logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 05/09/2020 lúc 10:47:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Không hiểu tại sao, ngay từ thời niên thiếu mới tìm hiểu Đạo Phật, Thập Mục Ngưu Đồ ( 10 Bức Tranh Chăn Trâu) đã in sâu vào tâm trí của tôi. Khi tìm đọc sách về Thiền, các bức  ảnh của chú mục đồng chăn dắt con trâu qua từng giai đoạn có sức hút mạnh mẽ với tôi, cho dù không hiểu nhiều về ý nghĩa.  Có lẽ một phần là vì tôi rất thích bài hát  “Em Bé Quê” của nhạc sĩ Phạm Duy, với câu hát quen thuộc: “ Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ…”. Sau này tôi còn nghe câu hát này được sửa lời “Ai bảo đi tu là khổ, đi tu sướng lắm chứ…”. “Chăn trâu” tương đồng với “đi tu”, cũng hay hay!


Một người đàn anh trong Phật học đã từng giải thích cho tôi ý nghĩa của 10 Bức Tranh Chăn Trâu từ 40 năm trước. Đó là tiến trình thấu hiểu được Đạo, hay thấy Phật Tánh của người tu thiền. Nghe anh giải nghĩa, tôi càng thích thú. Một sự say mê hoàn toàn mang tính kiến thức. Thiền Tông thời niên thiếu đối với tôi là một loại triết học cao siêu. Thập Mục Ngưu Đồ là một biểu tượng thật đẹp cho triết lý của Phật Pháp khi nói về thiền. Tôi ngẫm nghĩ, suy tư về nó, nhưng không quan tâm lắm đến việc thực tập ra sao. Có lẽ nó chỉ dành cho các vị thiền sư mà thôi.


Rồi thời gian qua nhanh cùng nhiều vui buồn, đổi thay trong cuộc sống. Ở độ tuổi trung niên trên đất Mỹ, khi phải bắt đầu một giai đoạn cuộc đời mới, tôi có dịp “hội ngộ” cùng 10 Bức Tranh Chăn Trâu qua những lần nghe Thầy Phước Tịnh giảng về chủ đề này. Nhưng lần này thì sự quan tâm của tôi lại được khai mở theo một khía cạnh hoàn toàn mới: thực hành tu tâm. Thầy tôi nhắc đi nhắc lại nhiều lần: thấy được Phật Tánh ngay trong thân này là phần thưởng dành cho mọi Phật tử chịu khó tu tập, thực hành, chứ không phải chỉ dành riêng cho giới tăng ni. Ai có đủ niềm tin, đủ niềm say mê thực tập thì sẽ có lúc nếm được hương vị giải thoát. Khó mà dễ. Vấn đề là phải bắt đầu thực hành. Giống như chỉ khi bắt đầu bước đi thì mới thấy được con đường mở ra đến những chân trời mới ra sao.


Để dễ hình dung, hãy tưởng tượng 10 Bức Tranh Chăn Trâu là một vở kịch có 10 màn. Chỉ có hai nhân vật chính trong vở kịch: chú mục đồng và con trâu, tượng trưng cho người Phật tử và cái Tâm của chính mình. Giống như chú mục đồng từng bước chăn dắt con trâu của mình để nó biết vâng lời, người Phật tử cũng phải rèn luyện khả năng làm cho tâm mình trở nên tĩnh lặng, từ đó có thể thấy được Phật Tánh ngay trong tâm. Thầy tôi đã từng có 10 buổi giảng, mỗi buổi giảng chỉ nói về một bức tranh chăn trâu. Nay tôi cố tóm tắt đơn giản đủ để bắt đầu thực hành về 10  giai đoạn tu tâm này như sau:
Tìm Trâu: Đa số Phật tử đều muốn có được sự bình an bền vững trong tâm hồn, giống như Tâm của Đức Phật. Một số người muốn khi chết được về cõi Niết Bàn, thoát vòng sinh tử luân hồi. Nhưng mà thực sự thì Phật Tâm, hay Niết Bàn nằm ở đâu? Kinh sách dạy rằng Phật ở tại Tâm, Niết Bàn cũng ở tại Tâm. Làm sao để nhận ra điều này? Đây là câu hỏi mà nhiều Phật tử bỏ cả đời ra để đi tìm. 
