logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 18/11/2020 lúc 03:56:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Maria Medem
"Từ 'chết' không được nói ra ở New York, Paris, London vì nó khiến đôi môi bỏng rát," nhà thơ và nhà tiểu luận người Mexico Octavio Paz viết như vậy vào thập niên 1950.
Nhưng với người vốn thường nói và tụng ca cái chết trong Lễ Hội Người Chết hàng năm - thì "đó là một trong những đồ chơi ông yêu thích và là tình yêu kiên định nhất của ông".
Nói thế thì có vẻ hơi quá, thậm chí là vào thời đó, nhưng cách ví von này làm dấy lên vai trò của cái chết trong nghệ thuật sống.
Văn hóa phương Tây đã phát triển nhiều cơ chế để ngăn cản ta tiếp cận cái chết của bản thân. Ngành quảng cáo nói rằng ta sẽ mãi mãi trẻ trung, ta tránh không nói về cái chết với con cái, và ta đẩy người già vào nhà dưỡng lão để khuất mắt mà không cần nghĩ ngợi.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Alamy
Chụp lại hình ảnh,
Frida Kahlo vẽ bức chân dung tự họa của bà vào năm 1943 với tên gọi "Nghĩ về Cái Chết" khi bà đang nằm trên giường bệnh; bức tranh được hiểu là cách mà ta nhìn nhận, đó là cái chết là dạng thức khác của đời sống
Ta phải học cách đối diện với nỗi khiếp hãi trước cái chết và khích lệ bản thân khám phá nhận thức về cái chết, để điều này giúp ta định hướng cuộc sống hiện tại.
Hãy nghĩ về bức chân dung tự họa của Frida Kahlo có tên "Nghĩ về Cái Chết", với một chiếc đầu lâu rùng rợn dán trước trán của nhân vật. Hay suy niệm về câu nói đầy rắn rỏi của Albert Camus: "Hãy dần dần chấp nhận cái chết. Sau đó thì mọi thứ đều có thể xảy ra."
Nhưng khi liên quan đến cái chết thì nói thường dễ hơn là làm.
Một trong những bí mật để ta có thể làm được điều này là chớ có tốn nhiều giờ ngồi tưởng tượng ra Thần Chết, mà hãy tái tưởng tượng về mối quan hệ của ta với chính thời gian.
Sau đây là ba ý tưởng thực hiện có thể giúp đem lại hi vọng bất ngờ về sự nuôi dưỡng đời sống.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Trong tiểu thuyết "Cái chết của Ivan Ilyich", vị quan tòa trên giường bệnh tìm thấy sự an ủi nơi người hầu, là người duy nhất hiện diện quanh ông mà không sợ hãi cái chết
Bữa tiệc sau khi qua đời
Trong tiểu thuyết ngắn viết năm 1886 của Leo Tolstoy có tên "Cái chết của Ivan Ilyich", vị thẩm phán đã dành cả đời để leo lên trên bậc thang luật pháp và giúp gia đình ông có chỗ đứng đáng trọng trong xã hội tư sản giờ nằm trên giường bệnh khi mới 45 tuổi, tự hỏi liệu có phải ông đã hoài phí cuộc đời theo đuổi sự phù phiếm. "Lỡ đâu cả cuộc đời tôi đã sống sai thì sao?" ông suy niệm đầy cay đắng.
Câu chuyện đem lại cho ta một thử nghiệm hữu ích về suy nghĩ.
Hãy tưởng tượng là bản thân mình đang vào đoạn cuối cuộc đời, khi nằm trên giường bệnh, ta sẽ cảm thấy thế nào khi nhìn lại quá khứ? Ta có cảm thấy tự hào vì thành tựu của mình không? Hay liệu ta có giống như Ivan Ilyich, tràn đầy hối tiếc? Tất nhiên, ý tưởng ở đây là suy niệm như vậy có thể thay đổi lựa chọn hành động của ta trong hiện tại và tại nơi ta đang có mặt.
Cách tiếp cận mà tôi thích nhất là coi hành trình tạm thời đến cuối cuộc đời này là một bài tập tưởng tượng, và tôi gọi tên nó là "bữa tiệc sau khi qua đời".
Hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trong bữa tiệc sau khi chết. Ngồi ở đó còn có những phiên bản khác của "bạn", những người lẽ ra đã có thể đã tồn tại nếu bạn lựa chọn khác đi.
