logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/07/2020 lúc 09:55:06(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,083

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage


Kính thưa quý vị,
Trong thời đại toàn cầu hoá, việc hội nhập vào nền kinh tế chung của thế giới đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường và liên kết với các quốc gia phát triển khác. Trong chiều hướng đó, cho tới nay, Việt Nam đã ký 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó, đặc biệt có 2 FTA thế hệ mới:
- Ngày 8/3/2018, Việt Nam đã ký Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
- Ngày 8/6/2020, Quốc Hội đã phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do với Liên Âu (EVFTA).
Một trong những yêu cầu quan trọng trong cả hai FTA này là Việt Nam phải tôn trọng quyền của người lao động, đặc biệt quyền được thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (Nghiệp đoàn). Tổ chức đại diện người lao động là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Thực tế cho thấy, chỉ những Nghiệp đoàn thật sự độc lập, không lệ thuộc bất cứ đảng phái nào, không bị doanh nghiệp nào chi phối mới dám đứng lên và tập trung vào việc đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Sự cạnh tranh giữa các tổ chức đại diện người lao động sẽ giúp người lao động và doanh nghiệp cùng được hưởng lợi ích kinh tế một cách công bằng.
Giám đốc Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam, Chang-Hee Lee đã nhận định: «Quyền nghiệp đoàn là quyền của người lao động, và nghiệp đoàn là tổ chức của người lao động, không chịu sự can thiệp của người sử dụng lao động. Cần có những thay đổi để tuân thủ các yêu cầu của Hiệp định CPTPP và EVFTA, và hơn hết là hoàn thành nghĩa vụ của Việt Nam với tư cách là quốc gia thành viên ILO».
Vì những nhu cầu cấp thiết kể trên, chúng tôi, Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam (NĐ ĐL VN) tuyên bố ra mắt cùng anh chị em công nhân, những người lao động cũng như những tổ chức nghiệp đoàn quốc tế.
Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam là một tổ chức gồm những người xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau, với mục tiêu thành lập các Nghiệp đoàn tự do. Chúng tôi hy vọng sẽ đồng hành với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động một cách hữu hiệu, nâng cao đời sống công nhân nhằm có được sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp đồng thời giúp cho người lao động Việt Nam được hưởng quyền lợi như ở các quốc gia khác trong CPTPP và EVFTA.
Chúng tôi cũng kêu gọi các công nhân trong các doanh nghiệp, những người lao động tự do trong các ngành nghề lao động khác cũng như những lao động trí thức hãy gia nhập đội ngũ Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam. Từng bước, NĐ ĐL VN sẽ hướng dẫn các bạn thành lập những Nghiệp đoàn cho ngành nghề của các bạn tại các cơ sở để chung tay bảo vệ quyền lợi thiết thực của chính các bạn.


Làm tại Việt Nam, ngày 1/7/2020
Ban Điều hành Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam:

Chủ tịch: Bùi Thiện Tri
Phó Chủ tịch: Trần Nghĩa Quân
Tổng Thư ký: Benn Đặng
Phụ trách tài chánh: Phùng Tuệ Tâm



Cố vấn: Nguyễn Nguyên Bình *
* Bà Nguyễn Nguyên Bình từng là trung tá quân đội. Bà đã làm việc tại cơ quan tuyên truyền vận động binh sĩ địch, thuộc Tổng cục Chính trị, Quân đội Nhân dân Việt nam trong cuộc chiến tranh tháng 2/1979 chống Trung Quốc xâm lược. Bà Nguyễn Nguyên Bình là con của lão tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.  
Hãy liên lạc với chúng tôi:
Website: http://nghiepdoandoclapvn.org/
Facebook: https://fb.me/nghiepdoandoclapvn
Email: lienlac@nghiepdoandoclapvn.org và vnnddl@gmail.com

__________________________
Bản tiếng Anh

OFFICIAL ANNOUNCEMENT OF VIETNAMESE INDEPENDENT UNION
To whom it may concern,
In this age of globalization and economic integration, countries are forced to boost their cooperation with others, particularly the developed nations. Vietnam is not an exception since the country has signed 12 FTAs in total, including the very two new ones: CPTPP and EVFTA, which have already been ratified at the national assembly.
Both CPTPP and EVFTA require the Vietnamese government to respect the legitimate rights and interests of its labors, especially the right of employees at grassroots level, on their voluntary basis to establish unions (or syndicates) representing themselves in the labor relations.
As a matter of fact, just the truly independent organizations which are not subjected to any corporations and political parties, can accomplish that lofty mission. Moreover, the competition of various unions definitely will bring no harms, but the fair interests to both employees and employers.
“Union right is an inalienable right of the employees. Thus, unions are the organizations representing them to defend their legitimate rights and interests, under no interference by the employers. Changes are needed for Vietnam to comply with the requirements of CPTPP and EVFTA, and most importantly to fulfill the country’s duty as a ILO member,” said Mr. Chang-Hee Lee, ILO Vietnam Director.
Because of that imperative practice, we solemnly declare the establishment of Vietnamese Independent Union (VIU) to all employees and international syndicates.
Though members of VIU are from various backgrounds, but all share the same purpose of forming free unions in different industries. We want to travel with the Vietnamese General Confederation of Labor (VGCL) as a supplementing force to protect the employees, guarantee their full interests as the fellows in other member states of CPTPP and EVFTA.
For those reasons, we call for the support and involvement of employees, free labors and intellectuals of all careers. Step by step, we will guide you to form the unions for your real interests.

