logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 04/10/2020 lúc 11:35:18(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Khách uống bia ở một quán ăn trong khu phố cổ Hà Nội hôm 18/4/2019. Reuters

Trong bài trước, tôi đã kể qua về một số ngôi nhà cổ thực sự ở phố cổ Hà Nội thời trước 1954. “Thực sự” có nghĩa chúng là những ngôi nhà hình thành trên các phố xưa từ trước năm 1954, được dùng là nơi buôn bán, sinh sống của một gia đình qua nhiều năm.
Những biệt thự vàng son
Ví dụ ngôi nhà 87 Mã Mây đã được nhắc đến trong bài trước được xây dựng vào cuối thế kỷ 19 và đổi chủ nhiều lần. Đến 1945-vâng, đúng thời điểm có biến cố vĩ đại mà lịch sử Việt Nam ghi lại là “nạn đói Ất Dậu” làm chết đến hai triệu người miền Bắc, một thương gia bán thuốc bắc đã mua lại ngôi nhà và tiến hành sửa sang.

UserPostedImage
Căn nhà ở phố Mã Mây, Hà Nội Hình tác giả cung cấp

Sau khi được trùng tu vào năm 1998 theo khuôn khổ hợp tác giữa thành phố Hà Nội và thành phố Toulouse (Pháp), ngôi nhà đã được trả lại nguyên vẹn hình hài cũ, với những đồ dùng sinh hoạt thường ngày.
Đồ gỗ trong ngôi nhà chủ yếu bằng gỗ tốt và chạm trổ tuyệt đẹp. Từ chiếc cầu thang lên gác bằng gỗ lim (còn nguyên vẹn), hàng cột, đến bộ bàn ghế ngồi uống trà và cho trẻ con học bài, những chiếc giường ngủ nho nhỏ theo thước đo bây giờ của chúng ta, bộ bàn thờ, những chiếc tủ quần áo…
Trên phố Hàng Bè (Hà Nội), trong một con ngõ, là khu biệt thự nhà ở của cụ Trương Trọng Vọng, một doanh nhân thầu khoán nổi tiếng đầu thế kỷ 20. 

Khu biệt thự thiết kế theo lối tứ hợp viện của Trung Quốc, ba khu nhà quây lại quanh sân trong, nhưng được xây dựng hai tầng theo kiến trúc Pháp. Xây vào năm 1925, khu nhà có diện tích 800 m2. Đến nay, trải qua hơn trăm năm biến động, con cháu cụ Vọng vẫn đang sinh sống trong khu nhà này.


Trong làng cổ Bát Tràng, có một ngôi nhà được gọi là “nhà tây”. Nó được xây cũng vào cuối thế kỷ 19, do cụ Lê Quang Bưu (cụ Lý Bá) giàu có tiếng trong tổng bấy giờ. Kiến trúc sư là người Pháp. Được xây hai tầng tương tự các “nhà tây” bấy giờ, nên cũng như tất cả các “nhà tây”, thép phải đặt mua bên Pháp chở về bằng đường biển, kết hợp với gạch, ngói, gốm, sứ Bát Tràng thửa riêng. Đồ gỗ trong nhà đều bằng các thứ gỗ quý như lim, gụ, tất cả đều được chạm trổ và khảm trai tuyệt đẹp, đen bóng, sang trọng và trường cửu. Chúng đã được dùng hàng ngày cho đến bây giờ, cũng như rất nhiều năm nữa.
UserPostedImage
Tại 172 Quán Thánh là biệt thự cũng theo kiến trúc Pháp cổ, tuy từ lâu đã bị chia cắt và thay đổi hoàn toàn kết cấu bên trong. Biệt thự có tổng diện tích khoảng 1.000 m2, gồm nhà và vườn. Trong đó, ngôi nhà rộng khoảng 400 m2, hai tầng. Chủ của nó là kiến trúc sư Ngô Văn Phú-ông tự tay thiết kế và thi công ngôi nhà. Đến năm 1940, ông Phú sang Pháp định cư và bán lại ngôi nhà cho ông Vũ Đình Hiên, được mệnh danh là trùm ngành in một thời với nhà in Vĩnh Thịnh.
Ở số 8 phố Chân Cầm (cầm chân chứ không thèm cầm tay, các cụ xưa khi yêu táo bạo thế này thảo nào cô gái đi chơi với người yêu về cứ phải dối mẹ là áo đã qua cầu gió bay-mà tôi đùa đấy.
Tờ báo Lao động thủ đô dẫn cái tên Chân Cầm như sau: Theo cuốn “Hà Nội nửa đầu thế kỷ XX”, tập 2, của Nguyễn Văn Uẩn thì Chân Cầm là một thôn cũ thuộc tổng Thuận Mỹ do 2 thôn Chân Tiên và Minh Cầm của tổng Tiền Túc sát nhập. Lấy hai chữ của hai tổng ghép vào, thành ra “Chân-Cầm”. Còn tại sao không phải là “Cầm Tiên” hay “Cầm Chân” thì tôi không rõ).
Đó là biệt thự 3 tầng (một trệt hai lầu), xây dựng từ năm 1930 theo lối kiến trúc Đông Dương, diện tích 345 m2 ,vốn thuộc về một vị luật sư có tiếng (nhưng tôi cũng không biết là ai).