Chẳng hạn như "bạn" đã học chăm chỉ hơn cho kỳ thi. "Bạn" đã bỏ công việc đầu tiên để theo đuổi ước mơ. "Bạn" là kẻ nghiện rượu, và "bạn" suýt chết sau tai nạn giao thông. "Bạn" đã dành nhiều thời gian hơn để giúp cuộc hôn nhân tốt đẹp.
Sau đó bạn hãy nhìn quanh những bản thể khác đó. Một vài người có vẻ ấn tượng, trong khi một số khác có vẻ thiển cận và gây khó chịu. Một số người khiến bạn thấy kém cỏi và lười nhác.
Vậy bạn tò mò muốn gặp và chuyện trò cùng ai? Bạn sẽ muốn tránh ai? Bạn sẽ thấy ghen tị với ai?Trong số nhiều phiên bản đó của chính bạn, liệu có ai mà bạn muốn giống như, hoặc trở thành như họ?
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Chụp lại hình ảnh,
Với họa tiết thể hiện lịch sử gia đình, hình xăm mặt moko là ngôn ngữ biểu thị của người Maori để kết nối với tổ tiên
Kết nối vĩ đại của đời sống
Cách thứ hai để thấu hiểu sự sinh tồn của ta là dựa vào tri thức văn hóa bản địa, với quan niệm về thế giới hòa tan vào ranh giới sống - chết, đem lại sự minh triết.
Người Maori có một ý tưởng đầy cảm hứng, gọi là whakapapa, trong tiếng bản địa có nghĩa là "dòng dõi" hay "phả hệ".
Ý tưởng này cho rằng tất cả chúng ta đều nằm trong chuỗi vĩ đại của đời sống, kết nối hiện tại với nhiều thế hệ trong quá khứ và truyền lại cho tất cả các thế hệ tiếp nối đến tương lai.
Vì vậy, ánh sáng đang bừng tỏa ở thời khắc hiện tại, ở nơi đây và ngay lúc này, và ý tưởng về whakapapa giúp ta tỏa ánh sáng rộng khắp hơn, để ta có thể thấy mọi người qua dòng chảy thời gian.
Nó cho phép ta nhận thức rằng người sống, người chết, và người chưa ra đời đều đang tồn tại ở hiện tại cùng ta, ngay trong chung một căn phòng. Và ta cần phải tôn trọng quyền lợi của họ tương tự như của ta. Thực hiện bước nhảy tưởng tượng này khá khó khăn, đặc biệt với những người sống trong nền văn hóa tiêu dùng cực kỳ cá nhân kiểu phương Tây.
Nhưng ta có thể bắt đầu thực hiện điều này nhờ vào thí nghiệm suy tưởng khác liên quan đến hành trình qua thời gian.
Hãy nghĩ về con của bạn hay cháu bạn.
Giờ hãy tưởng tượng chúng vào sinh nhật 90 tuổi, quây quần quanh gia đình và bạn bè. Hãy tưởng tượng gương mặt chúng giờ đã già nua, hãy nhìn xem điều gì đang diễn ra ở thế giới bên ngoài khung cửa sổ.
Và hãy tưởng tượng một ai đó lại gần và đặt vào tay chúng một em bé nhỏ xíu: đó là đứa chắt đầu tiên của chúng. Chúng nhìn vào mắt đứa bé và tự hỏi, "Đứa bé này sẽ cần gì để sinh tồn và phát triển trong nhiều năm và nhiều thập niên sắp tới?"
Hãy ngồi yên và suy nghĩ về điều đó một lúc. Sau đó bạn nhận ra rằng đứa bé nhỏ xíu đó có thể sẽ sống tốt trong thế kỷ 22. Tương lai của bé không phải khoa học viễn tưởng. Đó là hiện thực gần gũi trong gia đình, chỉ cuộc đời của chính bạn mọt khoảng nhỏ.
Nếu ta quan tâm đến sự sống của em bé, ta cần phải quan tâm mọi cuộc sống: của những người mà em bé sẽ cần để hỗ trợ nó, không khí nó sẽ thở, toàn bộ mạng lưới đời sống.
Thử nghiệm suy nghĩ như vậy có thể giúp ta vượt qua giới hạn vòng đời của bản thân và liên hệ với ý niệm về dòng tộc whakapapa. Tất cả chúng ta đều là một phần của chuỗi kết nối vĩ đại của đời sống.
