logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 31/07/2020 lúc 10:51:49(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Trong một khóa tu với Hòa Thượng Phước Tịnh.(hình tác giả cung cấp)

Tôi sinh ra trong một gia đình Phật Giáo. Bà tôi, mẹ tôi hay đi chùa lễ Phật. Bố tôi là một giáo sư dạy ở Đại Học Vạn Hạnh, có viết một số sách về Thiền nổi tiếng. Khi còn trẻ ông  thiền tập đều đặn, hầu như mỗi tối, ngay cả khoảng thời gian ông đi tù cộng sản. Anh chị em trong nhà tôi đa số đều qui y Tam Bảo. Có lẽ vì ảnh hưởng bố nhiều hơn mẹ, nên bọn tôi có khuynh hướng học, nghiên cứu về thiền nhiều hơn, chứ không hay đi chùa niệm Phật. Bản thân tôi cũng có thực hành thiền từ tuổi mới lớn. Như vậy coi như là tôi đã “tu thiền”?


Tuy nhiên, cũng chính ông bố làm cho tôi suy nghĩ lại về chuyện “tu pháp môn nào?”. Cả đời nghiên cứu về thiền, bỗng dưng vào giai đoạn cuối đời ở độ tuổi 90, bố tôi có vẻ như chuyển pháp môn thực hành. Ông nói nay không còn ngồi thiền, mà chỉ “sống thiền” trong cả một ngày. Ông giải thích thêm “sống thiền” là giữ cho tâm bình lặng, tránh bị bất an, xao động. Còn buổi tối thì ông niệm chú trước khi đi ngủ. Ông niệm một số câu chú của Mật Tông, thí dụ như “Om Mani Padme Hum”. Tại sao bố tôi lại chuyển qua Mật Tông? Bố nghiên cứu Phật Pháp hơn tôi nhiều; vậy nếu ổng “chuyển”, thì tại sao tôi không chuyển từ bây giờ “cho chắc ăn”?


Một người khác cũng làm tôi suy nghĩ về chuyện pháp môn Phật Giáo là ông chú bên vợ. Ông là một giáo sư Việt Văn ở trường Chu Văn An Sài Gòn trước 1975. Sau 1975 chú là một nhà nghiên cứu Phật học sâu sắc, khi sang Mỹ có viết và xuất bản một số sách về đề tài Phật Giáo có giá trị. Tôi phục chú lắm. Chú dạy cho tôi rất nhiều điều trong kinh sách, Thiền học. Vậy mà vào giai đoạn cuối đời, vài năm trước khi mất, chú nói với tôi rằng: “Càng về già, chú càng thấy tu Tịnh Độ thật là siêu việt…”. Tại sao chú tôi lại chuyển qua Tịnh Độ? Mình có nên theo chú chăng?


Tôi bắt đầu tự đặt câu hỏi: sự khác nhau giữa Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông là gì? Sự giống nhau của các pháp môn này là gì, mà tại sao bố tôi, chú tôi lúc cuối đời “chuyển pháp môn” mà không gặp trở ngại? Tôi đặt câu hỏi như vậy với mục đích là để tìm cho mình một phương pháp thực hành thích hợp cho bản thân, chứ không hề có ý muốn nghiên cứu sâu vào lịch sử các tông phái Phật Giáo. Nghiên cứu chuyện này nhức đầu lắm! Tôi thấy nhiều bạn bè Phật tử vì nghe bàn cãi về sự khác nhau về tông phái Phật Giáo mà hoang mang, bị chia trí: không biết mình tu Tịnh Độ có đúng, bạn mình tu Thiền có sai, tu Tịnh và tu Thiền thì cái nào “cao” hơn???...Không phải lời giải thích của tất cả các tăng ni đều đúng và đầy đủ. Không phải tất cả các tài liệu trên internet đều đáng tin cậy. Tìm hiểu không đúng người, đúng chỗ thì hại nhiều hơn lợi.


