logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 26/11/2020 lúc 12:29:30(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Một cảnh trong phim James Bond 'The World Is Not Enough' (1999), trong đó Elektra King (Sophie Marceau thủ vai) dùng thiết bị thời cổ tra tấn Bond (Pierce Brosnan đóng) đang bị cầm tù
Gây tổn thương hay đau đớn cho một người không có khả năng đáp trả tương tự có vẻ như là điều tàn nhẫn tới mức không thể tưởng tượng nổi, thế nhưng đó có vẻ lại là chuyện xảy ra thường xuyên hơn bạn nghĩ.
Vì sao trên đời lại có những kẻ có thể đối xử tàn nhẫn với người không hề đe doạ gì tới mình - thậm chí là tàn nhẫn với chính con cái mình? Hành vi này bắt nguồn từ đâu và có ý nghĩa tâm lý gì? - Ruth, 45 tuổi, London.
Con người vừa là ánh hào quang vừa là cặn bã của tạo hoá - nhà triết học người Pháp Blaise Pascal kết luận vào năm 1658. Xưa giờ vẫn thế. Con người có yêu thương có hận thù. Con người giúp đỡ nhau nhưng cũng làm hại nhau. Con người chìa bàn tay này cứu giúp nhau song lại cũng có thể rút dao đâm nhau bằng bàn tay kia.
Nếu động cơ là trả thù hoặc tự vệ thì còn lý giải được. Khi có những kẻ tàn ác với cả người vô hại, chúng ta sẽ chất vấn: "Sao ngươi nỡ làm điều đó?"
Hành vi của con người thường có mục đích tìm đến niềm vui hoặc ít nhất là tránh đau đớn. Đa số mọi người sẽ cảm nhận được nỗi đau họ gây ra cho kẻ khác và không ai thích thú gì điều này cả.
Vì thế, có hai cách lý giải khi kẻ nào đó làm điều tàn độc với người vô hại: một là họ vô cảm trước nỗi đau của người khác, hai là họ thấy vui thích khi chứng kiến người khác đau đớn.
Một lý do khác đằng sau việc có ai đó đối xử tàn độc với người vô hại: kẻ ra tay coi người đó là mối đe doạ tiềm ẩn.
Có những người tuy không gây uy hiếp đối với thân thể hay tiền tài của bạn nhưng vẫn có thể đe doạ địa vị xã hội của bạn. Điều này lý giải cho những hành động khó hiểu khác, chẳng hạn như trường hợp có kẻ hãm hại cả người đã từng giúp đỡ tiền bạc cho mình.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Getty Images
Trong các xã hội theo chủ nghĩa tự do, người ta cho rằng khi bạn khiến người khác phải chịu đựng điều gì đó thì có nghĩa là việc bạn đã làm hại họ. Tuy nhiên, một số nhà triết học bác bỏ quan điểm này. Trong thế kỷ 21 này, liệu chúng ta có thể tiếp tục chấp nhận quan điểm 'yêu cho roi cho vọt' không?
Người cuồng bạo và người rối loạn nhân cách
Người cuồng bạo là người có khoái cảm khi gây đau đớn hoặc nhục mạ người khác. Những kẻ cuồng bạo cảm nhận được rõ rệt hơn so với người bình thường sự đau đớn của người khác, và họ thích thú khi chứng kiến cảnh đó. Ít nhất là họ cũng đạt cảm giác thoả mãn cho đến khi mọi chuyện qua đi, và rồi có thể sau đó họ sẽ cảm thấy tội lỗi, khó chịu.
Dễ liên tưởng tới kiểu người này nhất là những kẻ tra tấn và giết người. Tuy nhiên, cũng có hiện tượng bạo lực ít cực đoan hơn, nhưng diễn ra tràn lan hơn, đó là tình trạng bạo hành thường nhật.
Thú vui hàng ngày của người cuồng bạo có thể từ việc làm người khác đau đớn cho tới việc chứng kiến họ phải chịu đựng, khốn khổ. Những người này thường thích xem phim bạo lực đẫm máu, thích cảnh đánh nhau, cảnh tra tấn người khác. Kiểu người này hiếm, nhưng không phải là quá hiếm. Khoảng 6% sinh viên đại học thừa nhận rằng họ thấy vui thích khi khiến cho người khác đau đớn.
Trong đời sống, người cuồng bạo có thể là một kẻ hay khiêu khích trên mạng hoặc một kẻ chuyên bắt nạt bạn nơi học đường.
