logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 19/09/2020 lúc 09:03:13(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Phóng viên Kiều Mỹ Duyên, mùa hè đỏ lửa.

Tôi rất thích nghề làm báo, sau này làm radio và tivi. Nghề truyền thông vui lắm, được gặp gỡ nhiều người.
Khi tôi còn học tiểu học, lớp 3, tôi viết bài, cô giáo gửi báo, báo đăng và tôi được nhuận bút. Từ đó, tôi tiếp tục viết báo. Viết báo vui lắm. Tôi cũng viết bài về đá banh, đặc biệt tường thuật đá banh, hay ping- pong gửi cho báo Khỏe. Ngày xưa, hễ báo nào đăng bài thì báo đó trả tiền nhuận bút cho đến khi tôi viết cho báo Công Luận và báo Hòa Bình thì lương rất cao so với công chức hay tư chức lúc bấy giờ.
Tôi rất say mê làm báo. Tôi đam mê viết từ nhỏ, thấy việc gì cũng có thể viết thành đề tài. Nhìn cô giáo mặc áo dài, mỗi ngày một áo khác nhau, tôi cũng có thể viết thành một bài. Lúc nào tôi cũng quan sát, lắng nghe người khác đối thoại, tôi cũng có thể viết được một bài, họp ở chùa, ở nhà thờ, tôi cũng có thể viết báo.
Tôi không viết truyền thông mơ mộng lên cung trăng, tôi viết về người thật việc thật, viết hoài không hết, cần gì bay lên Trời, hay bay lên cung Trăng thăm chị Hằng.
Tôi sống thật, thương thì nói là thương, ghét ai thì im, không nói ghét, vì người nào cũng có điểm dễ thương của họ. Họ không thích mình tại vì mình không khéo léo, thế thôi.
Tôi học trung học Lý Thường Kiệt. Thầy hiệu trưởng là người Bắc (từ lúc tôi học cho đến khi lên trường Trưng Vương, trường Lý Thường Kiệt vẫn chưa có cô giáo). Các thầy giáo và học trò đa số là người Bắc, lên trườngTrưng Vương cũng vậy, thầy giáo là người Bắc, học trò là người Bắc. Người Bắc khéo léo nói năng tế nhị, giọng nói ngọt ngào như tiếng nhạc.
Mỗi lớp học cũng có một hoặc hai học trò là người Nam. Tôi không nói giỏi như người Bắc, nhưng tôi học giỏi. Tháng nào đứng hạng nhì là tôi buồn lắm. Tôi chơi bóng bàn giỏi, viết bích báo treo trên tường, học đệ lục mà tôi làm chủ nhiệm tờ báo tường. Lúc đó, trường Lý Thường Kiệt có từ lớp đệ thất đến đệ tứ. Tôi học đệ lục nhưng được làm chủ nhiệm tờ báo của toàn trường. Các học trò toàn trường gửi bài cho tôi. Tôi thấy bài nào không được, tôi tham khảo với thầy hiệu trưởng, rồi không đăng bài đó. Đến bây giờ, tôi cũng không hiểu tại sao tôi được làm chủ nhiệm bích báo của trường?
Nghề là cái nghiệp. Bất cứ đam mê với nghề nào từ nhỏ thì lớn lên cũng vậy, vẫn đam mê, vẫn say mê với nghề đó. Từ nhỏ, tôi làm phóng viên cho báo Khoẻ, tường thuật về những trận đá banh ở vận động trường Hóc Môn. Khi lớn lên, tôi lên học luật khoa và văn khoa. Tôi vẫn làm báo, vẫn viết báo về người thật, việc thật. Tôi viết như nói chuyện, không văn hoa, có lẽ Trời cho như thế là như thế, không thể hơn được.
Giã từ trường trung học Lý Thường Kiệt, Quang Trung, Hóc Môn, tôi chuyển lên trường Trưng Vương. Từ trường tỉnh mà chuyển lên trường công ở Sài Gòn thì phải tốt nghiệp ưu hạng, bình hoặc bình thứ. Nếu học trung bình thì không được các trường công nhận vào. Học trường tư phải đóng tiền. Ở Mỹ, học trường tư phải là học giỏi và giàu, vì học trường tư phải đóng tiền học phí. Ở Việt Nam, học trường công phải là học trò ưu tú, xuất sắc mới được chọn. Ngày xưa, bốn trường công nổi tiếng là trường Trưng Vương và Chu Văn An. Hai trường này, học trò toàn là người Bắc di cư, thỉnh thoảng cũng có vài học trò người Nam được chọn vào các trường này. Trường Gia Long, Petrus Ký là trường của người Nam. Tôi chọn vào trường Trưng Vương vì trường gần nhà, có lần, bác sĩ Phạm Gia Cổn nói với chúng tôi:
- Tôi là Bắc Kỳ, vào học Petrus Ký, nhưng đâu nói được tiếng Nam. Và bây giờ lưu vong ở hải ngoại này chục năm cũng không nói được tiếng Nam.
Tôi có một chút máu người miền Trung, vì ông của tôi từ miền Trung vào Nam. Tôi hãnh diện về vua Quang Trung.
Những biến cố trong cuộc đời của mỗi người chúng ta, không ai biết được. Việc gì đến sẽ đến, không ai biết được. Ngày còn nhỏ, xem phim Ben Hur, chúng tôi thấy nơi đấu bò rừng ở Ý. Tôi mơ ước có một ngày, mình đến nước Ý xem nơi đấu bò rừng. Thế rồi, mấy chục năm sau, chúng tôi đã đến phi trường của Ý và vào thành phố đi ngang qua chỗ đấu bò rừng. Trong phim, một chàng hiệp sĩ yêu công chúa, vua tức giận bắt chàng hiệp sĩ đấu với bò rừng, hết còn bò này đến con bò khác. Cuối cùng, hiệp sĩ vì tình yêu mà tan thây nát thịt. Công chúa bắt buộc phải ngồi trên khán đài để chứng kiến người yêu của mình bị một đàn bò rừng phân thây xẻ thịt, còn đau đớn nào bằng? Công chúa ngất xỉu, không biết nàng có chết hay không thì kết thúc phim không đề cập đến.
Tôi vô cùng xúc động khi xe đi ngang qua chỗ đấu bò rừng, và rất ngưỡng mộ mối tình đẹp này. Trái tim có lý lẽ riêng của nó. Chết vì yêu cũng là một tấm gương đẹp để lại hậu thế.
Làm truyền thông đi đâu cũng viết được. Lên rừng, xuống biển, đi đâu tôi cũng viết được, nhưng phải biết quan sát tỉ mỉ. Độc giả đọc bài vì những dữ kiện trong bài, chứ không phải vì người viết. Làm việc xã hội, cũng có cơ hội để viết. Nếu không làm Đại Bồi Thẩm Đoàn, làm việc với Cảnh Sát, với tòa án, với chánh án, thì làm sao có cơ hội đi thăm những cơ sở của chánh phủ như: chữa lửa, nhà tù, bốt Cảnh Sát. Không làm truyền thông, làm sao có cơ hội đi thăm trường Võ Bị Đà Lạt, trường đại học chính trị Đà Lạt. Tôi còn nhớ, tôi đi thăm hai trường đại học quân sự nổi tiếng này trước khi đi Pháp. Hai tuần lễ ở Đà Lạt, sau khi bị xe Mỹ đụng bể đầu, tôi trở lại vùng đất lạnh, một tuần lễ thăm trường Võ Bị, một tuần thăm trường Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Chúng tôi (tôi và cô Thiên Thanh, tập sự cho báo Hòa Bình) đi thăm bãi tập, phòng học, phòng ăn, phòng ngủ,… Nơi nào cũng tươm tất, sạch sẽ, ngăn nắp không thể tưởng tượng được. Nhiều sinh viên kể cho tôi nghe:
- Các cô biết không, giường nệm thẳng băng. Buổi tối, chúng tôi ngủ dưới đất để khi thức dậy cho nhanh.