UserPostedImage
Biệt thự ở phố Chân Cầm Hình tác giả cung cấp


Biệt thự số 6B Đường Thành được xếp hạng di tích và được thành phố đưa vào danh sách những công trình cần bảo tồn từ năm 2010, nay là một nhà hàng chả cá mang tên Thăng Long (bán chả cá mà lấy tên là con rồng bay lên trời, quả cũng thật là bậc tài tình chơi chữ, bồi thường hào quang rực rỡ cho cái chết đau thương của chúng cá). Chủ nhà trùng tu hết hai năm, từ 2018 đến 2020 thì xong. Số tiền được cho biết là 20 tỷ. (Xin kể thêm với quý vị không phải xuất thân từ Bắc kỳ, chả cá này không phải là… chả cá. Nó là cá lăng, một loại “danh cá”, thịt chắc và ngon, filet cắt miếng vừa ăn, ướp gia vị gồm có riềng và mẻ, sau đó chiên bằng mỡ heo và mỡ gà với lửa nhỏ ăn ngay trên bàn, thường xuyên trộn thêm rất nhiều hành lá và thìa là cắt khúc vào. Chấm với mắm tôm ngon vắt chanh, ăn kèm bún và húng Láng-cũng là một loại “danh rau gia vị” nốt. Nó được gọi là đặc sản Hà Nội, vì quả thật khá ngon).
Khoản tiền trùng tu ngôi nhà ấy đủ mua một chục căn hộ chung cư cỡ 45 m2 ở Ecopark, được gọi là Thành phố xanh ở Hà Nội. Nhưng nó không hề mất đi một xu, mà còn tăng thêm gấp bội giá trị cho ngôi biệt thự.
Đời trong biệt thự
Kể về biệt thự Hà Nội chắc phải mất vô số ngày đêm nữa. Tuy nhiên, chỉ điểm qua vài biệt thự có tiếng, cũng đủ để hình dung không gian sinh sống của các trí thức, thương nhân Hà Nội cổ như thế nào. Lại nói như nhà văn Nguyễn Khải trong bút ký “Một người Hà Nội” thì nó như thế này:
“Khoảng cuối những năm 30 (của thế kỷ XX-tác giả), mẹ già tôi vẫn để răng đen, nhưng đã vấn tóc trần, đeo kiềng cổ và vòng tay bằng vàng chạm vừa thô vừa nặng.
Cô Hiền (một người em họ của mẹ nhà văn Nguyễn Khải-tác giả) vào những năm ấy đã cạo răng trắng và mặc quần áo đồng màu, hoặc đen hết hoặc trắng hết. Còn nữ trang đã biết dùng đồ ngọc, bạch kim và hạt xoàn. Cũng vào năm ấy có một số gia đình công chức cao cấp và quan lại, có cả mấy nhà buôn bán tơ lụa, thuốc bắc, kim hoàn, cho con gái lớn mở phòng tiếp khách văn chương, gọi là salon littéraire để mời gọi mấy anh văn sĩ, thi sĩ mới nổi và các cậu sinh viên cao đẳng. Khách văn chương là cái khung phải có, còn đám công tử một mai sẽ thành quan đốc, quan trạng, quan huyện mới là những nhân vật chính của mọi mộng mơ theo kiểu Tự lực văn đoàn.”
UserPostedImage
Một buổi tối của những người ấy được nhà văn Nguyễn Khải tả lại như sau:

