logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 17/07/2020 lúc 11:13:11(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Biểu đồ giải thích về Ngũ Uẩn.

Có một người em họ, thấy tôi thuộc được Chú Đại Bi, Kinh Bát Nhã Ba La Mật Tâm Kinh, tưởng là tôi nghiên cứu kinh sách dữ lắm, nên đề nghị tôi giải thích cho nghe một cách dễ hiểu về ngũ uẩn. Anh ta nói cũng có tìm hiểu, biết được ít nhiều. Hiểu về sắc và thọ thì tạm “O.K”, nhưng qua đến tưởng, hành, thức thì… lùng bùng!

Tôi trả lời với anh ta rằng: “ Tha cho tui đi cha nội!”.


Đụng đến ngũ uẩn là đụng đến Duy Thức Học, Vi Diệu Pháp, những phần thâm sâu, trừu tượng vào bâc nhất của Phật Giáo. Hai truyền thống Phật Giáo Đại Thừa và Nguyên Thủy cũng giải thích không hoàn toàn giống nhau về ngũ uẩn. Nó phức tạp giống như thế giới phân tâm học của Freud trong khoa học Tây Phương.  Với kiến thức sơ cơ của một Phật tử tại gia, tôi cũng “lùng bùng” không kém anh ta. Nhìn những chuỗi dài định nghĩa về các loại tâm hành, thức, những sơ đồ chi chít nhiều mũi tên về ngũ uẩn hiểu theo Vi Diệu Pháp, những người “yếu bóng vía” chỉ muốn… bỏ chạy!  Nhưng mà với tinh thần “thằng chột thấy khá hơn thằng mù”, tôi cũng chia sẻ với người em họ đôi điều suy nghĩ về ngũ uẩn của một người có ít nhiều thiền tập, từ đó đủ để áp dụng vào việc thực hành Phật Pháp.


Tôi nhớ hồi xưa còn đi học dưới mái trường đại học xã hội chủ nghĩa, tôi được học môn Triết Học Mác Lê Nin. Ông thầy tôi dạy về hai phạm trù Vật Chất & Ý Thức. Ông ta nói như đinh đóng cột: vật chất quyết định ý thức. Khi con người chết đi, là tất cả thế giới ý thức trong con người đó cũng chấm dứt, không có cái gọi là linh hồn. Mọi tôn giáo- trong đó có Phật Giáo- với chủ trương “duy tâm” chỉ là thuốc phiện của nhân loại.


Không cần tranh luận nhiều, cái chủ nghĩa duy vật đó đã không thể giải thích được rất nhiều hiện tượng tâm linh của con người. Bởi thế cho nên, sau mấy chục năm xây dựng xã hội chủ nghĩa, đất nước Việt Nam ngày nay xây nhiều chùa chiền to lớn hơn cả trước 1975, chủ yếu là giải tỏa nhu cầu tín ngưỡng và du lịch của người dân và của cả quan lớn. Ông thầy triết học của tôi và nhiều người cộng sản khác bây giờ có lẽ còn “duy tâm” hơn cả tôi nữa. Chắc họ cũng bắt đầu tin rằng con người có hai phần: linh hồn và thể xác. Cho nên họ tin vào cõi âm, họ cúng vong, tin dị đoan còn hơn ai hết.


Trở lại với Phật Giáo và ngũ uẩn. Cũng là một tôn giáo “duy tâm”, nhưng Phật Giáo có lẽ là đạo giáo duy nhất chia các yếu tố cấu thành con người ra làm năm nhóm, trong đó chỉ có một nhóm thuộc về vật chất (sắc), còn lại bốn phần thuộc về tâm (thọ, tưởng, hành, thức). Điều này càng minh chứng cho thấy Phật Giáo đặt nền tảng trên cái Tâm. Vạn pháp duy tâm tạo – một pháp đều do tâm mà ra- là vậy.