Đi lính thời gian huấn nhục không gì khổ bằng. Nhiều khi nửa đêm, 2-3 giờ sáng, trời rét căm căm, sinh viên bị dựng đầu dậy chạy bộ, không được mặc áo ấm chạy vào rừng. Hành xác người trẻ không còn là người. Cha me sinh con, thương con như ngọc ngà châu báu. Học xong tú tài lúc 18 tuổi, tình nguyện vào trường võ bị, trong thời gian huấn nhục, bị hành hạ tận cùng, còn hơn là xuống chín tầng địa ngục. Thắng kẻ địch đâu chưa thấy, chưa thắng mình đã có người chết. Sinh viên võ bị phải văn võ song toàn. Ra đường mua hàng không được trả giá. Đánh võ, múa gươm, múa kiếm, cưỡi ngựa, xuống ngựa nhẹ nhàng như chiếc lá vàng rơi, khiêu vũ đẹp như rồng bay phượng múa, viết văn, làm thơ, sáng tác nhạc,... Người sinh viên võ bị là như thế.
Chúng tôi thăm vấn phòng văn hóa vụ, bạn tôi học luật là giáo sư trường này, luật sư Nguyễn Kế Nghiệp, hồi còn học ở trường luật khoa Sài Gòn, Nghiệp nghịch ngợm bậc nhất. Nghiệp hay in bài và phát bài cho sinh viên. Ông bà mình thường nói: “Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò.” Học trò ở đây kể cả học trò tiểu học, trung học và đại học, cũng vẫn nghịch ngợm không kém.
Có nhiều giáo sư dạy trường Võ Bị, lại tốt nghiệp từ trường Thủ Đức, bốn phương tám hướng về đây hội tụ. Có những mối tình lãng mạn, người đến rồi đi cũng từ thị trấn Đà Lạt, núi rừng Đà Lạt, nước mắt và nước mắt, những cái vẫy tay chào từ giã.
Đi càng nhiều, người làm báo càng học được nhiều từ người này, người nọ.
Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp với hai trường Võ Bị Đà Lạt và Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt. Nếu không đi làm báo thì làm sao có cơ hội hiểu được đời sống của sinh viên Võ Bị bị đọa đày. Chính trong khoảng thời gian huấn nhục, có người đã chết vì không chịu được sự gian khổ, hành hạ về thể xác.
Sinh viên Võ Bị bị đọa đày chín tầng mây. Nhiều người bỏ cuộc vì không thể chịu được sự hành hạ trong thời kỳ huấn nhục. Nhưng khi qua khỏi thời kỳ này thì ra phố ăn mặc rất đẹp, ngẩng mặt nhìn Trời. Sinh viên Võ Bị ra đường không bao giờ cúi đầu, cổ ngẩng cao 3 ngấn. Thời kỳ đẹp nhất là lúc ra trường. Thủ khoa cầm cung tên bắn ra bốn phương trời, bắn vào trái tim của con gái Đà Lạt. Chắc người dân Đà Lạt và sinh viên Võ Bị Đà Lạt không quên chuyện tình bi thương của cô gái Đà Lạt và chàng trai Võ Bị. Kết quả đau thương ở hồ Than Thở, Đà Lạt. Yêu mà đem cái mạng của mình ra thách đố thì còn gì bằng? Ngày xưa, khi còn là nữ sinh Trưng Vương, chúng tôi say mê chuyện "Một thời để yêu và một thời để chết." Chuyện tình yêu thời đệ nhị thế chiến ở Âu Châu.
Đẹp nhất của sinh viên Võ Bị Đà Lạt là lúc mặc lễ phục ra phố, lúc ra trường, thủ khoa mang cung kiếm, bắn tứ phương bốn hướng, hồ thủy tan bồng từ đây. Nếu quý vị gặp sinh viên Võ bị lúc ở trường, và gặp ở chiến trường, khác nhau một trời một vực. Ở chiến trường là chiến sĩ hào hùng gan dạ đối mặt với kẻ thù không hề sợ hãi. Nhiều người kể cho chúng tôi nghe, người sinh viên võ bị ở tù cũng không hổ mặt là người đã được đào luyện bốn năm ở trường Võ Bị Đà Lạt, trong lúc ở tù dưới chế độ cộng sản cũng thế.
Sau một tuần lễ thăm trường Võ Bị, chúng tôi được ăn tối ở nhà của Đề Đốc Trần Văn Chơn, có sự hiện diện của thầy chúng tôi là bộ trưởng Thông Tin Chiêu Hồi, giáo sư Nguyễn Ngọc An. Thầy tôi giới thiệu:
- Anh Chơn, đây là học trò của tôi.
Bác Trần Văn Chơn hiền lành, rất lịch sự, cởi mở. Được biết bác là Tướng Hải quân, chúng tôi tha hồ hỏi về binh chủng này. Ngày xưa, hai binh chủng bay bướm nhất là Không Quân và Hải Quân. Chúng tôi kể cho bác Chơn nghe về chuyến đi của chúng tôi từ Sài Gòn ra Nha Trang tham dự lễ mãn khóa 13 Hải Quân. Tàu đi gần tới Cam Ranh thì bão cấp 4 phải ngừng lại. Trời mưa, gió lạnh, vậy mà khi tàu đậu vào bến, nhìn lên bờ, thấp thoáng có những tà áo trắng nữ sinh đứng đợi những chàng Hải Quân trên bờ. Một chiếc Mecerdes bóng loáng vừa đậu, hạm trưởng và phó hạm trưởng nhìn nhau không biết giai nhân nào đợi để thăm sĩ quan của tàu? Lúc đó, một người lính Hải Quân xin hạm trưởng lên bờ gặp người đẹp. Người lính Hải quân rất bay bướm, và lính Không quân cũng vậy. Có lần, trực thăng vừa đáp xuống đất để đổ xăng, Ban Mê Thuột xung quanh là rừng, thì cũng thấy bóng dáng giai nhân mặc áo dài trắng ôm cặp đứng đợi các chàng Không Quân. Tôi hỏi bác Chơn.
- Bác ơi bác, sao cầu thang trên tàu dành riêng cho sĩ quan thì chỉ có khách của sĩ quan mới được đi cầu thang này, còn lính thì đi cầu thang của lính.
Đã mấy chục năm rồi, tôi còn nhớ man mác, bác Chơn trả lời:
- Hải Quân Việt Nam theo truyền thống của Hải Quân Anh.
Bác giải thích nhiều lắm về Hải Quân Việt Nam, khi định cư ở Hoa Kỳ, tôi gặp lại bác Chơn. Bác vẫn thong dong như xưa, vẫn lịch sự, tế nhị. Mỗi lần có Đại Nhạc Hội Cảm Ơn Anh, Người Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa, đều có sự hiện diện của bác, ở Orange County hoặc ở San Jose.
Bây giờ thì Đô Đốc Trần Văn Chơn, giáo sư Nguyễn Ngọc An đã đi rồi nhưng hình ảnh của nhị vị vẫn còn đây.
Bác Trần Văn Chơn tị nạn, thầy Nguyễn Ngọc An tìm đường về Tây Ninh để chiến đấu chống lại Cộng Sản thì bị bắt ở tù. Sau này, bác định cư theo diện H.O. Đặc biệt ở gia đình của giáo sư Nguyễn Ngọc An, bố làm tổng trưởng, con là bác sĩ tình nguyện ra chiến trường, sau này định cư ở Pháp. Bác sĩ Hoàn cũng tốt nghiệp và bác đã từ trần vì bệnh tim.
Viết về trường Võ Bị Đà Lạt nhiều đề tài để viết. Trường này đã đào tạo nhiều anh hùng của các binh chủng Hải, Lục, Không Quân v.v. Người sinh viên Võ Bị có mặt ở khắp chiến trường, cũng có mặt ở các nghĩa trang quân đội và ở nhà tù Cộng Sản.
Mời quý đồng hương đọc: "Chàng từ khi vào nơi gió cát" - trong Chinh Chiến Điêu Linh của Kiều Mỹ Duyên.
 Nhiều độc giả hỏi chàng ra đi có trở lại không? Được trả lời tùy theo người đọc.

