logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 09/11/2020 lúc 01:58:43(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
1.Dẩn nhập

Phương tây từ thế kỷ thứ 18 đã từng phát huy cái ngã cái tôi của con người như “tôi suy tư là tôi hiện hữu”. Từ đó đến nay người Phuơng tây phát triển cái tôi, đưa đến tôn trọng cái tính riêng biệt cũa cái tôi từ triết lý đến luật pháp. Nhưng đạo phật lại diệt ngã thì làm sao mà hoằng pháp cho người Phương tây tu theo phật được? Làm sao giải thích được ý nghĩa diệt ngã của đức Phật? Vậy ta có thể giải thích là không phải ngã? Khi người ngồi thiền định dưới cội bồ đề 49 ngày, người đạt giác ngộ và đập tay xuống đất mà nói ta đạt được chánh đẵng chánh giác do trời chứng , ta chứng và đất chứng. Rồi người bảo: nầy hởi anh thợ xây nhà, ta đã tìm ra được ngươi, ta sẽ phá bỏ toàn bộ căn nhà từ cột kèo các vách, mái che phá hết để ngươi không còn nhốt được ta nữa. Người thợ xây nhà ấy là 5 uẩn:  sắc thọ tưởng hành thức. Sau đó người mới giảng bài pháp luân Vô ngã tướng, đó là thuyết duyên khởi rất quan trọng theo suốt đạo Phật: cái này có cái kia có cái này diệt cái kia diệt, vạn vật không có tự tính tự nhiên mà có hiện hữu, chúng dựa vào nhau mà hiện hữu gọi là làm duyên cho nhau. Thuyết duyên khởi ra đời và phát triển trong suốt đạo Phật gồm có 4 thuyết duyên khởi, nghiệp cảm duyên khởi, chân như duyên khởi , a lại da duyên khởi và cuối cùng là trùng trùng duyên khởi là Pháp giới duyên khởi. Câu hỏi được đặt ra là ai chịu trách nhiệm cho nghiệp lực dẫn đi đầu thai? ai tu tập đi bằng con thuyền bát nhã đến bên kia bờ? Ai chèo thuyền đi? Ai chứng đắc chánh đẵng chánh giác? Ai giác ngộ? Nếu không có cái Tôi. Đạo Phật khởi đầu bằng Vô ngã tướng rồi đi đến đại thừa là phát triển tánh không và duy thức nói về tâm. Tánh không cũng phát huy cái do duyên mà hội tụ và duy thức nói về Tâm cùng xác định thêm về giả danh của vạn pháp. Như vậy không có ai chịu trách nhiệm cho nghiệp quả hay chứng đắc, vì bản chất của chúng ta và vạn pháp chung quanh ta là Không. Đạo phật đưa ra hai góc nhìn Tục đế và chân đế. Tục đế là cái nhìn của tương đối và hiện hữu còn chân đế là cái nhìn của Tuyệt đối. Ta không thể giảng chân đế cho người đang ở Tục đế để hiểu thấu chân đế được. Người ấy phải kinh qua quá trình tu tập và thực hành để đạt được tánh giác, thì mới hiểu thấu chân đế. Khi đó họ sẽ hiểu tánh cách Vô ngã của chúng sanh và vạn pháp. Khi Cấp cô độc hấp hối trên giường bịnh gần chết, đức Phật cử Xá lợi Phất, đại đệ tử của đức Phật nổi tiếng là người thông minh nhất đến giáo huấn khai thị tiễn đưa Cấp cô độc. Ngài nói: nầy hỡi Cấp cô độc, ông đã học theo Phật giảng về 5 uẩn, sự cấu tạo thành của nó do duyên mà ra, nay duyên diệt thì nó sẽ bị tiêu diệt, vậy 5 uẩn sẽ tan rã thì ông hãy trả các uẩn đó về cho chính nó như trả các pháp về lại cho pháp, đừng bám víu vào nó nữa. Ông hay chết đi cho 5 uẩn đi về lại của chính nó đi, chết tức thì và chết tận sâu cho 5 uẩn tiêu tan. Cấp cô độc ngộ đạo và chết thành A la Hán. Vô ngã tướng là đề cao duyên khởi nên đạo Phật là đạo diệt khổ, muốn diệt khổ là biết nó là không có cái tôi nên được diễn giải là không là tôi, không là của tôi và không là tự ngã của tôi tức là không là một phần trong cái tôi như bàn tay chân. Vì đi tu việc đầu tiên là giữ giới và diệt ngã sau mới đến trí tuệ giác, tu hành tinh tấn và từ bi. Khong diệt được ngã là không bao giờ từ bi với mọi người. Từ bi làm công quả chính là diệt ngã một cách thiết thực nhất. Ngoại đạo Bà la môn hỏi đức Phật 3 lần người có Ngã không? Đức Phật im lặng không trả lời. Cái im lặng sấm sét nầy được kinh Phật ghi lại: Trong Tương ưng bộ kinh (Samyutta Nikaya, 400) có một đoạn kể rằng một hôm có một vị Sa-môn, Vacchagotta, đến hỏi Đức Phật: “Có tự ngã phải không, thưa ngài Gotama?”