logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 09/08/2013 lúc 05:57:18(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Việt Nam phong tục là một bộ biên khảo khá đầy đủ về phong tục cũ của đất nước ta được Phán Kế Bính viết cách đây một thế kỷ và xuất bản vào năm 1918. Tác phẩm được chia làm ba phần: phong tục liên quan đến gia tộc (17 tiết mục), phong tục gắn liền với làng xóm (hương đảng) (34 tiết mục) và phong tục tiêu biểu cho xã hội (47 mục).

Việt Nam phong tục được kể là tác phẩm biên khảo đầu tiên về loại này do một nhà Nho viết ra. Trong hoàn cảnh thiếu thốn về tài liệu (ngoài tài liệu bằng Hán văn, những tác phẩm cũ xuất xứ từ Trung hoa đã nhập vào Việt Nam lâu đời ra không còn nguồn tham khảo nào khác) và bản thân tác giả (sinh 1875) chưa có tinh thần phân tích rạch ròi khi biên khảo (như thế hệ kế tiếp tinh thông cả hai nền học Âu Á với Phạm Quỳnh -sinh 1892, và Trần Trọng Kim -sinh 1883), nên trong phần phong tục xã hội (phần tôn giáo) khó tránh có khi phiến diện và bị chỉ trích là sai lầm. Tuy nhiên, nhìn chung:

- Tác phẩm là nguồn tài liệu phong phú cung cấp cho độc giả, nhất là giới trẻ, nhiều kiến thức quý báu để tìm hiểu về văn hóa dân tộc, từ tục lệ trong gia đình tới thói quen ngoài xã hội, kể cả thuần phong mỹ tục lẫn hủ tục.

- Tác phẩm được xây dựng trên kinh nghiệm của một kẻ sĩ bác học, đa tài và một nhà báo nhiều năm dấn thân trên đường ngôn luận như tác giả biện bạch trong lời tựa: “Dưới này tôi phân ra từng chương, từng điều, theo thứ tự, từ trong gia tộc đến hương đảng, rồi ra đến xã hội mà kể lần lần từng điều. Điều nào có sự tích gì cũng xin kể cả. Nhưng đây là tôi hãy cứ những sự mắt trông thấy, tai nghe tiếng mà đem cái thiên kiến bày tỏ ra, không dám chắc là đã cai quát hết”.

- Quan điểm của tác giả tỏ ra tiến bộ khi đề cập tới tục lệ cũ và ý hướng muốn dần dần canh tân hủ tục đồng thời duy trì phần mỹ tục quốc túy của dân tộc: “Cái phong tục truyền đã lâu, không dễ mà mai một đổi ngay được. Muốn đổi thì phải lựa dần dần, trước hết phải xét điều gì quá tệ mà bỏ bớt đi, rồi lâu lâu mới đem cái tục hay mà bổ hết cho các tục dở. Còn tục mà là quốc túy của ta thì ta cứ giữ lấy”.

Sau đây là một đề tài có tên là Tứ thời tiết lập rút trong Việt Nam phong tục (phần phong tục trong gia tộc) giúp chúng ta hiểu rõ ý nghĩa các lễ tiết theo tục lệ cũ của ta và cũng thấy được sự uyên bác của tác giả cũng như lối hành văn sáng sủa của ông trong việc giới thiệu tục cũ:

Tết nguyên đán - Mồng một đầu năm là Tết Nguyên Đán. Tết này ăn to hơn cả tết trong một năm.

Trước nửa tháng Tết, nhà nào nhà ấy đã rộn rịp sắm Tết, nào người mua tranh mua pháo, nào người mua vàng hương mã mùng, đường mứt bánh trái v.v...

Các thầy đồ nhà quê ra chợ viết câu đối bán. Các người đi buôn bán hoặc đi làm ăn xa xôi, đâu cũng nghỉ việc để về nhà ăn tết.

Cách Tết một vài hôm, ai nấy dọn dẹp nhà cửa, lau rửa đồ thờ đồ phượng. Câu đối đỏ dán cửa, dán cột sáng choang, treo tranh treo liễn đàng hoàng lịch sự.

Nhiều nhà trước cửa có dán tranh quan tướng, hoặc dán bốn chữ Thần trà Uất Lũy. Điển này do ở Phong tục thông có nói rằng: ở dưới gốc cây đào lớn núi Độ Sóc có hai ông thần, gọi là Thần trà Uất Lũy, cai quản đàn quỷ. Hễ quỷ nào làm hại nhân dân thì thần ấy giết mà ăn thịt. Ta dùng bốn chữ ấy, có ý để cho quỷ sợ mà không dám vào cửa.