Orange County, 18/9/2020
KIỀU MỸ DUYÊN/Viễn Đông
kieumyduyen1@yahoo.com
 
UserPostedImage
 
UserPostedImage
Trường Võ Bị Sĩ Quan Đà Lạt của QLVNCH
 
UserPostedImage
Trường Võ Bị Sĩ Quan Đà Lạt của QLVNCH
 
UserPostedImage
 
UserPostedImage

Sinh viên sĩ quan tại trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, trong bộ quân phục đại lễ tuyệt vời. Họ là những sĩ quan tương lai ưu tú, can trường, văn võ song toàn của quân lực VNCH,..."Đa năng. Đa hiệu " là châm ngôn của các khóa sinh sĩ quan VBĐL.
 
UserPostedImage
Lính duyệt binh tại trường Võ Bị Quốc Gia.
 
UserPostedImage
Bộ quân phục lễ.
 
UserPostedImage

Giã từ học đường bước để vào trường đào tạo những Sĩ Quan ưu tú của QLVNCH.
 
UserPostedImage

Khóa Huấn nhục tân binh
 
UserPostedImage
Khóa Huấn nhục tân binh
 
UserPostedImage
Khóa Huấn nhục tân binh
 
UserPostedImage
Lễ mãn khóa
 
UserPostedImage
Quốc Trưởng Bảo Đại trao gươm cho SV Thủ khoa Dương Hiếu Nghĩa
song  
#2 Đã gửi : 26/09/2020 lúc 01:17:25(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Làm nghề truyền thông vui lắm, kỳ 2

