logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 01/08/2020 lúc 11:37:55(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Tiếng hét giữa phiên toà
Trong 7 năm qua, đã 3 lần TAND tỉnh Ninh Thuận mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và kết án bị cáo Khưu Mậu Tuấn (50 tuổi) về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”. Nhưng các án sơ thẩm đó cứ tuyên rồi lại bị hủy, hủy rồi lại tuyên, tổng cộng đã 3 lần các phiên toà sơ thẩm kết án và 2 lần toà phúc thẩm huỷ án. Cho đến nay, suốt 7 năm, sự thật về vụ án mất vàng vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Nguyên nhân sự việc
Hồ sơ vụ án cho biết, tiệm vàng Hiền Lực ở phường Đạo Long, TP Phan Rang-Tháp Chàm tỉnh Ninh Thuận, do bà Nguyễn Thị Hiền làm chủ. Trong thời gian ra nước ngoài chữa bệnh, bà giao tiệm lại cho người em chồng là bà Đặng Thị Nga (50 tuổi) quản lý.
Hồ sơ vụ án cũng cho biết, ông Khưu Mậu Tuấn (50 tuổi, địa chỉ thường trú tại TP Phan Rang-Tháp Chàm) là cháu gọi bà Nguyễn Thị Hiền chủ tiệm vàng Hiền Lực bằng dì ruột. Ông đã làm việc tại tiệm vàng này hơn chục năm nay. Trong thời gian bà Hiền ra nước ngoài chữa bệnh, bà giao quyền quản lý cho bà Đặng Thị Nga và bà Nga tiếp tục thuê ông Tuấn làm người phụ việc. Hàng ngày, ông Tuấn có nhiệm vụ giúp đỡ bà Nga trong việc kinh doanh và thỉnh thoảng đem vàng & tiền ra nhà xe Liên Thành cũng ở TP Phan Rang-Tháp Chàm để gửi nhà xe đưa vào Sài Gòn. (Chuyện này trong Nam và ngoài Trung vẫn thường làm như thế và đã nhiều lần xảy ra việc mất mát rất khó giải quyết, vì khi gửi, tiệm vàng không cho nhà xe biết bên trong gói hàng có những gì nên không có giấy tò xác nhận, chỉ tin nhau vậy thôi. Nói chung, họ coi món đồ vài tỷ đồng như mớ rau muống, không cần cử người đi theo bảo vệ vì sợ … tốn kém tiền xe).
Khoảng 19h ngày 13-1-2014, bà Nga trao cho ông Tuấn một số tài sản gồm 62.000 đôla Mỹ; 50 triệu đồng tiền Việt; 18,4 lượng vàng “bốn số 9” (vàng 24K) và 28 lượng vàng “tây” (vàng 18K). Tổng giá trị của số tài sàn nói trên khoảng hơn 2,6 tỷ đồng như trong hồ sơ vụ án đã ghi.
Tại phiên tòa, ông Tuấn khai có nhận nhưng chỉ đếm số đôla Mỹ bằng máy đếm tỉền, còn 50 triệu đồng tiền Việt và các lượng vàng thì ông không đếm. Các nhân viên điều tra cho biết, trong khi bà Nga giao tiền cho ông Tuấn thì camera trong tiệm có ghi hình và trong sổ sách kế toán của tiệm cũng ghi rõ. Như vậy, số tài sản bà Nga giao cho ông Tuấn là có thật.
Theo lời khai của ông Tuấn (có hình ảnh trong camera của tiệm), sau khi nhận tiền và vàng, ông bỏ tất cả vào trong một chiếc bịch ny-lông màu đen, quấn băng keo bên ngoài cho thật chắc rồi bỏ vào trong một chiếc túi vải có quai đeo. Ông đặt túi vải trên chiếc gạc ba-ga của xe gán máy khoảng giữa hai đùi minh và treo hai quai xách của chiếc túi vải vào cái cần kính chiếu hậu trên ghi-đồng phía bên trái của xe, còn tập hồ sơ thì ông cài vào cái kẹp có lò so của cái gạc ba-ga.
