Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã đổ khoảng 7,8 triệu tấn bom xuống đất nước này, 1/3 số đó chưa phát nổ.Chiến tranh Việt Nam đã qua đi nhưng tàn dư của nó vẫn chưa hề mờ nhạt. Cuộc sống, đói nghèo đẩy một bà mẹ bốn con phải dấn thân trước hiểm nguy để mưu sinh.
Nguyễn Thị Tâm làm một trong những công việc nguy hiểm nhất thế giới và nếu ngày nào may mắn, cô thu về được khoảng 4 đô la Mỹ tiền công.
Hàng ngày với chiếc máy dò kim loại, cô rà tìm bom mìn để bán sắt vụn kiếm tiền. Chồng cô đã thiệt mạng khi cố gắng tháo ngòi nổ một quả bom để bán sắt vụn cách đây 21 năm. Hồi đó nếu thành công, anh cũng chỉ có thể bán nó lấy 2 đô la Mỹ.
Sau khi chồng mất, cô Tâm, khi đó 27 tuối, phải một mình lo cho 4 đứa con nhỏ của mình, đứa bé nhất mới 4 tuần tuổi.
Cô không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục công việc của chồng, rà sắt vụn và bom mìn để kiếm sống.
Trong Chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã đổ khoảng 7,8 triệu tấn bom xuống đất nước này, 1/3 số đó chưa phát nổ. Tuy nhiên, tàn dư chiến tranh vẫn còn trên ghim lại trên mảnh đất này và là một nguồn nguyên liệu cho nghề buôn bán sắt vụn.
Tỉnh Quảng Trị từng là một trong những khu vực phi quân sự hóa, chia Bắc và Nam Việt Nam. Đây cũng là nơi xảy ra nhiều cuộc chiến khốc liệt nhất, trong đó có trận Khê Sanh trong chiến dịchTết Mậu Thân 1968, khiến mảnh đất này chứa nhiều bom mìn hơn bất cứ nơi nào khác tại Việt Nam
Theo thống kê của chính phủ, hơn 90% diện tích của khu vực này có nhiều bom và mìn kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975.
Khoảng 3 nghìn người đã bị thiệt mạng và 13 nghìn người bị thương tật do những vụ nổ bom sau chiến tranh tại mảnh đất này.
Rất nhiều nạn nhân làm nghề thu nhặt sắt vụn như côTâm, bất chấp nguy hiểm đến mạng sống của mình vì nghèo đói và không có cơ hội phát triển.
“Ở đây chỉ có cát và bụi cây mọc hoang. Tôi có một mảnh đất canh tác nhỏ nhưng phần lớn thời gian bị cát phủ vì không có nước (để tươi tiêu). Không có nhiều chọn lựa cho tôi ở đây,” cô nói.
“Tôi biết công việc của mình rất nguy hiểm nhưng tôi phải làm. Đổi một bát máu lấy một bát gạo. Sống hay chết khi làm công việc này đều là số mạng.”
Không bảo hộ, cô Tâm vác cuốc lên vài và bước dè dặt trên mặt đất với một thiết bị dò kim loại rẻ tiền trong khu từng là chiến trường cũ, lác đác những cụm dứa hoang.
Khi tai nghe của cô bắt đầu phát tiếng động, không ngần ngại, cô cuốc bỏ những đám cỏ và đào sâu xuống cát để lộ một đầu đạn của hải quân.
“Bao nhiêu năm làm công việc này, tôi đã học được nhiều loại bom. Nghe tiếng báo, tôi biết nó nhỏ hay to và có thể quyết định cuốc mạnh hay không. Sau đó, tôi từ từ đào quả bom lên,” cô nói.
“Tôi từng mang về nhà những quả bom còn có thể bị kích hoạt và bán với giá 50 nghìn đồng ( 2,3 đô la Mỹ), nhưng không còn ai muốn mua chúng nữa. Nếu tôi tìm thấy một quả như vậy bây giờ, tôi sẽ báo cho MAG (Nhóm cố vấn bom mìn) để tiêu hủy nó.”
Việc thu lượm sắt vụn không bất hợp pháp ở Việt Nam nhưng thu mua những chất gây nổ thì có. Rất nhiều người thu lượm sắt vụn cho biết họ giờ họ bỏ qua những thứ nguy hiểm mà tập trung vào hàng tấn những tàn dư còn lại như vỏ bom đã nổ, máy móc và thiết bị.
Các nhà thầu cũng không mua những vũ khí còn dùng được.
Cô Tâm phủ quả bom lại và để nó ở nguyên vị trí.
Cô tiếp tục làm việc sau khi gọi MAG đến để mang nó đi.
“Những người thu gom sắt vụn là một nguồn rất hữu ích. Chúng tôi nhận nhiều cuộc gọi từ họ về những quả bom chưa phát nổ gần như cách mỗi ngày,” ông Nguyễn Hoàng Thắng, chuyên viên gỡ bom cho biết.
Nhóm này đã mất cả giờ đồng hồ chuyển quả bom đến nơi an toàn để tháo dỡ trong khi cô Tâm đạp xe đi bán những gì thu nhặt được trong ngày.
Cô bán bốn ký lô vỏ bom với giá 20 nghìn đồng (gần 1 đô la Mỹ). Một ngày kém đối với cô Tâm.
Theo AP