Ở Việt Nam, một tờ báo được cung cấp ba thẻ phóng viên quân đội. Cục An Ninh Quân Đội điều tra rất cẩn thận, từ cá nhân ký giả, cha mẹ, ông nội bà nội, có ai vào theo Việt Cộng không? Có ông bà, cha mẹ đi vào rừng với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hay không? Thẻ phóng viên chiến trường một mặt bằng tiếng Việt, như sau: yêu cầu các cơ quan chính quyền giúp ký giả này phương tiện di chuyển, chỗ ăn chỗ ở v.v. mặt sau bằng tiếng Anh cũng thế. Ký giả đến các cơ sở quân đội Việt Nam hay đồng minh gồm có Mỹ, Úc, Đại Hàn, Phi Luật Tân, v.v. đều được giúp đỡ một cách tận tình để ra trận chiến, máy bay, trực thăng, thiết giáp, xe jeep, tàu thủy, v.v.
Sau khi thăm trường Võ Bị Đà Lạt, chúng tôi thăm trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị. Trường này so với trường Võ Bị tương đối mới. Trường Võ Bị đến năm 1975 có 31 khóa, trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị có 6 khóa. Cả hai trường đều đào tạo nhiều sĩ quan xuất sắc.
Chúng tôi thăm phòng khách, phòng ăn, bãi tập, núi rừng trùng trùng điệp điệp. Thời gian huấn nhục bị đọa đày tối đa. Ai qua khỏi thời gian huấn nhục mới trở thành sĩ quan, nếu không thì rời trường.
Tôi còn nhớ hôm đó là ngày chót chúng tôi thăm viếng trường thì Đề Đốc Lâm Quang Tánh mời chúng tôi dùng cơm với sinh viên. Sinh viên sĩ quan trường tranh nói:
- Kính thưa quý nương, kính thưa Đề Đốc, thực đơn hôm nay gồm có: ..., tên của món ăn rất lạ v.v.
Chữ " Kính thưa Quý Nương”, chúng tôi nhớ mãi cho đến bây giờ.
Truyền thống của Hải Quân VN theo Hải Quân Anh. Ở Anh hay khối Commonweath thì lady anywhere any time lady first, ở đâu lúc nào phụ nữ cũng hạng nhất (nói vậy mà không phải vậy nghen).
Sau này ra chiến trường, đến bốn vùng chiến thuật, nơi nào chúng tôi cũng gặp các sĩ quan xuất thân từ các trường này, và tôi cũng thăm trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang, trường Bộ Binh Thủ Đức, trường Không Quân, trung tâm Huấn luyện Quang Trung, trường Đồn Đế Nha Trang, trường Thiếu Sinh Quân ở Vũng Tàu.
Nếu không là phóng viên chiến trường được cấp thẻ từ bộ Tổng Tham Mưu lúc đó, Trung tướng Nguyễn Văn Mạnh, Tham Mưu Trưởng liên quân ký tên vào thẻ báo chí này.
Làm truyền thông vui lắm, được quen những người giỏi và nổi tiếng mà mình muốn quen. Làm truyền thông đi đến đâu cũng được đón tiếp ân cần, nhưng làm truyền thông phải công bình, ngay thẳng, người nào cũng có điểm tốt của họ. Nếu người nào nhìn được điều tốt của người khác đở gây thù gây oán. Có nhiều người bị phê phán quá sức, uất ức rồi chết, cũng tội nghiệp cho người đó.
Làm truyền thông phỏng vấn nhiều người từ dân đến Tổng Thống, từ lính đến Đại Tướng, đến Đô Đốc. Nếu không làm truyền thông làm sao có thể phỏng vấn Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Đại Tướng Cao Văn Viên, Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Tổng Thống Ron Reagon, Tổng Thống George Bush, phu nhân Tổng Thống Sadat, Đức Cha William Skystad, chủ tịch Hội Đồng giám mục Hoa Kỳ, Hòa Thượng Thích Tâm Châu, Hòa Thượng Thích Giác Nhiên, Khâm sai sứ thần tòa thánh Vatican Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Tốt, Đức Cha Nguyễn Chí Linh, chủ tịch hội đồng giám mục VN, Đức Cha Ngô Quang Kiệt, Đức Cha Nguyễn Thái Hợp, Đức Cha Đinh Đức Đạo, linh mục Anthony Đào Quang Chính, giám đốc di dân mục vụ hội đồng giám mục Hoa Kỳ (2003-2007).
Ở Việt Nam từ mùa hè đỏ lửa năm1972, các tướng bận rộn từng giây từng phút điều binh trận mạc, nhưng vẫn có họp báo. Các tướng tư lệnh cũng vẫn tiếp các ký giả chiến trường. Các tướng Ngô Quang Trưởng, tướng Đỗ Cao Trí, tướng Nguyễn Khoa Nam, tướng Nguyễn Duy Hinh, tướng Phan Trọng Chinh, tướng Lê Nguyên Khang, tướng Lê Văn Hưng, v.v chưa có tướng nào từ chối tiếp ký giả.
Ký giả chiến trường là phụ nữ ít lắm, vì ra chiến trường phụ nữ đâu có chạy giỏi. Đi theo hành quân, lính chạy, ký giả phải chạy nhanh, sống chết dưới làn đạn. Tôi thì quan niệm sống chết có số, tới số chết là phải chết thế thôi, sợ cũng vậy thôi.