. Đức Phật giữ im lặng. Vacchagotta hỏi lại một lần nữa: “Như vậy thì không có tự ngã phải không?”. Đức Phật vẫn giữ im lặng. Sau khi Vacchagotta bỏ đi rồi, Ananda mới hỏi Đức Phật tại sao Ngài lại không trả lời. Đức Phật lúc bấy giờ mới giải thích: “Nếu Ta trả lời là có, có tự ngã, thì “Vô ngã”? tức là Ta ủng hộ thuyết vĩnh cửu của đạo Bà-la-môn; nếu Ta trả lời là không, không có tự ngã, thì tức là Ta đi theo thuyết hư vô. Hơn nữa nếu trả lời có, thì làm sao phù hợp với sự hiểu biết của Ta là mọi pháp đều không có tự ngã? Và nếu Ta trả lời không, thì Ta sẽ đặt Vacchagotta trong một tình trạng vô cùng bối rối, vì ông ấy trước kia tưởng mình có ngã sẽ than vãn vì đã đánh mất Ngã rồi. Để trả lời cho Vacchagotta, chúng ta nghiên cứu tài liệu tham khảo để có câu trả lời.
2. Trích tài liệu tham khảo:
a.  No-self or Not-self, của Tỳ khưu Thanissaro. Giải nghiêm dịch. Tỳ kheo Thanissaro ghi rỏ vấn đề được tóm lại như sau:
- Thứ nhất, ý niệm không có một cái ngã dường như không phù hợp với những giáo lý khác trong đạo Phật như Nghiệp (Karma) và Luân Hồi (Rebirth). Nếu không có Ngã, cái gì phải gánh chịu nghiệp quả (kết quả của nghiệp) và phải tái sinh?
-Thứ hai, ý niệm Vô Ngã không phù hợp với truyền thống Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo của Tây phương, vốn đặt nền tảng trên tiền đề có một linh hồn vĩnh cửu (hay một cái ngã thường hằng.) Nếu không có Ngã thì đời sống đạo đức, tâm linh còn có ý nghĩa gì? 
- Dù bạn có phân định ranh giới giữa 'Ngã' và 'Tha' (kẻ khác) như thế nào đi nữa, ý niệm 'Ngã' luôn kéo theo yếu tố tự đồng nhất (Ngã chấp) và bám giữ (Thủ), tiếp nối theo là khổ đau và ràng buộc. Điều này ứng cho trường hợp cái Ngã là riêng biệt hay cái Ngã là liên đới, bao trùm tất cả không loại ra ngoài một cái gì (không có 'Tha'.) Nếu đồng nhất mình với tất cả vạn vật, người ta sẽ luôn luôn sầu muộn bởi lá úa cành khô. Điều này cũng đúng khi cho rằng cái Ngã là một vũ trụ (cảnh giới) hoàn toàn khác, trong trường hợp này, cảm giác xa vời, phù phiếm sẽ làm suy nhược tinh thần, khiến cho công cuộc tìm kiếm hạnh phúc cho mình và cho người trở nên không sao thực hiện nổi. Vì những lý do này, Phật khuyên không nên để tâm đến những câu hỏi như 'Tôi có?' hay 'Tôi không có?' Để tránh cái đau khổ hàm chứa trong những câu hỏi về 'Ngã' (ta) và 'Tha' (kẻ khác), Phật đưa ra một giải pháp khác, chia kinh nghiệm ra thành từng chặng: Bốn Sự Thật Cao Quý về Khổ, Nguyên Nhân của Khổ, Sự Chấm Dứt của Khổ và Con Đường Chấm Dứt Khổ. Ngài nói: những sự thật này, thay vì xem chúng thuộc về ai - ta hay người - hành giả nên trực tiếp chứng nghiệm từng sự thật, nhận diện chúng một cách đơn thuần như tự thân của chúng, rồi thực hiện những gì cần làm, ứng với mỗi sự thực: Khổ cần được hiểu, Nguyên Nhân Khổ phải đoạn trừ, Sự Chấm Dứt Khổ phải được thực hiện, và Con Đường dẫn đến sự diệt khổ phải được khai mở, thực tập.
