logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 07/02/2021 lúc 02:33:05(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Ngay từ khi ra đời, khoa học đã liên tục phát triển vì một lý do cơ bản: tích lũy bằng chứng thực nghiệm mà những quan điểm cố chấp không thể đáp ứng được. Những thay đổi kết quả thường nhỏ nhưng đôi khi chúng mang tính chất lớn, như trong cuộc cách mạng lượng tử tương đối vào những năm đầu của thế kỷ 20.

Nhiều nhà khoa học tin rằng hiện nay cần phải có một quá trình chuyển đổi tương tự, bởi trọng tâm duy vật đã thống trị khoa học thời hiện đại, không thể giải thích cho sự gia tăng ngày càng nhiều các yếu tố thực nghiệm trong lãnh vực ý thức và tâm linh.

Tuyên ngôn về Khoa học Hậu Duy vật sau đây của một nhóm các học giả và nhà nghiên cứu đương đại cố gắng hình dung một nhãn quan khoa học mới có diện mạo như thế nào.
Larry Dossey, MD, Biên tập viên điều hành


Chúng tôi là một nhóm các nhà khoa học được biết đến trên thế giới từ nhiều lãnh vực khoa học khác nhau (sinh học, thần kinh học, tâm lý học, y học và tâm thần học), những người đã tham gia hội nghị thượng đỉnh quốc tế về khoa học hậu duy vật, tâm linh và xã hội. Hội nghị thượng đỉnh do Tiến sĩ Gary E. Schwartz, Tiến sĩ Mario Beauregard, Đại học Arizona, và Tiến sĩ Lisa Miller, Đại học Columbia đồng tổ chức. Hội nghị này được tổ chức tại Canyon Ranch ở Tucson, Arizona vào các ngày 7-9 tháng 2 năm 2014. Mục đích của chúng tôi là thảo luận về tác động của hệ tư tưởng duy vật đối với khoa học và sự xuất hiện của mô hình hậu duy vật đối với khoa học, tâm linh và xã hội.


Chúng tôi đã đi đến những kết luận sau đây:


1. Thế giới quan của khoa học hiện đại chủ yếu được dự đoán dựa trên các giả định có liên quan chặt chẽtới vật lý cổ điển. Chủ nghĩa duy vật - với ý tưởng rằng vật chất là thực tại duy nhất - là một trong những giả định này. Một giả định có liên quan đến, là chủ nghĩa giảm thiểu - khái niệm cho rằng những thứ phức tạp có thể được hiểu bằng cách giảm sự tương tác giữa các bộ phận của chúng, hoặc thành những thứ đơn giản hơn, hoặc cơ bản hơn như các hạt vật chất nhỏ.


2. Trong thế kỷ 19, những giả định này thu hẹp lại, biến thành các giáo điều, kết hợp thành hệ thống niềm tin mang tính ý thức hệ được biết đến với tên gọi “chủ nghĩa duy vật khoa học”. Hệ thống niềm tin này ngụ ý rằng tâm trí không là gì khác hơn hoạt động thể chất của bộ não và suy nghĩ của chúng ta không thể có bất kỳ ảnh hưởng nào đến não bộ, đến cơ thể, đến hành động của chúng ta và thế giới vật chất.


3. Ý thức hệ về khoa học vật chất trở nên thống trị trong giới học thuật thế kỷ 20. Thống trị đến nỗi hầu hết các nhà khoa học bắt đầu tin rằng nó dựa trên bằng chứng thực nghiệm đã được thiết lập và đại diện cho quan điểm hợp lý duy nhất về thế giới.


4. Các phương pháp khoa học dựa trên triết học duy vật đã rất thành công trong việc không chỉ nâng cao hiểu biết của chúng ta về tự nhiên, mà còn đem đến sự kiểm soát và tự do nhiều hơn thông qua các tiến bộ công nghệ.