Tôi có nhiều kỷ niệm với sinh viên của trường CTCT Đà Lạt, trường đào tạo 6 khóa. Ra chiến trường tôi cũng gặp sĩ quan CTCT xuất thân từ trong CTCT Đà Lạt rồi lưu vong ở Hoa Kỳ, đi đâu tôi cũng gặp anh em cựu sinh viên sĩ quan của trường này. Ở đất Mỹ, đi đâu cũng phải hẹn trước. Một hôm, tôi tham dự hội phụ nữ thế giới ở Jamaica. Khi về thì máy bay đình công, ông Đại sứ Mỹ gởi cho tôi máy bay của Hoàng gia Jamaica. Máy bay hạ cánh ở Miami, đợi máy bay, đi vòng vòng đến khi về tới Hoa Thịnh Đốn 2 giờ sáng, hành trang đi một nơi người một ngã.
Ngày đó, anh em hội sinh viên CTCT Đà Lạt đãi tôi ăn tối. Địa điểm là nhà hàng Đà Lạt, một nhà hàng rất đẹp ở vùng Hoa Thịnh Đốn, không gặp tôi ngày hôm sau lại đãi nữa, đãi một người hai lần. Tôi rất cảm động gặp lại anh em cựu sinh viên CTCT Đà Lạt. Hôm qua, tôi gặp rất nhiều anh em và gia đình. Có một cháu thế hệ thứ 2 sĩ quan quân đội Hoa Kỳ, có phu nhân của cố Trung úy Hoàn, thi sĩ, khóa 2 đã hy sinh ngoài trận tuyến.
Hội cựu quân nhân CTCT Đà Lạt mỗi lần có đại hội, hay họp hội đều mời quả phụ và cô nhi, như một truyền thống của trường, không quên bằng hữu đã hy sinh vì Tổ Quốc. Khi tôi còn nhỏ, tôi đã tham dự đại hội Thủy Quân Lục chiến Hoa kỳ, kỷ niệm 300 năm thành lập binh chủng này. Một dãy bàn thật dài từ cửa hội trường bước vào khăn ăn trắng, đĩa, muỗng, nhưng không có người ngồi vào, để mời người ra đi về đây với anh em. Đó là truyền thống tuyệt đẹp của binh chủng TQLC Hoa Kỳ.
Trong buổi họp mặt đãi khách, khách chỉ có một người, trên bàn ăn có hoa tươi. Trong buổi tiệc có tiếng cười của trẻ thơ, có tiếng hát của các phu nhân, của sinh viên CTCT Đà Lạt. Và đi đến nơi nào tôi cũng gặp anh em CTCT Đà Lạt, tôi đều được đón tiếp một cách niềm nở như đến Portland, Seattle, Florida, Boston, New York, New Jersey, Washinhton DC, Maryland v.v.
Phóng viên chiến trường được nhìn thấy tận mắt sự hy sinh, can đảm, hào hùng của người lính chiến, đạn rơi, bom nổ, người lính chiến vẫn tiến tới mục tiêu, và sự hy sinh của bằng hữu xả thân cho nhau, người này gục xuống, người khác đứng lên, đỡ bạn mình. Nhiều khi người bị thương không chết, nhưng người đỡ bạn mình trúng đạn chết tức khắc. Ở trận chiến là thế, chết nhanh lắm, chết không kịp trối. Có người trách lính chiến, về thành phố ăn chơi long trời lở đất. Người lính đi đến đâu cũng có giai nhân đợi chờ. Rồi một hôm, có người lính tử thương đem về bệnh viện Cộng Hòa, rồi ra nghĩa trang quân đội, 8 phụ nữ để tang, 2 người đang có bầu, và có 10 đứa trẻ đi sau quan tài. Người lính này trong giấy tờ là độc thân, 2 phụ nữ mang bầu cầm hình của người lính đi trước quan tài. Cha mẹ của người chiến sĩ nhận tất cả các phụ nữ xưng là vợ của người lính là con dâu, và 10 đứa nhỏ là cháu nội, người lính không còn tiếng nói để có thể phủ nhận hay xác nhận ai là vợ mình, ai là con của mình?
Trong cuộc chiến thảm khốc, việc gì cũng vội vàng, không biết ngày mai ai còn ai mất. Cuộc tình cũng vậy, cũng khốc liệt như chiến trường, không có gì là của mình, có thể nay còn mai mất, thôi thì cứ vui từng giây từng phút. Tôi còn nhớ các sĩ quan Không Quân vừa bỏ bom Bắc Việt trở về, thì tối hôm đó, tiệc tùng ở câu lạc bộ sĩ quan Huỳnh Hữu Bạc đãi tiệc, ca nhạc, nhảy đầm. Người nằm xuống cứ nằm xuống, người còn lại vui chơi, nhảy đầm cứ tự nhiên như người về từ Cõi Chết.
Hai bài tôi viết về trường Võ Bị Đà Lạt và CTCT Đà Lạt là về người lính chiến tranh. Người trẻ chết trong chiến tranh nhiều lắm. Nghĩa trang quân đội ở Hạnh Thông Tây, nghĩa trang quân đội Biên Hòa và nhiều nghĩa trang khác ở các tỉnh, là nơi yên nghĩ của những người lính trẻ đã hy sinh vì Tổ Quốc. Ngày xưa, có gia đình nào mà không có người đi lính, không gia đình nào mà không có người đã hy sinh. Chiến tranh thê thảm thật, người dân chết, dân ở trong vùng hỏa tuyến chết đều đều, người lính ra trận chết không kém. Vượt biên vì hai chữ Tự Do cũng chết nhiều. Hy vọng một ngày nào đó, không có ai chết vì bom đạn, và mọi người sống hạnh phúc trong hòa bình.