- Nếu đó là Khổ nhưng không thực sự là Tôi, là Của Tôi thì tại sao phải nắm níu lấy?' Những câu hỏi cuối này xứng đáng được đáp lại bằng những câu trả lời xác quyết, bởi vì chúng giúp ta hiểu rõ về khổ và đốn bỏ những ái, thủ -- Ngã Kiến (đồng nhất mình với một cái gì) còn sót lại - đã gây nên khổ đau, cho đến khi mọi dấu vết của Ngã Kiến hoàn toàn chấm dứt, chỉ còn lại tự do không bến bờ. Theo nghĩa này, giáo lý Anatta không phải là chủ thuyết 'Không Có Ngã' mà là một chiến lược (pháp môn) 'Không Phải Ngã' (not-self strategy), cốt làm rơi rụng khổ đau bằng cách buông bỏ nguyên nhân của Khổ, đưa đến chỗ an lạc tuyệt vời bất diệt. Đến đây, những câu hỏi về Ngã (self), Vô Ngã (no-self) và Phi Ngã (not-self) đều rơi rụng. Một khi đã chứng nghiệm cái tự do tuyệt đối, đâu sẽ là đất đứng cho những thắc mắc: ai đang chứng nghiệm, có hay không có Ngã?
b. Theo Vô ngã của Wikipedia: Đối với câu hỏi, Ngã có tồn tại thật hay không, đức Phật thường không trả lời vì không muốn khơi gợi thêm khái niệm mới, chúng chỉ là trở ngại cho các phép tu hành thực tiễn. Vì vậy giáo pháp vô ngã trong thời đức Phật có thể xem là phương tiện giáo huấn, không phải là một quan điểm triết học đích thật. Với thời gian phát triển, Vô ngã trở thành một quan điểm hẳn hoi trong các trường phái Phật giáo và chỉ có Độc Tử bộ (s: vātsīputrīya) mới chấp nhận một cái Ngã.
Theo Wikipedia: (s: nirātman, nairātmya, p: anattan): hay còn gọi là Phi Ngã , từ dùng để thể hiện sự phủ định đối với ngã (s: ātman, tôi, cái tôi), nghĩa là không có cái tôi, không có tôi, không chấp nhận thật ngã thật pháp, không đứng trên bản thể hay thật thể mang tính hình nhi thượng học và không có sự chấp trước về ngã. Đối với Phật Giáo Nguyên Thủy thì không chấp nhận cái ngã chủ tể thường hằng duy nhất cũng như sự tồn tại của thật thể mà như hàng ngoại đạo đã từng tuyên thuyết, mà cho rằng hết thảy sự vật, hiện tượng đều vô ngã, cho nên thuật ngữ nổi tiếng là chư pháp vô ngã (p: sabbe dhammā anattā, các pháp không có thật thể) đã được phổ cập hóa. Cho nên trong Kinh A Hàm thì Năm Uẩn, Mười Hai Xứ, Mười Tám Giới, v.v., đều được xem là giả có, là những cái không có ngã thật thể của chúng.
Theo Giáo Sư Junjiro Takakusu trong Cương Yếu Triết Học Phật giáo, Đức Phật xem thế giới nầy là thế giới của khổ đau, và Ngài đã dạy những phương pháp đối trị nó. Vậy cái gì đã làm thế giới nầy trở thành khổ đau? Lý do đầu tiên như Đức Phật đã dạy, là các pháp đều vô ngã, nghĩa là vạn vật, hữu tình hay vô tình, tất cả đều không có cái mà chúng ta có thể gọi là bản ngã hay thực thể. Chúng ta thử khảo sát con người. Một người không thể xem tinh thần hay hồn của y là một thực ngã. Y hiện hữu nhưng không thể nào nắm được cái thực thể của y, không thể tìm thấy được tinh thần của y, bởi vì sự hiện hữu của con người không gì ngoài cái 'hiện hữu tùy thuộc vào một chuỗi nhân duyên.' Mọi vật hiện hữu đều là vì nhân duyên, và nó sẽ tan biến khi những tác dụng của chuỗi nhân duyên ấy chấm dứt
Khi con người còn là một hiện hữu tùy thuộc một chuỗi nhân duyên thì, nếu y cố gắng trì giữ lấy chính mình và nhìn mọi vật quanh mình từ quan điểm độc tôn ngã là một điều thật vô lý. Mọi người phải từ bỏ cái ngã của mình, cố gắng giúp đỡ kẻ khác và phải nhận hức cái hiện hữu cộng đồng, vì không thể nào con người hoàn toàn hiện hữu độc lập được:
Không vật nào là không biến chuyển, ngay cả trong một sát na. Không những nó bất ổn trong tương quan với không gian, mà nó cũng bất ổn trong tương quan với thời gian nữa. Nếu ta có thể tìm được một thế giới không có không gian và thời gian, thế giới đó mới thật là thế giới tự do chân thật, tức là Niết Bàn:
Sau hết, Niết Bàn có nghĩa là cảnh giới của giải thoát viên mãn. Vô ngã hay không có sự bất biến, vô thường hay không có sự trường tồn là trạng huống thật sự của sự hiện hữu của chúng ta. Niết Bàn theo nghĩa tiêu cực là hủy diệt, nhưng theo nghĩa tích cực là tròn đầy, là lý tưởng của chúng ta, ấy là sự giải thoát trọn vẹn.
c. Lăng già a bạt đa la bửu kinh
Pháp Sư Tam Tạng Ấn Độ Cầu Na Bạt Đà La dịch từ Phạn sang Hán đời nhà Tống.
Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực, Phẩm nhất thiết phật ngữ tâm:
- Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ Tát khéo quán hai thứ tướng Vô ngã. Thế nào là hai thứ tướng Vô ngã? Ấy là Nhơn Vô ngã và Pháp Vô Ngã.
- Thế nào NHƠN VÔ NGÃ TRÍ? Là lìa ngã và ngã sở, lìa tụ duyên của Ấm, Giới, Nhập, lìa sự sanh khởi vô minh nghiệp ái, lục căn nhiếp thọ lục trần sanh ra lục thức, những chấp trước ấy đều phải lìa. Vì tất cả căn, thân (Chánh báo), khí giới (Y báo) đều do tự tâm hiện, là tướng của tự vọng tưởng, như dòng nước, như chủng tử, như đèn, như gió, như mây, sát na lần lượt hoại. Thô động như khỉ vượn, ưa chỗ bất tịnh như con ruồi, không biết đủ như gió thổi lửa, nhân tập khí hư ngụy từ vô thỉ như bánh xe đạp nước, đủ thứ thân sắc, sanh tử luân hồi trong lục đạo như huyễn thuật và thần chú mà tùy cơ phát khởi trí huệ, khéo biết tất cả tướng kia đều chẳng thật thì phá được nhơn ngã chấp, ấy gọi là Nhơn Vô Ngã Trí. (Phat muốn nói A lại da thức lập thành hình tướng hư vọng chúng sanh)
- Thế nào là PHÁP VÔ NGÃ TRÍ? Biết ấm, giới, nhập là vọng tưởng, tướng tự tánh, lìa ngã, ngã sở, những ấm, giới, nhập tích tụ, do dây trói của nghiệp ái lần lượt duyên nhau sanh khởi, thật tướng vốn chẳng lay động, các pháp cũng thế. Lìa tướng vọng tưởng tự cộng tướng chẳng thật, do sức vọng tưởng của phàm phu sanh ra, chẳng phải Thánh Hiền, vì tự tánh lìa tâm, ý, ý thức và năm pháp. Đại Huệ! Đại Bồ Tát khéo quán tất cả pháp Vô Ngã, khéo tu pháp Vô Ngã, thì Đại Bồ Tát chẳng bao lâu sẽ chứng đắc Sơ Địa, quán tướng Địa Vô Sở Hữu, quán sát mở mang giác huệ, đến Hoan Hỷ Địa, lần lượt tiến lên, siêu việt tướng cửu địa, chứng Pháp Vân Địa, ngay đó biến lập vô lượng bửu trang nghiêm, ngồi Đại Bửu Liên Hoa trong Đại Bửu cung điện, đồng một loại như tướng vua, có những quyến thuộc Bồ Tát từ tất cả cõi Phật đến vây quanh, được tay Phật quán đảnh, giống như sự quán đảnh của Thái Tử Chuyển Luân Thánh Vương. Từ phàm phu tu tập, sanh khởi cảnh giới huyễn của tự tánh, tới điạ vị siêu Phật tử, cho đến pháp Tự Giác Thánh Trí, sẽ được Pháp thân tự tận của Như Lai, hiện pháp Vô Ngã, ấy gọi là Pháp Vô Ngã tướng. Chúng Đại Bồ Tát cần nên tu học. (Phần nầy Phật muốn nói về Pháp vô ngã gồm 4 tướng: tướng pháp không, tướng vô sanh, lìa tướng tự tánh, không hai tướng hiện bày khắp các kinh Phật bởi ngôn ngữ.)
- Lại nữa, Đại Huệ! Đại Bồ Tát phải khéo biết tâm, ý, ý thức, năm pháp của tự tánh và hai thứ tướng Vô Ngã; vì sự yên ổn của chúng sanh, nên tiến đến cứu cánh. Như hạt châu như ý hiện ra đủ thứ sắc tướng, là do nhân duyên vọng tưởng phân biệt mà sanh khởi, đại chúng nơi tất cả pháp hội của Như Lai, nghe Phật thuyết pháp như mộng huyễn, như ánh sáng, như bóng trăng trong nước, pháp ấy lìa sanh diệt đoạn thường và lìa Thanh Văn, Duyên Giác, được trăm ngàn Tam muội, cho đến trăm ngàn ức na do tha Tam muội. Đắc Tam muội xong, dạo khắp các cõi Phật, cúng dường chư Phật, lên các Thiên cung hoằng dương Tam Bảo, thị hiện thân Phật, có chúng Thanh Văn, Bồ Tát vây quanh. Dùng tự tâm hiện lượng để độ thoát chúng sanh, phân biệt diễn thuyết ngoài tánh vô tánh, khiến thảy đều xa lìa kiến chấp có và không v. v...