Our executive board
President: Mr. Bui Thien Tri
Vice President: Mr. Tran Nghia Quan
General Secretary: Mr. Benn Dang
Treasurer: Ms. Phung Tue Tam
Operational Advisor: Madame Nguyen Nguyen Binh *
* Madame Nguyen Nguyen Binh is a former lieutenant colonel of the Vietnamese People Army (VPA). She used to serve as a propagandist calling for the surrender of Chinese invaders during the Sino-Vietnamese War (Feb 1979). In peacetime, due to her differences over the contemporary policies of Vietnamese authorities governing their behaviors in the bilateral relationship with People Republic of China (PRC), she has voluntarily become an ex-servicewomen before due date since 1994. Besides, Madame Binh is the daughter of the late Vietnamese ambassador to China and major general Nguyen Trong Vinh.
Vietnam, 1/7/2020
Contact us via
Website: http://nghiepdoandoclapvn.org/
Facebook: https://fb.me/nghiepdoandoclapvn
Email: lienlac@nghiepdoandoclapvn.org or vnnddl@gmail.com

___________________
Bản tiếng Pháp

DECLARATION

Mesdames et Messieurs,
À l'ère de la mondialisation, l'intégration dans l'économie mondiale oblige les pays à élargir leurs marchés et à établir des liens avec d'autres pays développés. Dans cette tendance, le Vietnam a jusqu'à présent signé 12 accords de libre-échange (FTA) dont notamment deux de nouvelle génération:
- Le 8 mars 2018, le Vietnam a signé l'Accord Global et Progressif de Partenariat
Transpacifique (CPTPP)
- Le 8 juin 2020, l'Assemblée Nationale a approuvé l'Accord de libre-échange avec l'Union européenne (EVFTA).
L'une des exigences importantes des deux FTA est que le Vietnam doit respecter les droits des travailleurs, particulièrement le droit de créer une organisation les représentant au niveau local (syndicat). Cette organisation est établie par la volonté des travailleurs dans le but de protéger leurs droits et intérêts légitimes dans les relations avec leur employeur.
En fait, seuls les syndicats vraiment indépendants de tout parti politique, et non dominés par d'autres entreprises, osent se lever et se concentrer dans la lutte pour protéger les droits et intérêts légitimes des ouvriers. La concurrence entre les organisations représentatives des travailleurs aidera les ouvriers et les entreprises à bénéficier des mêmes avantages économiques d'une façon équitable.
Le Directeur de l'Organisation Internationale du Travail (OIT) au Vietnam, M. Chang-Hee Lee, a déclaré: «Le droit aux syndicats est un droit des travailleurs, et les syndicats sont des organisations de travailleurs, sans ingérence de l'employeur. Des changements sont nécessaires pour se conformer aux exigences du CPTPP et de l’EVFTA, et surtout pour remplir les obligations du Vietnam en tant qu'État membre de l'OIT ».
En raison des besoins urgents mentionnés ci-dessus, nous, Syndicat Indépendant Vietamien (VIU), annonçons notre présence parmi nos frères et sœurs, les travailleurs ainsi que les syndicats internationaux.
Le Syndicat Indépendant Vietnamien est une organisation des travailleurs de professions différentes, dont le seul but est de créer des syndicats libres. Nous esperons accompagner la Confédération Générale du Travail du Vietnam dans la mission de protéger efficacement les droits et les intérêts légitimes des travailleurs, d'améliorer leur vie afin d'assurer une concurrence loyale entre les entreprises, d'aider également les travailleurs vietnamiens à bénéficier des mêmes avantages que ceux des autres pays dans le cadre du CPTPP et de l'EVFTA.
Nous exhortons également les travailleurs des entreprises, les travailleurs indépendantsdes autres professions ainsi que les intellectuels à rejoindre l'Union vietnamienne des syndicats indépendants. Étape par étape, le Syndicat Indépendant Vietnamien vous guidera en formant des syndicats pour votre profession au niveau local pour protéger vos intérêts.
Fait à Vietnam, 1/7/2020
Comité exécutif du Syndicat Indépendant Vietnamien:
Présidente: Bui Thien Tri
Vice-président: Tran Nghia Quan
Secrétaire général: Benn Dang
Chargé des finances: Phung Tue Tam
Conseiller: Nguyen Nguyen Binh*
* Mme Nguyen Nguyen Binh était lieutenant-colonel dans l'armée populaire. Elle a travaillé pour la propagande et la mobilisation des soldats ennemis du Département de Politique Générale de l'armée populaire du Vietnam pendant la guerre de février 1979 contre la Chine. En raison des divergences sur la politique actuelle de l'État vietnamien envers la Chine, elle a été démobilisée en 1994. Mme Nguyen Nguyen Binh est la fille du général Nguyen Trong Vinh.

