logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/07/2020 lúc 11:18:45(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 23,589

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Hình minh họa.

Cuộc tranh luận và những cuộc hội thảo về trường chuyên cùng hệ thống giáo dục tại Việt Nam nói chung, khởi đầu từ những học sinh "toàn điểm 10" nộp đơn vào trường chuyên Amsterdam, vẫn đang tiếp tục là đề tài bàn thảo trong những tuần qua. Nên hay không giữ trường chuyên là vấn đề đã được bàn luận khá nhiều, ở đây nhân những bảng "điểm 10" để làm tiêu chuẩn tuyển chọn "học sinh giỏi", chúng ta thử xem giữa điểm học và thực học có gì khác biệt.
Thử nhìn vào việc tuyển sinh của hệ thống Ivy League với các đại học Harvard, Yale, Columbia... danh tiếng để xem họ đánh giá điểm học thế nào. Bởi với khoảng 40,000 trung học tại Mỹ hiện nay, thì trên thực tế chỉ một tỉ lệ nhỏ các em tốt nghiệp thủ khoa và á khoa được chấp nhận vào hệ thống này. Trên thực tế là đã có một số phụ huynh gốc Á tại Mỹ từng khiếu nại vì con em họ đỗ thủ khoa và điểm thi SAT gần hay tuyệt đối nhưng không hề được bất cứ đại học Ivy nào thu nhận. Có lý do gì cho điều này?
Để nhìn vấn đề rõ hơn, chúng ta hãy nhìn vào hệ thống điểm học thực sự là như thế nào. Trong hầu hết các nền giáo dục, hệ thống điểm học nhằm giúp học sinh một tinh thần kỷ luật, chú tâm trong việc học, biết đáp ứng các yêu cầu của thầy cô và đạt được tiêu chuẩn giáo dục chung được đề ra. Nó giúp thầy cô theo dõi sự chuyên tâm, thái độ học của các em.
Những em nào chuyên cần, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu này sẽ được điểm cao. Nó không xây dựng để xác định mức độ trí tuệ và sự thông minh của các em. Lại càng không đánh giá hay thiết lập sự nhận thức và tính cách. Vì chỉ cần học trước, học tủ, học thêm, học đêm- học ngày cũng có thể có được điểm cao. Không kể có thể cả những cách kiếm điểm thiếu trung thực khác nhau nếu bị áp lực.
Kết quả là trong khi các học sinh của những bậc học đầu tiên được phát triển trí tuệ qua những sự vui chơi, hoạt động đó đây nhằm khơi mở trí tuệ, óc tò mò để phát triển về nhận thức quanh mình thì các phụ huynh "điểm học" này lại bắt con cái mình học trước, học thêm từ rất sớm và xem kết quả điểm học như một sự "thông minh, tài giỏi" nhờ vào sự học thêm, học trước này.
Họ kỳ vọng con cái phải đạt điểm cao và không ít người chỉ chấp nhận, hài lòng khi con cái đạt điểm ở ngưỡng tối đa. Tâm lý này đè nặng lên con cái, về lâu dài hình thành trong các em một áp lực và nỗi ám ảnh phải luôn đạt điểm cao. Cái tâm lý sợ điểm thấp, sợ sai hay thất bại sẽ buộc các em chọn cách học "an toàn" và làm đúng-đủ để được điểm cao.
Các em không giải bài toán một cách sáng tạo hay mới mẻ mà có thế sai, mà chọn lặp lại cách giải thông thường để được điểm cao. Các em không học hay chú trọng những điều, những môn mình yêu thích, có khả năng mà chỉ lo cho vấn đề điểm cao ở bất cứ môn nào. Nó dần biến các em có xu hướng trở thành một "công chức", sợ sự phiêu lưu mạo hiểm khi trưởng thành.
Nên không lạ khi các học sinh Mỹ vốn bị đánh giá là thua kém các học sinh Á Châu tại các cuộc thi hay trong đánh giá học vấn chung lại là những người thành công, có khả năng nắm giữ trọng trách hay sáng chế, khởi dựng vô số điều làm thay đổi cả thế giới từ rất trẻ. Còn theo một cuộc nghiên cứu của đại học Chicago, trong danh sách hàng trăm thủ khoa - danh hiệu mà các học sinh Á Châu ngày càng giành được nhiều hơn và bất cứ cha mẹ gốc Á Châu nào cũng mơ ước và hãnh diện khi con cái đạt được, thì chưa có bất cứ em nào làm nên kỳ tích gì đặc biệt hoặc đóng góp lớn lao nào, ngoài một công việc chuyên môn mang lại đời sống ổn định cho cá nhân và gia đình.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn cùng tạp chí Time trong vài năm trước, cựu Phó Chủ Tịch nhân sự Laszlo Bock - người từng chịu trách nhiệm chính cho toàn bộ việc tuyển dụng và quản trị nhân viên của một trong những hãng kỹ thuật hàng đầu thế giới hiện nay là Google đã nhấn mạnh chính sách tìm kiếm tài năng cho Google rằng, "Điểm học là vô giá trị trong việc tuyển dụng và điểm thi cũng vô giá trị. Chúng tôi đã thấy được chúng chẳng báo trước được điều gì..."