Khi ấy, Thế Tôn muốn lập lại nghĩa này mà thuyết kệ rằng: Phật tử khéo quán sát, Thế pháp do tâm tạo. Thị hiện đủ thứ thân, Sức thần thông tự tại. Tất cả đều thành tựu, Sở tác vô chướng ngại.
Qua các tài liệu trích dẩn chúng ta nhận ra được chân lý của đức Phật dạy về Vô ngã hay không phải ngã như sau:
a. Vô ngã là một phương tiện chứ không phải là cứu cánh. Phương tiện đó là để diệt trừ Khổ trong tứ diệu đế. Và cứu cánh là sự giải thoát khỏi sinh tử luân hồi, là đạt được cảnh giới Niết bàn. Như vậy chúng ta cố tình giải thích Vô ngã để tiêu diệt cái tôi, vì chúng do 5 uẩn do duyên mà hội tụ thì chúng ta chấp vào phương tiện mà cho là chân lý. Chúng ta phải hiểu đó là phuơng tiện thiện xảo mà thôi. Thuyết duyên khởi đi xuyên suốt đạo Phật là cốt để đạt được sự giác ngộ là bài thuốc trị bịnh của chúng sanh, vì tham sân si vì chất ngã chấp thật, chấp pháp. Đó chỉ là toa thuốc nên khi tham sân si hết thì toa thuốc cũng bị tiêu diệt. Nếu chấp vào phương tiện là chân lý thì chúng ta bị kẹt: ai chịu trách nhiệm của nghiệp lực dẫn đi đầu thai? Ai tu tập thành giác ngộ đắc quả A la hán rồi bồ tác thập địa và Phật? Làm sao giải thích được cho phật tử bên Mỹ này khi họ có một quan điểm triết lý lâu đời có một cái tôi riêng biệt mỗi cá nhân? Như vậy đúng là không phải Ngã.
b. Về tánh không trung quán luận:  Bồ tác Long thọ đã từng bảo vạn pháp do duyên mà thành hiện hửu nên ta gọi là Không. Thật vậy chính về thân mạng chúng ta thì 5 uẩn được thành hợp lại, bản chất chúng là do duyên kết thành nên không có tự tánh, tự mình mà có độc lập được. Kế đến các pháp cũng vậy cũng phải nương cậy vào nhau mà có nên không chấp pháp, trã pháp về lại cho pháp không còn phân biệt , không có cái tôi xen vào đặt tên cho pháp nên là giả danh là huyễn là không thật có. Xong rồi không bám víu vào, không trụ vào nên gọi là tánh không. Tánh không là sự hiện hữu rốt ráo nhất, thù thắng nhất là bản thể vô ngã, chi tiết nhất đi sâu nhất của hiện tượng các pháp. Vô ngã tức là Không.  Cần có hai cái không: không có thật ngã trong thân tâm chúng sanh vì do 5 uẩn hợp thành. Kế đến là 5 uẩn cũng do duyên mà có nên vô thường nên nhân vô ngã mà pháp cũng vô ngã. Vì vạn pháp và 5 uẩn đều không có tự tánh do duyên hợp thành nên gọi là vô ngã là không. Vậy nếu nói là “không phải ngã” là ta đang nói ở bình diện Chân Đế thì không phải ngã thì phải có cái gì khác với ngã này? Vì thế chúng ta mới đi tiếp về duy thức và kinh Đại bát niết Bàn để hiểu sâu xa hơn.
c. Đứng về gốc độ duy thức học: duy thức dạy ta về Tâm là tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức thì chúng ta là một chuỗi dài sự vận hành của tâm thức liên tục và không có bắt đầu và cũng không chấm dứt. Tâm thức nầy thay đổi vô thường từng sắc na theo thời gian và biến đổi liên tục hình tướng theo không gian. Chuỗi tâm thức đó chịu trách nhiệm cho nghiệp được tạo ra do uẩn Hành là thân khẩu ý tạo nên. Chuỗi tâm thức đó vận hành theo 12 nhân duyên còn gọi là nghiệp cảm duyên khởi. Chuỗi tâm thức đó cũng tu tập và thoát ra được sự khổ đau, đạt giải thoát sinh tử luân hồi theo tứ diệu đế, diệt trừ tận cùng các lậu hoặc bằng thiền quán và thiền chỉ, thất bồ đề phần. Chuỗi tâm thức đó làm cho ta nhận thấy có thể đi qua bên kia bờ bằng con thuyền bát nhã mà không có ai là người chèo thuyền, vì không có một cái tôi cố định vĩnh cửu nào hết vì nó chỉ là thức mà thôi. Thật đúng là Không phải ngã. Riêng về kinh Lăng già:  Nhân vô ngã và pháp vô ngã .
