logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 13/07/2020 lúc 09:38:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Sau loạt bài ghi nhận, đúc kết về chân dung 50 Văn Nghệ Sĩ Miền Nam mà hầu hết là những người viết văn, làm báo nơi Miền Nam do người viết có cơ duyên gặp gỡ, tiếp xúc, làm việc chung từ thập niên 60, 70 ở Sài Gòn trước 30/4/1975. Mối liên hệ nhiều cường độ, khác tính chất với 49 nhân vật được kể ra (trừ bản thân Pnn) sau một thời gian dài suy nghĩ, chọn lọc, loại trừ những chi tiết “thừa” mà bộ nhớ không thể chứa nổi. Trước tiên, được “viết” trên đầu ngón tay giữa vũng tối nơi những trại giam Miền Bắc từ 7/9/1981 (ngày bắt đầu đợt kiên giam thứ hai) mãi đến ngày 29/5/1988 mới được ra khỏi hầm giam để trở về Miền Nam theo đợt tù cuối cùng gồm 7 tướng lãnh và gần 100 nhân viên an ninh, tình báo.


Sau đó (thật) viết lại lên giấy khi đi tù về, 1989 ở vườn quê Lái Thiêu; tiếp được “vẽ/viết” thêm nhiều lần nơi đất Mỹ; cuối cùng, 25/5/2020 hoàn tất nơi Arizona và cho phổ biến từ Cali. Dài giòng giải thích như vừa kể ra để xác chứng cùng người đọc, người viết đã làm công việc nầy rất cẩn thận và thật lòng; vì đa số những người được kể đến đã vắng mặt, nếu không nói đủ, “vẽ/viết đúng” là một lỗi lớn – Lỗi do đã viết/vẽ nên những chân dung không thật về những người đã chết! Lỗi nầy nặng lắm, bản thân không cho phép làm điều vô ơn, bất nghĩa đối với những người đã dựng nên 21 năm Văn Học-Văn Hóa Miền Nam.


Nền văn hóa-văn học mà tổ chức quyền lực cộng sản nơi Hà Nội được tiếp tay với thành phần “giải phóng Miền Nam” suốt hơn 40 đánh phá, hạ nhục, dẹp bỏ, truy tội, mạ lỵ, xuyên tạc để cuối cùng như Trần Long Ẩn, vốn sinh viên “tranh đấu” của Đại Học Sàigòn, năm 1972 được đưa ra Bắc học nhạc lý và chính trị. Sau 1975, Ẩn trở về Nam, được trả công “cách mạng” với chức chưởng gọi là “Chủ Tịch Liên Hiệp Các Hội Văn Học Nghệ Thuật TP/HCM”, loại đoàn hội trước 1975 nơi Sàigòn hoàn toàn không có; nhỡ có cũng chẳng ai ghi danh vào; thứ, hạng tổ chức hội đoàn nghe ghê ghê quê kệch nầy?! Ẩn trở nên là “Năm Ẩn”, nổi tiếng là người cầm đầu viết, làm, điều động “nhạc cách mạng nơi thành phố mang tên “bác” (Loại nhạc có chức năng, mục đích“cách cái mạng” con người theo định nghĩa của HCM- Pnn).


Nhưng 45 năm sau 1975, Ẩn đã phải não nề than vãn tại buổi họp của Hội Đồng Lý Luận, Phê Bình Văn Học, Nghệ Thuật trong ngày 10 tháng 11 năm 2019 “... Văn học, nghệ thuật độc hại của nó (của Miền Nam trước 30/4/1975-Pnn) xuyên tạc đường lối “cách mạng đúng đắn” của Đảng ở miền Nam và hiện nay (là) không thể tẩy xóa!” Đồng quan điểm với Ẩn, cán bộ văn hóa Mai Quốc Liên ê chề thú nhận: “... giới trẻ tin vào mạng xã hội với thông tin độc lạ mà không tin vào báo chính thống...” Cuối cùng, cả hai Ẩn và Liên đồng nêu đích danh thủ phạm: “...ca ngợi bolero của chế độ cũ thì chính là ca ngợi luôn đời sống của giai đoạn đó!” A! Hóa ra là đây: Nhạc Vàng/Boléro không thể phá vỡ được! Tại sao? Vì đó là Vàng Ròng–Vàng Thật Không Sợ Lửa - Lửa càng lớn, Vàng càng tinh. Vàng càng quý!