Thấy Dấu: Nhờ nghe giảng, tìm hiểu Phật pháp, người Phật tử bắt đầu tin rằng cái tâm tĩnh lặng đó có sẵn ở ngay trong tâm. Thỉnh thoảng  thấy nó xuất hiện trong tâm, nhưng thoáng có rồi mất. Nhưng điều này cũng đủ để người Phật tử khởi sự có niềm tin Phật ở ngay trong tâm mình.
Thấy Trâu: Nhờ có thực hành thiền tập, người Phật tử đã nhận ra trạng thái tĩnh lặng , sáng rỡ hiện tiền của tâm mình.  Có lẽ đúng là Niết Bàn, Phật Tánh nằm sẵn ngay tâm rồi! Chỉ có điều, do chưa thực hành thuần thục, đều đặn, cho nên trạng thái tâm tĩnh lặng này không duy trì được lâu.
Được Trâu: càng chú tâm quan sát tâm của mình kỹ hơn, ta càng nhận ra bản chất của tâm là xao động. Tâm người luôn hướng về quá khứ, tương lai, luôn bị chi phối bởi những cảm xúc, vui buồn, ghét thương. Nhưng cũng nhờ quan sát được tâm, ta nhận ra khi những xao động trong tâm lắng xuống, ta thấy được sự tĩnh lặng bao la là cái nền cho mọi dòng suy nghĩ. Giống như hàng tỉ thiên hà dù to lớn đến đâu cũng vận hành trong khoảng không vũ trụ bao la.
Chăn Trâu: Nếu như người chăn trâu dùng roi vọt để thuần hóa con trâu, không để cho trâu đi ăn lúa của người, thì người tu tâm cũng có cách để làm cho tâm mình bớt xao động. Một trong những phương pháp điều tâm là thực hành Chánh Niệm trong giây phút hiện tại. Hãy tập chú tâm, làm người quan sát mà không phán xét mọi sự việc diễn ra trong tâm mình. Dễ nhất là tập theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra một cách tự nhiên. Hơi thở thì ai cũng có, và hơi thở diễn ra ngay trong giây phút hiện tại, cho nên chú tâm quan sát hơi thở là dễ thực hành. Sau khi đã chú tâm vào hơi thở, ta có thể thực hành quan sát những cảm thọ vui, buồn, ghét, thương… diễn ra trong tâm. Điều quan trọng là khi chúng xuất hiện, hãy đơn giản nhận diện chúng mà không cần phán xét, hay bị cuốn vào những ý nghĩ khởi lên từ những cảm thọ này. Sau khi đã quen với việc quan sát cảm thọ, ta bắt đầu tập quan sát những dòng suy nghĩ liên tục khởi lên trong tâm thức. Ta là người quan sát chúng, mà không đồng hóa vào chúng. Đây là một việc khó, nhưng nếu thực hành chuyên cần thì sẽ làm được. Lúc mới thực tập, ta sẽ thấy thường xuyên bị cuốn hút vào những  suy nghĩ sinh khởi lúc nào mà không hay. Không sao cả! Khi nhận ra điều này, hãy bắt đầu chú tâm trở lại vào hơi thở. Sẽ đến lúc ta có thể làm người quan sát một cách dễ dàng hơn, và tâm dễ lắng đọng hơn.
Cỡi trâu về nhà:  Khi đã thực hành chuyên cần, việc giữ cho tâm ở trạng thái tĩnh lặng, sáng tỏ, an trú trong giây phút hiện tại không còn khó khăn nữa. Giống như chú mục đồng cỡi trâu về nhà, ngồi trên lưng trâu thổi sáo thanh bình mà không cần dùng đến roi vọt. Người tu đến giai đoạn này thư thái, thong dong trong mọi hành động một cách tự nhiên.
Quên Trâu Còn Người: Trong giai đoạn đầu điều phục tâm, ta tập làm người “đứng bên ngoài” quan sát tâm, không bị đồng hóa vào những dòng suy nghĩ liên tục của tâm. Khi tâm đã thực sự thuần hóa, thì  không còn cần có ta quan sát nữa mà tâm vẫn giữ được trạng thái tĩnh lặng.  Lúc đó, trong ta chỉ còn một cái tâm an nhiên tự tại duy nhất.
Trâu Người Đều Quên: Hình ảnh một vòng tròn không tượng trưng cho trạng thái tâm tĩnh lặng mà mọi những người thực hành thiền đều hướng tới, với nhiều tên gọi khác nhau: Chân Tâm,  Tâm Phật Bất Động, Tâm Không Sinh Không Diệt, Tâm Niết Bàn... Đến giai đoạn này, cũng cái tâm xao động ngày xưa nay đã trở thành Phật Tâm.