3. Tiểu ngã hay đại ngã? Theo đạo Bà la môn chúng ta có hai cái ngã là tiểu ngã và đại ngã. Tiểu ngã là cái tôi của chúng sanh, còn đại ngã là cái tôi của Thượng đế.
Phật giáo không có tiểu ngã hay đại ngã mà có Phật tánh và không phải ngã.  Theo Bà la Môn thì Đại Ngã sinh Tiểu Ngã, còn Phật Tánh chẳng sinh: Phật Tánh chẳng sinh ra Phật Tánh. Phật Tánh chẳng sinh ra Đại Ngã. Phật Tánh chẳng sinh ra Tiểu Ngã. Phật Tánh là liễu nhân chẳng phải sanh nhân.(liễu nhân: ví như đèn soi sáng các vật, sanh nhân: ví như hạt giống sanh ra cây cỏ). Chân lý này được nói đến trong Kinh Đại Bát Niết Bàn. Phật tánh là thanh tịnh vĩnh hằng. Phật tánh này không do ai thành lập mà nó có sẵn trong vũ trụ nầy bất biến không có bắt đầu không có chấm dứt thường hằng vĩnh cửu. Nó giống như những quy luật vật lý vũ trụ hay quy luật về sinh học, nó là quy luật về Tâm linh. Để tìm hiểu chúng ta học kinh đại bát niết bàn.
Theo Bà la môn: Brahman hay Đại ngã là một khái niệm về một thánh thần tối thượng của Ấn Độ giáo. Brahman là hiện thực siêu việt không thay đổi, vô hạn, có ở khắp mọi nơi và là nền tảng linh thiêng cho tất cả vật chất, năng lượng, thời gian, không gian, các thể sống, và tất cả những gì vượt khỏi vũ trụ này. Bản chất của Brahman được miêu tả là mang tính cá nhân siêu việt (transpersonal), mang tính cá nhân (personal) và không mang tính cá nhân (monist,impersonal) bởi các trường phái triết học khác nhau. Trong Rig Veda, Brahman đã tạo ra thể sống nguyên thủy Hiranyagarbha được xem là tương đương với vị thần sáng tạo ra thế giới Brahmā. Đạo Phật không chấp nhận có Brahma, nên không có tiểu hay đại ngã.
Vô Ngã chẳng có nghĩa là "Không có Ngã", mà là"chẳng phải là Ta" là không phải ngã.
Kinh đại bát niết bàn: Phẩm Như Lai Tánh.
 Bồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Hai mươi lăm cõi có ngã cùng chăng ? Phật dạy : “ Nầy Thiện-nam-tử ! Ngã tức là nghĩa Như-Lai tạng. Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh tức là nghĩa của ngã. Nghĩa của ngã như vậy từ nào tới giờ thường bị vô lượng phiền não che đậy, vì thế nên chúng sanh chẳng nhận thấy được. Như cô gái nghèo, trong nhà có nhiều kho tàng vàng vòng, tất cả người nhà không ai biết. Một hôm có người khách lạ khéo biết phương tiện bảo cô gái nghèo : “ Nay tôi thuê cô dọn cỏ rác cho tôi”. Cô gái liền đáp : “ Nếu ông có thể chỉ kho vàng cho tôi, rồi tôi sẽ dọn cỏ rác cho ông”. Người khách nói : “ Tôi biết cách thức, có thể chỉ kho vàng cho cô.”Cô gái nói : “ Tất cả người nhà của tôi còn chẳng biết được, huống là ông mà có thể biết !” Khách lại nói: “ Nay tôi có thể biết chắc chắn”. Cô gái nói: “ Tôi gấp muốn thấy, ông nên chỉ cho tôi”. Người khách liền ở trong nhà cô, đào được kho vàng ròng. Cô gái thấy kho vàng lòng rất vui mừng ngạc nhiên lạ lùng, kính trọng người khách. Nầy Thiện-nam-tử ! Phật tánh của chúng sanh cũng như vậy, tất cả chúng sanh chẳng nhận thấy được. Khác nào cô gái nghèo có kho vàng mà chẳng biết. Hôm nay ta chỉ bày Phật tánh sẵn có của tất cả chúng sanh hiện bị các phiền não che đậy. Như cô gái nghèo kia trong nhà sẵn có kho vàng nhưng không thấy được. Hôm nay đức Như-Lai chỉ bày kho báu giác tánh cho chúng sanh, đây chính là Phật tánh. Chúng sanh thấy được tánh nầy lòng rất vui mừng quy ngưỡng đức Như-Lai. Người khách khéo biết phương tiện dụ cho Như-Lai. Cô gái nghèo dụ cho vô lượng chúng sanh. Kho vàng ròng dụ cho Phật tánh. Ca-Diếp Bồ-Tát bạch Phật : “ Thế-Tôn ! Thiệt không có ngã. Vì lúc đứa trẻ mới sanh không hiểu biết. Nếu là có ngã thời ngày mới sanh lẽ ra liền có hiểu biết. Do nghĩ nầy nên định biết là không ngã. Nếu quyết định có ngã, sau khi đã thọ sanh, lẽ ra không chết mất. Nếu tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, là thường trụ, lẽ ra không hư hoại. Nếu là không hư hoại, sao lại có Sát-đế-lợi, Bà-la-môn, Tỳ-xá, Thủ-đà, Chiên-đà-la, Súc sanh v.v… sai biệt nhau. Hiện nay thấy các thứ nghiệp duyên chẳng