Bị cướp giật hay cố tình chiếm đoạt?
Theo lời khai của ông Tuấn, khi chạy xe đến trước nhà số 88 Nguyễn Thị Định (Khu phố 4, phường Tấn Tài) cách tiệm vàng Hiền Lực khoảng 700 mét, thì bị một người thanh niên đi xe máy cùng chiều vượt lên, giật chiếc túi vải đựng tiền và vàng, làm ông ngã ra đường. Bà Trần Thị Mười, chủ căn nhà số 88, thấy thế chạy ra đỡ ông dậy.
Lúc này, có nhiều người dân ở gần đó thấy tai nạn nên cũng ra xem. Nghe ông Tuấn nói bị cướp, mọi người hỏi: “Bị cướp sao không la lên để người ta bắt cho?”, ông Tuấn trả lời: “Quýnh quá không la lên được”.
Bản kết luận điều tra của công an cho biết, sau khi vụ tai nạn xảy ra, ông Tuấn chần chờ không gọi công an đến giải quyết. Trong quá trình điều tra, ông Tuấn quanh co, luôn luôn thay đổi lời khai, cho rằng mình không chiếm đoạt số tiền bị mất.
Tuy nhiên, với tài liệu và các chứng cứ thu thập được, cơ quan điều tra cho rằng lời khai của ông Tuấn gian dối, tạo hiện trường giả nhằm che đậy hành vi chiếm đoạt tài sản. Công an điều tra và Viện KSND tỉnh Ninh Thuận đề nghị truy tố ông Tuấn về tội «lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản».
– Tháng 1-2015, TAND tỉnh Ninh Thuận đã mở phiên toà xét xử sơ thẩm (lần 1) và tuyên án ông Tuấn bị 14 năm tù về tội danh trên. Ông Tuấn kháng cáo kêu oan.
Sau đó, TAND tối cao tại Sài Gòn xét xử phúc thẩm, tuyên hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại. Hồ sơ vụ án được chuyển cho công an tỉnh Ninh Thuận điều tra, sau đó Viện KSND tỉnh Ninh Thuận vẫn đề nghị truy tố ông Tuấn về tội danh như cũ.
– Tháng 7-2017, TAND Ninh Thuận tiếp tục mở phiên xét xử sơ thẩm lần 2 và tuyên án ông Tuấn 12 năm tù. Ông Tuấn lại tiếp tục kháng cáo kêu oan.
Bản án sơ thẩm lần 2 này sau đó lại bị TAND tối cao tại Sài Gòn xử phúc thẩm, tuyên hủy án và trả hồ sơ cho công an Ninh Thuận điều tra lại.
– Sau khi công an điều tra lại, TAND tỉnh Ninh Thuận lại tiếp tục đưa bị cáo ra xét xử sơ thẩm lần 3 và tuyên phạt 12 năm tù. Ông Tuấn lại kháng cáo kêu oan.
Kết tội theo hướng suy đoán
Trong cả 2 lần phúc thẩm, TAND tối cao tại Sài Gòn đều chỉ ra hàng loạt sai sót cũng như mâu thuẫn các cơ quan tố tụng tỉnh Ninh Thuận chưa làm rõ. Mấu chốt vụ án mà tòa phúc thẩm chỉ ra là các cơ quan tố tụng sơ thẩm kết tội bị cáo chỉ dựa theo suy đoán chứ chưa đủ căn cứ vững chắc.
Theo tòa phúc thẩm, kết quả điều tra cho thấy, xe máy do ông Tuấn điều khiển ngã về phía bên trái, ông Tuấn bị ngã về bên phải là có thật. Khi ông Tuấn ngã thì có xe máy của một thanh niên chạy qua. Tuy nhiên, các nhân chứng đều xác nhận hiện trường ông Tuấn ngã không có giỏ tiền văng ra, cũng không có ai lấy giỏ tiền.
