logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/11/2020 lúc 03:21:17(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết


… những chuyện kể lại, không là văn chương,như là những đoạn hồi ký rời rạc, có gì viết nấy, ghi lạinhững câu chuyện thật; chuyện thật của non nước mình, chuyện của thân hữu, của chiến hữu và của chính mình; chuyện của một thời để nhớ và không thể quên…
Thời đi học,một phần vì chương trình học có khó và nặng với mình,đa phầnvì tuổi trẻ khờ khạo, ham vui, lười học; như nhiều bạn bè cùng lớp, chúng tôi lơ là với các môn học có hệ số thấp, như môn Văn. Tôi còn thêm cái tội khác, đólà ít khi có mặt trong giờhọc môn Nhạc. Bây giờ, hối tiếc thì thật muộn màng, mất mát nhiềulắm rồi; những mất mát vô cùng quý giá, không thể nào tìm lại được trong một thời áo trận, một thờivới những khúc quân hành, với quân trường vang tiếng gọi!
. . .
Lúc rảnh rỗi, tôi hay vào Diễn Đàn, để đọc chuyện và thưcủa các bạn cùng quân trường trước đây. Hôm nay, được bạn mình cho xem đoạn phim khiêu vũ với điệu Rumba của anh trong một dạ tiệc.Tôixem đi, xem lại vẫn thấy hay quá,bèn gõ vài hàng đến anh:
“Nói thiệt đấy, thấy bạn mình còn phong độ và lả lướt như thế, tôi thán phục lắm.Phận mình, cũng vì cái tội hồi đi học khoái nghe nhạc, thườngtrốn học giờ Nhạc, để ra quán cà phê ngồi nghe nhạc (ha ha ha)… cho nênbây giờ không biết về nhạc lý, thì làm sao dám nghĩ đến chuyện ca hát haykhiêu vũ!
Nghĩ lại, thằng Tính này có tội nặng lắm!
Tất cả các bài hát, từ quân trường Quang Trung, sangquân trường Thủ Đức, nó chỉ hát được vài câu dễ hát trong mỗi bài, còn lại là cứ nhắm chừng mà hát “bè” đại khái theo tiếng hát của các bạn trong hàng.”
Nhìn anh tươi vui, hông nhún nhấn và thân người thoăn thoắt di động, nhịp nhàng nhón gót rồibước chân, mũi giày chấm lướt lẹ làng; trông thật nghệ thuật, điêu luyện quá. Tôi không biết khiêu vũ phải như thế nào mới gọi là đúng hay giỏi; nhưng thấy anh nhảy nhót như thếtrông đẹp và hay lắm.
Hồi đó, giờ học về Nhạc, tôi ngồi nhìn mấy cái chấm tròn tròn, khi trắng, khi đen, lúc cao, lúc thấp, trên mấy đường kẻ ngang, chỉ một lúc ngắn là đâm ra rối trí. Đám học trò lười học nhạc chỉ có mặt cho giáo sư dạy Nhạc điểm danh đầu giờ, rồi thìbọn tôi ngó nhau, tuần tự tìm cách để rời khỏi lớp.Cũng may là, quý thầy,quý cô, dạy môn Nhạc chắc vì tâm hồn nghệ sĩ, đều dễ dãi, dễ thông cảm; không hề phạt vạ mà còn cho điểm nâng đỡ để chúng tôi có đủ điểm khi thi. Bọn tôi chui vào quán cà phê ngồi nghe nhạc thì thấy thích hơn là học nhạc.Tuổi trẻ làm nhiều chuyện thật là khờ khạo! Giờ thấy tiếc quá!
Khai thật như thế, tôi tưởng là sẽ bị bạn bèchê cười. Không ngờ, ông bạn bên Đại đội 34, lại vui mừng tự thú:
“Cứ tưởng trên đời nầy chỉ có tao là độc nhất thuộc lòng bài Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa, còn những bài khác thì chỉ lõm bõm chừng vài chục phần trăm gì đó là may;ai dè, còn có thằng Tính.Vậy là tụi tao cùng xuồng rồi!”
Đọc thư bạn, tôi thấy đã thiệt!
Còn gì bằng, tôi khoái quá, lọc cọc gõthêm vài hàng tâm tình với ông bạn và các bạn mình:
” Cám ơn bạn hiền đã cho theo cùng xuồng.
