________________
Tham khảo:
https://tuoitre.vn/cam-n...ng-20181119085040609.htm
https://plo.vn/ban-doc/h...-o-pho-di-bo-811012.html
https://nld.com.vn/ban-d...ng-20190415205626421.htm
https://laodong.vn/xa-ho...-doi-dat-cong-740318.ldo
https://laodong.vn/xa-ho...E1%BB%B3%20v%E1%BB%8Dng.
https://zingnews.vn/sai-...hien-dai-post989423.html
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.168 giây.