Orange County, 25/9/2020
KIỀU MỸ DUYÊN/Viễn Đông
kieumyduyen1@yahoo.com

UserPostedImage

UserPostedImage
Trường Đại Học Chiến Tranh Chính Trị

UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage

UserPostedImage
Đi diễn hành

UserPostedImage
Buổi tập của lính

Sửa bởi người viết 02/10/2020 lúc 09:58:54(UTC)  | Lý do: Chưa rõ

song  
#3 Đã gửi : 02/10/2020 lúc 10:00:19(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Làm nghề truyền thông vui lắm, kỳ 3

UserPostedImage
Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Đức Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận

Làm nghề nào cũng vậy, vui có, buồn có, nhưng làm nghề truyền thông vui nhiều, buồn ít, học về truyền thông như báo, radio, tivi phải học 4 năm trong trường đại học, sau đó thực tập ở tòa báo, hay ở radio, tivi một năm trước khi ra trường, còn học ở trường phải thực tập ở báo của trường, phải là biên tập viên của trường ít nhất 4 năm, nghĩa là tuần nào cũng phải có bài xuất hiện ở tờ báo, viết đủ loại, phóng sự, điều tra phóng sự, sinh hoạt cộng đồng.
Lúc học ở Fullerton College, tôi cộng tác với báo Hornet, rồi lên Cal State Fullerton là biên tập viên của báo Titan Newspaper 2 năm liên tục. Báo này là nhật báo, đã xuất bản trên 75 năm, xuất bản mỗi ngày trên 40,000 số báo, bây giờ số sinh viên tăng báo cũng xuất bản cũng phải tăng số, báo của trường không quảng cáo nhiều, bài vở nhiều, nhiều sinh viên viết cùng một đề tài, sau đó chủ nhiệm chọn lựa đăng bài xuất sắc nhất, thí dụ một ký giả phụ trách lấy tin tức của bót cảnh sát như Fullerton, Anaheim, Garden Grove, Brea. Sáu sinh viên viết tin tức các bót cảnh sát, chủ bút chỉ lựa một bài đặc biệt nhất để đăng mà thôi, nhiều người cặm cụi viết bài nhưng không được đăng, bài không được đăng thì sinh viên đó phải tìm đề tài khác, phải nhiều bài được đăng mới được điểm A, là sinh viên nên có sự cạnh tranh ráo riết giữa bạn với bạn, giữa người biên tập viên với nhau.
Chẳng hạn một buổi sáng, một sinh viên của trường mang súng vào lớp bắn loạn xạ, sinh viên bị thương, nhưng cô sinh viên mà hung thủ định bắn chết lại không chết vì cô này vừa thấy hung thủ bước vào cửa đã chui xuống bàn núp để người khác bị trúng đạn.
Cô sinh viên chia tay với bạn trai, sinh viên vì người tình bỏ đi hăm dọa giết, cuộc tình này kéo dài nhiều năm từ trường trung học. Sáu sinh viên được cử đi làm phóng sự, giới hạn chữ viết là 1000 chữ, 4 tấm hình, một hình của hung thủ, một hình của bạn gái hung thủ, và hai tấm hình lúc hung thủ đưa súng lên, và lúc hung thủ bị bắt, 6 sinh viên làm báo miệt mài điều tra làm phóng sự, cuối cùng chủ bút của Hornet là một sinh viên sắp ra trường, chọn bài dễ dàng với sự góp ý của giáo sư ngành báo chí, giáo sư là cố vấn của tờ báo này cuối tuần bài được chọn là sinh viên báo chí người Việt Nam, vì chỉ thêm một chi tiết là hung thủ đã từng ở nhà thương tâm thần, ít có ai biết được điều này, nhờ đến thăm gia đình của hung thủ và hỏi thêm chi tiết và đời sống của hung thủ ngày như thế nào có bệnh không?
Ở đây vì yêu mà tự tử, vì yêu mà vác súng đến bắn chết người yêu không có nhiều, chia tay một cuộc tình dễ dàng lắm, uống rượu, trượt tuyết, cầu nguyện thế là xong một cuộc tình êm ả, dễ thương, không biết làm sao mà trường tôi năm nào cũng có bắn nhau vì cuộc tình tan vỡ, và khi tôi chuyển lên Cal State Fullerton lại hằng năm có sinh viên tự tử trên lầu cao nhảy xuống đất, có sinh viên bắn giáo sư chết tại văn phòng, lạ thật phải không thưa quý vị?
Làm báo hơn nhau vì có kinh nghiệm quen nhiều, muốn quen biết nhiều thì phải học nhiều, học trong trường không chưa đủ, phải học ngoài đời, quen nhiều có nhiều cơ hội lấy được nhiều tin tức, nhưng làm sao cho đừng bị ghét, bị ghét nhiều cũng rất khó lấy tin tức, vì gia đình nào hay đảng phái chính trị nào cũng có người thân với nhau, nếu một gia đình ghét mình thì nhiều người trong gia đình đó ghét nhưng làm báo cũng không sợ người ta ghét, nếu lòng mình ngay thẳng, nói thật, viết thật những gì mình thấy mình nghe, mình biết dù ai hiểu lầm mình rồi với thời gian họ cũng hiểu mình mà thôi.