Prenez contact avec nous:
Site Web: http://nghiepdoandoclapvn.org/
Facebook: https://fb.me/nghiepdoandoclapvn
Courriel: lienlac@nghiepdoandoclapvn.org et vnnddl@gmail.com

song  
#2 Đã gửi : 01/07/2020 lúc 09:58:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,083

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam ra mắt

UserPostedImage
Hình minh họa. Công nhân công ty Chí Hùng ở Bình Dương đình công hôm 28/5/2020

Vào ngày 1 tháng 7, Ban Điều Hành Nghiệp Đoàn Độc lập Việt Nam phát đi thông cáo báo chí ra mắt tổ chức có tên Nghiệp Đoàn Độc Lập Việt Nam.
Thông cáo báo chí nêu rõ ‘Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam là một tổ chức gồm những người xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau, với mục tiêu thành lập các Nghiệp đoàn tự do. Chúng tôi hy vọng sẽ đồng hành với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong sứ mệnh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động một cách hữu hiệu, nâng cao đời sống công nhân nhằm có được sự cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp đồng thời giúp cho người lao động Việt Nam được hưởng quyền lợi như ở các quốc gia khác trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương -CPTPP và Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu- Việt Nam-  EVFTA.’
Thông cáo báo chí kêu gọi công nhân trong các doanh nghiệp, người lao động tự do thuộc các ngành nghề lao động khác cũng như những lao động trí thức hãy gia nhập đội ngũ Nghiệp Đoàn Độc Lập Việt Nam. Nghiệp đoàn này sẽ hướng dẫn thành lập những nghiệp đoàn cho ngành nghề của người lao động tại các cơ sở để cùng bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Thông cáo báo chí ra mắt Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam nhắc lại cho đến nay Việt Nam đã ký 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước khác trên thế giới; trong đó có hai FTA thế hệ mới là CPTPP và EVFTA. Một trong những điều khoản quan trọng trong cả hai hiệp định thương mại tự do này là Việt Nam phải tôn trọng quyền của người lao động, đặc biệt quyền được thành lập tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Tổ chức đại diện người lao động là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động.
Thông cáo báo chí dẫn thực tế cho thấy chỉ những Nghiệp đoàn thật sự độc lập, không lệ thuộc bất cứ đảng phái nào, không bị doanh nghiệp nào chi phối mới dám đứng lên và tập trung vào việc đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Sự cạnh tranh giữa các tổ chức đại diện người lao động sẽ giúp người lao động và doanh nghiệp cùng được hưởng lợi ích kinh tế một cách công bằng.
Ban Điều hành Nghiệp Đoàn Độc lập Việt Nam có 5 thành viên gồm Chủ tịch Bùi Thiện Tri, Phó chủ tịch Trần Nghĩa Quân, Tổng thư ký Ben Đặng, người phụ trách tài chính Phùng Tuệ Tâm, và cố vấn Nguyễn Nguyên Bình.

Theo RFA
song  
#3 Đã gửi : 01/07/2020 lúc 10:05:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,083

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Phóng Sự










song  
#4 Đã gửi : 01/07/2020 lúc 10:10:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,083

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Giáo viên hợp đồng, một nghề vô thừa nhận?