Lại có nhiều nơi chặt tre dựng cây nêu, kết ba cái lạt ra, buộc một bó vàng. Hoặc lấy cành đa lá dừa cài ngoài cửa ngõ. Hoặc là rắc vôi bột trong sân ngoài ngõ, vẽ bàn cờ cái cung, cái nỏ v.v... cũng là có ý trừ quỷ, kẻo sợ năm mới quỷ vào quấy nhà mình.

Nửa đêm hôm ba mươi rạng ngày mồng một, ở thành phố nhà nào cũng bày hương án ra giữa sân để cúng giao thừa. Ở thôn quê thì các xóm tế giao thừa tại nơi điểm sở, trống đánh, pháo đốt ầm ầm. Tục ta tin rằng mỗi năm có một ông Hành Khiển, coi việc nhân gian: hết năm thì thần nọ bàn giao công việc cho thần kia, cho nên cúng tế để tiễn đưa ông cũ mà đón ông mới.

Sáng mồng một Tết thì làm cỗ cúng Gia Tiên, và cúng cả Thổ Công, Táo Quân, Nghệ Sư v.v... cỗ bàn to nhỏ thế nào cũng được, nhưng làm sao cũng phải có bánh chưng, cá kho, giò, chả, dưa hành, thịt bò mới ra cỗ ngày Tết. Có nhà dựng hai cây mía cạnh bàn thờ để làm gậy cho ông vải.

Hôm ấy ăn nói phải giữ gìn, sợ nói bậy thì giông đi cả năm. Nhiều nhà nhờ một người phúc hậu dễ tính, sáng sớm đến xông đất, để cho cả năm được bán đắt buôn may.

Quét tước trong nhà phải kiêng không dám hốt rác đổ đi, chỉ vun vào một xó, đợi ba hôm động thổ rồi mới đem đổ. Tục này do ở trong “Sưu thần ký” có chuyện người lái buôn tên là Âu Minh đi qua hồ Thanh Thảo. Thủy thần cho một con hầu tên là Như Nguyệt, đem về nhà được vài năm thì giàu to. Đến sau, một hôm nhân ngày mồng một Tết, đánh nó, nó chui vào đống rác mà biến mất, từ đấy nhà chàng kia lại nghèo đi. Bởi thế ta theo tục Tàu, kiêng không dám hốt rác.

Cúng gia tiên xong thì con cháu ra mừng tuổi ông bà cha mẹ, lạy hai lạy. Ông bà cha mẹ mừng cho con cháu mỗi đứa một vài xu hoặc một vài hào, gọi là tiền mừng tuổi.

Anh em, họ hàng, người quen thuộc, đến lẫn nhà nhau lạy gia tiên, chúc mừng cho nhau những câu: thăng quan, tiến tước, sinh năm đẻ bảy, vạn sự như ý, buôn bán phát tài v.v...

Trong khi anh em đến chơi với nhau, uống chơi chén rượu sen, rượu cúc, hoặc chén nước chè tàu, chè sen, hút điếu thuốc lào, hoặc uống rượu sâm banh, rượu sạc tời, rượu mùi, nhằn vài ba hạt dưa, ăn vài miếng mứt.

Thành phố Hà Nội, chỗ ngồi chơi thế nào cũng để một vài củ thủy tiên, một vài chậu cúc hay là vài chậu cam quất.

Anh em bạn thăm nhau, mỗi người đưa một cánh danh thiếp đỏ, đề mấy chữ tên. Mấy năm nay thì nhiều người dùng cạt-vi-dích (carte visite). Trước kia đi lại lễ bái phiền lắm, nay nghe đã dần dần bỏ rồi.

Có nhà ăn Tết một hôm, có nhà ăn Tết ba hôm, có nhà ăn đến bảy hôm, nhưng phần nhiều là ăn Tết ba hôm.

Các nhà con thứ, cha mẹ còn thì đem biếu thức nọ thức kia. Cha mẹ mất rồi thì hôm mồng hai Tết, phải làm cỗ đem đến nhà con trưởng cúng cha mẹ. Người nghèo thì đem trầu cau vàng hương đến lễ cũng được.