Với câu chuyện tuyển người của Google bên trên, ắt có người sẽ ngờ rằng việc Google tuyển lựa chuyên viên mà không đặt nặng điểm học hay bằng cấp như lời cấp quản trị dẫn trên chỉ là một chính sách tuyển dụng "khác thường", riêng biệt và hiếm hoi. Và việc học đại học - vốn là con đường truyền thống để bắt đầu và thăng tiến trong nghề nghiệp là không còn cần thiết?
Thưa không. Cho cả hai câu hỏi.
Thứ nhất là không chỉ Google mà cả Apple, IBM cùng hàng chục tập đoàn lớn khác và mới đây là thông báo của chính phủ, cũng có những xu hướng tương tự khi tuyển dụng từ kỹ sư, chuyên viên lập trình cho đến cấp quản trị mà không đòi hỏi bằng cấp.
Thứ nhì là, trong khi xã hội vẫn luôn đề cao giá trị của học vấn và cánh cửa đại học là điều cần khuyến khích giới trẻ nhắm đến và một trong những tiêu chuẩn chung đòi hỏi nơi các ứng viên, cơ hội và sự trọng dụng dành cho các tài năng thật sự sẽ luôn rộng mở, bất kể thế nào.
Bởi quan niệm về bảng điểm, thành tích trong trường lớp cùng bằng cấp đã khác hơn khá nhiều so với những quan niệm truyền thống, khi các hãng ngày nay mong muốn tìm được những nhân viên tài năng, có khả năng giải quyết vấn đề trong thế giới thực.
Họ nhắm đến các em có khả năng lập trình, kinh nghiệm và sự xuất sắc trong lãnh vực điện toán. Họ đánh giá cao về khả năng nhận thức và học hỏi, tiếp nhận cái mới liên tục của ứng viên. Họ thu nhận các em có tinh thần lãnh đạo mới, không phải kiểu từng đứng đầu nhóm thi học sinh giỏi hay chủ tịch hội đánh cờ, đánh banh..., mà chọn những cá tính có thể nhận lãnh trách nhiệm, dẫn dắt người khác khi gặp trở ngại hay thử thách thay vì lùi lại phía sau để cho người khác giải quyết khó khăn.
Họ chọn những ứng viên có óc cầu tiến và sự khiêm cung trí tuệ, bởi không có những yếu tố này, các nhân viên sẽ không biết học hỏi, lắng nghe , không nhìn ra những giải pháp tốt hơn từ người khác và thiếu vắng một tinh thần đồng đội. Các hãng này dư thừa khả năng để đưa ra một phương pháp khoa học và tâm lý để đánh giá ứng viên theo các tiêu chí này qua các cuộc trắc nghiệm và phỏng vấn.
Nên một bằng cấp với thành tích học xuất sắc, thậm chí là thủ khoa hay đỗ đầu dù là một lợi thế, nhưng không phải là điều kiện đủ để được chọn lựa nếu thiếu vắng những điều kể trên. Google có những nhóm chuyên viên mà khoảng 14 % nhân viên không có bằng đại học. Là những hãng kỹ thuật cao và được sáng lập bởi những nhân vật xuất chúng và phi truyền thống, các hãng này không đặt nặng theo những khuôn mẫu trong việc tìm kiếm, mời gọi nhân tài. Họ chú trọng thực học, thực tài hơn là điểm học.
Có những em vừa tốt nghiệp trung học hay chưa xong đại học đã được mời tham gia những dự án thiết kế quan trọng, trong khi không ít những người luôn hãnh tiến về bằng cấp, học vị của mình lại không tìm được công việc tương ứng với tấm bằng. Nó chẳng khác câu chuyện của Tú Xương của cả thế kỷ trước, khi một nhà thơ nhìn nhận về ông rằng, "Ông Nghè ông Thám vô mây khói, đứng lại văn chương một Tú Tài".
Nhắc về xu hướng tuyển người của hệ thống Ivy League hay Google, Apple... để thấy rằng, việc trang bị cho một hành trình tương lai của con cái cần có thêm rất nhiều điều khác hơn là một nỗi ám ảnh về bảng điểm thật cao, thành tích học xuất sắc. Trong khi hướng dẫn các em hình thành tính kỷ luật, sự chuyên cần, đồng thời khuyến khích các em làm tốt nhất theo khả năng mình có thể làm được, tránh đặt lên các em một áp lực về điểm học và không cho các em cơ hội được sai lầm để học hỏi và thể hiện tài năng của mình.
"Let kids be kids", nền giáo dục khai phóng là cho các em một không gian để học và hình thành, phát triển tính cách cùng tài năng để có những sáng tạo, bức phá thay vì đi theo sự sắp đặt và kỳ vọng thiếu thực tế của cha mẹ cùng khuôn mẫu giới hạn của hệ thống giáo dục lạc hâu.

Đinh Yên Thảo (VOA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.086 giây.