Ban Tuyên Huấn/Bộ Chính Trị Đảng CS nơi Hà Nội dẫu tuyên án tử đối với Nguyễn Mạnh Côn, Võ Phiến, Chu Tử.. nhưng quả thật đã không lường được, không nhìn ra sức đề kháng bền bĩ, mạnh mẽ của Duy Khánh, Nhật Ngân, Trầm Tử Thiêng, Nhật Trường, Lam Phương, Anh Bằng, Minh Kỳ, Trúc Phương.. Bộ Chính Trị, Ban Bí Thư, nhà nước CS dẫu được chính Trường Chinh, Trần Huy Liệu, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng.. chỉ đạo, ban hành bao nhiêu nghị quyết, soạn hàng loạt đề cương, thực hiện sắc lệnh, tặng thưởng bằng khen “nghệ sĩ nhân dân; nghệ sĩ ưu tú..”... cũng không thể nào giúp chế độ Hà Nội “sản xuất” những được ca khúc kỳ diệu về tình yêu như của Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Trịnh Công Sơn... trong 21 năm ngắn ngủi của Nhạc Vàng Miền Nam. Không bao giờ.


Người viết xin tạ lỗi (muộn màng) cùng các Nghệ Sĩ Âm Nhạc Miền Nam, những người đã chết nhưng không hề vắng mặt - Âm thanh muôn thuở của họ đã cùng văn tự không thể bị hủy hoại từ những người cầm bút (Miền Nam) xây dựng nên bức trường thành văn hóa vĩnh cữu mà nay 45 năm hay nhiều hơn nữa kẻ xâm lược Miền Bắc cùng tập đoàn trợ thủ gọi là “giải phóng” phải quy hàng bởi không thể nào trả lời được câu hỏi của Nhật Ngân... Anh giải phóng tôi? Hay tôi giải phóng anh?
 
Vì tổng số lượng tác phẩm của các Nhạc Sĩ sẽ kể ra quá lớn, nên người viết chỉ có thể chọn lựa một, hoặc vài ca khúc tiêu biểu để làm nền cho lần vẽ/viết chân dung qua ca từ, nhạc phẩm kỳ diệu của họ.
 #1- Phạm Duy,
“Ngày Trở Về” nơi Miền Nam
 
1955, Ngày trở về..
Quân Đội Quốc Gia lệnh cho mãn lính
Anh bước đi gập gềnh, chông chênh, khó nhọc,
Nạn gỗ âm thầm, gõ chậm..
Trên đường quê ứa nước mắt thương thân
Ngày trở về...
Người Lính buồn, vui chen lẫn
Qua con đê, bờ mẫu, bến đò...
Sau hàng bần, bà già hằng ngóng đợi thằng nhỏ mỗi chiều hôm
Mừng tủi rung rung đầu ngón tay khô nỏ
Má... Má ơi...
Mái tóc trắng xóa góc vườn
... Má đừng khóc!
Ngày sẽ tới, sớm mai bình yên về trên ruộng
Con ra đồng với con trâu xanh
Theo sau cô vợ nhỏ hiền lành
Mắt già long lanh mừng vui lệ mỏng
 
1965,
Vỡ trận Đồng Xoài
Băng-ca hóa quá dài...
Hai chân bị mìn cắt cụt!
Trực thăng tải thương bốc lửa
Thân xác cháy thêm lần nữa
Cốt xương không gói đủ tấm poncho
Bao giờ anh trở lại?
Mùa xuân..
Mùa xuân nào dạo phố?!
Anh ơi!
Câu hỏi thì thầm tiếng nấc..
Góa phụ tuổi đời vừa mới qua hai mươi!
 
30/4/1975
Ngày trở về..
Sàigòn ầm vang xích sắt xe tăng kéo pháo căng cờ đỏ
Không còn đôi nạn gỗ
Chiếc xe lăn “bộ đội cụ Hồ” đập đổ, tịch thu
Chứng tích tội ác, nợ máu nhân dân, tay sai Mỹ, Ngụy!
Ở Cần Thơ, nơi vùng đồng bằng Sông Cửu Long
Vợ con kinh hoàng đuổi khỏi khu gia binh
Gia đình “lính Thiệu”được khoan hồng không bị giết!
...
Sống không nỗi, đành tìm ra cửa biển
Chết cam chịu, tránh đòn thù trì siết
Còn gì không..
Chiếc tắc-ráng mong manh
Trúng đạn công an biên phòng tàn sát bọn vượt biên!
 
Ngày trở về..
Về đâu hở?
Về đâu!
 