Trở Về Nguồn Cội: Khi Chân Tâm hiện hữu, người tu cũng nhận thấy rằng Phật Tâm chưa hề nằm bên ngoài cái tâm bình thường  của mình trước đây. Giống như một người đi tìm vật báu ở xa xôi nay thấy nó tại ngôi nhà cũ của mình. Phật tại Tâm là như vậy đó.
Thõng Tay Vào Chợ: Cho dù đã đạt được trạng thái Tâm Niết Bàn, người thấy được Đạo vẫn không thoát ly khỏi đời sống thường nhật đầy dẫy những vui, buồn, ghét, thương. Người tu theo hạnh Bồ Tát vẫn bình thản quay lại với cuộc đời, đem lại bình an, hạnh phúc cho người khác, mà không sợ mất đi sự an tĩnh của tâm mình. 
Khi tóm tắt về 10 Bức Tranh Chăn Trâu như trên không có nghĩa là tôi đã trải qua được tất cả giai đoạn này. Thú thật là tôi chỉ mới đi lưng chừng giữa đường. Còn lại là niềm tin vững chắc vào lời hướng dẫn của Thầy, cũng như theo kinh sách. Tuy nhiên, tôi cũng xin chia sẻ một vài trải nghiệm của chính mình trong khi thực hành tu tâm:
Để bắt đầu, phải có được niềm tin vững chắc rằng “Phật ở tại Tâm”. Nhiều giai thoại thiền đã chỉ ra rằng nhiều thiền sinh vẫn không dám nhận là Phật ở trong tâm mình. Đa phần Phật tử đặt niềm tin vào những vị Phật ở bên ngoài để có được sự bình an: Phật Thích Ca, Phật A Di Đà, Phật Di Lặc… Nếu không có được niềm tin vào năng lực tâm của chính mình, sẽ khó mà bỏ thì giờ để ngồi thiền mỗi sáng, thực hành Chánh Niệm hằng ngày. 
Vì con đường thiền tập tìm Phật trong Tâm đòi hỏi nhiều nỗ lực cá nhân, cho nên đó là một con đường khá cô độc. Trong những nhóm bạn đạo mà tôi quen biết, số người tu Tịnh Độ chuyên tụng kinh, niệm Phật vẫn nhiều hơn số người thực hành thiền tập. Hãy nhìn vào 10 Bức Tranh Chăn Trâu mà xem: chỉ có mỗi chú mục đồng và con trâu. Khi chăn trâu chẳng thấy có bạn phụ giúp, hay thầy chỉ bảo. Tất cả phải tự mình làm thôi! Những người tu thiền cũng thế. Tâm mình chỉ có mình biết rõ, cho nên phải tự theo dõi và rèn luyện tâm. Thầy hướng dẫn chỉ có thể cho lời khuyên hữu ích nếu ta đã thấy được những diễn biến trong tâm mình do thực hành, có thắc mắc cụ thể.
Có một cách để tạo thêm hứng khởi cho tiến trình tu tâm: hãy đặt cho mình những mục tiêu, thành quả dễ đạt trước. Thí dụ như thực hành Chánh Niệm để có được sự tập trung cao trong công việc, để có một sức khỏe tâm linh vững vàng, để có thể làm chủ được cảm xúc… Những lợi ích do thực tập Chánh Niệm đem lại cho đời sống thường nhật rất nhiều, nên đang được áp dụng ngày càng rộng trong xã hội Mỹ.
Tu tâm là một tiến trình. Không nên thất vọng khi thấy tâm mình xao động khi thiền tập. Và cũng không nên cố “đi tắt”, mới bắt đầu thực hành mà muốn “cưỡi trâu về nhà”, hay muốn thấy ngay vòng tròn không. Hãy bắt đầu thực tập, đừng quá mong cầu. Tâm bình an dần dần sẽ hiển lộ.
Một người tâm xao động, đầy cảm xúc như tôi mà cũng đã bắt đầu, và cũng đã đi đến đâu đó giữa đoạn đường của 10 Bức Tranh Chăn Trâu. Chừng nào thì bạn sẽ bắt đầu? Mời bạn bắt đầu bước đi trên con đường mới, với nhiều niềm hạnh phúc mới lạ đang chờ bạn…
Mời bạn nghe 10 Bài Thiền Ca Chăn Trâu, được sáng tác bởi một người đã từng có được hạnh phúc vì đi trên con đường này:



Tâm Nhuận Phúc
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.093 giây.