Ngày mồng ba cũng như ngày mồng hai.

Đến ngày mồng bốn thì hóa vàng. Ngày ấy xấu hay là chạm phải tuổi chủ nhà thì hóa trước sau một ngày cũng được, có nhà để đến mồng bảy mới hóa vàng; gọi là ngày cúng tiễn ông vải. Hôm ấy con cháu họp đông đủ mà ăn uống vui vầy với nhau.

Trong mấy hôm Tết, ngày nào cũng đốt pháo. Điển đốt pháo do ở “Kinh sở tuế thời kỳ” có nói rằng: Sơn tiêu (ma núi) phạm vào người thì người sinh đau ốm, nó chỉ sợ tiếng pháo, hễ đốt pháo thì nó không dám đến. Nhưng tục ta thì cho tiếng pháo là tiếng vui mừng chớ không có ý để trừ quỷ.

Đến ngày mồng bảy hạ cây nêu, gọi là ngày khai hạ và gọi là nhàn nhật.

Từ ngày mồng hai Tết trở đi, người thì chọn ngày xuất hành, người thì hái cành hoa về cài vào cửa, gọi là đi hái lộc. Người làm quan thì chọn ngày khai ấn, học trò thì chọn ngày khai bút, nhà buôn bán thì chọn ngày mở cửa hàng, nhà quê thì chọn ngày làm lễ động thổ. Trăm công nghìn việc lại bắt đầu từ đó.

Suốt một tháng giêng, già trẻ trai gái, kẻ chợ nhà quê, quần điều áo thâm, kẻ thì lễ bái chùa này miếu nọ, người thì du ngoạn cảnh nọ cảnh kia, chỗ thì thi hoa thủy tiên, chỗ thì thi hoa đăng, chỗ thì hội hè hát xướng. Các người nhàn, năm ba người tụ lại đánh bài đánh bạc. Ngoài ngã ba ngã bảy, đám thì quay đất, đám thì lúc lắc thò lò, tổng chi gọi là cách thưởng xuân.

Tết Hàn Thực - Ngày mồng ba tháng ba là Tết Hàn thực. Hàn thực nghĩa là ăn đồ lạnh. Điển này nguyên ở Tàu: về đời Xuân Thu, vua Văn Công nhà Tấn, còn khi long đong trốn nạn, nay trú nước Tề, mai ngụ nước Sở. Bấy giờ có một người hiền sĩ tên là Giới Tử Thôi, theo vua giúp đỡ mưu kế. Có một hôm, vua đi đường thiếu lương đói quá, bọn đầy tớ không thể kiếm lương vào đâu được, Giới Tử Thôi phải cắt thịt đùi mình ra, nấu nướng ngon lành, dâng lên vua xơi, vua ăn xong hỏi ra mới biết, đem lòng cám cảnh vô cùng. Theo trong mười chín năm giời, trải nếm bao nhiêu gian truân nguy hiểm. Đến lúc Văn Công lại được trở về làm vua nước Tấn, phong thưởng cho những người có công trong khi tòng vong, nhỡ quên mất công của Giới Tử Thôi. Giới Tử Thôi cũng không oán giận gì, nghĩ mình làm được việc gì, cũng là cái nghĩa vụ của mình, chớ không có công lao gì đáng nói. Vì vậy về nhà đem mẹ vào ở ẩn núi Điền Sơn. Sau vua nhớ ra, sai người vào núi tìm không được. Vua sai đốt rừng ấy cho ông phải ra. Nhưng ông cũng không chịu ra, đành hai mẹ con chịu chết cháy. Vua thương xót, lập miếu thờ trên núi và phong cả khu rừng đó làm tự điền.

Hôm ông ấy chết là ngày mồng 5 tháng 3. Người xứ đó thương ông ấy, cứ mỗi năm đến ngày ấy thì cấm đốt lửa ba ngày mà bắt đầu từ hôm mồng ba, chỉ ăn đồ lạnh đã nấu sẵn mà thôi.

Ta nhiễm theo tục ấy, thành ra ăn Tết hôm mồng ba. Mà ta thì làm bánh trôi bánh chay để thế cho đồ lạnh, nhưng ta chỉ cúng gia tiên, chứ không ai tưởng gì đến Giới Tử Thôi, mà tiếng là hàn thực, nhưng nấu nướng chẳng có kiêng gì.

