logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
nga  
#1 Đã gửi : 11/08/2013 lúc 10:54:09(UTC)
nga

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,657

Cảm ơn: 1 lần
Tuyển Tập Nhạc Trần Kim Bằng

Chủ đề: "Duyên", phát hành mùa thu 2013.

UserPostedImage
Bạt…

Lần đầu tôi nghe nhạc Trần Kim Bằng là nhạc phẩm Trọng Thủy Mỵ Châu.

Rất bàng hoàng, một xúc động đã rất lâu thiếu vắng trong đời sống hối hả hằng ngày. Cảm giác buồn thắm thía cho một mối tình của ngàn năm.

Nhạc mở đầu ta thấy cảnh cung đình đầm ấm, nào trâm vàng, nào rượu giao bôi, nào tình yêu tha thiết của nàng công chúa và chàng hoàng tử trong thế giới thần tiên theo âm điệu khởi sắc, vui mừng của nhạc ngũ cung.


“Tim vấn vương giao hoà. Nguyện mãi bên nhau tình thắm tươi”

Tưởng rằng" Duyên tình tan mối thù", nào ngờ... nơi âm thanh réo rắc dập dồn, nghe như có tiếng nàng công chúa kêu thảm thiết trước giờ ly biệt người chồng trong điệu cổ nhạc tài tử Tứ đại oán.


“Lông ngỗng xin đưa đường, lòng thiếp như đêm đầy sao trời…”

Rồi cảnh khói lửa chiến tranh, dòng nhạc gấp rút theo cơn binh biến, hổn loạn. Cổ Loa thành thất thủ, vị vua cha cắp con gái trên lưng ngựa bỏ chạy, có đâu ngờ chính con mình là nguyên nhân đưa đến bại vong mất nước. Còn mối hận nào hơn?


“Oan nghiệt sau người, gươm nào vơi hận sâu cay.
Nghìn thu khóc cười, sơn hà nát tan”


Thế thì, nàng công chúa cho đến chết chắc hẳn không thể ngờ chàng hoàng tử đã lợi dụng tình yêu của nàng để cướp non sông. Chuyện tình đau thương dối gian nhưng cũng đầy thủy chung của huyền sử Việt từ ngàn năm được người nhạc sĩ diễn tả trọn vẹn.


Theo nàng thật gấp, nhưng hồn về đâu?
Trâm vàng kia gãy đoạn, theo giếng sâu mà đi…
Ta quyết theo bên nàng, trọn nghĩa phu thê tình muôn đời...
...Dù lắm oan khiên ta còn yêu.
(Trọng Thủy Mỵ Châu)

UserPostedImage
Bản nhạc dứt nhưng âm hưởng dai dẳng, vang đọng mãi trong tim…

Giòng nhạc mới nhất của Bằng chuyển sang Rhumba hay Boléro là "Chuyện Tình Mình", giai điệu tây phương sang cả, quấn quít, làm tôi nhớ tới hàng me óng ánh buông thả những giọt nắng, nhớ Sài Gòn, trước 1975 của một thời, một trời yêu. Căn gác trọ buổi chiều tới thăm trước khi anh nhập ngũ. Ôi! có chuyện tình nào mà không đẹp nhất trên đời?

Nghe "Duyên Tan", "Duyên Sầu" hay "Duyên Vắng" mùa thu nào quen nhau, yêu nhau, rồi... xa nhau, thực thấm thía.

Với "Duyên Mộng", nhạc sĩ tạo nên bức tranh của những ngày xưa đầm ấm, dưới trời đầy sao, trao lời hò hẹn... vừa kể chuyện vừa hỏi, vừa trả lời, giòng nhạc êm dịu, hiền hòa, yên lặng quá. Không gian mơ màng, ta nghe chuyện tình ngâu. Cách dùng âm điệu, và lời ca, làm mường tượng ra hình ảnh rất phong phú.

Nói về nhạc Trần Kim Bằng, nếu chỉ nhắc đến "Duyên ca" hay "Tình ca" thì có lẽ còn nhiều thiếu sót. Ở một tuổi nào đó, khi tất cả chỉ còn là kỷ niệm thì nhân sinh cũng thay đổi, ai đã thưởng thức qua toàn bộ tác phẩm của Trần Kim Bằng sẽ đồng ý với nhận định: những bông hoa muộn phiền thì nở sớm, hé chào nơi sân trước... nhưng để nhìn ngắm trọn vẹn tâm tình người nhạc sĩ thì xin mời bạn bước hẳn vào sân sau, nơi vươn lên những cây cao rễ sâu, nơi tác giả vận dụng âm nhạc như một khí cụ để đi những bước xa hơn, cất lời kêu gọi rộng rãi đến mọi tầng lớp. Hãy đứng dậy, mang niềm tin đi khắp nơi, trổi lên khúc ca hào hùng. Gần đây, những suy tư về con người, đồng bào, tổ quốc trong tâm người nhạc sĩ xa quê hương vì vận nước long đong, đã chín mùi chất liệu, làm nguyên nhân giòng nhạc xoay chuyển, đi hướng sát với thời cuộc.