Làm báo may mắn được gặp người mình muốn gặp, lúc vừa định cư ở Hoa Kỳ tôi được gặp Tổng Thống Ronald Reagan ở Anaheim. Hồi đó tôi vừa mới định cư ở Hoa Kỳ không bao lâu, tôi được chụp hình chung với Tổng Thống, lúc đó tôi làm cho tuần báo Trắng Đen của ông bà Việt Định Phương, nhiều người địa phương cũng chưa biết đến tờ báo này lắm, vì là tuần báo xuất bản ở Glendale, sau này tôi làm cho báo Người Việt, vừa làm cho báo Mỹ và báo Việt, báo Mỹ thì bài của tôi xuất hiện nhiều hơn, báo Việt Nam thì mỗi tuần xuất hiện chỉ có một bài .
Làm cho báo Mỹ lấy tên là An Nguyễn, dễ đọc, dễ gọi hơn, nhưng đồng bào vẫn nhớ tên của tôi là Kiều Mỹ Duyên vì bút hiệu này đồng bào đã quen biết ở VN, lúc làm phóng viên chiến trường đồng hương biết nhiều hơn, học trò Trưng Vương, sinh viên luật khoa, văn khoa biết Kiều Mỹ Duyên nhiều hơn.
Làm nghề truyền thông vui lắm, làm việc tối tăm mặt mũi, làm nghề nào cũng vậy, muốn thành công phải say mê, như người nghệ sĩ say mê ánh đèn sân khấu, phải hát hoài hát mãi mới tiến bộ và thành công, nghề làm báo cũng vậy phải viết nhiều, làm radio cũng phải gặp gỡ nhiều, là truyền hình cũng phải đi nhiều, quen nhiều, nghiên cứu nhiều, trước khi đến một buổi họp phải biết nhân vật nào quan trọng nhất hiện diện trong buổi họp đó, phải biết tiểu sử của người đó, tốt nghiệp đại học nào, đảng phái nào, sinh ra và lớn lên trong gia đình như thế nào, chẳng hạn khi đến đại hội hành trình Emmous, người làm truyền thông phải tìm hiểu Đức Cha Wiilliam Skystad sinh ở đâu, từ đâu đến, gia đình như thế nào, lúc đó ngài là Phó chủ tịch Hội Đồng giám mục Hoa Kỳ hành trình Emmous, hơn 300 linh mục Việt Nam từ khắp các quốc gia về đây hội tựu ở Orange County, ban tổ chức không mời báo chí, báo Việt Nam cũng như báo ngoại quốc, cũng như đại Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ gồm 118 vị Hồng Y, giám mục , chỉ có 16 linh mục trong hội đồng giám mục, là Đức Ông đứng đầu của Department of Communication, và Linh mục Anthonay Đào Quang Chính, giám đốc mục vụ di dân và di cư của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ tham dự đại hội ở Hollywood, California.
Nhiều đồng hương hãnh diện về linh mục Anthony Đào Quang Chính, tốt nghiệp cao học Berkley, miền Bắc Cali, tiến sĩ giáo dục, đại học Houston, Texas, linh mục chính xứ nhà thờ Đức Mẹ La Vang ở Houston, xuất bản sách bằng tiếng Anh năm 1999. Tập truyện Mái Ấm Gia Đình xuất bản năm 2000 rất nổi tiếng. Linh mục Anthony phụ trách chương trình Mái Ấm Gia Đình cho đài truyền hình và radio của dòng Chúa Cứu Thế, Long Beach.
Không có báo chí truyền thông Á Châu nào được mời, tôi được mời vì tôi đã xin trước, tôi thích nhất câu này: "GÕ CỬA, CỬA SẼ MỞ, TÌM SẼ GẶP," gặp Đức Cha Wiiliam ở đại hội hành trình Emmous, tôi hỏi :
- Thưa Đức Cha, bao giờ Đức Cha trở lại California?
- Sang năm đại hội Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ họp ở Hollywood.
- Thưa Đức Cha, cho con vinh hạnh được tham dự?
 Đức Cha nói :
- Tôi sẽ mời bà.
Thế rồi, thời gian qua rất nhanh, 9 tháng sau, một cú điện thoại từ xa xưng là Đức Ông Fay, đứng đầu cơ quan truyền thông gọi tôi và hỏi:
- Hội đồng giám mục sẽ họp ở Cali trong 3 tháng tới, bà có tham gia không?
Tôi trả lời ngay không do dự:
- Dạ, dạ, tôi hân hạnh được tham dự.
Thế rồi tôi phải điền vào đơn, ghi số an ninh xã hội, để cho Cảnh sát tư pháp điều tra lý lịch, không khác gì trước khi gặp Tổng Thống Hoa Kỳ, tôi cũng làm như thế. Họp hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, họp hội được chính quyền bảo vệ an ninh rất chặt chẽ, không khác gì gặp Tổng Thống Hoa Kỳ, hay gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma, phải làm đủ thủ tục giấy tờ, tôi rất hồi hộp vì đây là lần đầu tiên ở Hoa Kỳ được tham dự đại hội tôn giáo lớn như thế này. Trước cổng khách sạn ở Hollywood, cảnh sát gác, trên trời có trực thăng bay lượn, qua phòng tiếp tân, xét thủ tục giấy tờ, hôm đó quá hồi hộp tôi thức dậy từ 4 giờ sáng lên đài SBTN, đợi chuyên viên truyền hình, phải gắn điện cho máy quay phim, lên freeway xe chạy ào ào tôi mừng lắm, nhưng khi trên xa lộ chỉ còn 10 miles là tới nơi họp thì lại kẹt xe, khi đến nơi thì trễ, tất cả đều vào phòng họp đã trễ như vậy rồi còn bực mình chuyện khác, bảng ghi danh của tôi, tôi gỡ ra để vào bóp vì gắn bảng hiệu lên tivi không đẹp, vì thế không có bảng tên, bị cảnh Sát ngăn lại, tôi phải đỗ tất cả đồ trong bóp ra để có bảng tên, vào phòng họp trễ. Đức Ông đưa một miếng giấy: Đức Cha bảo 10 giờ giải lao Đức Cha sẽ tiếp tôi, tổng cộng có 9 người, 8 ký giả là Mỹ, chỉ có một mình tôi là Mỹ da vàng, đi đến đâu mà không có ký giả người Mỹ gốc Việt tôi tiếc lắm, vì đây là cơ hội để gặp các vị lãnh đạo tôn giáo lớn nhất nước Mỹ và cũng là cơ hội học hỏi về tôn giáo.