5. Tuy nhiên, sự thống trị gần như tuyệt đối của chủ nghĩa duy vật trong giới hàn lâm đã thu hẹp các ngành khoa học và cản trở sự phát triển nghiên cứu khoa học về tâm trí và tâm linh. Niềm tin vào ý thức hệ này như là khuôn khổ giải thích độc nhất cho thực tại đã buộc các nhà khoa học bỏ qua khía cạnh chủ quan kinh nghiệm của con người. Điều đó đã dẫn đến sự hiểu biết méo mó và thiếu sót về chúng ta và vị thế của con người trong tự nhiên.


6. Khoa học trước hết là một phương pháp không giáo điều, cởi mở để thu nhận kiến ​​thức về tự nhiên thông qua quan sát, điều tra thí nghiệm và giải thích lý thuyết về các hiện tượng. Phương pháp luận của nó không đồng nghĩa với chủ nghĩa duy vật và không nên gắn với bất kỳ niềm tin, giáo điều hoặc hệ tư tưởng cụ thể nào.


7. Vào cuối thế kỷ 19, các nhà vật lý đã khám phá ra hiện tượng thực nghiệm mà vật lý cổ điển không thể giải thích được. Điều này dẫn đến sự phát triển trong suốt những năm 1920 và đầu những năm 1930, một ngành vật lý mới mang tính cách mạng gọi là cơ học lượng tử. Cơ học lượng tử đặt nghi vấn về cơ sở vật chất của thế giới bằng cách chỉ ra rằng các nguyên tử và hạt nguyên tử không thực sự là vật thể rắn - chúng không tồn tại một cách chắc chắn trong không gian và thời gian cụ thể. Quan trọng nhất, cơ học lượng tử đã thực sự đưa tâm trí hướng vào khái niệm cấu trúc cơ bản của nó vì người ta nhận thấy rằng các hạt được quan sát và người quan sát - nhà vật lý và phương pháp được sử dụng để quan sát - có mối liên hệ với nhau. Theo một cách diễn giải, hiện tượng ấy ngụ ý rằng ý thức của người quan sát rất quan trọng đối với sự tồn tại của các sự kiện vật lý được quan sát, và rằng các sự kiện tinh thần có thể ảnh hưởng đến thế giới vật lý. Kết quả của các thí nghiệm gần đây hỗ trợ cách giải thích này. Những kết quả đó cho thấy thế giới vật lý không còn là thành phần cơ bản hay duy nhất của thực tại, và nó không thể được hiểu đầy đủ nếu không tham chiếu đến tâm trí.


8. Các nghiên cứu tâm lý đã chỉ ra rằng hoạt động tinh thần có ý thức có thể ảnh hưởng nhân quả rất lớn đến hành vi, và rằng các yếu tố mang tính chất tác động (ví dụ, niềm tin, mục tiêu, mong muốn và kỳ vọng) có giá trị giải thích và dự đoán rất cao. Hơn nữa, nghiên cứu về tâm-thần-kinh miễn dịch chỉ ra rằng suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta có thể ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động của các hệ thống sinh lý (ví dụ, miễn dịch, nội tiết và tim mạch) kết nối với não. Ở những khía cạnh khác, các nghiên cứu thần-kinh-ảnh về khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, liệu pháp tâm lý và hiệu ứng giả dược (placebo) chứng minh rằng các sự kiện tâm thần ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của não.


9. Các nghiên cứu về hiện tượng ảo giác (psi phenomena) chỉ ra rằng đôi khi chúng ta có thể nhận được thông tin có ý nghĩa mà không cần sử dụng các giác quan thông thường, vượt qua những ràng buộc về không, thời gian theo thói quen. Hơn nữa, nghiên cứu psi chứng minh rằng chúng ta có thể tạo ảnh hưởng qua tâm trí - ở khoảng cách xa - đối với các thiết bị vật lý và các sinh vật sống (bao gồm cả con người). Nghiên cứu về psi cũng chỉ ra rằng những hoạt động tâm trí từ xa có thể hành xử theo cách không tương quan về mặt địa lý, nghĩa là, tương quan giữa những bộ óc ở xa nhau được giả thuyết là không thể nối kết trực tiếp (chúng không liên kết với bất kỳ tín hiệu năng lượng nào đã biết), không bị suy giảm (với khoảng cách ngày càng tăng) và ngay lập tức (chúng xuất hiện đồng thời). Những sự kiện này phổ biến đến mức không thể coi chúng là dị thường hoặc ngoại lệ đối với các quy luật tự nhiên, mà là dấu hiệu cho thấy sự cần thiết phải có một khuôn khổ giải thích rộng hơn, chứ không phải chỉ là thuộc tính của chủ nghĩa duy vật.