Ta mang niềm tin đi khắp mọi nơi.
Tương lai ngày mai sương gió nề chi.
Quê hương giờ đây sang trang sử mới.
Cùng đi - mau đến - xá gì - bạn ơi.
Đập tan - gông xích - phá xiềng - ngục tối.
Bình minh - đang đến - sáng trời - Tự Do
(Ngày Tự Hào)


Như vậy, khi nghe nhạc của Trần Kim Bằng, ta không thể không phân tâm ra làm hai mảnh. Một mảnh cho tình yêu lứa đôi muôn thuở, một mảnh cho tình yêu quê hương tha thiết, khắc khoải...
Nhân một lần về thăm nhà, người nhạc sĩ có những nhận xét sao lạ lẫm? Chốn cũ có nhiều đổi thay?... "Phố cũ xa lạ quá!" tuy sống nơi xa luôn mơ 1 ngày về. Sao hôm nay, chân anh bước trên đường quê hương nhưng lòng thấy ngậm ngùi, rồi lại cũng phải ra đi tiếp ...

UserPostedImage
"Trăng tan, hiu hắt bên trời,
yêu em thơ cũ, yêu người trăm năm"
Phố cũ


Qua hai câu lục bát kết của bài nhạc với ẩn ý, cho ta thấy tình yêu quê thì vẫn thắm thiết, nhưng tỏ tường là nhạc sĩ chỉ yêu chốn xưa, người cũ. Yêu người trăm năm thì ý như gửi gấm vào tương lai. Nhạc phẩm "Phố Cũ" thật khéo ở chỗ kết, chỉ đôi giòng mà nhiều ý.
Khi nghe tiếng kèn thúc quân, tiếng trống trận rền vang trong “Ai người tri kỷ?” ta nhận ra ngay đây là loại nhạc đáp ứng cho đại cuộc lúc đất nước lâm nguy. Dù luôn nhận mình là người viết nhạc tài tử, nhưng anh đã khéo léo dùng lời ca hào khí, điệu nhạc hùng tráng, nói lên tiếng nói chung cho những tấm lòng luôn trăn trở về tương lai dân tộc, những chiến sĩ đang dấn thân trong cô đơn với mục đích: đi tìm người đồng cảm, bắc trung nam kết hợp. Ta nghe anh hát vang vang, hỏi tìm tri kỷ mà như tiếng hịch kêu gọi những ai cùng giòng giống Tiên Rồng hãy mau dậy, đi cứu và dựng nước. Bạn ơi! hãy vất bỏ lợi danh phù phiếm, noi gương tổ tiên với những anh hùng, hào kiệt đã bao lần chiến công hiển hách, phá Tống, bình Chiêm,... Lý Thường Kiệt, Hưng Đạo Vương, Nguyễn Huệ...Theo tôi, anh mong từng thế hệ nối tiếp nhau sẽ nối gót cha anh, hiên ngang, lẫm liệt đi vào dòng sử Việt. Ngày Tự Hào và Ai Người Tri Kỷ có lẽ là 2 bản nhạc với nhiều tích cực, tạo cho người nghe niềm hãnh diện, cảm khái, và biết phải làm gì trong cơn "quốc phá, gia vong".


"Ngày Tự Hào, ngày bất khuất gươm Triệu Trưng
Đòi cội nguồn, đòi quê hương thay áo mới...

*
Trận Bạch Đằng giặc tan tác trên giòng sông.
Giận độc tài, hận xâm lăng nuôi chí lớn.
Tiếng trống khua giục giã rộn vang.
Ánh đuốc oai nghiêm khắp thôn làng"
Ngày Tự Hào


UserPostedImage
Phải chăng trong mọi tình huống, người biết yêu quý non sông, không màng danh lợi phù du, sẽ làm nên đại nghiệp. Đó sẽ là người của toàn dân mong chờ bấy lâu, người thực tâm vì dân vì nước sẽ lãnh đạo, dẫn dắt toàn thể con dân, đưa đất nước Việt đến phú cường, chúng ta từ đó sẽ có được "Ngày Tự Hào" thực sự, ngày giòng giống Việt Nam rạng danh với năm châu, bốn bể.

Để kết xin mượn phần điệp khúc của Ai Người Tri Kỷ?



"Ai người tri kỷ, không màng danh quý, ai vì non sông, kiêu hùng danh tướng. Ta xá gì."

Bạn cùng tôi, ta hòa chung tiếng ca, vọng đi muôn phương, tìm người tri kỷ.


Trương Ngọc Bảo Xuân, 2013

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.090 giây.