logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/09/2020 lúc 02:01:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nhà văn Nguyễn Thanh Việt. Viet Thanh Nguyen

Giải Pulitzer là giải thưởng hàng năm của Đại Học Columbia trao cho những tác phẩm được xem là có giá trị nhất trong lãnh vực báo chí, văn học.
Hội đồng giám khảo giải Pulitzer hôm 8/9/2020 cho biết, đã chọn Nhà văn Nguyễn Thanh Việt vào hội đồng. Như vậy, Nha văn Nguyễn Thanh Việt, là người Mỹ gốc Châu Á đầu tiên trong hội đồng. Năm 2016, ông đã nhận giải Pulitzer cho tiểu thuyết đầu tlafay, The Sympathizer, dịch tiếng Việt là Cảm tình viên. Ông hiện giảng dạy tại Đại học USC ở Nam California.
Giang Nguyễn đã có cuộc trò chuyện với Giáo sư Việt.

Giang Nguyễn: Trước hết, xin chúc mừng Gs. Việt đã được bầu vào hội đồng giám khảo giải thưởng Pulitzer. Gs Việt biết được tin tức như thế nào, nó có là một bất ngờ đối với ông?
Nguyễn Thanh Việt: Không, họ đã yêu cầu tôi phục vụ trong hội đồng này vài năm nay, nhưng tôi đã quá bận rộn vì như tôi đã nói với họ, tôi đang cố gắng hoàn thành cuốn tiểu thuyết tiếp theo của mình. Khi tôi hoàn thành, tôi cảm thấy mình đã không còn bao biện được nữa và tôi phải chấp nhận. Đó không phải là một bất ngờ, nhưng vẫn là một vinh dự khi được nhận vị trí này.
Giang Nguyễn: Tôi hiểu Gs Việt là người Mỹ gốc Châu Á và là người Mỹ gốc Việt đầu tiên trong hội đồng. Điều này có ý nghĩa gì đối với Giáo sư nói riêng?
Nguyễn Thanh Việt: Tôi đã giành được giải thưởng Pulitzer. Chính điều đó đã tạo nên sự khác biệt lớn về danh tiếng của một tác giả và doanh số bán sách. v.v. Rõ ràng giải Pulitzer được đánh giá cao tại Mỹ, và cả ở ngoài nước Mỹ. Giải thưởng này nặng cân về giá tri văn hóa. Tôi biết điều này vì sau khi tiểu thuyết Cảm Tình Viên giành được giải thưởng Pulitzer, đột nhiên rất nhiều người liên lạc với tôi, những người chưa từng đọc cuốn sách, và có thể sẽ không bao giờ đọc cuốn sách, nhưng rất tự hào khi có một người Việt Nam đoạt giải. Tôi đã được nghe từ rất nhiều người ở Việt Nam cũng như người Việt ở hải ngoại.
Vì vậy, mặc dù họ có thể không đọc được tiếng Anh, dù họ có thể không ở Hoa Kỳ, họ biết về danh tiếng của giải thưởng. Điều đó thực sự quan trọng. Và việc trở thành người Mỹ gốc Việt đầu tiên và người Mỹ gốc Á đầu tiên trong hội đồng chấm giải cũng rất quan trọng. Bởi vì chúng ta đều biết rằng các giải thưởng thường không chỉ được trao trong một môi trường trung lập mà trong một môi trường, nơi đó các người giám khảo và những thành kiến ​​của họ, nguồn gốc của họ, quan điểm của họ sẽ định hình quyết định của họ. Vì vậy, nếu chúng ta muốn có giải thưởng ghi nhận những tiếng nói đa dạng và những trải nghiệm đa dạng, chúng ta cần những ban giám khảo giải thưởng và hội đồng giải thưởng cũng đa dạng. Thật đáng buồn khi hội đồng giám khảo giải Pulitzer không có một thành viên người Mỹ gốc Á nào trước tôi. Tôi không nghĩ mình xứng đáng với vinh dự đó, nhưng tôi rất vui để nhận vai trò đó nhằm mang lại thêm sự chú ý đến nhu cầu cần thiết của sự đa dạng trong các hội đồng và các ban giám khảo.