đồng, các loài đều riêng khác. Nếu quyết định có ngã, thời tất cả chúng sanh lẽ ra không hơn kém. Do những nghĩa trên đây nên định biết Phật tánh chẳng phải là pháp thường trụ. Nếu cho rằng Phật tánh quyết định là thường trụ, thời do duyên gì lại nói có sát sanh, trộm cướp, tà dâm, lưỡng thiệt, ác khẩu. Vọng ngôn, ỷ ngữ, tham lam, sân khuể, tà kiến. Nếu ngã tánh là thường trụ, cớ gì sau khi uống rươu lại say mê. Nếu ngã tánh là thường trụ, thời kẻ mù lẽ ra thấy sắc, kẻ điếc lẽ ra nghe tiếng, kẻ câm lẽ ra nói được, người què lẽ ra có thể đi. Nếu ngã tánh là thường trụ, lẽ ra chẳng còn tránh hầm lửa, nước lụt, thuốc độc, dao gươm, kẻ ác, thú dữ. Nếu ngã là thường trụ, thời những việc đã từng nghe thấy lẽ ra chẳng quên. Nếu chẳng quên cớ gì lại nói : tôi đã từng thấy người nầy ở chỗ đó. Nếu ngã là thường, thời lẽ ra chẳng nên có niên thiếu, tráng niên, lão thành v.v… Lẽ ra chẳng nên có thạnh, suy, mạnh, yếu cùng nhớ đến việc đã qua. Nầy Thiện-nam-tử ! Cũng vậy, đức Như-lai đối với các chúng sanh, cũng như vị lương y, rõ biết thể tướng sai khác của các phiền não mà dứt trừ, khai-thị tạng Như-Lai bí mật, Phật tánh thanh tịnh thường trụ chẳng biến đổi. Nếu cho rằng có, thời lẽ ra trí chẳng nhiễm. Nếu nói là không, bèn thành vọng ngữ. Nếu nói là có, lẽ ra chẳng nên nín lặng. Lại cũng chẳng nên hý luận cãi cọ, chỉ nên cầu được rõ biết chơn tánh của các pháp. Người phàm phu hý luận cãi cọ vì chẳng hiểu tạng Như-Lai. Nếu nói pháp khổ, người ngu bèn cho thân là vô thường, chẳng có thể biết nơi thân có tánh lạc. Nếu nói vô thường, người phàm phu chấp tất cả thân đều là vô thường, như ngói chưa hầm chín.  Nếu là người trí nên phải quan sát, chẳng nên nói tất cả đều vô thường, vì nơi thân của ta có chủng tử Phật tánh.  Nếu nói vô ngã, người phàm phu sẽ cho là tất cả Phật, Pháp đều không có ngã. Người trí nên phải quan sát vô ngã là giả danh chẳng thật, rõ biết như vậy chẳng nên sanh nghi.  Nếu nói tạng Như-Lai là không tịch, người phàm phu nghe như thế sanh kiến chấp đoạn diệt. Người trí nên phải quan sát Như-Lai là thường, không có biến đổi. Nếu nói giải thoát dụ như huyễn hoá, người phàm phu sẽ cho rằng chứng đặng giải thoát tức là dứt mất. Người trí nên phải quan sát đức Như-Lai giải thoát, dầu có đến đi, nhưng vẫn thường trụ không biến đổi. Nếu nói vô minh làm nhơn duyên mà có các hành pháp, người phàm phu liền phân biệt tưởng rằng có hai pháp : “minh” đến “vô minh”. Người trí rõ biết tánh đó vốn không có hai. Tánh không hai đó tức là thật tánh. Nếu nói các hành làm nhơn duyên có ra thức, người phàm phu cho rằng có hai : “hành” cùng “thức”.  Người trí rõ biết tánh đó không hai. Tánh không hai đó tức là thật tánh.  Nếu nói thập thiện, thập ác có thể tạo tác, không thể tạo tác, đường lành, đường dữ, pháp lành, pháp dữ, người phàm phu nghe đó cho là có hai, người trí rõ biết tánh đó không hai. Tánh không hai đó tức là thật tánh.  Nếu nói nên tu tất cả pháp khổ, phàm phu cho rằng có hai, người trí rõ biết tánh kia không hai, tánh không hai đó tức là thật tánh. Nếu nói tất cả hành pháp là vô thường thời tạng Như-Lai cũng là vô thường, phàm phu cho rằng có hai, người trí rõ biết tánh đó không hai, tánh không hai đó tức là thật tánh. Nếu nói tất cả pháp vô ngã, tạng Như-Lai cũng không có ngã, phàm phu cho rằng có hai, người trí rõ biết tánh đó không hai, tánh không hai đó tức là thật tánh. Ngã với vô ngã nơi tánh không có hai thứ. Tạng Như-Lai, nghĩa tánh vô lượng vô biên như vậy, là chỗ mà chư Phật đều tán thán, hôm nay ta ở nơi trong kinh thành-tựu tất cả công đức này đều đã nói rồi. Kinh ghi: Nếu pháp nào là thực là chân, là thường là chủ là y, tánh không biến dịch thì pháp ấy được gọi là Ngã. Chỉ đoạn trừ chấp trước chẳng đoạn trừ ngã kiến. Ngã kiến đây là Phật tánh. Pháp nào chỉ nói vô ngã mà không nói có Phật tánh chân ngã thì pháp đó là pháp bất liễu nghĩa. Tất cả các pháp đều không có ngã nhưng niết bàn này thì chân thật có ngã.
