logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/07/2020 lúc 10:27:42(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,689

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trước đại dịch, nhiều người trẻ trưởng thành ở Mỹ đang sống rất vui vẻ, hạnh phúc: đi làm, đi học, và tạo dựng một cuộc sống cho riêng họ. Nay thì mọi việc bị đảo lộn: trường học đóng cửa, nhiều hãng xưởng, văn phòng phải tạm ngưng hoạt động– và những người trẻ
Trước đại dịch, nhiều người trẻ trưởng thành ở Mỹ đang sống rất vui vẻ, hạnh phúc: đi làm, đi học, và tạo dựng một cuộc sống cho riêng họ. Nay thì mọi việc bị đảo lộn: trường học đóng cửa, nhiều hãng xưởng, văn phòng phải tạm ngưng hoạt động– và những người trẻ này nay bỗng dưng bơ vơ như những đứa con bị đem bỏ chợ.
Con số người trẻ trưởng thành ở Mỹ quay trở về nhà hiện nay được biết là khá nhiều. Một bản phân tích mới đây lấy từ các dữ liệu của chính phủ cho thấy có khoảng 2.9 triệu người trẻ Mỹ đã dọn về sống với cha mẹ hoặc ông bà trong tháng Ba, tháng Tư và tháng Năm vừa qua, nếu tính luôn cả những sinh viên đại học; và hầu hết là những người ở độ tuổi 25 hoặc trẻ hơn. Hiện tượng đột ngột trở về nhà cha mẹ của họ, đối với một số, là do kết quả các lớp học mùa xuân tại các đại học trên nước Mỹ phải tạm đình chỉ và chuyển qua học trực tuyến, và đối với một số khác, là do kết quả của kinh tế trì trệ. Một cuộc khảo sát từ Trung tâm Nghiên cứu Pew vào tháng Ba cho thấy những người Mỹ càng trẻ tuổi thì lại càng có nhiều khả năng công việc làm hoặc thu nhập của họ bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Mất việc thì tất nhiên là không có tiền để thuê nhà và trang trải cho các chi phí khác; cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Thế nên chỉ còn lại một lựa chọn là tạm dọn về sống với cha mẹ.

Trong xã hội Mỹ, một người trưởng thành còn sống chung với cha mẹ thường bị xem như là dấu hiệu của sự lười biếng và vô trách nhiệm. Tâm lý chung, những người trẻ ở Mỹ khi vừa đủ tuổi trưởng thành thì luôn tìm cách để tự lập. Nhưng con số đông người trẻ gần đây dọn về sống với cha mẹ do từ hậu quả của dịch bệnh đưa tới thảm hoạ kinh tế, và do đó việc họ dọn về nhà lần này tự thân không phải là điều đáng trách. Nếu xem đại dịch như một cơn bão bất ngờ gây làm chao đảo cuộc sống của nhiều người trẻ thì cha mẹ chính là chiếc phao cho họ bám víu để vượt qua sóng gió.
Với hàng triệu người trẻ đang sống ở nhà với cha mẹ, thoạt nhìn thì thấy dường như đây là một phó sản của một cảnh huống bất thường, nhưng trên thực tế, hiện tượng này đang ngày càng trở thành một sự việc bình thường. Năm 2014, số người Mỹ tuổi từ 18 đến 34 sống ở nhà cha mẹ nhiều hơn là số người sống với bạn tình của họ. Theo bảng phân tích của Pew, đến năm 2018, có khoảng 25 triệu người trẻ trong độ tuổi ấy sống với cha mẹ.
Thời kỳ kinh tế suy trầm bắt đầu từ năm 2008 đóng góp một phần lớn cho sự gia tăng này. Theo số liệu của Cục Kiểm tra Dân số, số người trẻ ở độ tuổi 25 tới 34 sống với cha mẹ tăng thêm gần 1 triệu trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2010 và khó khăn kinh tế được cho là lý do chính. Có người đã gọi họ là “thế hệ quay về” (boomerang generation).