Xin được lướt qua thật nhanh về những tông phái mà Phật tử hay nghe và nhắc đến, chỉ đủ để bài viết này có đầu, có đuôi. Việc tìm hiểu sâu về tông phái là chuyện của những nhà nghiên cứu, chứ Phật tử tại gia sơ cơ như tôi không đủ trình độ. Nhóm bạn Phật tử trẻ của tôi hay bàn về Nam Tông, Bắc Tông. Nghe nói Phật Giáo truyền bá từ Ấn Độ sang Việt Nam qua hai hướng: một đi theo hướng Bắc, qua Tây Tạng, Trung Hoa, Nhật Bản… rồi vào miền Bắc Việt. Hai là đi về Nam, đi qua Miến Điện, Thái Lan, Cam Bốt rồi vào miền Nam Việt. Hồi còn trẻ hay đi du lịch ở Việt Nam, tôi phân biệt giữa chùa Bắc Tông và Nam Tông qua kiến trúc, đặc biệt là mái chùa. Chùa Nam Tông màu sắc rực rỡ hơn. Tượng Phật bên trong cũng khác. Các tượng Phật như Phật A Di Đà, Phật Di Lặc, Quan Thế Âm Bồ Tát chỉ có ở các chùa Bắc Tông.


Rồi tụi tôi cũng nghe nói về Phật Giáo Tiểu Thừa và Đại Thừa. Nhưng chúng tôi đã được nhắc nhở không nên gọi là “Tiểu” hay “Đại”, mà là Phật Giáo Nguyên Thủy và Phật Giáo Phát Triển. Phật Giáo Nguyên Thủy dựa trên những kinh điển có từ thời Phật còn tại thế, dạy tu tập để  thoát khổ, thoát luân hồi. Còn Phật Giáo Phát Triển ngoài mục tiêu giải thoát bản thân còn đặt nặng đến việc cứu độ cho người khác. Tu Bồ Tát Đạo là để giúp người khác cũng thoát khổ, cũng thấy được Đạo Pháp như mình. Tụi tôi biết rằng Nam Tông là Phật Giáo Nguyên Thủy, còn Bắc Tông là Phật Giáo Phát Triển.


Rồi lại còn phân biệt giữa Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông nữa! Tụi tôi hiểu đây là các phương pháp tu hành khác nhau, nhưng đều có cùng mục đích là làm cho thân tâm an lạc, thấy được Phật Tánh. Thiền chú trọng đến các pháp hành như ngồi thiền, đi thiền hành, quán niệm mọi hoạt động trong đời sống hằng ngày để Kiến Tánh (nhận ra Thực Tánh trong chính mình). Ăn cơm cũng có thể thực hành thiền. Lái xe cũng có thể thực hành thiền. Còn Tịnh Độ chủ yếu tu bằng cách tụng kinh, niệm Phật A Di Đà, lễ bái danh hiệu Phật…Tịnh Độ thuộc truyền thống Bắc Tông. Thiền là pháp tu căn bản của Phật Giáo Nguyên Thủy, nhưng cũng phát triển suốt chiều dài lịch sử của mọi truyền thống Phật Giáo, cả Bắc Tông và Nam Tông đều có những trường phái Thiền khác nhau. Còn Mật Tông là một tông phái ra đời ở Ấn Độ sau khi Đức Phật nhập diệt vài thế kỷ, nhưng phát triển mạnh ở Tây Tạng, cho nên nhiều người nghĩ Mật Tông có nguồn gốc từ Tây Tạng. Nói một cách vắn tắt, Mật Tông là phép tu kết hợp giữa các động tác của thân (như tay bắt ấn), với việc trì tụng những chân ngôn (như Om Mani Padme Hum) và tâm quán tưởng về Chư Phật. Mật Tông không phổ biến lắm đối với Phật tử Việt Nam ngày nay, nhưng chắc chắn đã len lỏi vào đời sống dân gian của dân tộc Việt từ lâu đời. Hồi bé tôi đã được đọc nhiều chuyện cổ tích có liên quan đến câu thần chú Án Ma Ni Bát Ni Hồng (Om Mani Padme Hum) để trừ ma quỷ. Có cả chuyện ông thầy cúng chuyên nghề tay bắt ấn, miệng đọc thần chú để trừ ma, lại bị bà vợ giả ma nhát chạy có cờ, cũng vui lắm!


Còn trong lối nói bình dân của người dân Nam Kỳ, còn có một cách tu nữa: tu phước. Có nghĩa là người tu hành chỉ là việc ăn chay, nói năng, làm việc lành thiện để tích lũy phước đức, để có một đời sống an lành, chết thì được tái sanh về cõi an tịnh.