Từ đó, toà sơ thẩm quy kết ông Tuấn gian dối, theo tòa phúc thẩm thì sự suy đoán này hoàn toàn chưa đủ căn cứ mà chỉ là nhận xét chủ quan.
Một vấn đề quan trọng nhưng các cơ quan tố tụng sơ thẩm không làm rõ được, đó là, ông Tuấn có thì giờ nào để chiếm đoạt số tiền và vàng vào lúc nào? Bởi vì đoạn đường từ tiệm vàng đến chỗ xảy ra tai nạn chỉ hơn 700m. Toàn bộ thời gian từ lúc ông Tuấn rời tiệm vàng, đi đường, bị tai nạn, nằm bất động, được người dân đỡ dậy hỏi han, đi gọi nhờ điện thoại báo về tiệm vàng..vv…, theo ông Tuấn cho biết là khoảng 12 phút.
Tuy nhiên, cơ quan điều tra không xác định được trong 12 phút đó có bao nhiêu thời gian ông Tuấn đi xe từ tiệm vàng ra đường, có đủ thời gian để ông tiêu thụ chiếc giỏ đụng tiền và vàng hay không? Nếu ông Tuấn chiếm đoạt tài sản thì tiêu thụ bằng cách nào, vào lúc nào để không đem chiếc giỏ đến hiện trường trong vòng 12 phút?
Ngoài ra, lời khai của nhân chứng (bà Trần Thị Mười) cũng có nhiều điểm mâu thuẫn, như bà không nhận dạng được người đi xe máy vượt qua nhưng lại khẳng định rằng người đó không xách theo giỏ xách. Theo tòa phúc thẩm, nếu không chứng minh được những nội dung đó thì không thể làm rõ được sự thật của vụ án.
Một diều khác, Khi công an khám xét đột xuất nhà ông Tuấn, kiểm tra tài khoản ngân hàng của ông, kiểm tra đất đai, nhà cửa, cũng như tài sản của ông và tất cả những mối quan hệ làm ăn cũng như những người thân của ông thì không phát hiện được ông Tuấn chiếm giữ những tài sản bị mất.
Qua 3 lần xét xử sơ thẩm, những câu hỏi then chốt nói trên vẫn chưa được làm rõ, do đó toà đã huỷ cả 3 lần án sơ thẩm để toà án tối cao Sài Gòn xử phúc thẩm vào ngày 21 và 22/7/2020
Theo Tiến sĩ Đinh Thế Hưng – trưởng phòng pháp luật hình sự Việt Nam – nếu không chứng minh được một người có tội thì phải tuyên bố là họ vô tội.
Phúc thẩm lần 3 và tiếng hét trong phiên toà
Sau một ngày xét xử phúc thẩm lưu động tại Ninh Thuận, ngày hôm 22/7/2020, TAND tối cao Sài Gòn đã tuyên y án sơ thẩm, tuyên phạt Khưu Mậu Tuấn 12 năm tù về tội “lạm dụng sự tín nhiệm, chiếm đoạt tài sản”. Bị cáo Tuấn hét lên khi tòa tuyên án.
Tại phiên toà phúc thẩm (21 và 22/7/2020), bị cáo Tuấn khai lại từ đầu những điều như đã mô tả ở phần bên trên. Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo Tuấn đã ba lần thay đổi lời khai: Khi thì cho là mình bị cướp giật tài sản (nghĩa là bị lấy bịch ny-lông đựng tiền và vàng trong túi xách), nhưng lời khai trong hồ sơ thì lại khai bị giật túi xách. Lời khai thứ hai là bị một lực khác tác động vào phía sau khiến chiếc xe dổ, làm bị cáo ngã rồi lấy túi xách. Lời khai thứ ba là do bị đạp văng ra bất tỉnh và bị mất túi xách…
Đồng thời, HĐXX phúc thẩm cho rằng với lời khai đầu của bị cáo thì kẻ cướp không thể giật được túi xách vì hai quai túi xách đã móc vào kính chiếu hậu ở ghi-đông xe. Hai lời khai sau, theo các nhân chứng có nhà ở gần hiện trường (trong đó có bà Trần Thị Mười) thì thấy xe Tuấn chạy trước một xe khác với khoảng cách một bánh xe, rồi xe Tuấn ngã, khi xe ngã không thấy túi xách, không thấy Tuấn bất tỉnh.