“Trong mấy chục năm sống dưới chế độ ta, mỗi tháng cô đều tổ chức một bữa ăn bè bạn, gồm các cựu công dân Hà Nội, những tên tuổi đã thành danh của đất kinh kỳ. Khoảng mươi, mười lăm người gì đó. Cửa hàng đóng từ chiều, các bà lần lượt đến trước, xông ngay vào bếp cùng làm cơm, các ông đến sau, mũ dạ, áo pa-đờ-xuy, bỏ áo khoác ngoài bên trong còn mặc đồ bộ (tức mặc suit-tác giả), thắt cà-vạt, nhưng đã sờn bạc cũ kỹ.
(…)
Rồi cửa trong mở, bà chủ xuất hiện trước như diễn viên lên sân khấu, lược giắt trâm cài hoa hột lấp lánh, rồi một loạt bảy tám bà tóc đã bạc hoặc nửa xanh nửa bạc, áo nhung, áo dạ, đeo ngọc đeo dây đi lại uyển chuyển.”

Cuối năm 2013, chính quyền thành phố Hà Nội đã có văn bản công nhận 1.253 nhà biệt thự cũ xây dựng trước năm 1954, tập trung ở các quận Ba Đình, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Đống Đa là các biệt thự còn giữ được phần lớn kiến trúc cổ, được quản lý và sử dụng. Ngoài ra còn có 312 biệt thự xây dựng sau năm 1954 đã bị phá dỡ xây lại hoặc chưa bị xây lại nhưng đã bị biến dạng, xuống cấp nghiêm trọng, không thuộc dạng được quản lý.

Vậy trong 60 năm trải qua hai cuộc chiến tranh cùng vô số biến cố dữ dội, có bao nhiêu ngôi biệt thự đẹp đẽ đã bị phá tan?

Thiệt hại đó không thể tính nổi.

Bây giờ, chúng ta đi tìm xem vì sao những biệt thự rộng lớn, lộng lẫy ngày đó lại trở thành “ngõ nhỏ”.
Đời trong ngõ nhỏ
Vẫn trên phố Mã Mây, chỉ cách ngôi nhà 87 một đoạn ngắn, ở phía đối diện có một con ngõ. Một người (vừa mới) quen dẫn tôi vào đó, nói nhiệt tình:” Vào đây, vào đây, muốn biết ngõ Hà Nội thì phải vào đây”.
Tôi không hiểu tại sao người (vừa mới) quen kia lại vồn vã giới thiệu cái ngõ này. Nó chẳng đặc trưng Hà Nội gì cả. Là vì nó rất lớn so với tuyệt đại đa số các ngõ trong phố cổ: rộng đến ba bốn mét, phía ngoài thừa sức cho các hàng nước chè, hàng ăn nhỏ kế nhau vui tươi bán hàng. Và lại đầy ánh sáng. Tom lại, nó như một cái hẻm bình thường ở Sài Gòn, chứ không phải ngõ Hà Nội.
Nhưng người ta cứ khăng khăng dẫn.

UserPostedImage
Trong ngõ ở Hà Nội Hình tác giả cung cấp


Đã thế, các cô dì bán nước ngoài đầu ngõ còn xôn xao: “Vào đi, vào cho biết. Ấy Hà Nội là phải vào ngõ, chứ đi nhâng nhâng ngoài phố chả biết cái gì đâu cháu ơi”.
Thì vào!