Giang Nguyễn: Nhắc đến điều này, thời gian qua có rất nhiều thảo luận về nhu cầu đa dạng hóa trong truyền thông và trong những mẫu chuyện được kể hoặc không được kể. Vậy Giáo sư nhận xét thể nào về vai trò của mình trong hội đồng, trong bối cảnh cần mang lại nhiều tiếng nói đa dạng hơn cho nhiều độc giả hơn không?
Nguyễn Thanh Việt: Hội đồng Pulitzer đưa ra quyết định cuối cùng về các khuyến nghị mà các ban giám khảo đề xuất cho họ. Vì vậy, tôi nghĩ nơi can thiệp hoặc cuộc trò chuyện đầu tiên phải là ai sẽ có mặt trong các ban giám khảo giải thưởng, cả về giới tính, các nguồn gốc khác nhau, v.v. Và sau đó sẽ đến cuộc thảo luận về cuốn sách hoặc bài báo hoặc bộ truyện nào sẽ nhận được giải thưởng, đó là lúc hội đồng giám khảo quyết định dựa trên các đề xuất này. Và ở đó, tôi nghĩ rằng, có những tiếng nói có thể giải thích được vì sao phải nhận thức được các loại câu chuyện khác nhau, các loại kinh nghiệm khác nhau, là điều quan trọng.
Và tôi nghĩ đó, một phần, là vai trò mà tôi sẽ mang đến cho hội đồng giám khảo. Nhưng cũng có những thành viên hội đồng khác, xuất thân từ những hoàn cảnh đa dạng, và tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều nhận thức được nghĩa vụ này, là nhắc nhở nhau và cho chính bản thân là thế giới này đầy những con người khác nhau với những trải nghiệm khác nhau. Điều đó cần được phản ảnh và thể hiện trong truyền thông báo chí, kể cả trong nghệ thuật.
Giang Nguyễn: Bây giờ đã là năm 2020 nhưng chúng ta, những người da màu hoặc những người có những trải nghiệm khác với xu hướng chính thống, vẫn phải phấn đấu để giải thích hay “thông dịch” những câu chuyện của mình cho các biên tập viên chính thống hoặc những người không hiểu nó. Gs Việt có lời khuyên gì cho những nhà văn da màu hoặc những nhà văn với những hoàn cảnh khác dòng chính? Giáo sư nói với họ những gì?
Nguyễn Thanh Việt: Có nhiều thay đổi từ khi tôi là một nhà văn đầy khát vọng và là một người trẻ tuổi. Mọi thứ tốt hơn một chút, chúng tôi có nhiều hình mẫu hơn, chúng tôi có nhiều tác giả xuất bản hơn với các nguồn gốc khác nhau. Nhưng tôi vẫn nghe những câu chuyện các bạn gặp phải: nào là những rào cản, người gác cổng, và sự thiếu hiểu biết từ các biên tập viên, nhà xuất bản, đại lý, nhà phê bình, v.v... về những câu chuyện độc đáo mà những nhà văn này muốn kể. Vẫn còn nhiều vấn đề nghiêm trọng. Bạn hãy lấy cảm hứng là đã có những người từ cộng đồng của bạn đã xuất bản, hoặc từ các cộng đồng khác, mà bạn có thể cảm thông. Cá nhân tôi chẳng hạn, tôi đã lấy nguồn cảm hứng lớn từ các nhà văn người Mỹ gốc Phi và tôi nghĩ về sự cam kết lâu nay của nền văn học Mỹ gốc Phi, trong việc kể những câu chuyện của người da đen.