10. Hoạt động não bộ có ý thức có thể được trải nghiệm bằng cái chết lâm sàng lúc tim ngừng đập [được gọi là “Trải Nghiệm Cận Tử” (Near Death Experience)]. Một số người trải nghiệm cận tử cho thấy có những nhận thức trung thực bên ngoài cơ thể (tức những nhận thức có thể được chứng minh là trùng khớp với thực tế) xảy ra trong quá trình tim ngừng đập. Những người cận tử cũng tường trình về các trải nghiệm tâm linh một cách sâu sắc do quá trình cận tử vì tim ngừng tạo ra. Đáng chú ý là giòng điện của não ngưng hoạt động vài giây sau khi tim ngừng đập.


11. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm có kiểm soát đã ghi lại rằng khi nghiên cứu kỹ lưỡng về những người có khả năng làm trung gian giữa người sống và người chết - “lên đồng” theo văn hoá VN - (những người tuyên bố rằng họ có thể giao tiếp với tâm trí của những người đã chết về mặt sinh lý), đôi khi có thể thu được thông tin rất chính xác về những người đã qua đời. Điều này càng hỗ trợ cho kết luận rằng tâm trí có khả năng tồn tại tách biệt với bộ não.


12. Một số nhà khoa học và triết học theo khuynh hướng duy vật từ chối thừa nhận những hiện tượng này vì chúng không phù hợp với quan niệm độc quyền của họ về thế giới. Bác bỏ cuộc điều tra hậu duy vật về tự nhiên hoặc từ chối xuất bản những khám phá khoa học vững mạnh hỗ trợ cho một khuôn khổ hậu duy vật là trái ngược với tinh thần tìm hiểu khoa học chân chính, tức là các dữ kiện thực nghiệm luôn phải được xử lý một cách đầy đủ. Không thể loại bỏ các dữ kiện không phù hợp với lý thuyết và niềm tin mà mình yêu thích. Việc gạt bỏ như vậy thuộc lãnh vực của ý thức hệ, không phải của khoa học.


13. Điều quan trọng là phải nhận thấy rằng các hiện tượng psi, kinh nghiệm cận tử khi tim ngừng đập và bằng chứng tái tạo từ các phương tiện nghiên cứu đáng tin cậy chỉ xuất hiện bất thường khi được nhìn qua lăng kính của chủ nghĩa duy vật.


14. Hơn nữa, các lý thuyết duy vật không thể làm sáng tỏ cách thức não bộ có thể tạo ra tâm trí, và chúng cũng không thể giải thích được bằng chứng thực nghiệm được đề cập đến trong tuyên ngôn này. Thất bại đó cho chúng ta biết rằng đã đến lúc phải giải phóng bản thân khỏi gông cùm và mù quáng của ý thức hệ duy vật cũ để mở rộng quan niệm của chúng ta về thế giới tự nhiên, và để nắm lấy một mô hình hậu duy vật.


15. Theo mô hình hậu duy vật:


a. Tâm trí đại diện cho một khía cạnh của thực tại, một cách nguyên thủy như thế giới vật chất. Tâm trí là cơ bản trong vũ trụ, có nghĩa là nó không thể bắt nguồn từ vật chất và được rút gọn thành bất kỳ thứ nào cơ bản hơn.


b. Có một mối tương quan sâu sắc giữa tâm trí và thế giới vật chất.


c. Tâm trí (ý chí/ý định) có thể ảnh hưởng đến trạng thái của thế giới vật chất và vận hành theo cách không mang tính địa phương (hoặc mở rộng), tức không bị giới hạn bởi các vị trí cụ thể trong không gian, như bộ não hay cơ thể, hoặc các thời điểm cụ thể, như hiện tại. Vì tâm trí có thể ảnh hưởng đến thế giới vật lý vượt giới hạn địa phương nên những ý định, cảm xúc và mong muốn của người thực nghiệm có thể không hoàn toàn tách biệt khỏi kết quả thực nghiệm, ngay cả trong những thiết kế thí nghiệm có kiểm soát và không được biết trước.