Tôi nhớ khi giải thích về ngũ uẩn, có lần Thầy Nhất Hạnh cũng giảng ngũ uẩn như một quá trình tạo ra những chủng tử trong nghiệp thức của một con người. Con người có năm giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, da (sắc). Nhờ những giác quan này, ta có thể cảm nhận được một đối tượng nào đó (cảm thọ), thí dụ nhìn thấy một cô gái, nghe cô ta nói, ngửi thấy mùi hương tóc của cô ta. Sau đó, tâm ta bắt đầu nhận biết đối tượng, chủ yếu dựa trên những kinh nghiệm của mình (tưởng): đây là gương mặt đẹp, dáng hình dịu dàng, giọng nói êm tai, mùi hương quyến rũ… Từ sự nhận biết này, tâm ta bắt đầu nảy sinh những ý chí, ý muốn có liên quan đến đối tượng (hành): ta đem lòng yêu mến, muốn là người tình của cô gái, muốn được vuốt tóc cô ta… Nếu đối tượng nhận biết đem đến những cảm giác tiêu cực, thí dụ như nhìn một người mà ta không ưa thích, hay cho là kẻ thù… ta có thể khởi lên ý nghĩ “mình sẽ chửi cho nó một trận” hay “giá mà mình đấm cho nó được một cái”…Sau đó, những ý nghĩ này không mất đi, mà sẽ được chứa đựng trong tiềm thức của ta (thức), và sẽ lại khởi lên trong tương lai nếu có điều kiện thuận tiện. Cách giải thích đơn giản, dễ hiểu này đã giúp tôi rất nhiều trong thời gian bắt đầu tìm hiểu về những khái niệm phức tạp về ngũ uẩn.


Như đã nói, hiểu tường tận về ngũ uẩn, về Duy Thức Học có khi mất cả đời chưa đủ. Nói một cách vắn tắt đủ để thực hành ứng dụng, sắc là phần vật lý của thân. Thọ là phần cảm giác và cảm xúc. Cảm giác có thể chia làm ba loại: cảm giác khổ (khổ thọ), cảm giác vui sướng (lạc thọ), và cảm giác không vui không khổ (xả thọ). Tưởng là tri giác, khả năng nhận biết phân biệt đối tượng. Tri giác có được là nhờ sự có mặt của kinh nghiệm. Thí dụ khi ta nhìn một người, ta biết ngay tên, tính tình của người này vì trước đây ta đã từng gặp. Hành là ý chí, ý muốn hành động, có thể có khuynh hướng thiện hay bất thiện. Hành đóng vai trò quan trọng vì dẫn dắt đến việc tạo nghiệp, tạo quả báo, luân hồi. Sau cùng, thức là khả năng rõ biết về các đối tượng. Trong thức có một yếu tố rất quan trọng đó là A Lại Gia Thức, giống như khái niệm “tiềm thức”, “tàng thức” trong tâm lý học. Đó là nơi chứa đựng những chủng tử, những kinh nghiệm đã từng diễn ra trong tâm. Nhờ A Lại Da Thức mà các hoạt động tâm lý có điều kiện trở lại  khi hội đủ các yếu tố.


Nghiên cứu, tìm hiểu ngũ uẩn để làm gì? Có nên sử dụng nó để “lòe” bạn bè về một khái niệm siêu hình của Phật Giáo, giống như dùng chữ nghĩa trong phân tâm học của Freud để “hù” thiên hạ? Chắc là không rồi! Hiểu biết căn bản về ngũ uẩn giúp cho người Phật tử tại gia vững tin hơn trong khi thực hành Phật Pháp. Thứ nhất, khi hiểu về ngũ uẩn, người Phật tử hiểu được những hoạt động của tâm ý mang tính chất tạo nghiệp, đưa đến quả báo của nghiệp, tạo động lực cho quá trình tái sinh, một lý thuyết quan trọng của Phật Giáo. Thầy Phước Tịnh có lần giảng rằng Sự Nhận Biết đơn thuần không tạo nghiệp. Trong cái tích tắc đầu tiên khi ta nhìn một con người, nghe người đó nói…  khái niệm thiện, ác chưa xuất hiện. Chỉ khi những tiếng nói thầm thì, những dòng suy nghĩ liên miên trong đầu bắt đầu hoạt động, mọi chuyện mới bắt đầu. Ta bắt đầu lục lọi trong ký ức ra đủ thứ mọi chi tiết về con người này để phán xét. Người này trong quá khứ đã từng cãi nhau với ta, đã từng làm cho ta bực bội, nay chỉ cần “nhìn cái mặt là thấy ghét rồi!”.  Những kinh nghiệm trong quá khứ có thể không còn đúng trong hiện tại; nhưng những định kiến có thể che mờ thực tại. Càng nhìn người này càng ghét, càng nghe càng bực. Nỗi bực dọc về người đó cứ tiếp tục chất chứa trong lòng, đến một lúc bùng nổ lên thành một câu nói xúc phạm, hoặc nặng hơn là một hành động tấn công. Từ ý nghĩ chuyển thành lời nói hay hành động có khi chỉ trong một tích tắc. Có khi đó là giây phút làm hối hận cả một đời người, vì đã có những hành vi làm hại chính mình, làm tổn thương người khác một cách không cần thiết. Nghiệp được tạo ra khi chúng ta bắt đầu có ý muốn hành động. Ngay cả khi ý nghĩ chưa dẫn đến hành động thực sự, nó vẫn nằm tiềm ẩn trong tiềm thức. Chất chứa trong đầu ý định hành động với một đối tượng nào đó càng nhiều, cơ hội hành động này diễn ra trong tương lai càng nhiều nếu hội đủ điều kiện thuận lợi.