Ngày đăng: 30/06/2020

Việc các địa phương "vận dụng không giới hạn" Nghị định 68/2000/NĐ-CP đã nảy sinh nhiều bất cập trong việc tuyển dụng giáo viên hợp đồng nhiều năm qua.
Trong hơn 1 năm qua, Giáo dục Việt Nam nói riêng và các cơ quan truyền thông nói chung nhận được nhiều phản ánh của độc giả là các thầy cô là giáo viên hợp đồng tại nhiều tỉnh/ thành trên cả nước.
Thậm chí Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến, cho chủ trương tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng đủ điều kiện, nhưng mỗi địa phương làm mỗi kiểu, chuỗi ngày dài theo đuổi của các thầy cô vẫn chưa biết khi nào kết thúc.
Nếu không có những đánh giá nghiêm túc về chính sách với nhóm đối tượng "giáo viên hợp đồng" để tìm ra đầu mối gỡ cuộn chỉ rối, e rằng câu chuyện tuyển dụng hàng loạt, sa thải hàng loạt giáo viên hợp đồng sẽ vẫn còn tiếp diễn.
Đồng hành với giáo viên hợp đồng trong quá trình theo đuổi nguyện vọng tuyển dụng đặc cách, phóng viên Giáo dục Việt Nam khám phá nhiều câu chuyện chưa kể về thân phận người giáo viên trót mang lấy nghiệp "hợp đồng" trong các trường mầm non và phổ thông công lập.
Giáo viên hợp đồng, thích thì ký với đồng lương rẻ mạt, không thích thì sa thải
Tháng 8/2018, 300 giáo viên hợp đồng huyện Thanh Oai (Hà Nội) viết đơn kêu cứu trước nguy cơ bị sa thải.
Ông Nguyễn Tuệ Sơn, Trưởng phòng Nội vụ Thanh Oai cho biết: Việc này hoàn toàn không bất ngờ.
Cùng thời điểm trên, 500 giáo viên hợp đồng tại huyện Krông Păk (Đắk Lắk) nhận tin sẽ mất việc trong thời gian tới.
Tại Phú Yên, 51 giáo viên hợp đồng bị sa thải đã quyết tâm khiếu nại Phòng giáo dục và Ủy ban Nhân dân huyện Tây Hòa.
Ở Bắc Ninh, 148 giáo viên hợp đồng sau khi vượt qua 2 vòng sát hạch tuyển dụng đặc cách theo kế hoạch mà Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, những tưởng có thể yên tâm thì Sở Nội vụ ban hành văn bản không công nhận kết quả do 148 giáo viên này là giáo viên hợp đồng khoán việc.
Ngay tại Thủ đô Hà Nội, có trường hợp giáo viên hợp đồng huyện Mỹ Đức (Hà Nội) chỉ nhận lương 1.2 triệu đồng/ tháng và không được đóng bảo hiểm; giáo viên huyện Ba Vì nhận lương 1.3 triệu đồng/ tháng…
Thế nhưng có giáo viên tại quận Nam Từ Liêm hay Sóc Sơn mặc dù được hợp đồng nhưng lại hưởng lương như viên chức biên chế.
Tại sao cùng đứng trên bục giảng, cùng công tác trong ngành giáo dục và tham gia hoạt động "trồng người", nhưng những giáo viên hợp đồng lâu nay lại bị đối xử như một nghề vô thừa nhận khi so với những đồng nghiệp "biên chế"?.
Lai lịch của "giáo viên hợp đồng", một nghề vô thừa nhận
Nhắc đến "giáo viên hợp đồng", nhiều người liên tưởng ngay đến dạng hợp đồng lao động quy định trong Bộ luật Lao động, để phân biệt với các giáo viên đã vượt qua kỳ thi tuyển dụng viên chức để vào "biên chế nhà nước".
Tuy nhiên, thực tế không phải như vậy. Hầu hết các địa phương, cơ sở giáo dục không ký hợp đồng với giáo viên theo Bộ luật Lao động, mà theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP.
Hợp đồng này có lợi cho đơn vị sử dụng lao động nhưng lại rất bất lợi cho giáo viên.
Ví dụ tại Hà Nội, giáo viên hợp đồng được tuyển dụng, sử dụng và sa thải là theo Quyết định 14/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định về phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, công chức, viên chức, lao động hợp đồng trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Tại điều 3 của Quyết định 14/2017/QĐ-UBND giải thích:
“Lao động hợp đồng” được nêu trong quy định này bao gồm: lao động hợp đồng theo Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và lao động hợp đồng được pháp luật quy định.
Vậy hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP là gì?
Ngày 17/11/2000, Chính Phủ ban hành Nghị định số 68/2000/NĐ-CP: Về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp.
Tại điều 1 của Nghị định nêu rõ:
Thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp:
1. Sửa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và các máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
2. Lái xe;
3. Bảo vệ;
4. Vệ sinh;
5. Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
6. Công việc khác.
Đối chiếu với điều 1 có thể thấy, giáo viên hợp đồng tuy tham gia giảng dạy không khác gì giáo viên biên chế viên chức, nhưng chế độ đãi ngộ lại thuộc nhóm mang tính thời vụ theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP (nhóm 6. Công việc khác) xếp sau cả lái xe, bảo vệ, vệ sinh, trông giữ phương tiện đi lại, sửa chữa máy móc…
Điều 5, Nghị định số 68/2000/NĐ-CP:
Các công việc quy định tại Điều 1 của Nghị định này được thực hiện thông qua ký kết hợp đồng giữa cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp với cá nhân trực tiếp làm, hoặc cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ dưới các dạng: Hợp đồng thuê khoán tài sản, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế và các loại hợp đồng khác theo quy định của pháp luật.
Điều 8, Nghị định 68/2000/NĐ-CP quy định:
"Các cơ quan, tổ chức khác sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp quyết định việc áp dụng các quy định của Nghị định này trong cơ quan, tổ chức mình."
Có thể thấy, Nghị định 68/2000/NĐ-CP đã mở cho các địa phương, các đơn vị sự nghiệp công lập quyền tuyển dụng và sử dụng lao động theo hợp đồng công việc quá rộng (công việc khác).
Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP ngày 11/5/2001 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 68/2000/NĐ-CP quy định:
Công việc khác nói tại khoản 6 Điều 1 của Nghị định số 68/2000/NĐ-CP được hiểu là các công việc như: nấu ăn tập thể, tạp vụ, mộc nề, chăm sóc và bảo vệ cảnh quan trong cơ quan, tổ chức, đơn vị,...[2]
Các đồng nghiệp của giáo viên hợp đồng may mắn đã vào "biên chế nhà nước", "có số có má" đàng hoàng và được quy định tại các thông tư liên tịch số 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, số 21/2015/TTLT/BGDĐT-BNV và số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV.
Còn bản thân các giáo viên hợp đồng tuy cũng được gọi bằng thầy, bằng cô đấy, cũng đứng lớp giảng dạy, tận tụy trồng người không khác, nhưng lại không có mã số chức danh nghề nghiệp nào, không nằm trong danh mục nào.
Nói giáo viên hợp đồng là một nghề vô thừa nhận liệu có phải quá lời?
Tuy "công việc khác" của Nghị định 68/2000/NĐ-CP đã nói rõ hơn, liệt kê cụ thể và hoàn toàn không có công việc giảng dạy của giáo viên, nhưng vì Thông tư số 15/2001/TT-BTCCBCP vẫn để dấu "...", và đây phải chăng chính là chỗ các địa phương đang "vận dụng tối đa" để tùy ý tuyển dụng, sa thải giáo viên hợp đồng?
Tài liệu tham khảo:
[1]http://vbpl.vn/bonoivu/P...ItemID=5919&Keyword=
[2]http://vbpl.vn/bonoivu/P...temID=22661&Keyword=
Vũ Ninh