Trong các trò chơi trực tuyến với các nhân vật khác nhau, đó thường là "thành phần bất hảo" chuyên quấy rối những người chơi khác. Họ thường bị cuốn vào những trò chơi trên máy tính mang tính bạo lực mà càng chơi nhiều họ sẽ càng trở nên cuồng bạo hơn.
Không giống với người cuồng bạo, những người rối loạn nhân cách không gây hại người khác để làm thoả mãn bản thân (tuy điều đó cũng có thể xảy ra). Những người rối loạn nhân cách muốn đạt được họ muốn. Nếu như việc làm hại người khác sẽ giúp họ đạt được thứ họ muốn thì họ sẽ làm.
Họ làm được điều đó bởi trong họ khó có thể xuất hiện cảm giá thương hại, hối hận hay sợ hãi. Họ có thể nắm bắt được cảm xúc của người khác, nhưng hoàn toàn không bận tâm về những cảm xúc đó.
Đây là những kỹ năng cực kỳ nguy hiểm. Trải qua hàng ngàn năm, nhân loại đã tự thuần hoá bản thân, khiến cho nhiều người chúng ta cảm thấy việc hãm hại người khác thật sự là điều khó khăn.
Đa số những người ra tay hãm hại, tra tấn người khác, hoặc giết người đều bị ám ảnh sau đó. Thế nên việc vô cớ gây ra tình trạng bạo lực khi không hề bị khiêu khích là một chỉ dấu mạnh mẽ cho thấy rất có thể người có hành vi đó là người mắc chứng rối loạn nhân cách.
Chúng ta cần có cách nhận biết việc có phải là mình chạm trán một người rối loạn nhân cách hay không. Ta có thể phỏng đoán đơn giản qua quan sát khuôn mặt hoặc tương tác giao tiếp với họ.
Nhưng thật không may là những người rối loạn nhân cách nhận thức được rằng ta có thể phát hiện ra thông qua cách này, và họ thường đối phó bằng cách chăm chút bề ngoài để lưu lại một ấn tượng ban đầu tốt đẹp.
May là hầu hết mọi người không mắc các chứng rối loạn nhân cách. Chỉ có khoảng 0,5% dân số bị coi là người rối loạn nhân cách. Đáng lưu ý là trong số các tù nhân, có đến 8% nam giới và 2% phụ nữ mắc chứng này.
Không phải tất cả những người mắc chứng rối loạn nhân cách đều nguy hiểm.
Những người rối loạn nhân cách kiểu gây rối xã hội thường thích tìm khoái cảm từ ma tuý hoặc các hành động nguy hiểm.
Trái lại, người rối loạn nhân cách kiểu cổ suý xã hội lại thích tìm kiếm cảm giác thoả mãn trong việc bất chấp khó khăn để theo đuổi ý tưởng mới lạ. Do những thành tựu sáng tạo sẽ định hình xã hội chúng ta, nên những người rối loạn nhân cách kiểu này có thể làm thay đổi thế giới. Tất nhiên là điều này rất có thể là tốt, nhưng cũng rất có thể là xấu.
Những tính cách này bắt nguồn từ đâu?
Không ai biết vì sao một số người có tính cách cuồng bạo. Một số người suy đoán sự cuồng bạo từng là một cách giúp ta thích nghi với hoàn cảnh, khiến ta có thể ra thay hạ gục con mồi khi đi săn. Một số người khác cho rằng sự cuồng bạo giúp con người thâu tóm quyền lực.
Nhà triết học và ngoại giao người Ý Niccolò Machiavelli từng cho rằng "chính thời đại tạo ra hỗn loạn chứ không phải do con người".
Đồng ý với ý kiến này, các nhà thần kinh học cho rằng sự cuồng bạo có thể từng là một chiêu thức sinh tồn được kích hoạt tại những thời điểm khó khăn trong cuộc sống. Khi một số loại thực phẩm trở nên khan hiếm, não bộ bị thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh serotonin. Việc thiếu hụt chất có tác dụng giúp con người vui vẻ, thoải mái, khiến cho họ sẵn sàng làm hại người khác, bởi việc khiến người khác đau đớn sẽ làm họ thấy thoả mãn.
Rối loạn nhân cách cũng có thể là một cách thích nghi. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa rối loạn nhân cách ở mức cao với khả năng sinh sản cao. Tuy nhiên một số khác kết luận ngược lại. Nguyên nhân của mối liên hệ này có thể là người rối loạn nhân cách có một lợi thế sinh sản riêng biệt trong điều kiện sống khắc nghiệt.
