logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 30/01/2021 lúc 05:40:00(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Chỉ khoảng một năm trước đây thôi ít ai lại nghĩ rằng sẽ có ngày mình phải đeo chiếc mặt nạ mỗi khi bước ra khỏi nhà. Nhưng nay có thể nói nó gần như một vật bất ly thân: người ta cất trong túi, giữ thêm một hai cái trong xe phòng hờ khi cần đến nó thì có ngay. Nếu không chẳng may bước ra đường không đeo mặt nạ thì rất có thể sẽ bị những người xung quanh nguyền rủa là một người vô trách nhiệm đối xã hội.
Tuy nhiên, trong một thế giới mà tất cả mọi người đều đeo mặt nạ hết thì nó lại đưa tới một vấn đề khá nghiêm trọng trong việc giao tiếp mà trước đây không ai nghĩ tới: Làm thế nào để phân biệt được sắc mặt cũng như tâm trạng của người đối diện – buồn, vui, lạnh lùng, hoà nhã, xa cách, thân thiện – để ta có thể phản ứng lại cho thích hợp.
Mặc dù nó là vật thiết yếu cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng trong thời đại dịch, kết quả một số cuộc nghiên cứu mới đây cho biết chiếc mặt nạ đang làm cản trở đến cái năng khiếu và óc phán đoán của chúng ta trong việc đọc và tìm hiểu các biểu hiện trên khuôn mặt của người đối diện, khiến cho nhiều người bỗng dưng cảm thấy bối rối, lúng túng vì không thể phân biệt được trên khuôn mặt người kia đang biểu lộ cảm xúc chán chường, vui vẻ, buồn bực hay tức giận gì đây.
Nhưng nhóm người mà các nhà khoa học lo ngại sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất là các em nhỏ và trẻ sơ sinh, và chiếc mặt nạ khiến các em có thể bị chậm trễ trong việc học cách nhận biết các tín hiệu tinh tế trên khuôn mặt như sự tức giận, sợ hãi, nghi ngờ, vui mừng và buồn bã. Trong khi dữ liệu hiện nay vẫn còn chưa đầy đủ, một cuộc nghiên cứu cho biết các trẻ em gặp nhiều khó khăn trong việc đọc nét mặt của người đối diện khi những người đó đeo mặt nạ cũng như khi họ đeo kính râm.
Trong cuộc nghiên cứu trên, nhà tâm lý học Ashley Ruba thuộc đại Đại học Wisconsin-Madison cho biết, các em có thể xác định đúng chính xác nét biểu hiện cảm xúc trên khuôn mặt không che đậy khoảng 66%, cao hơn so với tỷ lệ đoán phỏng chừng. Tuy nhiên, khi nhìn vào những khuôn mặt có đeo mặt nạ thì các em chỉ có thể xác định đúng những khuôn mặt buồn khoảng 28%, những khuôn mặt giận dữ khoảng 27%, và những khuôn mặt sợ hãi khoảng 18%.
Theo kết quả một số cuộc nghiên cứu khác được đăng trên tạp chí Frontiers of Psychology vào mùa thu năm ngoái, nhà tâm lý học Claus-Christian Carbon thuộc Đại học Bamberg của Đức thấy rằng khi nửa khuôn mặt dưới bị che bởi chiếc mặt nạ thì những biểu hiện trên khuôn mặt sẽ trở nên rất khó đoán. Nét vui và nét buồn sẽ trở thành những nét trung tính giống như khuôn mặt trên con bài poker. Những dấu hiệu giận dữ lại còn đặc biệt khó nhận ra hơn nữa. Tuy nhiên, nét sợ hãi trên đôi mắt mở lớn thì tương đối dễ nhận ra nhất.
Cũng theo nhận định của bác sĩ Carbon, có thể nói chiếc mặt nạ đang phần nào làm cản trở cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Người ta không chỉ không thể đọc được khuôn mặt của người khác nữa mà còn đọc sai và hiểu sai cảm xúc của người đối diện, và từ đó có thể đưa tới hiểu lầm.
Nói theo khoa học thì không một sinh vật nào giống như con người chúng ta cần phụ thuộc quá nhiều vào các dấu hiệu trên khuôn mặt để giao tiếp hoặc có quá nhiều những cơ bắp trên mặt để bày tỏ trạng thái và cảm xúc nội tâm của mình. Đó là thứ ngôn ngữ cảm xúc chân thực dựa trên các chuyển động của cơ bắp được gắn vào khuôn mặt của mỗi người mà mọi đứa trẻ sinh ra, theo bản năng tiến hoá tự nhiên, đều có thể tự học để nhận diện được từng mỗi chuyển động của cảm xúc trên những khuôn mặt ấy.
Các nhà khoa học cho biết, một đứa trẻ sơ sinh có thể bắt đầu nhận biết các khuôn mặt chỉ sau vài ngày được sinh ra đời, và chính khuôn mặt của người mẹ là bài học vỡ lòng đầu tiên để nó học hỏi, và dần dà kinh nghiệm bồi đắp thêm cho kinh nghiệm, đứa trẻ đó khi lớn lên tự nhiên sẽ thành một chuyên gia về nhận diện khuôn mặt. 
Khuôn mặt cung cấp cho ta rất nhiều thông tin về cá nhân của một người. Hầu như ai cũng có khả năng để đọc được cảm xúc hiện trên khuôn mặt của người đối diện và những cảm xúc biểu lộ ra trên khuôn mặt nói lên được phần nào danh tính của chính người đó.