Giải thích, phân loại pháp môn đến đây là tạm đủ. Nay đi vào phần chính: Phật tử chọn các pháp môn này ra sao? Nhóm Phật tử của tôi có vài chục mạng. Đại đa số đều “tu phước”, tức là lo làm việc phước thiện. Thầy tôi khuyên nên kết hợp cả hai phương pháp Thiền và Tịnh. Nhưng trong nhóm có người thích ngồi thiền, đi thiền hành; có người thích đọc kinh, lạy Hồng Danh Phật. Có người làm cả hai. Tuy nhiên, sau một thời gian sinh hoạt chung, tôi nhận thấy rõ ràng rằng đa số thích hợp với tụng kinh niệm Phật hơn là thiền. Nhìn rộng ra hơn trong cộng đồng Phật Giáo ở Mỹ và cả ở Việt Nam, khuynh hướng này càng được củng cố. Tại sao? Có lẽ tại ngồi thiền khó. Ngồi yên một chỗ, giữ cho tâm tĩnh lặng, không suy nghĩ miên man trong mươi mười lăm phút quả là không dễ. Tu thiền còn có người đồn rằng tu không đúng coi chừng bị “tẩu hỏa nhập ma”. Tụng kinh niệm Phật có vẻ dễ hơn. Đặt niềm tin khi niệm A Di Đà Phật vì Ngài sẽ cứu độ người hiền đức vừa qua đời lên cõi Tịnh Độ an lành; hay niệm Quan Thế Âm Bồ Tát vì tin vào năng lực cứu khổ, cứu nạn dành cho chúng sanh là không khó lắm. Vấn đề chính là làm sao cho niềm tin được vững chắc. Lời xác nhận của một vị tu hành có uy tín, hay một số câu chuyện kể lại sự linh ứng của Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Âm có khi đã đủ cho niềm tin. Chứ việc tin vào năng lực của chính mình nhờ thiền định mà cũng có thể thấy được Phật Tánh thì… quả là khó thiệt! Bởi vậy nên trong kinh Phật mới nói rằng con người ngồi trên cả một kho báu mà cứ nói là mình nghèo lắm, xin sự trợ giúp từ chư Phật có ý nghĩa là vậy.


Việc tôi tự chọn cho mình một pháp tu thích hợp cũng có khó khăn. Tôi thử suy nghĩ theo kiểu logic thông thường: trước tiên hãy xác định mục đích mình tu học theo Đạo Phật là gì, rồi sau đó chọn cách tu để dễ đạt được mục đích này. Nghĩ tới, nghĩ lui, tôi thấy mục đích của tôi cũng không khác mấy với đại đa số bạn bè đồng tu học: sống sao cho bớt khổ, có được sự bình an, còn chết thì ra đi thanh thản, được tái sinh trong cõi an lành. Mà những thứ này cũng chính là điều mà Đức Phật muốn giáo huấn cho thế gian. Ngay trong lần thuyết pháp đầu tiên về Tứ Diệu Đế, Ngài dạy rằng sinh ra đời đã là khổ, bởi vì sinh-lão bệnh-tử, vô thường là điều không thể tránh. Cũng trong Tứ Diệu Đế, Ngài chỉ dẫn con đường để giảm khổ đau trong đời sống, và thoát khổ theo ý nghĩa tuyệt đối, cao cả nhất là thoát sinh tử luân hồi. Con đường giải thoát khổ đau đó là Bát Chánh Đạo, có thể xem là tám phương pháp thực hành trong đời sống của mọi Phật tử, cho dù theo bất cứ tông phái nào, cho dù là giới tu sĩ hay cư sĩ tại gia. Tám phương pháp đó, suy gẫm kỹ thì thấy đều chỉ dẫn người Phật tử sống một cuộc đời lành thiện, tạo nghiệp lành thiện trên cả ba phương diện thân, khẩu, ý. Thuộc về thân nghiệp bao gồm chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn; thuộc về khẩu nghiệp là chánh ngữ; thuộc về ý nghiệp là chánh kiến, chánh tư duy, chánh niệm, chánh định.