Vì vậy, khi các mô hình đã có, cánh cửa đã được mở. Đã có nhiều người phải phấn đấu trước đây, và bạn không đơn độc trong việc này. Bạn có thể tiếp cận và tìm kiếm các cộng đồng văn học đó, giống hệt như bạn hoặc gần giống như bạn để hình thành một sự đoàn kết, để hỗ trợ cho bạn, và cho bạn biết rằng bạn không điên khi muốn kể câu chuyện của bạn. Và thật sự bạn không điên, khi bạn kể về trải nghiệm độc đáo của bạn!
Vấn đề không phải ở bạn. Đúng là bạn sẽ phải trở thành nghệ sĩ hoặc nhà văn giỏi nhất có thể. Nhưng đôi khi vấn đề là ở những người khác. Khi họ gặp một câu chuyện, cho dù được viết hay đến mấy đi nữa, khi nó xuất phát từ trải nghiệm mà họ chưa từng nghe trước đây, họ có thể quay lại với một số định kiến ​​cơ bản của con người và sự thiếu hiểu biết. Và thật không may, tất cả chúng ta đều gặp phải điều đó. Đối với mỗi một người, một công đồng có được bước đột phá, nó cũng sẽ giúp những người khác đột phá.
Giang Nguyễn: Tôi muốn hỏi về cuốn tiểu thuyết đầu tay, Cảm tình viên, của Giáo sư. Nó đã được đón nhận ở Việt Nam như thế nào?
Nguyễn Thanh Việt: Khi tôi bắt đầu viết cuốn Cảm tình viên, tôi biết tôi sẽ làm tổn thương rất nhiều người. Đó là điều tôi cân nhắc trước. Bởi vì nội dung của tiểu thuyết rất nhạy cảm đối với nhiều cộng đồng, cộng đồng người Mỹ, người Việt, người Mỹ gốc Việt. Cái mà tôi muốn là viết một tiểu thuyết không đứng về một bên và nói, bên này đúng, bên kia sai. Lý do vì sao cuộc chiến này là một thảm kịch là vì rất nhiều người đã cam kết làm điều chính nghĩa. Nhưng nếu chính nghĩa của bạn hoàn toàn trái ngược với chính nghĩa của người khác, thì bạn sẽ giải quyết như thế nào? Và thực tế của vấn đề là nó không thể giải quyết được, ngoại trừ bằng chiến tranh.
Và đối với chúng tôi, những người Việt Nam thuộc bất kỳ phía nào, tôi nghĩ rằng chúng tôi cảm thấy điều này một cách rất mật thiết. Nhiều lúc, chính gia đình của chúng ta bị phân chia, và hiển nhiên, đất nước bị chia cắt. Sự chia rẽ này vẫn còn tồn tại đối với rất nhiều người ở cả Việt Nam và hải ngoại. Vì vậy hy vọng của tôi là tôi sẽ không viết một cuốn tiểu thuyết chỉ đơn giản cho rằng quan điểm của người Mỹ gốc Việt đúng và người Cộng sản sai, hoặc ngược lại. Tôi muốn viết một cuốn tiểu thuyết cho người Việt Nam, nhưng là một tiểu thuyết nói lên sự thật theo quan điểm của tôi, ngay cả khi sự thật đó thật làm đau lòng. Và điều đó đã xảy ra. Rất nhiều người Mỹ gốc Việt đã từ chối đọc cuốn sách này vì nó được viết dưới góc nhìn của một điệp viên Cộng sản, mặc dù anh ta là một điệp viên bất nhất.
Ở Việt Nam thì tiểu thuyết này đã phải đi chặng đường rất khó khăn để dịch và xuất bản, bởi vì có rất nhiều phần trong đó chỉ trích chủ nghĩa cộng sản, Đảng Cộng Sản, và chính sách sau chiến tranh. Đó là ý nghĩa của việc nói sự thật. Bạn sẽ làm tổn thương mọi người từ mọi phía.
