WASHINGTON (AP) – Đừng tưởng chính phủ mới để ý đến quí vị mà nhiều nhà bán lẻ cũng thường xuyên để mắt đến, ít nhất là về hành động quí vị mang hàng đã mua rồi đem trả.
Mari Torres, 39 tuổi, cư dân của Springfield, Virginia, cho hay bà muốn biết các tiệm bán lẻ thu thập thông tin gì về bà, đem chia sẻ với ai, và sẽ giữ những thông tin này đến bao lâu. (Hình: AP/Manuel Balce CenetaCác công ty bán lẻ bênh vực cho việc làm của họ khi nhân danh vì lý do an ninh cũng như chống gian lận. Họ muốn tìm hiểu xem ai là người trả hàng thường xuyên hoặc là những kẻ gian thường lấy cắp đồ mang trả để lấy credit của tiệm. Tiệm cho khách hàng credit trong trường hợp trả đồ không có biên nhận, từ đó có thể mua lại món hàng khác cùng giá trị chứ không được nhận tiền mặt.
Các tổ chức bênh vực quyền lợi của người tiêu dùng đòi hỏi có sự minh bạch về hoạt động thu thập thông tin liên quan đến khách hàng, cũng như việc tạo “hồ sơ trả đồ” của khách hàng ở những tiệm lớn như Best Buy, JC Penney, Victoria's Secret, Home Depot và Nike.
Việc làm này từng khiến Best Buy bị kiện vì xâm phạm quyền riêng tư nhưng cuối cùng vụ kiện này bị tòa bác.
Mỗi năm, người tiêu dùng đem trả hàng có tổng giá trị khoảng $264 tỉ, hoặc chiếm gần 9% tổng số thương vụ.
Nhiều người tiêu dùng không hề hay biết, dù họ trả hàng có biên nhận hay không đều bị tiệm bán thu thập thông tin rồi cung cấp cho một công ty đệ tam nhân, nơi sẽ đúc kết thành “hồ sơ trả hàng” và đem ra phân tích.
Mari Torres, cư dân của Springfield, Virginia, cho ý kiến khi đang đi mua sắm cùng cô con gái tại Pentagon City Mall ở Arlington: “Tôi hoàn toàn không biết là họ có làm như thế. Đây rõ ràng là hành động xâm phạm sự riêng tư.”
Bà Torres tiếp rằng bà là người mua sắm có trách nhiệm nhưng muốn biết các tiệm muốn thu thập thông tin gì về bà, đem chia sẻ với ai, và sẽ giữ những thông tin này đến bao lâu.
The Retail Equation (TRE), một công ty chuyên thực hiện dịch vụ theo dõi việc trả đồ có trụ sở đặt tại Irvine, California, cho biết, họ không chia sẻ dữ kiện về hồ sơ trả đồ họ đúc kết được rồi đem ra phân tích với cơ sở hay các tiệm nào khác.
Để rõ hơn, ví dụ nếu TRE thu thập và phân tích dữ kiện về việc trả đồ của khách hàng tiệm Victoria's Secret, TRE chỉ báo cáo trở lại với tiệm này về hoạt động trả đồ của người khách hàng đó. Ngoài ra TRE không chia sẻ thông tin này với JC Penney hay tiệm bán lẻ nào khác có hợp đồng mướn TRE cung cấp dịch vụ.
Dù khẳng định là thế nhưng giới vận động cho quyền lợi khách hàng lại vẫn không đồng ý.
Ed Mierzwinski, giám đốc của chương trình người tiêu dùng thuộc tổ chức US Public Interest Research Group nói: “Lập một thư mục bí mật về khách hàng là chuyện không nên. Đó là nguyên tắc căn bản của quyền riêng tư. Người tiêu dùng cần được biết thông tin nào về họ đang bị thu thập.”
Kỹ nghệ bán lẻ biện minh rằng, không phải người ta theo dõi số đông người mua sắm mà chỉ nhắm đến việc chống lại sự gian lận.
Lisa LaBruno, phó chủ tịch về hoạt động bán lẻ của tổ chức Retail Industry Leaders Association nói, tội gian lận có tổ chức gây tốn kém cho các cơ sở bán lẻ hằng chục tỉ đô la mỗi năm.
Bà LaBruno ví dụ rằng, một người mua một món đồ trị giá $600 nhưng trước khi trả tiền đã đem đổi nhản giá (UPC tag) của cùng loại đồ nhưng có giá trị chỉ $50. Sau đó người này mang trả món đồ đã được gắn lại nhản giá gốc, nhưng không có biên nhận nên được tiệm cho credit để mua món khác cùng trị giá hoặc thấp hơn, hoặc có thể đưa lên online bán lại. (TP)
Theo báo Người Việt