Hồi đó,nghe kể lại chuyệnmấyđứa bị phạt ….hát.Thiệt tình, tao rầu lắm.May sao, bên Đại đội của mình không có vụphạt hát!
Nhớ lắm!
Một thời thao trường đổ mồ hôi của tụi mình thật lắm kỷ niệm há! ”
Bạn tôi tiếp lời:
“Bữa nay, nhờ bạn hiền lót đường tao mới dám khai thật; không bài nào ở Quang Trung và Thủ Đức mà tao thuộc cả, dù là chỉ 50 phần trăm, kể cả cái bài gì đó tụi mình ca hằng ngày,có mấy chữ như là…“Đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm”, thì tao chỉ thuộc chừng hai ba chục phần trăm là cùng…”
“Đường còn dài nhưng chân cứng đá mềm” là câu hát mà thời mới lớn, nhiều tuổi trẻ chưa vào lính đã có nghe biết, và có khicòn hát nhại theo cho vui. Cả hai đứa tôi đều vàoquân trường, vậy mà bạn tôi không thuộc, và còn không nhớ cả tựa của bài hát là “Thao Trường Hành Khúc” hay “Quân Trường Vang Tiếng Gọi”, do Nhạc sĩ Trần Tử Thiêng sáng tác;như thế này thì bạn tôicònlà… thầy của tôi luôn rồi!
Trên này, tôi nhìn lại những dòng thưtrên màn hình, lòng lâng lâng thư thái: “Thật không ngờ,may sao… cùng xuồng cũng có bạn!
Bên dưới SanDiego, chắc ông bạn tôi cũng vui lắm, khi tìm thấy một thằng bạn dốt nhạc giống như mình vậy!
Hai đứa tôi chắc đã cùng mỉm cười, khi chúng tôi kéo nhau tìm về với những kỷ niệm bên lề của tháng năm còn trong quân trường.
Thuở ấy, ít hay nhiều, ai cũng có lúc bị các Huynh trưởng Khóa đàn anh hay Sĩ quan Cán bộ phạt mình, khi thì bị phạt chung, lúc thì bị phạt riêng; ấy là là chuyện bình thường. Nhờ vậy,những đàn em yếu đuối,quờ quạng…mới nhanh chóng truởng thành.
Phạt thì nhiều kiểu cách lắm!
Phạt gì thì phạt, mình cứ thi hành rồi cũng đến lúc sẽ được nghe câu “Tha cho Đàn Em đó”!
Thế nhưng,đối với mấy sinh viên không biết hát mà bị phạt phải hát, các khúc quân hành của Khóa, thì đúng là một hình phạt rất là kinh khiếp!
Chỉ cần nghe bạn bè kể sơ qua, thì mấy đứa không biết hát như tôi đã cảm thấy phát sợ ngay:
Hãy xem, giữa sân Đại Đội, đây một anh chàng sinh viên bị phạt, trình diện với quân phục, nón sắt, ba-lô, trang bị đầy đủ. Chàng đứng nghiêm chỉnh với cái mặt đỏ rần, mồ hôi tuôn đổ từ trán xuống mặt, như là bị ánh nắng nóngvào lúc giữa trưa, trên Vũ Đình Trường, dù là trời về đêm lạnh lẽo; đứng đấy mà ấm ớ ư a vì quên chữ và hát trật giọng, sai lời… Lúc ấy, không cần nghe và cũng không cần thấy, đứa bị phạt đềubiết chắc chắn là cái đám bạn cùng khóa, trong các phòng chung quanh mình, đứa nằm, đứa ngồi, đứa đứng lấp ló ngó ra xem;chẳng nhữngbạn bè bịmất ngủ mà còn phải ráng giữ các trận cười đừng phát ra tiếng, để khỏi bị phạt lây.
Bị phạt hát,nghenhẹ nhàng thân xác, khôngphải chạy nhảy vất vả hay bò trườntrong các giao thông hào bùn sình, nhưng nó khổ sở tinh thần và xấu hổ mặt mày mấy Đàn Em không biết hát lắm!