https://giaoduc.net.vn/g...-thua-nhan-post210401.gd
song  
#5 Đã gửi : 01/07/2020 lúc 10:13:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,083

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Thúc đẩy thực hiện các cam kết quốc tế liên quan tới phòng chống lao động trẻ em

Ngày đăng: 01/07/2020

Ngày 29/6, tại Hải Phòng, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam tổ chức Hội thảo Tham vấn về việc triển khai các cam kết quốc tế về phòng, chống lao động trẻ em và xây dựng sổ tay hướng dẫn.

Đảm bảo thực hiện quyền trẻ em luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Việt Nam là quốc gia thứ 2 trên thế giới phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về Quyền Trẻ em. Công ước có 54 điều bao gồm tất cả các khía cạnh của cuộc sống của trẻ và đặt ra các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa mà tất cả trẻ em ở khắp mọi nơi đều được hưởng. Công ước cũng giải thích cách người lớn và chính phủ phải làm việc cùng nhau để đảm bảo tất cả trẻ em đều có thể được hưởng tất cả các quyền của mình. Có 4 điều đặc biệt được coi là những nguyên tắc chung và đóng vai trò cơ bản trong việc hiện thực hiện tất cả các quyền trong Công ước dành cho tất cả trẻ em: Không phân biệt đối xử; Lợi ích tốt nhất của trẻ; Quyền tồn tại và phát triển cuộc sống; Quyền được lắng nghe.

Tại Công ước 138 và Công ước 182 quy định tuổi lao động tối thiểu không được dưới 15 tuổi. Trẻ em dưới 18 tuổi không được phép làm những công việc nguy hiểm. Trẻ em từ 13 đến 15 tuổi có thể làm việc mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và việc học hành. Cấm sử dụng trẻ em dưới 18 tuổi vào các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Việt Nam nội luật hóa các cam kết trong Bộ luật Lao động năm 2019, Luật Công đoàn và các quy định khác có liên quan đến Công ước 138 và Công ước 182. Theo đó, tuổi lao động tối thiểu không được dưới 15. Trẻ em dưới 18 tuổi không được phép làm những công việc nguy hiểm. Trẻ em từ 13 đến 15 tuổi có thể làm việc mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và việc học hành. Cấm sử dụng trẻ em dưới 18 tuổi vào các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.

Việt Nam cũng thể hiện sự cam kết mạnh mẽ tham gia phòng ngừa lao động trẻ em thông qua việc ban hành hệ thống luật pháp và chính sách liên quan như Bộ Luật lao động năm 2012; Luật trẻ em năm 2016. Năm 2013, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành thông tư quy định danh mục các công việc và nơi làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cấm sử dụng lao động là người chưa thanh niên, một công cụ quan trọng trong công tác phòng ngừa lao động trẻ em. Năm 2016 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em giai đoạn 2016-2020. Bên cạnh đó, để tiến tới hiện thực hóa việc loại bỏ lao động trẻ em, Chính phủ đã cam kết đạt được Mục tiêu phát triển bền vững 8.7 hướng tới một thế giới không còn lao động cưỡng bức, nô lệ thời hiện đại, buôn bán người và lao động trẻ em dưới mọi hình thức, chấm dứt mọi hình thức lao động trẻ em vào năm 2025 và xóa bỏ nạn buôn người và nô lệ hiện đại vào năm 2030.

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, Việt Nam luôn chủ động nâng cao năng lực để tuân thủ các cam kết quốc tế về lao động, đặc biệt là các tiêu chuẩn lao động quốc tế cơ bản, bằng việc tôn trọng, thúc đẩy và triển khai có hiệu quả các nguyên tắc liên quan đến các quyền lao động cơ bản về lao động, trong đó bao gồm loại bỏ một cách hiệu quả lao động trẻ em và cấm các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống luật chính sách quốc gia, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia các cam kết quốc tế, trong đó có các cam kết quốc tế liên quan tới phòng chống lao động trẻ em.