Từ đó HĐXX phúc thẩm cho rằng, các lời khai của nhân chứng cùng kết quả thực nghiệm hiện trường cho thấy lời khai của bị cáo không chứng minh dược mình vô tội. Ngoài ra, có một tình tiết khác, trong danh sách cuộc gọi điện thoại trước khi nhận tài sản đi đến bến xe, bị cáo Tuấn có ba lần gọi cho người anh ruột. Tuy nhiên, bị cáo Tuấn cho rằng đây là danh sách cuộc gọi điện thoại do cơ quan điều tra mạo ra chứ sự thật Tuấn không có gọi cho anh ruột.
Từ những căn cứ trên, HĐXX phúc thẩm nhận định rằng ông Tuấn đã có hành vi gian dối, khai là mình đã bị cướp giật để chiếm đoạt tài sản của người khác. Vì vậy, toà bác kháng cáo của ông Tuấn và y án sơ thẩm do TAND tỉnh Ninh Thuận, tuyên phạt ông Tuấn 12 năm tù về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, ông Tuấn phải hoàn trả số tài sản đã chiếm đoạt cho tiệm Hiền Lục. Trong khi toà vừa tuyên án thì ông Tuấn hét lên: “Tôi bị oan! Tôi bị oan!” rồi bật khóc thành tiếng.
Theo Luật sư Nguyễn Văn Quynh – người bào chữa cho ông Tuấn – cho rằng phiên phúc thẩm lần này mâu thuẫn với 2 bản án trước nên bị cáo sẽ tiếp tục kháng cáo kêu oan.
Nước mắt trong phiên tòa do rủ bạn đi đánh tình địch
Đứng trước tòa là Đỗ Huy Hoàng (29 tuổi) và Đặng Quốc Việt (35 tuổi), cùng ngụ tại quận Tân Bình, Sài Gòn.
Cả giận mất khôn
Học hết lớp 10, Đỗ Huy Hoàng phải thôi học, đạp xe ba gác để phụ giúp gia đình. Cách đây gần 10 năm, Hoàng gặp L. – một cô gái cùng tuổi, xinh xắn. Còn đang nghèo khó nhưng chàng trai tuổi ngoài hai mươi vẫn mơ ước một mái nhà hạnh phúc dẫu L. đang ở không, chưa kiếm được việc làm. Lấy nhau về, L. ở nhà còn Hoàng tiếp tục đạp xe ba gác.
Rồi hai đứa con lần lượt ra đời, gánh nặng mưu sinh ngày một đè nặng lên chiếc xe ba gác cà tàng của Hoàng, cho đến một ngày L. đột ngột bỏ đi.
– “Bị cáo có biết lý do tại sao vợ mình bỏ đi không?” – chủ tọa phiên tòa hỏi.
Hoàng khẽ thở dài, buồn rầu đáp:
– “Bị cáo cũng không biết tại sao, nhưng bị cáo không đi tìm vợ về. Thỉnh thoảng vợ bị cáo có gọi điện thoại cho bị cáo, nói muốn gặp con thì bị cáo chở hai đứa con đến cho gặp. Những lần đó đều có Luân (người tình của L. vợ Hoàng) ở đó”.
Câu chuyện dần dần hiện ra qua lời khai của hai bị cáo. Sau khi bỏ đi, L. đến chung sống với Luân. Hôm ấy, Hoàng thấy điện thoại của mình có cuộc gọi nhỡ từ một số điện thoại lạ. Hoàng gọi lại thì nghe tiếng L. và Luân đang cãi nhau. Hoàng bèn cúp máy.