Trước đây, bài hát “Biệt Kinh Kỳ”, của Minh Kỳ và Hoài Linh, có mấy câu quen thuộc với người dân miền Nam mình và thấm thía nỗi niềm của mấy chàng trai trẻ sắp nhập ngũ tòng chinh, với mấy câu như là:
“Bạn ơi ! Khi nào ai hỏi đến tên tôi
Đời tôi lính chiến cánh chim tung trời”
Xếp bút nghiên, khoác chiến y, bạn và tôi…“giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền, có về là khi nước non vui bình yên”
Nhớ lắm, lắm kỷ niệm!
Kỷ niệm của một thời “thao trường đổ mồ hôi”, và rồi biết hát hay không biết hát, tụi mình cũng thành… lính chiến!
Bây giờ, nghĩ lại, càng thấy mình tệ thật!
Là khóa sinh của trường tất nhiên cần phải biết khúc quân hành chính của quân trường. Vậy mà, ngoài câu đầu tiên có phần dễ hát: “Cất tiếng lên nào hòa thành bài ca vui tươi”,tôi chỉnhớ thêm được vài câugiữa bài, như là:
“Kìa Đồi Mười Tám tiến tới,
Đồi Mẹ Bồng Con chơi vơi,
Hai Lăm, Ba Mươi ghi dấu ngàn đời….”
Có lẽ, nhờ mấy câu ấy cũng dễ hát theo, và lời nhạc có nhắc đến tên của những bãi tập khi còn trong quân trường; nơi đã từng cùng bạn bè mình mà…
“Cố lên cố lên dù nhọc nhằn
Da chan mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh”
Tiếc lắm, một thời với những “Khúc hát oai hùng hòa cùng nhịp đi hiên ngang”. Và rồi, cũng vì cái tội của chính mình, đó là không mặn mòi với âm nhạc,các khúc quân hành càng mù mờ thêm,theotuổi đời cùng thời gian.
Thật đáng tội lắm!
Tôi lần mò vào Trang Nhà của Khóa, đi tìm lại những bài hátcủa thuở nào còn thụ huấn trong quân trường.
Có nhiều lắm!
Có rất nhiều khúc quân hành đã một thời theo nhịp chân của những chàng trai trẻ “xếp bút nghiên theo việc đao cung”, sải bước trên Vũ Đình Trường, đi đến Đại Giảng Đường, dậm tung bụi mù trên các lối ra bãi tập. Tôi tìm đọc lại những bài hát mà tôi đã không mấy thiết tha ngày xưa, và ngày nay tôi rất tha thiết được nghe.
Đây, “Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu”, một bài hát ngắn, nhưng là cả một thiên hùng ca của quân dân Việt Nam yêu chuộng Tự Do:
Cờ bay!Cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu
Vừa chiếm lại đêm qua bằng máu
Cờ bay!Cờ bay tung trời ta về với quê hương
Từng ngóng đợi quân ta tiến về.
Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quỳ hôn đất thân yêu.
Quảng Trị ơi, chào quê hương giải phóng
Hồi sinh rồi! này mẹ! này em!
Vui hôm nay, qua đêm đen, tìm thấy ánh mặt trời.
Ði lên! Ði lên trên hoang tàn ta xây dựng ngày mai.
Nhà vươn lên! Người vươn lên!
Quân bên Dân xây tin yêu đời mới.
Ðón nhau về, anh đưa em về Gio Linh, Cam Lộ, Ðông Hà …
Sạch bóng thù, đồng hân hoanquân dân vui
Vang câu hát Tự Do!

Bài hát ấy được các nhạc sĩ của Cục Chính Huấn sáng tác, sau khi quân lực Việt Nam Cộng Hòa đã tái chiếm tỉnh Quảng Trị, vào ngày 16 tháng 9 năm 1972. Lá quốc kỳ được kéo lên trên Cổ Thành Quảng Trị trước sự vui mừng của quân dân miền Nam.Năm 1972 và 1973, có nhiều bản hùng ca được viết và được trình bày hợp ca,trên đài phát thanh Sài Gòn và đài phát thanh Quân Đội, tác giả dùng tên chung là Cục Chính Huấn. Và rồi, sau tháng Tư năm 1975, những người di tản và vuợt biển đã mang theo những bản hùng ca đó.
Nhạc sĩ Ngô Mạnh Thu đã từng làm việc trong Cục Chính Huấn cho biết rằng: tác giả của bản “Cờ Ta Bay Trên Quảng Trị Thân Yêu” là thi sĩ Tô Kiều Ngân và nhạc sĩ Trương Hoàng Xuân.