Con ngõ như đã nói, rất rộng, do đó đầy ánh sáng. Hai bên là vách nhà cao nhiều tầng. Nó kéo dài đến gần 20 m, sau đó hẹp dần và uốn một khúc lượn phải.
Qua khúc lượn này, là thế giới hoàn toàn khác.
Đoạn ngõ đến đây vẫn còn rộng như cũ, nhưng bị chia thành hai ngả. Ở giữa mọc ra một loạt các kiến trúc bằng kim loại trông giống như cái tủ quần áo, xen kẽ với các bồn rửa kim loại. Vài chỗ lại là bếp: người ta xây gạch lên cao thành bệ, đặt vừa đủ cái bếp nhỏ. Có mấy cái nồi vẫn đang đặt trên bếp, sôi âm ỉ.

Ngách phía trái là một dãy nhà, cửa khá hẹp và liên tiếp nhau như một dãy phòng trọ rất nhỏ. Nghe rõ tiếng tivi đang ca hát từ trong vọng ra. Bên ngoài một căn nhà còn để một chiếc ghế tựa, trên đó có một chiếc bếp từ. Vẻ như trong nhà vừa ăn lẩu xong và dọn bếp ra ngoài cho gọn. Chiều dài của cả dãy nhà này chỉ khoảng 6m, nhưng có đến 4 cái cửa, tức là 4 căn nhà.

UserPostedImage
Một góc cuộc sống hiện tại trong ngõ nhỏ phố cổ Hà Nội Hình tác giả cung cấp


Lối đi đến đây thì hẹp lại, chỉ khoảng 60 phân.
Tôi tò mò hỏi người dẫn đường những chiếc tủ kim loại để phía trước nhà là gì.
“Nhà tắm đấy”-họ đáp.
Hóa ra trong nhà không đủ diện tích nên các gia đình phải tận dụng mọi không gian bên ngoài. Mỗi gia đình làm một chiếc nhà tắm riêng, dù nó có lẽ chỉ vừa lọt một người tầm thước đứng gọn lỏn bên trong. Cao to cỡ tây là không thể nhét vừa. Bếp núc cũng vậy. Phía trên chiếc bếp họ làm chiếc kệ nhỏ để vài thứ gia vị thiết yếu ở đấy. Nấu xong thì bê vào nhà, trải chiếu, đặt mâm ngồi ăn. Ăn xong dọn mâm đi chỗ đó lại thành nơi ngủ. Mỗi căn nhà chỉ độ vài m2.

Con ngõ tiếp tục chia ra hai nhánh thành hình chữ T. Cuối ngõ phía trái, mới thấy toàn bộ sự nghèo nàn và tăm tối. Vì dãy nhà phía trước tuy nhỏ hẹp nhưng vẫn còn xây gạch, khung cửa kim loại phía trên là kính khá sáng sủa, thì cuối ngõ chỉ là một túp lều đúng nghĩa. Nó che chắn bằng tôn cũ, thấp lè tè, tấm vải màu cháo lòng treo phía trước làm cửa lòng thòng và rách nát. Áo quần phơi mắc vào bất cứ cái gì mắc được.
Nhánh bên phải là nhà vệ sinh công cộng của cả ngõ. Nó bằng gạch, xây tách biệt, khoảng 3, 4 phòng, khá rộng và cao, có lẽ từ thời cái ngõ còn ít người ở, nhà cửa còn thoáng và thấp, chưa chen chúc nghẹt thở như bây giờ. Nhưng từ rất lâu năm nó đã bị các nhà ở mọc dần ra vây bọc chung quanh và trùm lên cao che kín mít, không một tia nắng nào lọt nổi vào nên rêu bám lên toàn bộ từ đầu đến chân, xanh mướt như một thảm thực vật nhiệt đới. Đôi chỗ còn lộ ra nền xi măng phía dưới thì đen sạm và lở lói, hoàn toàn là một phế tích chân chính.
Tôi không dám bước vào sâu, cũng không dám chụp ảnh cái phế tích đó, sợ nhỡ người trong ngõ bất bình.
Thật đáng tiếc, vì những người tôi gặp cũng ở trong cái ngõ đó đã chứng minh điều ngược lại.

Huỳnh Mai (Blog RFA)
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.120 giây.