Kết luận: Dòng tâm thức tuông chảy không bao giờ ngừng nghỉ đã tạo ra cái ngã của chúng ta. Chính dòng tâm thức nầy chịu trách nhiệm cho sự hiện hửu cái tôi. Tu theo nguyên thủy là đắc A la hán là diệt được lậu hoặc hoàn toàn vô ngã nhưng còn chấp pháp. Tu đại thừa là diệt chấp pháp nữa mới thành Phật vì phải trải nghiệm qua Bồ tác hạnh ba la mật. Như thế vô ngã không có nghĩa là không có cái tôi mà là chẳng phải là tôi vì tôi đây là dòng tâm thức. Vì chẳng phải là Tôi thì cái khác mới là Tôi: đó là chân ngã Phật tánh. Trong bài giảng vô ngã của Thích trí siêu có dẩn câu giảng rất thú vị:  triết gia Francois Sagan có viết quyển tiểu thuyết tựa đề Bonjour tristesse dịch là buồn ơi chào mi! Như vậy là không có cái tôi nào hết vì cái buồn là cái uẩn Thọ đang hoạt động thì ta chào cái buồn này, có nghĩa là không có cái Tôi mà là không phải là tôi mới đúng. Cái Tôi chỉ là do 5 uẩn do duyên hội tụ. Đó chỉ là không phải tôi. Để diệt được lậu hoặc tức Khổ thì Phật chỉ ra được “Không là tôi” tức là vô ngã, nhưng hiểu sâu xa hơn là “không phải là tôi” thì đúng hơn. Đến đại thừa qua kinh lăng già và đại bát niết bàn ta nhận ra được sự phủ định vô ngã và ngã đều không hiện hữu. Đó là Tánh không có hai. Lăng già bảo nhân vô ngã và pháp vô ngã. Có nghĩa là người thì không có cái gì độc lập tự nhiên mà có mà do uẩn duyên và nghiệp mà hội tụ, còn pháp là những gì chung quanh con người thì cũng không độc lập tự nhiên mà có cũng do duyên mà hội tụ. Tóm lại vô ngã hay không phải ngã đều lấy tâm điểm cứu cánh làm chân lý, đừng chấp vào phương tiện. Kinh đại bát niết bàn nói về chân thật Ngã là Phật tánh. Chúng ta cần phải quán chiếu mọi khía cạnh của Vô ngã này, và biết tại sao đức Phật im lặng không trả lời Bà là Môn hỏi người có Tự Ngã hay không? Vì đức Phật không muốn chúng sinh hiểu lầm phương tiện diệt khổ làm chân lý của chủ thuyết triết học. Vì chỉ là phương tiện nên “không là tôi” cũng như “không phải tôi” cũng không quan trọng lắm. Quan trọng cứu cánh là diệt khổ giải thoát. Không là Tôi là hiểu Tục đế và Không phải Tôi là hiểu Chân Đế vậy cái Tôi khác đó là Chân lý là Phật Tánh là chân thật Ngã của chúng ta. Chúng sanh có cái Tôi khác nhau là do Duyên và Ngiệp vận hành.
Phổ Tấn
_________
Tham khảo: No-self or Not-self, của Tỳ khưu Thanissaro: Giải nghiêm dịch, Wikipedia, Thích trí Siêu, Nguyên giác Phan Tấn Hải, kinh Đại bát niết bàn: Tỳ kheo Thích trí Tịnh. Thích duy Lực: Kinh Lăng già. Vô ngã tiến trình giải thoát của hành giả học phật: Thích nữ Nhuận Thành. Thư viện Hoa sen.



Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.194 giây.