Tết Thanh Minh - Trong khoảng tháng ba, có một tiết hậu gọi là tiết Thanh Minh. Thanh Minh nghĩa là trời độ ấy mát mẻ quang đãng. Tục Tàu hôm ấy, giai nhân, tài tử, đua nhau đi tảo mộ, gọi là Hội Đạp Thanh. Ta không ăn Tết ấy, nhưng cũng nhiều người nhân dịp ấy mà đi tảo mộ. Tảo mộ là đi thăm mộ tiền nhân, cỏ rậm thì phát cho quang, đất khuyết thì đắp bồi lên, rồi về nhà cũng làm cỗ cúng gia tiên.


Tết Đoan Ngọ - Mồng năm tháng năm gọi là Tết Đoan Ngọ, hay là Đoan Dương.

Tết nay ta hay lấy lá móng nhuộm các đầu ngón tay, ngón chân cho trẻ, mà trừ ra ngón tay trỏ và ngón chân trỏ. Sáng sớm hôm ấy, ăn rượu nếp, trứng luộc, kê, bánh đa, đào mận, muỗm, dưa hấu, uống nước dừa. Người lớn thì uống rượu hòa ít tam thần đơn, hoặc thoa hồng hoàng vào thóp đầu, vào ngực, vào rốn để trừ trùng.

Nhiều người mua bùa chỉ đeo cho con trẻ. Bùa chỉ kết bằng chỉ ngũ sắc, và lấy những mụn lụa mụn the kết hoa sen, quả đảo, quả khế, quả ớt v.v... Lại may áo lụa đem đến các cửa chùa, cửa tĩnh in dấu vẽ bùa rồi mặc cho trẻ, có ý để trừ tà ma cho khỏi quấy.

Giữa buổi trưa hôm ấy thì làm cỗ cúng gia tiên, rồi đi hái lá mồng năm, bất cứ lá gì, bạ gặp lá gì cũng hái, mà nhất là hay hái lá ích mẫu, lá cối xay, lá muỗm, lá vối v.v... Đem về ủ rồi phơi cho khô, về sau đem nấu uống, cho rằng uống thế thì lành.

Tục hái lá do từ điển Lưu Thần, Nguyễn Triệu đời nhà Tấn. Hôm mồng năm hai gã vào núi Thiên Thai hái thuốc gặp tiên bởi thế thành tục.

Lại nhiều người đi lấy lá ngải cứu, tùy năm nào thì kết hình con thú năm ấy (theo mười hai tiểu hình), như năm Tý thì kết con chuột, năm Sửu thì kết con trâu, năm Dần thì kết con hùm, năm Mão thì kết con mèo v.v... Kết đoạn treo giữa cửa, để trừ sự bất tường, và để về sau ai có bệnh đau bụng, thì dùng làm thuốc tốt lắm.

Tục này không rõ nguyên ủy từ đâu, có người cho là từ đời Xuân Thu. Bấy giờ nước Sở có một vị trung thần tên là Khuất Nguyên, vì can ngăn vua Hoài vương không được, bực mình ôm đá gieo mình xuống sông Mịch La mà tự tận. Hôm ấy chính là ngày mồng năm tháng năm, xứ ấy thương tiếc người trung nghĩa, cứ mỗi năm đến ngày ấy thì làm bánh đường bánh ngọt, cuốn chỉ ngũ sắc ở ngoài rồi đua nhau bơi thuyền ra giữa giòng sông mà ném bánh xuống để cúng ông ấy. Cuộn chỉ ngũ sắc là có ý làm cho cá sợ khỏi đớp mất.

Vậy tết ấy là một ngày kỷ niệm ông Khuất Nguyên, mà ta thì thấy người Tàu ăn Tết cũng theo. Nhưng theo thì theo chớ không cúng gì Khuất Nguyên.

Tết Trung Nguyên - Rằm tháng bảy gọi là Tết Trung Nguyên. Ta tin theo sách Phật, thường cho hôm ấy là ngày vong nhân xá tội, nghĩa là người dưới âm phủ được tha tội một ngày hôm ấy. Bởi vậy nhiều nhà mua vàng mã cúng gia tiên, các nhà có người mới mất, cũng hay đốt mã làm chay về hôm ấy.