Và khi nhận thức được vị trí của bản thân trong đó, ta bắt đầu mở rộng hiểu biết về những thứ cấu thành "hiện tại", chuyển hiện tại từ giây, phút, giờ thành hiện tại dài hơi hơn của thập niên, thế kỷ và thậm chí thiên niên kỷ.
Hiện tại khiến ta có trách nhiệm với di sản mà ta sẽ để lại cho những thế hệ tương lai, trong khi vẫn giữ gìn sự tôn trọng với những thế hệ trước.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Alamy
Chụp lại hình ảnh,
Bộ phim hoạt hình năm 2006 của Studio Ghibli "Truyền thuyết Đất Biển" do Goro Miyazaki đạo diễn, và dựa trên loạt truyện Earthsea của tác giả Ursula Le Guin
Hành trình vào chiều sâu của thời gian
Ta có thể suy nghĩ lại về quan hệ của bản thân với cái chết bằng cách sử dụng khái niệm "chiều sâu thời gian", để nhận thức rằng nhân loại và sự sống của ta chỉ là cái nháy mắt trong lịch sử vũ trụ.
Như nhà văn John McPhee viết, "Hãy coi lịch sử Trái Đất là thước đo cũ kiểu Anh, tức là bằng khoảng cách từ mũi của nhà vua đến đầu ngón tay của bàn tay vua giang rộng. Thì chỉ một cái búng tay ở ngón giữa là đã có thể xóa sạch lịch sử loài người."
Nhưng cũng nên nhớ rằng đó chỉ là chiều sâu của thời gian phía sau ta, trong lúc còn có cả chiều sâu của thời gian đang tồn tại phía trước ta nữa. Bất kỳ sinh vật nào nếu tồn tại được trong 5 tỷ năm, khi mặt trời đã tắt lịm, cũng sẽ đều khác biệt so với chúng ta, cũng như chúng ta khác biệt so với vi khuẩn đơn bào đầu tiên.
Chiều sâu thời gian cho phép ta nắm bắt nguy cơ hủy diệt: Chỉ trong hai thế kỷ của nền văn minh công nghiệp, với sự mù lòa về hệ sinh thái và công nghệ đáng sợ, ta đã đe dọa thế giới vốn cần hàng tỷ năm để tiến hóa.
Phải chăng ta không cần có trách nhiệm bảo tồn để sự sống sẽ tiếp tục được sinh sôi trên Trái Đất cho những thế hệ mai sau?
Đồng thời, việc đặt bản thân vào biên độ vĩ đại của thời gian cũng giúp ta hiểu rõ hơn vị trí của cái chết. Ta chỉ là một khoảnh khắc trôi qua trong câu chuyện dài và lớn hơn nhiều.
Cho dù chiều sâu thời gian có vẻ khó nắm bắt, nhưng sự kỳ diệu của nó nằm trong tầm với của ta.
Ta có thể đến với điều đó nhờ vào viễn cảnh mà nhà văn viết tiểu thuyết khoa học viễn tưởng như NK Jemisin hay Ursula Le Guin, những người có thể giúp tâm trí ta đi chu du qua vô tận.
Hãy thử đi tìm các mẫu hóa thạch, và cầm cái vỏ ốc hóa thạch hai trăm triệu năm tuổi đó trong lòng bàn tay. Hoặc ngắm những ngôi sao mà ánh sáng còn lại từ chúng khởi sinh từ thuở loài người chưa tiến hóa. Hay thực hiện hành trình đến cây cổ xưa, và như tiểu thuyết gia Richard Powers mô tả tuyệt đẹp rằng, hãy trải nghiệm đời sống "bằng tốc độ của gỗ".
Khi bận rộn quẹt điện thoại và nhấn nút "Mua Ngay", ta hãy dừng một khoảnh khắc và khai mở trí tưởng tượng đến một hiện tại dài hơn.
Đó là cách ta bắt đầu hành trình bên ngoài cái chết. Đó là cách ta trở thành tổ tiên tốt đẹp.
Tranh minh họa do Maria Medem thực hiện.
Roman Krznaric là nhà triết học công. Bài viết nằm trong tác phẩm mới của ông: "Tổ tiên tốt đẹp: Làm sao để suy nghĩ dài hạn trong một thế giới ngắn hạn".
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.082 giây.