d. Tâm trí rõ ràng là không bị ràng buộc và có thể hợp nhất theo gợi ý Tâm trí Nhất thể, bao gồm tất cả các tâm trí riêng lẻ.


e. Kinh nghiệm cận tử khi tim ngưng đập gợi ý rằng não bộ hoạt động như một cơ quan thu-phát hoạt động tinh thần, tức là tâm trí có thể hoạt động thông qua não nhưng không phải do não tạo ra. Kinh nghiệm cận tử khi tim ngưng đập, cùng với bằng chứng từ các phương tiện nghiên cứu càng cho thấy sự tồn tại của ý thức sau cái chết thể xác, và sự tồn tại của nhiều mức độ thực tại khác thuộc dạng phi vật chất.


f. Các nhà khoa học không nên ngần ngại nghiên cứu tâm linh và kinh nghiệm tinh thần vì chúng phản ánh khía cạnh trung tâm cho sự tồn tại của con người.


16. Khoa học hậu duy vật không bác bỏ các quan sát thực nghiệm và giá trị to lớn của những thành tựu khoa học đã đạt được cho đến nay - những quan sát và thành tựu tìm cách mở rộng khả năng của con người để hiểu rõ hơn về những điều kỳ diệu của tự nhiên, và trong quá trình này tái khám phá tầm quan trọng của tâm trí và tinh thần như là một phần trong chất liệu cốt lõi của vũ trụ. Chủ nghĩa hậu duy vật bao gồm luôn cả vật chất, vốn được coi là thành phần cấu tạo cơ bản của vũ trụ.


17. Mô hình hậu duy vật có hàm ý xa dài, giúp thay đổi một cách căn bản tầm nhìn mà chúng ta có về bản thân con người, trả lại cho chúng ta phẩm giá và quyền lực của mình với tư cách là người và là các nhà khoa học. Mô hình này nuôi dưỡng các giá trị tích cực như lòng trắc ẩn, sự tôn trọng và hòa bình. Bằng cách nhấn mạnh đến mối liên hệ sâu sắc giữa bản thân chúng ta và thiên nhiên nói chung, mô hình hậu duy vật cũng thúc đẩy nhận thức về môi trường và bảo tồn sinh quyển của chúng ta. Ngoài ra, đó không phải là điều gì mới mà chỉ bị lãng quên trong 400 năm, rằng sự hiểu biết qua “sống thực” xuyên vật chất có thể là nền tảng của thể trạng khỏe mạnh và linh mẫn, vì chúng đã được lưu giữ và bảo tồn qua các phương pháp tập luyện tâm trí-thể xác-tinh thần từ thời cổ đại, hoặc qua các truyền thống tôn giáo và cách tiếp cận bằng chiêm nghiệm.


18. Sự chuyển dịch từ khoa học duy vật sang khoa học hậu duy vật có thể có tầm quan trọng thiết yếu đối với sự tiến hóa của nền văn minh nhân loại, có thể còn quan trọng hơn sự chuyển đổi từ thuyết địa tâm sang thuyết nhật tâm. 


Chúng tôi thân mời bạn và các nhà khoa học trên thế giới đọc Tuyên ngôn về Khoa học Hậu Duy vật rồi cùng ký tên vào, nếu bạn muốn thể hiện sự ủng hộ của mình (xem tại http://opensciences.org/).



04 tháng Hai, 2021
Tạ Dzu dịch

Tuyên ngôn về Khoa học Hậu Duy vật được thực hiện bởi Tiến sĩ Mario Beauregard (Đại học Arizona), Tiến sĩ Gary E. Schwartz (Đại học Arizona) và Tiến sĩ Lisa Miller (Đại học Columbia), phối hợp với Larry Dossey, MD, Alexander Moreira-Almeida, MD, PhD, Marilyn Schlitz, PhD, Tiến sĩ Rupert Sheldrake, và Tiến sĩ Charles Tart.
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.122 giây.