Như vậy làm cách nào để tạo nghiệp lành? Câu trả lời hết sức đơn giản: hãy thường xuyên gieo những hạt mầm lành thiện trong tâm trí của mình. Câu “ở hiền gặp lành” không phải là lời khuyên chỉ dành cho những người tu hành đơn giản, mà nó xuất phát từ Duy Thức Học. Khi ngày nào ta cũng tập suy nghĩ lành thiện, nói lời lành thiện, có hành động lành thiện, thì trong tàng thức của ta chỉ chứa những chủng tử lành thiện. Làm được như vậy, khi ta chết đi, thần thức rời bỏ hình hài này với nghiệp thức chỉ toàn là ý nghiệp lành, việc tái sinh vào cảnh giới an lạc là điều hợp lý. Những ý nghiệp ác trong quá khứ vẫn nằm trong tiềm thức, nhưng chúng dần dần trở thành thiểu số. Và vì không được nuôi dưỡng, chúng ít có khả năng để trỗi dậy trong hoạt động của tâm ý hơn.


Ý dẫn đầu các Pháp, ý lành thì dễ dẫn đến lời nói và hành động lành thiện. Ta tạo ra nghiệp lành bằng cách thay đổi dần những tâm hành theo chiều hướng thiện. Lấy một thí dụ đơn giản: hồi nhỏ tôi bị tiêm nhiễm trong đầu là các loại côn trùng đều có hại, nên gặp chúng là giết một cách vô ý thức. Sau khi hiểu đạo Phật, tôi thấy chúng cũng là chúng sanh, cũng tham sống sợ chết như mình. Từ đó, tôi giới hạn việc giết nhện, kiến, ruồi… nếu không thật sự cần thiết. Làm như vậy cũng phần nào gieo thêm nghiệp lành, tránh bớt nghiệp ác.


Một điều nữa liên quan đến việc tu tập, đó là khi hiểu được năm yếu tố cấu thành con người là vô thường, sinh diệt liên tục, không có cái bản ngã riêng, ta không còn bám víu vào nó để chuốc lấy khổ đau trong cuộc sống thường nhật nữa. Con người thường dễ luyến ái với cái hình hài (sắc) của mình. Nên tìm đọc cuốn sách “Nghĩ Từ Trái Tim” của bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc, để thấy cái thân này theo cái nhìn từ y khoa vô thường, vô ngã đến mức độ nào. Rồi đến những cảm thọ vui buồn, những dòng suy nghĩ liên tục, những ý tưởng xuất hiện trong tâm ý của ta cũng thế. Chúng tồn tại nương nhờ vào những điều kiện, đến và đi, sinh và diệt liên tục, không có gì là thường hằng, không có cái gì là “cái tôi” trong đó. Hiểu như vậy thì càng sáng tỏ Tam Pháp Ấn: Khổ, Vô Thường, Vô Ngã của Phật Pháp. Hiểu như vậy thì sẽ biết buông xả. Và trong cuộc sống, có được sự an lạc không còn gì là khó khăn đối với người có tu học.


Để thay lời kết, tôi nói với người em họ rằng, kể từ khi hiểu ít nhiều về ngũ uẩn như thế, mỗi khi đọc Bát Nhã Tâm Kinh: “Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách…” (Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba La Mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn), tôi thấy đó không chỉ là một câu kinh, mà là một lời nhắc nhở thực tập mỗi ngày. Chỉ có qua thực hành, ta mới có thể dần dần hiểu rõ những khái niệm căn bản nhưng trừu tượng, khó hiểu như “ngũ uẩn”. Và khi hiểu rõ hơn về “ngũ uẩn”, ta lại càng vững chãi hơn trên con đường thực hành Phật Pháp của mình. Con đường tu học sẽ ngày càng rộng mở.
 
Tâm Nhuận Phúc/Việt Báo

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.103 giây.