Đến 10 giờ, Đức Cha William đến thẳng chỗ tôi đứng, đến tiếp báo chí, Đức cha rất niềm nở, bên cạnh Đức cha là Đức Hồng Y Frances George, (sau này làm Đức giám mục ở Chicago) và Đức cha Mai Thanh Lương, ngồi vào ban chủ tọa tất cả là Đức Cha, bảo vệ an ninh cho đại hội đồng giám mục Hoa Kỳ không khác gì bảo vệ cho Tổng Thống Hoa Kỳ mỗi lần du hành.
Vấn đề an ninh của các yếu nhân vô cùng quan trọng, nguyên thủ của các quốc gia như Tổng Thống, Thủ Tướng, lãnh đạo tôn giáo như Đức Đạt La Đạt Ma, không những là lãnh đạo tinh thần mà là nguyên thủ quốc gia lưu vong, theo ban giáo quốc tế nước nào cho định cư thì nước đó phải là an ninh của các vị đó, ngày xưa ở VN tôi đã nhìn những phái đoàn Tổng Thống, nghị sĩ Mỹ, Úc, Tân Tây Lan, đến VN đều được bảo vệ một cách nghiêm ngặt, đến gần những yếu nhân này không phải là dễ, nếu không là ký giả được chính phủ cấp thẻ báo chí làm sao đến được gần các yếu nhân này để phỏng vấn, các vị lãnh đạo tinh thần cũng được kính trọng và được bảo vệ cẩn thận.
Ở Oange County khi Đức Cha Mai Thanh Lương được tấn phong ở nhà thờ Saint Columbus, các nẻo đường đến nhà thờ đều bị đóng, sau khi họp báo ở giáo phận Orange County, Đức ông phụ trách về báo chí hỏi tôi:
- Bà có đến tham dự lễ tấn phong của Đức Cha Mai Thanh Lương không?
Tôi trả lời:
 - Dạ có, nhưng thiệp mời tôi để ở văn phòng.
Đức Ông đưa cho tôi thiệp mời ngay tức khắc, vì có thẻ báo chí do Sheriff cấp nhưng không có thiệp mời thì cũng không được vào nhà thờ Saint Columbus.
Làm báo đến nhiều nơi mà nhiều người không đến được, được gặp nhiều nhân vật quan trọng mà nhiều người không được gặp, cho nên tôi rất yêu nghề này. Tôi cũng hối hận là xin để gặp Đức Giáo Hoàng đến miền Đông, đã được ban tổ chức chấp nhận nhưng cuối cùng không đi được vì lý do hình như máy bay sao đó, không còn nhớ, và không đến thẳng tiểu bang mà tôi muốn đến, cho đến bây giờ nhiều khi nghĩ lại, tiếc quá, tiếc quá. Tôi có cơ duyên gặp được nhiều vị lãnh đạo tôn giáo cũng nhờ nghề làm báo, gặp được Đức Cha, chủ tịch hội đồng Giám Mục Cộng Hoà Liên bang Đức, mà hằng năm tôi viết thiệp chúc Noel, chúc Tết v.v., ngài chúc lại bằng chữ viết chính tay của ngài. Càng có địa vị quan trọng thì sự tế nhị của các ngài càng nhiều, như hứa thì làm, hẹn thì đến, và rất nhiều ưu điểm nữa mà tôi có cơ hội học từ những người nổi tiếng trong xã hội.
Kỷ niệm về những lần phỏng vấn các vị lãnh đạo tôn giáo thì nhiều lắm, tôi đã từng phỏng vấn các vị lãnh đạo cao nhất Phật Giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Tin Lành v.v. Tôi sẽ viết tiếp tục trong những số tới. Nhờ làm báo tôi học được rất nhiều điều hay của những vị lãnh đạo tinh thần: lòng đại lượng, tính khiêm nhường, kiến thức uyên thâm, và nhiều nữa, xin quý đồng hương đón đọc trong những số tới.

Orange County, 1/10/2020
KIỀU MỸ DUYÊN/Viễn Đông
kieumyduyen1@yahoo.com

UserPostedImage
Kiều Mỹ Duyên gặp gỡ phu nhân Tổng Thống Anwar Sadat. 
 
UserPostedImage
Kiều Mỹ Duyên gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma ký sách tặng ký giả Kiều Mỹ Duyên.
 
UserPostedImage
Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Cha William Skytad (Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ) và Đức Cha Mai Thanh Lương.
 
UserPostedImage
Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Khâm Sai Sứ Thần tòa thánh Vatican, Đức Cha Nguyễn Văn Tốt ở tòa nhà Khâm sai, ở Costa Rica.
 
UserPostedImage
Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Cha Anthony Đào Quang Chính, giám đốc mục vụ di dân và di trú của Hội Đồng Giám mục Hoa Kỳ (2003- 2007), ở tòa giám mục Orange County, tham dự đại hội ở Hollywood, California.
  
UserPostedImage
Kiều Mỹ Duyên phỏng vấn Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn, trong đại hội HĐ giám mục Hoa Kỳ tại Anaheim, Convention Center.
 
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.298 giây.