Ngẫm nghĩ đến đây, tôi bắt đầu nhận ra được điểm giống nhau của các pháp môn Phật Giáo. Phật Pháp bao la nhưng cũng chỉ quy về cốt lõi: muốn thoát khổ thì phải giữ cho thân, khẩu, ý được lành thiện. Đơn giản nhất là “tu phước” cũng khuyên người suy nghĩ thánh thiện để có thể làm việc tốt, nói năng lành thiện để tránh gây nghiệp ác. Người tu Tịnh Độ thường xuyên tụng kinh niệm Phật là để nhớ lời chư Phật, Bồ Tát dạy toàn là điều lành thiện, từ đó nuôi dưỡng tâm lành, hành động lành. Chứ nếu tụng kinh niệm Phật mà vẫn suy nghĩ độc địa, nói lời cay độc, làm việc ác thì chẳng có Phật A Di Đà nào cứu độ được. Và khi thân, khẩu, ý đều an tịnh, thì tâm người lúc đó đã là Niết Bàn rồi, đâu cần đợi chết mới về nơi đó. Với người tu Thiền, khi ngồi xếp bằng giữ cho tâm thanh tịnh, thấy rõ tính vô thường, vô ngã của cái thân này, thì mọi lời nói, hành động trong đời sống cũng dần dần được thanh lọc để trở nên lành thiện. Làm được như vậy, Phật ở ngay tại tâm, đâu cần tìm kiếm đâu xa. Ngay cả Mật Tông có vẻ như huyền bí, nhưng rốt cuộc cũng không ngoài việc thanh lọc thân, khẩu, ý. Tay bắt ấn, miệng đọc chân ngôn, tâm hướng về Chư Phật để cả thân- khẩu- ý của mình được đồng nhất với sự thanh tịnh như của Chư Phật. Ở tuổi 97, bố tôi giảng về câu thần chú “Om Mani Padme Hum” như sau: trong hoa sen có chứa viên ngọc của trí tuệ. Hoa sen phải vươn lên khỏi vũng bùn vô minh thì viên ngọc trí tuệ mới có dịp tỏa sáng. Với ý nghĩa như vậy, thì Mật Tông đâu có khác gì Tịnh Độ hay Thiền Tông?

Khi nghe tụng niệm Om Mani Padme Hum trên Youtube: 



Tôi cảm nhận sự an lạc cũng không khác gì niệm Bồ Tát Quan Thế Âm:



Như vậy, việc bố tôi vào cuối đời chuyển sang Mật Tông, hay chú tôi trước khi mất cảm thấy hợp với Tịnh Độ hơn không có gì là quá khó hiểu.


Đến đây thì câu hỏi “tôi tu pháp môn nào?”, hay “bạn tu pháp môn nào?” đã dần dần sáng tỏ. Đạo Phật phát triển qua từng thời kỳ, truyền bá đến từng quốc gia, dân tộc khác nhau cũng có sự thay đổi nhất định để phù hợp với thời gian, nơi chốn. Nhưng chân lý và con đường thoát khổ thì không thay đổi. Tùy theo mức độ học Phật, hoàn cảnh cá nhân, điều kiện gia đình, xã hội, ta cứ chọn cho mình một cách thực hành phù hợp nhất. Tuy nhiên cho dù đó là pháp môn nào, việc sống sao cho ý nghĩ điều lành, miệng nói lời tốt, thân làm việc thiện là những điều không thể thiếu.


Riêng tôi, tôi sẽ tiếp tục ngồi thiền, vẫn tụng kinh lạy Phật, vẫn làm lành tránh dữ. Như Thầy tôi hay nói: “…tu chỉ có ngần ấy việc thôi…”
Tôi chợt nhớ đến bài hát mà nhóm Phật tử của tôi hay hát: “Tự Tánh Di Đà, Duy Tâm Tịnh Độ”,  để nhắc nhở về sự tương đồng giữa Thiền và Tịnh Độ:



Khi niệm A Di Đà
Là gọi Phật trong ta
Phật tánh là Cái Biết
Chẳng tìm ở đâu xa
Khi nghĩ về Niết Bàn
Là Tịnh Độ trong tâm
An trú trong chánh niệm
Cõi Phật sao thật gần
Tìm Phật ở bên ngoài
Sẽ chẳng tìm thấy ai
Tìm Niết Bàn cõi khác
Tìm hạnh phúc tương lai
Tìm Niết Bàn nơi đây
Là Duy Tâm Tịnh Độ
Tìm Phật trong tâm này
Là Tự Tánh Di Đà


Tâm Nhuận Phúc/ Việt Báo

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.143 giây.