logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/07/2020 lúc 10:07:16(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Đa số trong chúng ta thuộc thế hệ baby-boomer tuổi đều tròm trèm trên dưới 70, và chắc chắc đa số là đã lên chức ông bà ngoại hay ông bà nội từ lâu rồi.
Nay thì đến tuổi nghỉ hưu, lãnh tiền già sống tà tà, rảnh rỗi đi ra đi vào, vui hưởng tuổi già và chờ ngày...ra đi về lại với cát bụi. 
                        
Sống tại xứ người thì khác với sống bên kia xứ mình.
Trong cuộc sống thì hầu như mạnh ai nấy lo, đầu tắt mặt tối phải lo đi cày để trả nợ con, nợ nhà, nợ xe, và còn đủ thứ nợ nầy nọ nữa…
Già hay trẻ gì cũng đều có nỗi lo riêng hết!  
Một trong nhiều nỗi khổ tâm của giới trẻ tại Bắc Mỹ là vấn đề tìm mướn người giữ con để có thể đi làm hay mỗi khi cả hai vợ chồng cùng bị kẹt hoặc bận việc gì đó nên không thể trông coi con nhỏ được.
Chuyện coi thường như vậy đó mà không phải dễ đâu!  
Vấn đề là phải tìm được chỗ nào tín nhiệm đáng tin cậy và ngoài ra còn phải dò xem coi người babysit có sạch sẽ kỹ lưỡng hay không, vân vân và vân vân.
Một số bạn may mắn có cha mẹ ở đâu đó không xa mấy, nên thỉnh thoảng nếu lỡ kẹt thì cũng có thể nhờ ông bà nội hay ông bà ngoại giữ hộ cháu bé là thượng sách nhất.  
Babysit là một job chùa hay job…thiện nguyện cũng được, nhưng lại là một niềm vui của những cặp vợ chồng già Việt Nam tại xứ người.  
Có thể nói là mỗi khi con cái nhờ cha mẹ một việc gì, thì chắc chắn là cha mẹ mau mắn ok liền chớ ít khi nào nỡ từ chối lắm.
Còn ngược lại thì hổng chắc lắm đâu nghen...Người ta bảo nước mắt chảy xuôi mà lỵ, đúng không?  
Mỗi người và mỗi nhà đều có mỗi cách giáo dục hay dạy bảo con cháu khác nhau...
Có gia đình cũng còn chút khắt khe khuôn mẫu như lúc họ còn ở bên nhà, nhưng nói chung phần đông ông bà Việt Nam tại hải ngoại cũng đã cởi mở rất nhiều lắm rồi. Đó cũng chính là những người thức thời, biết thích ứng vào hoàn cảnh nơi mình đang sinh sống.  
Vợ chồng tác giả cũng không thoát ra khỏi quy luật tre tàn măng mọc như bao nhiêu gia đình khác.  
Vợ chồng tác giả đã được lên chức làm ông bà ngoại và nội từ 5-6 năm nay rồi...Và thỉnh thoảng con cái cũng nhờ babysit cháu.
Đang sống trong tâm trạng hội chứng trống ổ buồn chán, nay đàn chim lại bay trở về ổ thì còn gì sung sướng bằng.
Là cha mẹ, thiết nghĩ chúng ta cũng còn bổn phận về mặt tinh thần là cần phải giúp đỡ con cháu mình…vô điều kiện.
Vì cha mẹ một ngày cũng vẫn là cha mẹ mãi mãi!                                                                                  
Ngoài ra, việc giữ cháu cũng đem đến được cho mình những niềm vui nho nhỏ cũng như giúp cho cuộc sống bớt đi sự buồn tẻ và cuộc đời mình hình như có ý nghĩa hơn lên!                                                       
Việc săn sóc tỉ mỉ cho cháu khi cháu còn nhỏ thí dụ như cho bú, cho ăn, thay tã, lau chùi tắm rửa, vân vân và vân vân là phần của bà... Đó, có lẽ cũng là do cái bản năng hay cái thiên chức làm mẹ nuôi con tự nhiên của người phụ nữ đã có tự bao đời.  
Ông thì chỉ chạy vòng ngoài và…chờ thê lệnh mà thôi. Khi được giao cho bồng ẵm hoặc chơi đùa với cháu là ông khoái lắm rồi. Người ta nói già trẻ bằng nhau mà, chắc cũng đúng thôi, vì gần bên cháu, ông cũng có cảm tưởng mình trẻ lại được vài chục tuổi như chơi, ông bò chơi với cháu cả buổi cũng chưa thấy chán.
Tập cho trẻ nói bập bẹ cái nầy cái kia, mới thấy thật là dễ thương làm sao. Tuần nào không thấy mặt cháu, thì thấy nhớ kinh khủng.
So với các bạn khác, tác giả chắc cũng chưa có kinh nghiệm nhiều vì chỉ mới làm ông bà lần đầu tiên mà thôi.