Lát sau, điện thoại đổ chuông, Hoàng bắt máy thì nghe đầu dây bên kia là Luân, giọng đầy giận dữ: “Mày gọi L. làm gì? Tao không muốn mày gọi L. Mày có tin là tao dám đến nhà đâm chết mày không?”. Hoàng tắt máy. Đây không phải lần đầu Luân đe dọa và nhục mạ Hoàng. Nhưng cuộc gọi vừa rồi như giọt nước tràn ly làm Hoàng tức giận không chịu được nữa. Hoàng rủ bạn là Đặng Quốc Việt đi đánh Luân để trả thù.
– “Bị cáo thừa biết vợ mình chung sống như vợ chồng với Luân. Nếu thấy vợ không còn tình cảm nữa thì nộp đơn ra tòa xin ly hôn, sao phải hành xử như vậy?” – chủ tọa truy vấn.
– “Bị cáo không hiểu luật nên sợ ly hôn thì vợ bị cáo sẽ giữ một đứa con. Cũng chỉ vì bị cáo nóng giận quá mới hoá ra cớ sự…” – Hoàng ngậm ngùi.
Việc “cả giận mất khôn” ấy khiến tên Luân bị thương tích 56%, còn Hoàng và Việt bị truy tố về tội “giết người”.
Nước mắt bà mẹ
Việt và Hoàng là bạn chòm xóm, cùng làm nghề chạy xe ba gác. Hai năm trước, vợ Việt cũng bỏ đi theo người khác, để lại 3 đứa con nhỏ bơ vơ. Cho đến ngày ra tòa, Việt vẫn chưa hết tức giận giùm bạn.
– “Bị cáo nhiều lần thấy Luân hăm dọa đánh Hoàng, thậm chí ngay trước mặt bị cáo. Đã lấy vợ người ta lại còn hăm dọa đánh người ta, sao mà nhịn nổi? Bị cáo thấy hoàn cảnh của Hoàng cũng giống như mình. Hiểu được cảm giác bị vợ bỏ rơi, con cái nheo nhóc thế nào nên bị cáo mới nổi máu điên lên”, Việt hăng hái nói.
Do Luân đang bị tù vì một vụ án khác, không được phép về nhà nên làm đơn xin vắng mặt và yêu cầu các bị cáo phải bồi thường 150 triệu đồng. Việt nói rằng mình đồng ý bồi thường nhưng hiện giờ không có khả năng bồi thường bởi vì đang bị giam giữ, còn cha mẹ thì già, mất sức lao động, chạy ăn từng bữa chỉ đủ sinh sống qua ngày.
Còn Hoàng cũng không khá hơn là mấy. Khi xảy ra sự việc, bà Nữ – mẹ Hoàng – đã chạy vạy được vài triệu đồng đem vào bệnh viện đưa cho gia đình Luân lo thuốc thang, nhưng gia đình Luân không chịu, đòi 200 triệu thì mới bãi nại. Bà Nữ khóc và nói: “Nếu tui có tiền thì tui đưa ngay đặng cứu con tui. Ngặt nỗi tui hổng có tiền mà không vay mượn ở đâu được”.
Nghĩ đến hai đứa cháu nhỏ tội nghiệp ở nhà, bà khóc tấm tức: “Tui già rồi, bệnh hoạn riết. Hồi thằng Hoàng còn ở nhà chạy xe ba gác cũng đỡ. Ổng chết lâu rồi, giờ nó bị tù, mình tui vật lộn với miếng ăn, đi ăn xin nuôi hai đứa nhỏ nhiều khi hổng có tiền đong gạo phải vay mhượn hàng xóm”.
Luật sư bào chữa cho hai bị cáo không tranh luận nhiều, chỉ đề nghị HĐXX xem xét yếu tố tên Luân là kẻ ra tù vào khám, đã chung sống như vợ chồng với chị L. – vợ bị cáo – là hành vi Bộ Luật Hôn nhân và Gia đình không cho phép. Đã vậy, y còn đe dọa sẽ giết bị cáo, dẫn đến bị cáo bị ức chế, không kìm nén nổi bản thân nên mới có hành động như thế, mong quý toà xem xét hoàn cảnh tội nghiệp của hai bị cáo mà nhân nhượng.