Nhưng nếu nhìn bao quát hơn trong mấy thập niên trở về trước thì từ giữa thập niên 1980 đến cuối thập niên 2000, cũng theo số liệu của Cục Kiểm tra Dân số, tỷ lệ những người ở độ tuổi từ 25 đến 34 sống với cha mẹ dao động trong khoảng từ 10 tới 12 phần trăm. Con số này bắt đầu tăng cao hơn khi thời kỳ kinh tế suy trầm bắt đầu, nhưng nó vẫn tiếp tục gia tăng sau khi thời kỳ suy trầm chấm dứt. Năm 2010 đạt mức 13 phần trăm, năm 2015 là 15 phần trăm, và năm 2018 là gần 17 phần trăm. Vào cuối thập niên 2010, con số người Mỹ trong nhóm tuổi từ 25 đến 34 sống với cha mẹ họ nhiều hơn thêm khoảng 2 triệu so với những năm đầu của thập niên.
Vào những lúc bình thường, khi người ta muốn dọn về sống với cha mẹ thì thường người ta phải suy tính trước trong một thời gian: gọi điện thoại thăm dò, hỏi han, xin phép. Nhưng mùa xuân vừa qua, quyết định về sống với cha mẹ đã không phải mất lâu. Đại dịch ập tới như một tai hoạ giáng xuống bất ngờ làm nhiều người choáng váng. Người thì mất việc, người thì trường đóng cửa và họ không có một lựa chọn tức thì nào khác nên đành phải với tới cái phao an toàn cuối cùng nhưng lúc nào cũng sẵn sàng đón nhận, bảo bọc, che chở.
Hãy tạm xếp cuộc khủng hoảng đại dịch sang một bên, ta thấy hiện tượng số người trẻ sống ở nhà với cha mẹ gia tăng trong khoảng thời gian hơn một thập niên qua có sự trùng hợp với một số những thay đổi quan trọng trong cuộc sống gia đình ở Mỹ. Dường như xã hội Mỹ đang dần nghiêng về xu hướng với cuộc sống gia đình gần gũi, khắng khít hơn. Kết quả một cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy người trẻ ngày nay giữ liên lạc với cha mẹ họ thường xuyên hơn, và nhận lời khuyên nhủ, hướng dẫn từ cha mẹ về những vấn đề tình cảm và tiền bạc nhiều hơn so với thế hệ người trẻ của những thập niên trước.
Đại dịch Covid-19 quả thật là đã làm gián đoạn nhiều dự tính tương lai của những người trẻ. Trước đại dịch, cô Chrissy Walker lúc đó đang sống chung phòng với một người bạn tại New York và chuẩn bị tốt nghiệp đại học với nhiều hoài bão cho một tương lai đầy thú vị: tìm một việc làm tốt, dọn tới một căn chúng cư đầy đủ tiện nghi hơn, ráng dành dụm để đi du lịch đây đó trên thế giới, v.v… Đùng một cái, đại dịch xảy ra xoá sạch những dự tính đó và nay cô Walker đang sống ở nhà với cha mẹ tại khu ngoại ô của thành phố Austin, Texas. Cô cho biết là cô có cảm tưởng như ai đó vừa cố tình trêu ngươi cô thì phải, những mơ ước chưa kịp bắt đầu thì tất cả mọi thứ bỗng dưng tan tành hết.
Khi những người trẻ dọn về nhà thì điều này cũng ít nhiều làm xáo trộn cuộc sống của các bậc cha mẹ. Nói chung, cuộc sống của những cha mẹ này đang ở vào giai đoạn thảnh thơi không còn vướng bận con cái. Họ được tự do muốn làm gì thì làm, muốn đi đâu thì đi, muốn ăn gì thì ăn chứ không phải cân nhắc, so đo xem có phù hợp với con cái hay không.

Nhưng cũng có một số người trẻ sau khi dọn về nhà thì lại làm hồi sinh một vài sinh hoạt cũ trong gia đình. Như anh Fletcher Love, sống tại thành phố Tulsa, Oklahoma, kể rằng mỗi ngày anh đều coi tin tức chung với mẹ anh, và chính là thói quen mà cả hai mẹ con thường làm chung khi Fletcher còn học ở bậc trung học. Những thói quen nho nhỏ đó mang lại cho gia đình một bầu không khí thật dễ chịu.