Ở bên nầy thì chuyện săn sóc trẻ nhỏ thí dụ như cho ăn cho bú cũng có khi hơi khác hơn những gì tác giả đã biết và thường quen làm ngày xưa ở bên nhà. Bởi thế cho nên nếu muốn làm gì hơi khác thường, thì nên hỏi ý con mình tức là cha mẹ của cháu bé trước rồi hãy làm, chớ đừng ỷ mình là tía má của chúng mà làm đại có khi bị chúng cự nự. Đừng quên là mình đang sống ở hải ngoại chớ không phải bên nhà.  
Nghề gì cũng vậy, cần phải học hỏi hết kể cả…nghề làm ông bà!  
Ở hải ngoại có rất nhiều sách viết về phương pháp giữ trẻ cùng với nghệ thuật để trở thành ông bà tốt (grandparenting).
Dĩ nhiên sách báo viết theo bối cảnh Âu Mỹ và dựa vào văn hóa cũng như phong tục tập quán cùng với cách hành sự theo xã hội Tây Phương, có thể nói là khác với những giá trị đạo đức của người mình.  
Khó có thể nói bên nào đúng bên nào sai.
Chúng ta cần điều chỉnh lại cách suy nghĩ để thích nghi với hoàn cảnh mới.
Cần tránh trường hợp xung khắc với con cháu do những sự cách biệt về thế hệ cùng văn hóa (generation gap, culture gap) tạo nên...  
Đừng quên là con cái chúng ta đã lớn lên và được giáo dục tại xứ người với những giá trị khác hơn các giá trị của cha mẹ chúng đã hấp thụ được ở bên nhà. Cái quan trọng là phải khéo dung hoà hai nền văn hóa lại với nhau.  
Là người Việt Nam, chúng ta cố gắng giữ lại phần nào cái nếp văn hóa của mình, ít nhất là trong sinh hoạt gia đình.  
Nhận giữ cháu, ông bà phải có trách nhiệm nhiều lắm.  
Vấn đề coi đơn giản như vậy, nhưng chúng ta cần để ý một số điểm sau đây để cho tình cảm giữa ông bà và con cháu không bị sứt mẻ:         
+ trước hết là phải có sự tôn trọng lẫn nhau giữa ông bà cha mẹ con cháu;
+ tình trạng sức khỏe và tuổi tác cũng rất quan trọng trong việc giữ cháu, nếu ông bà còn trong hạn tuổi 60 thì chắc chắn là còn nhiều sức khỏe và thời gian chăm sóc vui đùa cùng cháu hữu hiệu hơn là ông bà đã ngoài 80 tuổi;        
+ thống nhất ý kiến giữa ông bà cha mẹ trong cách dạy dỗ cháu, mọi sự lủng củng hay không đồng nhất về quan điểm giáo dục nào đó có thể khiến cho đứa trẻ hoang mang bối rối;  
+ tôn trọng các nguyên tắc về an ninh cho cháu thí dụ như thận trọng coi chừng cháu bị té ngã hoặc nuốt đồ vật lạ nguy hiểm, vân vân;        
+ bảo vệ các điểm thiết yếu về giáo dục vì cháu có thể khai thác sự bất đồng quan điểm của người lớn để đòi hỏi nầy nọ và lâu ngày trở nên rất khó dạy;       
+ nên nhớ mình chỉ là ông bà mà thôi, còn cách dạy dỗ là quyền của cha mẹ cháu, ngoại trừ trường hợp cha mẹ cháu lâm trọng bệnh hay ở tù hoặc đã chết thì lúc đó mình mới có thể thay mặt cha mẹ cháu trong việc giáo dục;        
+ nên tránh sự so sánh giữa hai bên nội ngoại về vấn đề hơn nhau về sự giàu nghèo cũng như về ca-đô lớn nhỏ cốt để chinh phục tình cảm của cháu hoặc để được cháu thương mình nhiều hơn bên kia (?)
+ nên nghĩ đến sự an vui và hạnh phúc của cháu hơn là sự ích kỷ của những người lớn;        
+ việc giữ cháu không có nghĩa là mình phải hy sinh trọn cuộc sống riêng tư của mình, mà phải biết từ chối babysit nếu mình cảm thấy bị lợi dụng hay nhờ cậy vào những lúc không cần thiết hoặc mình mệt mỏi không còn hứng thú trong việc giữ cháu nữa; và sau cùng là phải biết can đảm nói rõ cảm nghĩ của mình cũng như nói rõ lòng mình cho concái biết.
 
Kết luận  
Giữ cháu coi như tạo ra cho chúng ta được một niềm vui nho nhỏ, đồng thời cũng là một bổn-phận của chúng ta trong tuổi hoàng-hôn ở hải ngoại.
Vì, có những điều tốt đẹp nhất trên thế gian nầy mà chúng ta không thể nào trông thấy hay sờ mó được mà chúng ta chỉ cảm nhận được qua con tim mà thôi.
Nghĩ thật là chí lý.

Nguyễn Thượng Chánh DVM
_____________ 
Tham khảo:  
-Sharon L. Mader. Bebefits of Grandparenting. Ohio State Univ. August 2007
http://ohioline.osu.edu/...efits_Grandparenting.pdf
-Grandparents role in the family
http://www.a-better-chil.../page/888950  
-Les grands – parents d’aujourd’hui
http://www.educatout.com...-d-aujourd-hui.htm 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.141 giây.