Tôi nghĩ rằng đối với những người Việt xuất xứ đã đọc cuốn sách, phần lớn, ít nhất là những người đã liên hệ với tôi, đều nói rằng họ hoan nghênh những gì cuốn sách nói lên. Bởi vì cuốn sách là sự tái hiện lịch sử này từ một góc nhìn của người Việt Nam, bất chấp những ý thức hệ mà chính quyền Việt Nam và cộng đồng hải ngoại đã cố gắng áp đặt. Tôi nghĩ rằng những câu chuyện đã được kể ở Việt Nam, bởi những người chiến thắng và những câu chuyện được kể ở hải ngoại bởi những người chiến bại, tất cả đều quan trọng. Nhưng họ có một điểm chung là từ chối lắng nghe phía đối phương.
Tiểu thuyết này cố gắng lắng nghe và nói về cả hai phía và những độc giả đã liên hệ với tôi đều chia sẻ họ rất xúc động vì điều đó. Một điều nữa cũng gây xúc động cho tôi là gặp gỡ những độc đã trải nghiệm qua thời đại này. Một số người đã liên lạc với tôi và nói rằng, bạn đã nắm được đúng chi tiết, như về Ngày Sài Gòn sụp đổ. Vì vậy tôi nghĩ rằng nếu độc giả sẵn sàng tiếp cận nó với một tâm hồn cởi mở và gạt bỏ một số giả định về ý thức hệ và định kiến, thì họ sẽ thấu hiểu được tiểu thuyết này.
Nào, ở Việt Nam, thì phản ứng dĩ nhiên là rất phức tạp, vì vấn đề chính trị, nhà nước và đảng. Chúng tôi đang trong giai đoạn cuối cùng để nó được chấp thuận xuất bản tại Việt Nam.
UserPostedImage
Tiểu thuyết Cảm tình viên của nhà văn Nguyễn Thanh Việt đoạt giải thưởng Pulitzer vào năm 2016. Viet Thanh Nguyen

Giang Nguyễn: Vậy Gíao sư đã hài lòng với bản dịch…?

Nguyễn Thanh Việt: Quá trình dịch thuật đã tốn nhiều năm. Rất nhiều năm. Vấn đề là một cuốn sách xuất bản ở Việt Nam không như một cuốn sách xuất bản ở Mỹ hay ở Pháp. Cần phải có nhiều lớp phê duyệt và việc cố gắng đưa cuốn sách đến đúng tay người có quyền phê duyệt và chịu phê duyệt nó, là một thử thách. Tôi chỉ muốn nói như vậy thôi trong giờ phút này. Chúng tôi có bản dịch, chúng tôi có bìa, chúng tôi cần sự phê duyệt cuối cùng. Mong rằng điều này sẽ sớm xảy ra.
Giang Nguyễn: Giáo sư có phải thỏa hiệp hay có chịu sự kiểm duyệt nào đó không?
Nguyễn Thanh Việt: Khi tôi viết cuốn tiểu thuyết này, tôi đã nghĩ rằng nó sẽ không bao giờ được xuất bản bằng tiếng Việt ở Việt Nam, vì bạn sẽ phải cắt bỏ toàn bộ phần cuối của cuốn sách với bối cảnh ở Việt Nam và những vấn đề rất nhạy cảm. Vì vậy, tôi đã rất ngạc nhiên khi trong vòng chỉnh sửa mới nhất, những đoạn họ đề nghị cắt không phải là toàn bộ một chương nào.
Chẳng hạn, tập truyện ngắn Người tị nạn của tôi, đã được xuất bản ở Việt Nam thành hai phiên bản. Một phiên bản dành cho thị trường nội địa Việt Nam và một dành cho thị trường nước ngoài. Phiên bản trong nước đã loại bỏ toàn bộ một chương ra khỏi tuyển tập. Tôi nghĩ tôi có thể chấp nhận được điều này vì bộ sưu tập có thể tồn tại khi thiếu một câu chuyện, một chương. Và tôi vẫn có thể có ấn bản dành cho hải ngoại không bị kiểm duyệt.