Cũng như những sáng tác âm nhạc ở miền Nam, bài hát “Cờ Bay” là khúc quân hành tươi sáng, lời ca hùng hồn mà thắm thiết tình cảm. Nhạc và lời hát của các khúc quân hành trong miền Nam mình, tình cảm như những tình khúc sáng tác trên đất nước có những con đường mang tên Tự Do và đường Công Lý. Khúc quân hành của quân dân miền Nam mình, không hận thù, không kêu gào xúi giục, không bắt thề nguyền phải “phanh thây uống máu quân thù” như tiếng hét từ bên kia chiến tuyến.
Mấy câu “Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quỳ hôn đất thân yêu, hồi sinh rồi này mẹ, này em…” “ Anh đưa em về Gio Linh, Cam Lộ, Đông Hà, vang câu hát tự do” vẫn là nét đặc biệt của các ca khúc thuộc về miền Nam tự do đầy tính nhân bản.
Tôi trách mình đã quá thờ ơ với những khúc quân hành hùng tráng và đầy tình người!
Hồi đó, bạn và tôi chỉ là thư sinh cùng bạn bè xếp bút nghiên,
“giã từ trường yêu với bao nhiêu bạn hiền
cóvề là khi nước non vui bình yên”
Và hồi đó… tôi chưa thật sự thấu hiểu cái đau xót xa của người lính chiến khi bị mất mát. Chưa biết đến cái đớn đau khi biết mất mát, khi cầm bàn tay giá lạnh bê bết máu bùn của chiến hữu; để thấm thía với những giọt nước mắt vui mừng, cùngnụ cười mãn nguyện tự hào, khi báo cáo chiếm được mục tiêu mà “con cái vô sự!”, đơn vị mình an toàn.
Thuở ấy, tôi chưa thật sự biết trân trọng những lời hát hào hùng, ghi lại chiến công hiển hách, những chiến công đã phải đánh đổi bằng sự hy sinh cao cả, bằng máu của đồng đội mình.
Có mất mát mới thật sự biết mất mát!
Bây giờ, tôi đã biết và đã biết đến cái đau xót thật tột cùng khi bị mất cả đất nước quê nhà; để thắm thía được ý nghĩa của “ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quỳ hôn đất thân yêu”.
Bây giờ, tôi cũng đã biết thắm thía cho thân phận người lính chiến bị thất trận!
Tôi hối hận và luyến tiếc những khúc quân hành đầy hào hùng, ngày nào mình đã quá thờ ơ. Những bài hát hùng tráng, ghi dấu ước nguyện cùng chiến tích bảo vệ quê hương đã gắn liền với Quốc cavà Quốc kỳ Tự Do. Hình ảnh lá Cờ Vàng Tự Do vẫn còn làm bạo quyền sợ hãi mà lùng bắt, giam cầm những tuổi trẻ can trường dấn thân đấu tranh cho tự do nhân quyền ở Việt Nam.
Bây giờ, tôi đã biết thêm nỗi niềm ngậm ngùi, xót thương cho thân phận của đồng bào yêu nước còn bị giam cầm trong lao tù của nhà cầm quyền Việt Nam!
Tôi ước mơ sẽ được trở về quê hương vàsẽ được hát khúc quân hành cùng các chiến hữu và đồng bào mình:
“Cờ bay!Cờ bay tung trời ta về với quê hương
Từng ngóng đợi quân ta tiến về
Ta ôm nhau mắt lệ nghẹn ngào quỳ hôn đất thân yêu”
Tôi nghe như có tiếng đếm nhịp bắt giọng của bạn mình ngày nào:
– Một!
– Hai!
– Một!Hai!Ba!Bốn!
Tôi bồi hồi đếm theo:
– Một!Hai!Ba!Bốn!
Tiếngđếm chiều nay sao nghe đơn độc. Tôi lẩm bẩm hát:
– Cờ bay…
Giọng mình lạc lõng nơi xứ người, lập bập hát lại:
– Cờ bay…Cờ bay…
Lời ca tắc nghẹn.
Bạn ơi,
Quan hà…
Tôi vẫn chưa về!
Khúc quân hành…
Bây giờ nghe sao xa vắng!
Bùi Đức Tính
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.158 giây.