Thật vậy, sống chung ở nhà có vẻ như không làm tổn hại đến mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái. Một cuộc khảo sát năm 2011 của Pew với những người trẻ ở độ tuổi từ 25 đến 34 đang sống với cha mẹ cho thấy khoảng một nửa trong số họ nói rằng sống ở nhà không ảnh hưởng gì đến mối quan hệ của họ với cha mẹ; một phần tư thì nói rằng mối quan hệ của họ trở nên tốt đẹp hơn và một phần tư còn lại cho biết mối quan hệ của họ xấu đi.
Nhưng cho dù mối quan hệ gia đình của họ là thế nào, khi những người trẻ phải dọn về nhà với cha mẹ thì họ luôn có cảm giác như bị dán nhãn hiệu là những người ăn nhờ ở đậu, hay nặng hơn là đang ăn bám cha mẹ. Hai mươi lăm tuổi mà vẫn chưa thể sống tự lập được thì coi như là một thất bại. Cái cảm giác thất bại đó khó mà dứt bỏ được là vì nó chính là sản phẩm của lối sống văn hoá Mỹ đã in sâu vào trong tiềm thức của họ. Theo số liệu năm 2015 của Cục Kiểm tra Dân số, khoảng 82 phần trăm người Mỹ trưởng thành nghĩ rằng việc dọn ra khỏi nhà cha mẹ để sống tự lập là một phần rất quan trọng trong bước đầu để tiến tới tuổi trưởng thành.
Nhưng đó là văn hoá của riêng người Mỹ. Với nhiều nơi khác trên thế giới, sống ở nhà với cha mẹ không bị coi như một thất bại hay chưa trưởng thành. Nhiều quốc gia tại Âu châu có tỷ lệ người trẻ trưởng thành sống chung với cha mẹ rất cao. Như nước Ý chẳng hạn, có tới 66.5 phần trăm người ở độ tuổi từ 25 đến 29 sống chung với cha mẹ trong năm 2018. Một phần có thể vì nhà thuê tại những quốc gia này mắc mỏ, nhưng một phần khác là có liên quan đến giá trị văn hoá của họ. Họ thấy lối sống này mang lại nhiều niềm vui và là một phần trong cuộc sống gia đình của họ.
Theo Jeffrey Jensen Arnett, giáo sư tâm lý học tại Đại học Clark University chuyên nghiên cứu về cuộc sống của người trẻ trong gần 30 năm qua, kể từ khi bước sang thế kỷ 21, quan niệm về lối sống chung với cha mẹ của người trẻ ở Mỹ đã có chút thay đổi. Một trong những lý do đưa tới sự thay đổi quan niệm này là do ảnh hưởng từ những lớp di dân đến Mỹ từ mấy thập niên qua. Giáo sư Arnett nhận thấy là những người trẻ trưởng thành thuộc các gia đình di dân đến từ Á châu, Phi châu và châu Mỹ Latinh thường quen sống chung với cha mẹ và không thấy có gì là xấu cả. Đối với các cha mẹ di dân cũng thế. Nếu con cái trong gia đình mới ngoài 20 tuổi mà dọn ra sống riêng là họ tỏ ra lo lắng ngay: Nhà này có gì không tốt mà nó phải dọn ra ngoài? Quan niệm này có lẽ đã ít nhiều làm thay đổi lối suy nghĩ của người Mỹ địa phương.
Trên thực tế, người trẻ ở Mỹ trước đây vẫn sống chung với gia đình, thậm chí kể cả sau khi đã lập gia đình. Những người trẻ chỉ bắt đầu dọn ra ngoài sống riêng khi vừa đủ lớn kể từ đầu thế kỷ 20 khi cuộc cách mạng kỹ nghệ bùng nổ ở thành thị. Nay họ dọn về sống với cha mẹ, cho dù là tình nguyện hay bắt buộc, thì cũng có thể xem đây là một sự quay về với truyền thống xưa.
Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.064 giây.