Với Cảm tình viên, đã có đề xuất cắt giảm, không cắt cả chương, nhưng một vài cụm từ và một vài dòng, một đoạn văn. Tôi đã cân nhắc rất kỹ. Và tôi nghĩ rằng, những đoạn đã được cắt bỏ, có thể nói là vài trăm chữ, đã được nói lên ở trong các phần khác của cuốn sách. Đơn giản là có một từ hoặc cụm từ không được chấp nhận. Rõ ràng là có một lằn ranh đỏ mà bạn không thể vượt qua. Vì vậy, tôi hài lòng với điều này, rằng cuốn sách nếu được xuất bản theo phiên bản mà tôi đã thấy, người đọc sẽ nhận được 99,9% của cuốn sách, nói về số từ. Về nội dung và những điểm chính mà cuốn sách đưa ra, thì họ sẽ nhận được hoàn toàn.
Giang Nguyễn: Chúng tôi đã nói về ngày xuất bản của bản dịch tiếng Việt của cuốn Cảm tình viên. Gs Việt có những dự án gì kế tiếp? Được biết là Giáo sư đang hoàn thiện tiểu thuyết tiếp theo. Giáo sư có thể cho biết thêm?
Nguyễn Thanh Việt: Tiểu thuyết đã hoàn thành và sẵn sàng để tung ra. Nó được gọi là The Committed. Dự tính ban đầu là sẽ ra mắt vào tháng 10, nhưng vì Covid, thời hạn xuất bản đã bị lùi sang tháng 3. Về cơ bản, trong phần kết thúc của The Sympathizer, nhân vật cảm tình viên vẫn sống. Khi nói như vậy, chắc hẳn tôi không “bật mí” điều gì mới ở đây. Anh ta trở thành cái mà chúng ta gọi là Thuyền nhân. Anh ta lại bỏ trốn khỏi đất nước, và anh ta đi đâu? Chúng ta không biết.
Tôi không có ý định viết phần tiếp theo, đó không phải là kế hoạch từ ban đầu. Nhưng khi tôi viết xong Cảm tình viên, tôi nghĩ rằng câu chuyện của nhân vật này chưa hết. Vẫn còn nhiều điều để nói về anh ấy, vẫn còn nhiều điều để nói về nền chính trị và lịch sử mà anh ấy tham gia. Và tôi không muốn anh ấy trở về Hoa Kỳ, anh ấy đã đến đó rồi. Vì vậy, cuốn tiếp theo đưa anh đến Paris của năm 1982, và đề cập đến một di sản thuộc địa khác của người Việt chúng ta, mà người Pháp đã để lại ở Việt Nam. Thêm vào đó, có cộng đồng người Việt Nam rất lớn và sôi động ở Paris.
Tôi muốn đặt bối cảnh cuốn sách ở đây để điều tra về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc của Pháp, chủ nghĩa thực dân Pháp. Nhưng cũng có một nền văn hóa rất khác ở đây mà người Pháp gốc Việt đã xây dựng. Rất khác so với những gì chúng ta thấy ở Hoa Kỳ, khác biệt trong chính trị, khác biệt về ý tưởng. Tôi thấy điều này tuyệt vời. Với The Sympathizer, tôi đã thành công trong việc làm tổn thương rất nhiều người Mỹ, và bây giờ trong The Committed, tôi đang cố gắng làm tổn thương người Pháp, bằng cách nói những gì tôi cho là sự thật về chủng tộc, chủ nghĩa thực dân và nước Pháp. Những di sản vẫn tồn tại cho đến ngày nay ở nước Pháp, bất kể bao nhiêu người Pháp muốn từ chối nó.
Giang Nguyễn: Tôi rất mong được đọc nó và tôi mong được nghe thêm những tin vui từ Giáo sư. Tôi nghĩ mọi người đang đặt rất nhiều hy vọng và nhận được rất nhiều cảm hứng từ Giáo sư. Tôi nghĩ đây là việc làm rất quan trọng. Cảm ơn Giáo sư Việt.
Nguyễn Thanh Việt: Cảm ơn Giang, rất vui được nói chuyện với bạn.

Theo RFA
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.106 giây.