#2- Nhật Trường, Trần Thiện Thanh
Anh không chết đâu em!
Anh không chết đâu em!
Đấy là nói để đánh lừa cơn đau
Dấu tiếng than, che âm khóc!
Bởi anh thật chết rồi!
Chết tan xác.
Chết banh thây..
Chết cháy trực thăng
Chết trúng pháo kích
Chết độn thổ
Chết công đồn..
Lính miền Bắc xẻ dọc Trường Sơn..
Vào Nam giết sạch loài Mỹ-Ngụy
(Lính Mỹ về nước lâu rồi,
Không đâu có!)
Chỉ còn đứa bé cắn giải khăn tang đẫm nước mắt
Khóc cha chết trận Hạ Lào xứ xa xác không tìm thấy
Khóc mẹ già nghe tin con vừa nằm xuống chiều qua,
Sau mấy giờ phép cấp kỳ
Trở về đơn vị
Bị đặc công phục kích!
Dưới chân cầu Bình Lợi
Ngã vào Cư Xá Thanh Đa.
Con chết thật rồi
Dẫu rất muốn sống má ơi!
 
#3- Khúc đồng dao Nam Bộ không còn!
Tía em vừng đông đi cày bừa
Má em trưa rộ nắng phơi lúa (*)
Sóng Sông Tiền lung linh xua bóng Cửu Trùng Đài
Ông Đạo tịch nhiên ngồi im thăm thẳm
Ôi Miền Nam trời, người, sông nước..
Một thưởu hiền hòa thanh thản bao la!
...
Tất cả hóa tan hoang.
Một tay đảng cộng sản!
 
..Xa xôi nơi Hoa Bắc sông Lan Thương
“Đồng chí Trung Quốc” dựng đập nước
Hạ nguồn Cửu Long Giang ngập mặn
Lúa Tân An Chợ Đào cháy đỏ đất khô
Hỏa hồng Nhật Tảo thêm một lần bốc lửa
Kiên Giang không còn bóng kẻ thù
Bí thư xã phát động chỉ tiêu đi lao động
Chín Cửa Rồng rút móng đóng trăn!
...
Tía em chết đạp mìn nghĩa vụ đất Miên
Sau ngày Miền Nam “hoàn toàn giải phóng”
Má em sáng sớm vô vàm làm than đốt rẩy
Chị ở đợ tàn canh mút mùa bên xứ Đài Loan..
Đứa nhỏ lớn lên rầu rầu câu hát
Ầu ơ ví dầu.. Giặc ngoài Bắc dzô đây..
 
(*) Đồng dao của con trẻ Miền Nam thập niên 1950, 1960
 
 
#4- Lam Phương,
Giấc mơ của người Nhạc Sĩ Miền Nam.
Không là người Miền Bắc di cư
Sao biết đêm trăng vượt qua vùng vĩ tuyến?
Hóa ra chỉ từ mối thương yêu,
Tấm lòng chơn chất nghệ sĩ
Anh thấy ra cội nguồn cơn đau lần chia rẽ Bắc-Nam
Ước mơ xây một nhịp cầu
Quân Nam về Thăng Long
Đem thanh bình sưởi ấm..(*)
Ôi chỉ là cơn mơ
Cơn mơ đau thắt..
Từ sụp vỡ 75!
Không trở về dất Bắc mà chết thật Miền Nam..
..
Người không chỉ sống nhờ bát cơm
Sống bởi giấc mơ...
... Một đêm anh mơ mình ríu rít đưa nhau về
Thăm quê xưa với vườn cau thề
Bàn tay anh đan dìu em bước trên cỏ khô
Đi trong hoang vắng chiều Tây Đô... (**)
 
Thảng thốt kêu lên tiếng thét lặng thinh
Bến Ninh Kiều đâu rồi sao không thấy?
Chập chùng trùng vây màu đen đời nặng trĩu
Hỏi mây gió,
Hỏi cỏ cây,
Chỉ nghe cây khóc, gió thảm thiết van..
Quanh quất trẻ thơ lang thang từng giờ đói lã
Vợ ngóng tin chồng chờ ngày
“học tập vô định kỳ” không hề trở lại!!
Giải phóng?
Giải phóng thế này phải chăng?!
...
Hỡi trời!
Đời người chẳn lẻ chỉ là những giấc mơ?
Giấc mơ thanh bình từ ngày chia cắt đất nước!
Giấc mơ điêu tàn lần giải phóng Miền Nam!
Ngày xưa anh quen từng viên đá nơi sân trường đằm thắm
Nay lạ lẫm với tên đường cách mạng nhân dân!(**)
Lam Phương ơi...
Anh cùng đành ra khỏi giấc mơ!
(**) Chuyến Đò Vĩ Tuyến; Chiều Tây Đô

PHAN NHẬT NAM
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.157 giây.