Tục đốt mã do tự bên Tàu, đời xưa thường dùng đồ ngọc bạch để cúng tế. Đời sau dùng tiền để thế cho ngọc bạch. Đến đời vua Huyền Tôn nhà Đường, thấy dùng tiền phí lắm, mới truyền cho làm tiền giấy mà thay vào tiền thực. Đến đời Đường Túc Tôn, người Vương Dữ làm quan Từ tế sứ, giữ riêng về việc tế tự dùng toàn bằng tiền giấy để cúng cấp rồi đốt đi. Đời Ngũ Đại lại chế thêm ra áo giấy, mũ giấy mà cúng cấp quỷ thần.

Trong sách “Mộng hoa lục” nói rằng: ngày Trung Nguyên mua đồ mã, áo mã cúng cấp, dùng cái giường vu lan làm bằng tre, có ba chân, rồi treo tiền của và đồ vàng mã lên trên giường mà đốt. Lục Du lại nói rằng: Tục cứ ngày rằm tháng bảy, làm một mâm cỗ đơn sơ cúng Thần Tiên chức (thần sinh ra sự dệt cửi) rồi dùng tiền giấy mà đốt.

Xét ra điều trên này, chắc là tục đốt mã của ta bởi đó mà ra.

Tết Trung thu

Rằm tháng tám là tết trung thu. Tết này ta thường gọi là Tết trẻ con, nhưng có nhà tốn phí nhiều lắm.

Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt. Đầu cỗ là bánh mặt trăng, và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả nhuộm các màu sắc sặc sỡ, xanh, đỏ, trắng, vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các hoa nọ hoa kia, nặn bột làm con tôm, con cá, coi cũng đẹp.

Đồ trẻ con chơi trong Tết này, toàn là các thứ bồi bằng giấy như là: voi, ngựa, kỳ lân, sư tử, rồng, hươu, tôm, cá, bươm bướm, bọ ngựa cho chí cành hoa, giàn mướp, đèn cù, đèn xẻ rãnh, đình chùa, ông nghè đất, con thiềm thừ...

Trẻ con tối hôm ấy, dìu dắt nhau từng đàn từng lũ, đám thì nhảy vô, đám thì kéo co, đám thì bắt cái hò khoan, đám thì rước đèn, rước sư tử, trống, thanh la đánh vang cả đường, tiếng reo hò, tiếng đùa rầm rĩ. Lại nơi nọ hát trống quân, nơi kia hát trống quýt, tổng chi gọi là Trung thu thưởng nguyệt...

Tục hát trống quân thì do từ đời Nguyễn Huệ bên ta mới bày ra. Nguyên khi ông đem quân ra Bắc, quân sĩ lắm kẻ nhớ nhà. Ông ấy mới bày ra một cách cho trai gái hát đối đáp với nhau để cho quân sĩ vui lòng mà đỡ nhớ nhà. Có đánh trống làm nhịp cho nên gọi là trống quân.


Tết Táo quân

Hai ba tháng chạp là Tết Táo quân. Ta thường cho ngày hôm ấy là vua Bếp lên chầu trời. Nguyên ở trong đạo Lão tử có nói rằng: Ngày hai mươi ba tháng chạp thì Táo quân lên chầu trời để tâu việc thiện ác dưới nhân gian.

Lại có sách nói rằng: ngày xưa có hai vợ chồng nghèo phải bỏ nhau. Người vợ về sau lấy được người chồng giàu có. Một hôm cúng, đốt mã ngoài sân, có một người vào xin ăn, người đàn bà nhận ra là người chồng cũ, động lòng thương cảm, đem cơm gạo, tiền bạc ra cho. Người chồng sau biết chuyện nghi cho vợ. Vợ xấu hổ đâm đầu vào lửa mà chết. Người chồng cũ cảm tình ân nghĩa, cũng đâm đầu vào lửa chết theo. Người chồng sau thương vợ, cũng nhảy vào lửa nốt, thế là chết cháy cả ba. Thượng đế thương cho ba người cùng có nghĩa, mới phong cho làm vua Bếp.

Ta theo điển ấy, cho nên cứ đến ngày ấy, thì mua hai mũ ông, một mũ bà để thờ và mua con cá chép để làm ngựa cho Táo quân lền chầu trời.


Trừ tịch

Ba mươi tháng chạp là ngày trừ tịch. Trừ tịch là chiều hôm trừ hết năm cũ mà sang năm mới. Lại một nghĩa là trừ khử ma quỷ...

Hoàng Yên Lưu
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.153 giây.