Thật vậy, môi trường cạnh tranh, bất ổn có thể thúc đẩy chứng rối loạn nhân cách. Khả năng của người rối loạn nhân cách giúp họ trở thành những kẻ rất giỏi thao túng người khác. Tính bốc đồng và không biết sợ khiến họ liều lĩnh và thu được lợi ích ngắn hạn. Như trong phim "Phố Wall", gã rối loạn nhân cách Gordon Gekko kiếm được hàng triệu đô la.
Rối loạn nhân cách tuy có thể là lợi thế trong giới kinh doanh nhưng nó lại không mấy hiệu quả trong việc vai trò lãnh đạo.
Liên hệ giữa rối loạn nhân cách và sự sáng tạo cũng giúp lý giải vì sao tính cách này tồn tại. Nhà toán học Eric Winstein lập luận rằng sự đổi mới được khơi gợi khi mọi người bất đồng ý kiến. Tuy nhiên, nếu môi trường xã hội thúc đẩy tư duy sáng tạo thì mối liên hệ trên trở nên yếu đi.
Chứng cuồng bạo và rối loạn nhân cách được cho là có liên quan tới một số tính cách khác, như tính ái kỷ và tính nham hiểm (Machiavellianism). Những tính cách này khi kết hợp với nhau thì được gọi là "phần hắc ám trong nhân cách" ("dark factor of personality"), mà dưới đây sẽ viết tắt là nhân tố D.
Những đặc tính trên được di truyền ở mức vừa cho đến cao. Cho nên đơn giản là có một số người sinh ra đã mang tính cách ác độc như thế.
Ngoài ra, bố mẹ có nhân tố D cao có thể truyền lại chúng cho con cái thông qua hành vi bạo hành trong gia đình. Tương tự, việc thường xuyên chứng kiến người khác cư xử theo cách đậm chất nhân tố D cũng khiến ta bị ảnh hưởng theo.
Nỗi sợ và sự chối bỏ tính người
Vui thích khi người khác bị nhục mạ và đau đớn là đặc điểm của chứng cuồng bạo.
Tuy nhiên, người ta thường nói rằng không coi người khác là con người khiến chúng ta trở nên tàn nhẫn. Những người có nguy cơ trở thành nạn nhân thường bị miệt thị là chó, rận, hoặc gián - và điều đó được cho là khiến người khác cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi làm tổn thương họ.
Quan điểm này không phải là không có lý. Các nghiên cứu cho thấy nếu như có ai đó phá vỡ chuẩn mực xã hội thì não bộ chúng ta sẽ nhìn nhận họ theo hướng họ bớt giống con người. Điều này khiến ta cảm thấy dễ dàng hơn trong việc trừng phạt những người vi phạm các chuẩn mực ứng xử trong xã hội.
Thật là cảm giác ngọt ngào nếu nghĩ rằng khi ta xem ai đó như một con người thì ta sẽ không làm hại họ. Nhưng đây là một ảo tưởng nguy hiểm. Nhà tâm lý học Paul Bloom nói rằng sự nhẫn tâm kinh khủng nhất có thể chính là việc không chịu chối bỏ tính người của người khác. Người ta hãm hại nhau chính là vì họ xem nhau là những con người thực sự - những người không hề muốn chịu đau đớn, nhục mạ, hoặc mất danh dự.
UserPostedImage
Nguồn hình ảnh, Reuters
Chụp lại hình ảnh,
Đức Quốc Xã đã chối bỏ tính người của chủng tộc Do Thái và giết hại hàng triệu người ở các trại tập trung
Ví dụ như Đức Quốc Xã đã chối bỏ tính người của dân Do Thái khi gọi họ bằng những từ ngữ miệt thị như loài sâu bọ và lũ chấy rận. Thế nhưng Đức Quốc Xã cũng sỉ nhục, tra tấn và giết hại người Do Thái chính là bởi coi họ là những con người, những người sẽ bị hạ nhục, phải chịu đau đớn từ cách đối xử đó.
Vùi dập người tốt[/b]
Đôi khi con người còn hãm hại những người tốt.
Hãy tưởng tượng bạn đang ở trong một trò chơi kinh doanh cùng với những người chơi khác, tham gia đầu tư vào một quỹ nhóm. Lợi nhuận tăng khi vốn đầu vào tăng và sẽ được chia cho tất cả người chơi bất kể họ có đầu tư hay không.
Đến cuối cuộc chơi, bạn có thể bỏ tiền ra để phạt những người chơi khác dựa vào mức đầu tư của họ, tức là bạn tự giảm bớt một phần lợi nhuận của mình để cắt nguồn tiền của một đối thủ nào đó theo ý bạn. Tóm lại, bạn có thể trở nên tàn ác với những người cùng chơi trong khi họ không làm gì hại bạn cả.