Cuối cùng, toà cho rằng kẻ bị hại Nguyễn Văn Luân cũng có phần lỗi nên tuyên phạt Hoàng và Việt mỗi người 12 năm tù về tội “giết người”, đòng thời hai người phải bồi thường cho bên nguyên cáo 150 triệu đồng.
Trong phiên toà đó không có sự hiện diện của Nguyễn Văn Luân vì y đang bị tù, và cũng không có mặt người vợ đã thay lòng đổi dạ tên L. Chỉ có những giọt nước mắt của bà mẹ gần 70 tuổi, hàng ngày đi ăn xin để nuôi 2 đứa cháu nhỏ. Tên Luân chỉ bị đánh bằng hai tay không, gây thương tích, không chết nhưng toà khép tội hai bị cáo là “giết người” và xử rất nặng mỗi người 12 năm tù, đây mới là điều kỳ lạ … không giống ai hết của toà.
UserPostedImage
Ghen tuông, tung tin người tình 52 tuổi bị nhiễm Covid-19
Ông Trần Văn Thọ, 62 tuổi, ghen tuông khi người tình đi du lịch, nên gọi điện thoại đến công an, báo tin rằng bà này nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc, nghi bị nhiễm Covid-19, cần phải cách ly.
Ngày 28/7/2020, công an tỉnh Lâm Đồng chuyển hồ sơ sự việc cho công an Nghệ An về việc ông Trần Văn Thọ (cư ngụ tại Nghệ An) về tôi “báo thông tin giả đến cơ quan nhà nước” và “đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của cá nhân”.
Trước đó, Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Lâm Đồng (CDC: Centers for Disease Control and Prevention of Lam Dong) nhận được cuộc gọi của một người đàn ông trình báo rằng đoàn du khách 5 người, từ Nghệ An đi trên chuyến bay Vinh – Liên Khương để đến Đà Lạt du lịch, trong đó có bà Linh (52 tuổi) nhập cảnh trái phép từ Trung Quốc về nước bằng đường tiểu ngạch (đường trốn tránh, không giấy phép), nghi bà bị nhiễm Covid.
Công an Lâm Đồng rà soát khắp tỉnh, ghi nhận có 15 người Trung Quốc đến Đà Lạt, lưu trú tại 4 khách sạn (có đăng ký lưu trú, có chương trình du lịch cụ thể), không có người Trung Quốc từ Vinh đến Đà Lạt trên chuyến bay cùng ngày. Tuy nhiên, trên chặng bay này có bà Linh và hai phụ nữ quê ở Nghệ An. Kết quả điều tra dịch tễ cho biết cả 3 phụ nữ này vẫn sống tại Nghệ An từ đầu năm đến nay, không đi nước ngoài và sức khỏe ổn định.
Cơ quan an ninh điều tra, sau đó xác định người báo tin giả là ông Trần Văn Thọ – “chồng hờ” của bà Linh – vì ghen tuông nên báo bà Linh trốn tránh từ Trung Quốc về và nghi bị nhiễm Covid-19. Ngoài ra, ông Thọ còn tố cáo nhân tình buôn bán ma túy, buôn người…
Điểm B, Khoản 2, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định, hành vi báo thông tin giả đến cơ quan nhà nước sẽ bị phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng. Còn đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự và nhân phẩm của cá nhân thỉ bị phạt từ 20 đến 30 triệu đồng và có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 7 năm.
Yêu nhau, bồ bịch với nhau theo kiểu ông Thọ này thì… hết chỗ nói!… ■

Đoàn Dự/Thời Báo

Sửa bởi người viết 01/08/2020 lúc 11:38:51(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.138 giây.