logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 20/08/2020 lúc 11:40:52(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Vì lý do nào cách trao đổi về các vấn đề thời cuộc giữa chúng ta xuống cấp đến mức thê thảm như thế?
Vài tuần trước, tôi nhận được điện thư của một bác cao niên, bác Vũ Văn Lộc, một người tôi có chút giao tình trong vài năm nay qua sinh hoạt cộng đồng. Bác là người dễ mến, khiêm tốn, hòa đồng với mọi lứa tuổi và các quan điểm khác nhau. Tôi không thấy bác tự khoe về mình, nên trước hết tôi đề cập sơ qua về cá nhân bác và những gì bác đã làm. 
Bác từng là đại tá quân lực Việt Nam Cộng Hòa, di tản sang Mỹ năm 1975. Bác là một trong một số ít người Việt làm việc trong ngành xã hội vào thời đó và trở thành giám đốc điều hành của cơ quan IRCC, một tổ chức giúp đỡ những người tị nạn từ khắp nơi trên thế giới mới đặt chân đến nước Mỹ. Việc bác làm mà tôi kính trọng nhất là đã sáng lập Viện bảo tàng Thuyền nhân, hay Boat People Museum, còn gọi là Viet Museum tại Công viên Lịch sử - History Park của thành phố San Jose. Sáng lập một viện bảo tàng từ con số không gần như là việc đội đá vá trời, đòi hỏi nhiều hy sinh cả công lẫn của. Không ai tránh được mủi lòng khi thăm viếng gian nhà nhỏ bé và cũ kỹ đã được thành phố trao cấp để làm Viet Museum. Bạn sẽ gặp ở đây một kho tàng di sản của một quốc gia đã không còn nữa ngoài trong ký ức của những người miền Nam Việt Nam xưa, từ chiếc thuyền vượt biên mong manh ở sân trước cho đến di vật của các người lính một thời. Đây là một nỗ lực hoàn toàn tự nguyện của nhiều người, nhưng vài trò của bác Lộc vẫn rất quan trọng.
Một con người như thế, dù có chia sẻ quan điểm hay không, tôi nghĩ vẫn là một con người đáng kính trọng. Mấy ai làm nổi những việc bác ấy đã làm mà dám gièm pha, bôi xấu?
Bác thường xuyên viết lách dưới bút hiệu Giao Chỉ về những vấn đề liên hệ đến cộng đồng, với văn phong dí dỏm, tếu táo, nhưng qua cách nhìn sâu sắc và mới mẻ. Để tránh mất lòng, tôi biết bác dè dặt khi đụng đến các vấn đề nóng như bênh hay chống Donald Trump. Nhưng dè dặt sao đi nữa thì vẫn phải viết dựa trên sự thật. Ở thời buổi này, viết sự thật với một số người là hành động “phản nghịch.” Và người ta tấn công bác, tấn công nặng nề, bẩn thỉu và lỗ mãng.
Vài câu tiêu biểu họ viết về bác: “xin đại tá Lộc từ nay đừng xưng là đại tá” hay “đại tá Lộc là xác chết chưa chôn.” 
Những người có thể hạ bút viết những câu trên, tôi không biết họ là ai? Họ còn chút tự trọng nào không? Nếu họ là cựu hay hậu duệ VNCH, họ nghĩ gì khi sỉ nhục một người lính già chẳng có tội tình gì hơn là nói sự thật? 
Gần đây, tôi đọc về cái địa ngục trần gian có tên Koh Kra, một hòn đảo không người ở trong vịnh Thái Lan, nơi hàng trăm thuyền nhân bị hải tặc hãm hiếp và đánh đập trong nhiều tuần. Thảm kịch này được kể trong hồi ký của cặp vợ chồng Dương Phục và Vũ Thanh Thủy mà tôi đọc qua bản tiếng Anh tên là Surviving the Vietnam War and Its Aftermath. Cuốn sách rất lôi cuốn, nhưng đoạn làm tôi suy nghĩ nhiều là nhận xét của tác giả về đám hải tặc. Nhiều người trong số họ là dân chài bình thường, ban ngày sống bằng đánh cá, và thường xuyên cung cấp thực phẩm và nước uống cho thuyền nhân. Nhưng đêm về họ trở thành những con người khác. Họ hành hạ những người tị nạn không thương tiếc, hãm hiếp phụ nữ, đánh đập đàn ông, để rồi sáng hôm sau, làm người bình thường trở lại.
Những người sỉ nhục thô lỗ một người lính già mà lẽ ra họ phải trân trọng, có lẽ cũng thế. Nếu tiếp xúc trực tiếp, tôi đoán chừng họ là những người bình thường, có thể còn dễ mến nữa. Nhưng vì sao họ trở thành một người hoàn toàn khác khi trao đổi trên mạng? Vì sao người dân chài bình thường có thể trở thành một hải tặc hung dữ, mất nhân tính?
Lý do hẳn phức tạp, nhưng tôi nghĩ có hai điểm chính.
Đầu tiên là tinh thần bầy đàn, tiếng Anh gọi là ‘herd mentality,’ rất phổ thông trong mọi xã hội. Trong vòng giao tiếp của họ có một vài người mạnh miệng và dễ làm cho người khác nghe theo, nhất là những người thiếu thông tin độc lập. Hùa theo đám đông củng cố niềm tin rằng họ đúng và làm họ cảm thấy thân thiết với cộng đồng đó hơn. Họ phản ứng theo cảm tính, thay vì theo lý trí.
Lý do khác là vì họ không bị hậu quả gì. Cách cư xử của họ, dù tệ hại đến đâu, không gây ra tổn hại gì đến chính họ cả. Trên mạng, họ cứ việc chửi bới cho sướng miệng. Nếu nói chuyện thẳng với nhau, tôi nghĩ họ không làm thế. 
Hải tặc cũng vậy. Họ không cư xử tồi tệ trong chính cộng đồng của họ vì sợ bị lên án. Với những người tị nạn khốn khổ không có khả năng tự vệ, họ thoải mái làm bậy vì không có gì cản trở các hành động đó.
Những tệ nạn xã hội như sỉ nhục hay chửi bới người khá, cũng như hải tặc, đòi hỏi một số điều kiện thuận lợi. Với hải tặc, điều kiện là một nước láng giềng khốn đốn đẩy nhiều dân của họ ra khơi mà không có khả năng tự bảo vệ. Những người mạt sát người khác với những lời lẽ vô văn hóa làm thế chỉ vì họ đang sống trong một thời đại mà sự chia rẽ được người ta khuyến khích để đạt mục đích chính trị riêng.
Nạn hải tặc trong vịnh Thái Lan coi như đã chấm dứt. Hy vọng nạn chửi bới bẩn thỉu này cũng sẽ chấm dứt sau cuộc bầu cử tháng 11 năm nay.

Thắng Đỗ
Thắng Đỗ là thành viên Hội đồng Quản trị của PIVOT (Hội Người Mỹ Gốc Việt Cấp Tiến), gửi bài từ San Jose, California.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.044 giây.