Có người sẽ chọn phạt những người chơi đầu tư ít hoặc không đầu tư vào quỹ nhóm. Nhưng nhóm khác lại chi tiền để phạt những người chơi đầu tư nhiều hơn họ. Người đầu tư hào phóng giúp bạn thu nhiều lợi nhuận hơn vậy sao lại phạt họ?
Hiện tượng trên gọi là "vùi dập người tốt", vốn thường thấy trên thế giới.
Thời săn bắt hái lượm, những thợ săn giỏi thường bị chê trách khi bắt được con thú lớn, mặc dù như thế nghĩa là có nhiều thịt hơn cho tất cả mọi người. Bà Hillary Clinton có thể đã phải hứng chịu điều này do kết quả vận động tranh cử tổng thống Hoa Kỳ hồi 2016, vốn tập trung nhiều vào quyền con người.
"Vùi dập người tốt" tồn tại do con người có khuynh hướng chống đối phe thống trị.
Một người chơi ít hào phóng hơn trong trò chơi kinh doanh ở trên có thể cảm thấy rằng một người chơi hào phóng hơn sẽ được những người khác thích hợp tác cùng hơn. Người càng hào phóng càng có nguy cơ trở thành người nắm vai trò thống lĩnh. Như nhà văn Pháp Voltaire từng nói, thứ tốt nhất chính là kẻ thù của thứ tốt đẹp.
Tuy nhiên, hiện tượng này cũng ẩn giấu một mặt tích cực. Khi người tốt bị hạ bệ, thông điệp của họ thường được lắng nghe nhiều hơn. Một nghiên cứu cho thấy việc được bày tỏ sự chán ghét đối với người ăn chay khiến những người lên tiếng bớt ủng hộ việc ăn thịt. Việc bị bắn bỏ, bị đóng đinh lên thập giá hay thua phiếu bầu có thể giúp thông điệp của họ dễ được chấp nhận hơn.
Yêu cho roi cho vọt
Trong phim "Whiplash", một giáo viên dạy nhạc đã dùng cách thức nhẫn tâm để buộc các học trò của mình đạt được thành tích xuất sắc nhất. Chúng ta thường chùn bước trước chiến thuật này. Song nhà triết học người Đức Friedrich Nietzsche cho rằng con người đã trở nên quá chán ghét sự tàn nhẫn như vậy.
Với Nietzsche, sự nhẫn tâm cho phép người thầy đối xử nghiệt ngã với học trò vì muốn chúng trở nên tốt hơn nữa. Người ta cũng có thể khắc nghiệt với bản thân để trở thành người mà họ mong muốn vươn tới. Ông cho rằng chịu đựng sự đối xử nhẫn tâm có thể phát triển lòng dũng cảm, sự bền bỉ và sức sáng tạo.
Câu hỏi đặt ra là có đáng không khi khiến mọi người xung quanh và chính chúng ta phải chịu đau khổ để phát triển tính cách?
Có lẽ là không. Giờ đây chúng ta đã biết sự tàn nhẫn có thể gây ra những tổn thương lâu dài về mặt thể xác lẫn tinh thần. Trái lại, lợi ích của việc đối xử với bản thân bằng lòng trắc ẩn, thay vì sự nhẫn tâm, đang ngày càng được công nhận nhiều hơn.
Hơn nữa, quan niệm "trải qua đau khổ mới trưởng thành" chưa chắc đã đúng. Những việc bình thường đầy tích cực trong cuộc sống như tình yêu, sinh con đẻ cái và đạt được mục tiêu đã ấp ủ đều giúp con người trưởng thành.
Dạy dỗ bằng đòn roi và sự tàn nhẫn sẽ mở lối cho tình trạng lạm quyền và ích kỷ, cuồng bạo.
Đó không phải cách giáo dục duy nhất. Chẳng hạn như Đức Phật có đưa ra một cách giáo dục khác: lòng trắc ẩn từ tâm. Ở đây, chúng ta dùng tình yêu thương để đáp trả người khác, để họ không rơi vào sự tham lam, lòng thù hận và nỗi sợ hãi.
Cuộc sống có thể tàn nhẫn, sự thật có thể tàn nhẫn, nhưng chúng ta có thể lựa chọn để không cư xử một cách tàn nhẫn.

Simons McCarthy-Jones
Simon McCarthy-Jones là phó giáo sư ngành tâm lý học và thần kinh học lâm sàng tại Đại học Trinity College.
Theo BBC
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.124 giây.