Tuy nhiên, trong hơn một thế kỷ qua, các nhà khoa học đã tranh cãi khá nhiều về việc liệu các nét trên khuôn mặt có thực sự biểu lộ những tích cách chung cảm xúc của mọi người hay không, hay mỗi người mỗi khác. Trên thực tế, có một số nhà khoa học nghi ngờ rằng cái nhíu lông mày, cái nhăn mũi hoặc nét cong cớn của vành môi thậm chí không tiết lộ được cho ta biết thêm điều gì về cảm xúc của người khác.
Trong một nghiên cứu về sự biểu lộ cảm xúc mang tính cách toàn cầu, các nhà khoa học tại phòng nghiên cứu của Google và Đại học California Berkeley mới đây đã sử dụng một hệ thống máy điện toán thông minh để phân tích sáu triệu đoạn video ngắn về các sinh hoạt thường ngày của người dân tại 144 quốc gia trên thế giới. Qua các đoạn video trên, các nhà khoa học đã xác định được 16 cách biểu lộ cảm xúc trên mặt có chung trên toàn thế giới, chẳng hạn như như niềm vui trong một đám cưới, nỗi buồn tại một đám tang, sự thích thú trước một câu nói đùa hoặc sự kinh ngạc trước một màn bắn pháo bông.
Kết quả nghiên cứu trên được công bố trên tạp chí Nature hồi cuối năm ngoái đã đưa ra được những bằng chứng vững chắc rằng các biểu lộ cảm xúc căn bản trên khuôn mặt là những nét chung của con người, cho dù là người đó thuộc sắc tộc nào, sống ở khu vực nào trên thế giới. Điều này cũng cho thấy tình cảm của con người, cho dù là người mang màu da nào, thì vẫn có những điểm chung và những cảm xúc đó toát lên trên khuôn mặt.
Trong khi mức độ tác động xã hội của việc đeo mặt nạ hiện vẫn còn cần được nghiên cứu thêm để đánh giá cho chính xác, các nhà khoa học đều công nhận và nhấn mạnh rằng giá trị của việc che mặt giúp kiềm chế sự lây lan của đại dịch vượt xa những bất tiện và sự gián đoạn tạm thời trong giao tiếp mà nó gây ra. Bù lại, thay vì nhìn vào nét mặt, người ta có thể chịu khó lắng nghe giọng nói và theo dõi những cử chỉ được biểu lộ ở những bộ phận khác trên cơ thể như đôi tay chẳng hạn để đoán tâm trạng của người đối diện.
Vấn đề là ở chỗ trong khi nói chuyện mà chỉ nhìn vào tay chân hay những bộ phận khác trên cơ thể mà không nhìn thẳng vào mặt người đối diện thì có thể bị hiểu lầm và bị cho là có cử chỉ khiếm nhã hay bất lịch sự. Hoặc trong khi người ta nói mà mình cố nhướng tai để lắng nghe cảm xúc của giọng nói thì coi cũng hơi kỳ. Thế nên, đây có lẽ không phải là giải pháp hay để giải quyết về sự bất tiện của chiếc mặt nạ.
Mặc dù có những lo lắng về ảnh hưởng của việc đeo mặt nạ đối với trẻ em, cuộc nghiên cứu của Đại học Wisconsin-Madison như đã nhắc tới ở phần đầu về khả năng phát hiện cảm xúc của trẻ em khi đeo mặt nạ cho thấy sự gia tăng của các loại khăn che mặt để giúp kiểm soát Covid-19 cho đến nay đã không hoàn toàn ngăn cản khả năng của trẻ em để có thể nhận ra một số tín hiệu về tâm trạng, ý định và cảm xúc của người đối diện.
Trong cuộc thí nghiệm với 80 em từ 7 đến 13 tuổi, các nhà nghiên cứu cho các em nhìn hình chụp sự biểu lộ những nét buồn, giận và sợ trên cùng khuôn mặt khi không che mặt, khi che mặt bằng mặt nạ và khi đeo kính râm. Các em được yêu cầu đưa ra nhận xét về cảm xúc của từng khuôn mặt trong khi các khuôn mặt được tiết lộ từ từ từng chút một trong 14 giai đoạn để mô phỏng gần giống như cách người ta giao tiếp nhau ở ngoài đời thực khi được nhìn khuôn mặt ở nhiều góc độ khác nhau – và họ đã có được kết quả khả quan hơn. Các nhà nghiên cứu kết luận rằng đối với trẻ em, vấn đề đeo mặt nạ và sự bất tiện trong giao tiếp không quá bi quan như nhiều người tưởng.
Khuôn mặt có lẽ là phần cơ thể quan trọng nhất của con người và đóng một vai trò không nhỏ trong việc gây cảm tình với người xung quanh nhờ khả năng biểu lộ cảm xúc của nó. Nay bỗng dưng khi không nó bị che lại bằng chiếc mặt nạ thì quả thật đây là một vấn đề nghiêm trọng. Nhưng thiết nghĩ chúng ta đã phải sống trong tình trạng che mặt suốt gần một năm và nay vẫn còn tồn tại thì nếu có phải cầm cự thêm vài tháng nữa cho đến khi thuốc chủng ngừa mới triệt tiêu được con vi khuẩn thì chắc cũng không đến nỗi nào. Đến lúc đó mọi người lại tha hồ được nhìn vào mặt nhau để đoán xem những cảm xúc buồn, vui, giận hờn của người đối diện, điều mà trước đây chúng ta tưởng là hết bình thường nay bỗng dưng hoá ra quan trọng.
Huy Lâm

Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.058 giây.