Theo chuyên gia Lê Kim Dung, nguyên Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), xóa bỏ lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng không thành công sẽ dẫn đến việc bị trừng phạt kinh tế, làm cản trở sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và trực tiếp cản trở sự phát triển của trẻ em, nguồn nhân lực tương lai của xã hội. Do đó, khi Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu hơn vào kinh tế toàn cầu, việc tuyên truyền và nâng cao nhận thức cũng như năng lực về tuân thủ các tiêu chuẩn lao động quốc tế liên quan đến lao động trẻ em và chia sẻ tài liệu tham khảo có giá trị đối với Chính phủ và địa phương, người lao động và người sử dụng lao động về bản chất của lao động trẻ em trong chuỗi cung ứng và cách phòng ngừa là rất cần thiết.

Trước thực tế đó, để xóa bỏ lao động trẻ em, theo các chuyên gia, cần tăng cường vai trò giám sát của chính quyền địa phương đối với tình hình lao động trẻ em: Nắm tình hình kinh tế, việc làm và đời sống của các hộ gia đình trên địa bàn; Tình hình đi học/bỏ học của con em các hộ gia đình; Tình hình biến động dân cư và di cư lao động. Đồng thời, có các chính sách, chương trình hỗ trợ người dân, đặc biệt là các đối tượng khó khăn, người nghèo.

Bên cạnh đó, tăng cường vai trò của người sử dụng lao động: Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ rằng sử dụng lao động trẻ em là phi đạo đức và bất hợp pháp. Đồng thời, phối hợp với hiệp hội doanh nghiệp, với các cơ quan của Chính phủ để nắm bắt thông tin kịp thời, đặc biệt là về chính sách, quy định luật pháp, tận dụng các chương trình hỗ trợ của chính phủ. Tuân thủ luật pháp lao động và các tiêu chuẩn lao động quốc tế, trong đó có các tiêu chuẩn về lao động trẻ em. Cùng với đó, thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp.

Người dân cần tăng cường nhận thức về quyền trẻ em, phân biệt giữa trẻ em làm việc và lao động trẻ em. Họ cần hiểu lao động trẻ em là sự đánh đổi lợi ích trước mắt cho mục tiêu lâu dài.

Với ý nghĩa đó, Việt Nam đang xây dựng cẩm nang về thực hiện các cam kết quốc tế về lao động trẻ em. Tài liệu tham khảo bao gồm Tập 1: Cuốn cẩm nang về thực hiện các cam kết quốc tế về lao động trẻ em và Tập 2: Một số kinh nghiệm của Việt Nam và quốc tế về xóa bỏ lao động trẻ em.


http://www.laodongxahoi....dong-tre-em-1315950.html
song  
#6 Đã gửi : 01/07/2020 lúc 10:15:36(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,083

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Những điều người lao động cần biết khi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Ngày đăng: 01/07/2020

Ảnh cưởng của dịch Covid-19 khiến các doanh nghiệp lao đao, không ít người lao động tạm thời bị thất nghiệp. Nghị định 28/2015/NĐ-CP đã nêu rõ về những quy định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Theo Nghị định số 28/2015/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 61 năm 2020, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.

Theo Nghị định, Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở LĐ-TB&XH quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.

Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở LĐ-TB&XH quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và gửi lại người lao động cùng với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Về chi trả trợ cấp thất nghiệp, Nghị định số 28 quy định, tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động.

Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.

Nghị định cũng nêu rõ, sau thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ghi trong phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở LĐ-TB&XH quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Tuy nhiên, Nghị định cũng nêu, trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động vẫn được nhận hoặc ủy quyền cho người khác nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu bị ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.

Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau thời hạn nêu trên, tổ chức bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản với trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức bảo hiểm xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở LĐ-TB&XH quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Theo Nghị định, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Ngoài ra, Nghị định cũng nêu, người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp phải thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm.

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động không đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp trình Giám đốc Sở LĐ-TB&XH quyết định về việc tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Người lao động bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 53 Luật Việc làm nếu vẫn còn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp mà tiếp tục thực hiện thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động đến thông báo về việc tìm kiếm việc làm, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở LĐ-TB&XH quyết định về việc tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.


Nguồn: https://dantri.com.vn/vi...ep-20200629204135556.htm
song  
#7 Đã gửi : 01/07/2020 lúc 10:17:28(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,083

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Từ tháng 1/2021, lao động nữ được chăm sóc sức khỏe như thế nào?

Ngày đăng: 25/06/2020

Kể từ ngày 1/1/2021, theo Nghị định quy định về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới, các doanh nghiệp phải chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ.

Chính phủ đang lấy ý kiến cho dự thảo của Nghị định quy định về chính sách đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới. Nghị định sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2021.

Theo đó, Điều 7 của Nghị định quy định về việc chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ.

Cụ thể, khi khám sức khỏe định kỳ, lao động nữ được khám chuyên khoa phụ sản theo danh mục khám chuyên khoa phụ sản do Bộ Y tế ban hành.

Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện cho lao động nữ mang thai được nghỉ đi khám thai nhiều hơn quy định tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội.

Nghị định cũng quy định về việc nghỉ trong thời gian thời gian hành kinh của lao động nữ:

Theo đó, lao động nữ trong thời gian hành kinh có quyền được nghỉ mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng; thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động; số ngày nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ; thời điểm nghỉ cụ thể của từng tháng do người lao động thông báo với người sử dụng lao động.

Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dung lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng cho thời gian nghỉ theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được thanh toán thêm tiền lương ít nhất bằng với tiền lương đã được hưởng đối với thời gian nghỉ và thời gian làm việc không được tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

Ngoài ra, Nghị định cũng quy định về việc nghỉ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Theo đó, lao động nữ trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi có quyền được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Trường hợp lao động nữ có nhu cầu nghỉ linh hoạt hơn thì người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để được bố trí nghỉ phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.

Trường hợp lao động nữ không có nhu cầu nghỉ và được người sử dung lao động đồng ý để người lao động làm việc thì ngoài tiền lương được hưởng cho thời gian nghỉ theo quy định tại điểm a khoản này, người lao động được thanh toán thêm tiền lương ít nhất bằng với tiền lương đã được hưởng đối với thời gian nghỉ và thời gian làm việc không được tính vào thời giờ làm thêm của người lao động.

Nghị định cũng khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ nuôi con từ 12 tháng tuổi trở lên vắt, trữ sữa mẹ tại nơi làm việc. Thời gian nghỉ để vắt, trữ sữa mẹ do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động.


Nguồn: https://dantri.com.vn/vi...ao-20200625152212163.htm
song  
#8 Đã gửi : 01/07/2020 lúc 11:27:33(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,083

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
“Nghiệp đoàn Đôc lập Việt Nam hy vọng có cơ hội đăng ký và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam”

UserPostedImage
Website của Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam (VIU)
Courtesy: nghiepdoandoclapvn.org

Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam (VIU), do một nhóm người xuất thân từ nhiều ngành nghề khác nhau, tuyên bố thành lập vào ngày 1/7/2020. Chủ tịch của VIU, ông Bùi Thiện Tri dành cho RFA một cuộc phỏng vấn xoay quanh tổ chức công đoàn độc lập vừa được thành lập này.
Trước hết, ông Bùi Thiện Tri cho biết về bối cảnh và mục đích ra đời của VIU:
Ông Bùi Thiện Tri: Hiện nay, Việt Nam đã gia nhập hoặc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, nhất là CPTPP (Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và gần đây là EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự do Liên minh Châu Âu-Việt Nam). Để được tham gia vào các hiệp định thương mại này thì Chính phủ Việt Nam phải chấp nhận những điều kiện về quyền của người lao động. Trong đó, có quyền thành lập nghiệp đoàn tự do. Và gần đây, Quốc hội Việt Nam cũng đã thông qua Bộ luật Lao động mới. Trong đó, có quy định về quyền thành lập tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở; tức là có thể hiểu đó là nghiệp đoàn.
Trong tình hình người lao động Việt Nam hiểu biết về pháp luật, về quyền của họ rất là hạn chế và những quy định này thì cũng rất là mới mẻ, cũng như sự tiếp cận với các quy định pháp luật chưa được rộng rãi. Chính vì thế, chúng tôi muốn ra mắt nhằm mục đích để phổ biến các quy định của pháp luật về quyền của người lao động, cũng như hỗ trợ người lao động trong việc thành lập các tổ chức đại diện của người lao động tại các doanh nghiệp. Đấy là mục đích chính của việc thành lập Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam.
RFA: Hiện tại, Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam được hoạt động chính thức dưới sự công nhận của Chính quyền Việt Nam hay chưa?
Ông Bùi Thiện Tri: Tại Việt Nam, hiện nay chúng tôi tổ chức ra mô hình này trên cơ sở Hiến pháp của Việt Nam về quyền lập hội công dân. Còn về hành lang pháp lý của việc thành lập tổ chức này thì hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có luật về hội hay nói đúng ra là luật này còn đang trong quá trình soạn thảo. Mặc dù Luật Lao động mới được thông qua, nhưng cũng chưa có hiệu lực. Và nghị định theo Luật này quy định là Chính phủ sẽ ban hành nghị định để hướng dẫn về việc tổ chức của người lao động ở cơ sở. Tuy nhiên đến nay, nghị định này cũng chưa được ban hành.
Trong khi đó, các quy định về lập hội ở Việt Nam hiện nay cũng rất là hạn chế. Và theo các quy định này thì mỗi lĩnh vực chỉ tổ chức được một hội để hoạt động thôi. Hiện nay, về tổ chức của người lao động thì đã có tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Chính vì thế, nếu các hội khác có cùng mục đích hoạt động và muốn xin thành lập thì sẽ rất khó khăn. Do đó, chúng tôi hiện nay vẫn chưa đăng ký với chính quyền. Chúng tôi hy vọng trong tương lai, khi có các quy định pháp luật về việc thành lập các tổ chức của người lao động thì chúng tôi sẽ có cơ hội đăng ký hoạt động với chính quyền.
RFA: Về tương tác với công nhân và giới lao động tại Việt Nam, VIU có định hướng cũng như có những cách thức nào để hỗ trợ hay phổ biến những thông tin về luật pháp cho người lao động?
Ông Bùi Thiện Tri: Hiện nay, chúng tôi đặt ra mục tiêu hoạt động trước mắt: Thứ nhất là phổ biến các quy định của pháp luật Việt Nam cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập liên quan đến quyền của người lao động, cũng như quyền thành lập nghiệp đoàn của người lao động. Thứ hai là tư vấn pháp luật cho người lao động về các vấn đề liên quan đến quyền của người lao động cũng như các vấn đề pháp lý khác. Thứ ba là hỗ trợ cho người lao động tại các doanh nghiệp về việc thành lập các tổ chức đại diện của mình theo Luật Lao động mới, nếu những người nào có nhu cầu cần tư vấn về các thủ tục để thành lập. Thêm vào đó, chúng tôi đưa các tin tức về tình hình công nhân, lao động cũng như việc làm ở trên mạng internet.
Hiện nay, chúng tôi đã có một website và một trang Facebook cùng một tên là ‘Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam”. Và, chúng tôi cũng có mở trong đó một mục về tư vấn pháp luật cho người lao động.
Chúng tôi hy vọng rằng qua các kênh thông tin này thì chúng tôi sẽ tiếp cận được với người lao động và sẽ giúp họ trong các vấn đề về quyền của người lao động ở Việt Nam.

RFA: Bởi vì hiện tại với tư cách pháp nhân hợp pháp tại Việt Nam thì Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam chưa được Chính phủ Việt Nam công nhận chính thức. Như vậy, VIU tiên liệu về những hoạt động như vừa nêu sẽ gặp trở ngại nào từ phía Chính quyền hay không?

Ông Bùi Thiện Tri: Chúng tôi cũng có đặt ra những vấn đề cũng như khó khăn trước mắt, vì dù sao chăng nữa một tổ chức được thành lập ra mà chưa được sự công nhận của chính quyền thì cũng có những việc mà phía chính quyền không ủng hộ, nếu không muốn nói là có thể họ sẽ ngăn cản.
Như chúng tôi đã nói là chúng tôi căn cứ vào quyền lập hội của công dân được quy định trong Hiến pháp và xã hội dân sự nhằm mục đích vì lợi ích của cộng đồng, cũng như là trợ giúp cho công nhân và người lao động. Chính vì thế, chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi sẽ hoạt động trong những khuôn khổ quy định của pháp luật Việt Nam. Và, những việc đó thì chúng tôi nghĩ là chỉ mang lại lợi ích cho xã hội mà không ảnh hưởng gì đến lợi ích của chính quyền.
Vì vậy, chúng tôi mong rằng các hoạt động của VIU sẽ được xã hội đón nhận và người lao động ở Việt Nam sẽ ủng hộ chúng tôi.
RFA: Trong bối cảnh Việt Nam ký kết các Hiệp định Thương mại thế hệ mới như EVFTA và CPTPP, VIU có dự định sẽ kết nối với các nghiệp đoàn khác; đặc biệt là những nghiệp đoàn ở các nước thành viên của hai Hiệp định vừa nêu; để học hỏi hay trao đổi những kinh nghiệm trong hoạt động nghiệp đoàn hay không?
Ông Bùi Thiện tri: Thứ nhất về phía trong nước, qua nghiên cứu Bộ luật Lao động 2019, chúng tôi thấy rằng về các quy định của nghiệp đoàn ở Việt Nam thì hiện nay pháp luật quy định về quyền thành lập nghiệp đoàn ở cơ sở. Tức là, chưa cho phép thành lập tổ chức liên kết giữa các nghiệp đoàn cơ sở với nhau. Tuy nhiên, trong luật cũng không có quy định nào cấm việc này. Nếu hiểu theo quy định của pháp luật thì những việc gì pháp luật không cấm, công dân có quyền làm. Chúng tôi hy vọng trong tương lai các nghiệp đoàn tại cơ sở ở Việt Nam được thành lập thì chúng tôi sẽ có cơ hội gắn kết với nhau để hỗ trợ nhau hoạt động cho có hiệu quả.
Về phía ngoài nước, chúng tôi cũng mong các tổ chức nghiệp đoàn của các nước cũng như các tổ chức quốc tế nếu có điều kiện thì cũng hỗ trợ và phối hợp cùng với chúng tôi để triển khai các công việc của nhau đạt hiệu quả và có tính liên kết.
Chúng tôi rất mong muốn các tổ chức nghiệp đoàn trong và ngoài nước liên hệ và hợp tác cùng chúng tôi để cùng nhau phát triển.
RFA: Chân thành cảm ơn thời gian của ông Bùi Thiện Tri chia sẻ với Đài Á Châu Tự Do thông tin về Nghiệp đoàn Độc lập Việt Nam.
Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.398 giây.