logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 11/02/2021 lúc 05:36:12(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Trường đại học Oklahoma State University (OSU) có mở một Học Viện điều hành Chương Trình Hậu Giáo Dục (Institute of Post Education Program) hàng năm, mang tên là The Osher Lifelong Learning Institute (OLLI), tổ chức những khóa học giảng dạy những đề tài xã hội khác biệt nhau, qua những vị giảng viên (Instructors) có những kinh nghiệm cá biệt, làm việc nhiều năm ngoài xã hội, được mời đến  giảng huấn cho những khóa học này. 

Tất cả những cựu sinh viên bậc đại học hay những sinh viên đã tốt nghiệp bậc đại học, tuổi từ 50 trở lên đều có thể ghi danh theo học chương trình này. Vì Ban Điều Hành Học Viện OSU biết rõ tôi đã trên 32 năm phục vụ trong Ngành Tư Pháp Hoa Kỳ (US Judicial Branch) tại Tòa Án Liên Bang Hoa Kỳ (The US Western District Court of Oklahoma), đồng thời còn là một Công Chứng Tuyên Úy Trại Tù Liên Bang (Certified Federal Prison Chaplain), đã hơn 21 năm phục vụ cho anh chị em tù nhân trong các trại tù, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, màu da vào những ngày nghỉ cuối tuần.

UserPostedImage
PT. Nguyễn Mạnh San


Ngoài ra đã 5 năm liên tục từ tháng 6, 1975 đến tháng 6, 1980 tôi là một Phối Trí Viên đặc trách Chương Trình Tái Định Cư Tị Nạn Đông Nam Á (The Coordinator of the Southeast Refugees Resettlement Program) cho Cơ Quan Thiện Nguyện Công Giáo Hoa Kỳ USCC (The Voluntary Agency of The United States Catholic Conference) tại Oklahoma City, Oklahoma. Nhờ vào những kinh nghiệm làm việc tại 3 cơ quan này, Ban Điều Hành Chương Trình Hậu Giáo Dục (Executive Board of Post Education Program) của Đại học Oklahoma State University đã mời tôi đến giảng huấn cho các quý vị học viên, trong 2 lớp học về 2 đề tài khác biệt nhau như sau:

Đề Tài Thứ Nhất Về Mục Vụ Tù Nhân (Prison Ministry):

UserPostedImage

Trong hơn 21 năm liên tục, với nhiệm vụ là một Tuyên Úy Trại Tù tình nguyện (Volunteer Prison Chaplain) không lãnh lương, nên vào những ngày nghỉ cuối tuần, tôi vào thăm nom và rao giảng Tin Mừng cho các nam nữ tù nhân trong các trại tù tiểu bang và liên bang, được phép tiếp xúc trực tiếp với từng cá nhân trong căn phòng dành riêng cho các tuyên úy và tôi được anh chị em tù nhân tâm sự cho tôi nghe những lý do uẩn khúc bên trong cuộc đời họ làm cho họ phải bị tù tội, mà bên ngoài xã hội công chúng không thể hiểu được những lý do uẩn khúc nào đã làm cho họ phải lãnh án ở tù. Để tránh không làm mất nhiều thì giờ của độc giả khi đọc bài viết này, nên tôi chỉ xin thuật lại ngắn gọn một vài yếu tố chính khác biệt nhau về tù nhân và đáng được độc giả tìm hiểu trong đề tài thứ nhất này, mà tôi đã thuyết giảng trong 2 lớp học cho Chương Trình Hậu Giáo Dục của trường đại học OSU tổ chức.

UserPostedImage

Nếu đem so sánh giữa tù nhân Mỹ với tù nhân Việt Nam, tôi nhận thấy có sự khác biệt về yếu tố tâm lý và về cách xử thế của người thân trong gia đình như Cha Mẹ, vợ chồng, con cái đối với tù nhân, mà người Mỹ đối xử với thân nhân tù nhân khác biệt với người Việt Nam đối xử với thân nhân đang ở trong tù. Sự khác biệt này mỗi bên đều có những lý do hợp tình hợp lý, bênh vực cho thái độ và hành động chính đáng của mình đối với thân nhân đang ở trong tù. Chẳng hạn như người VN nói riêng, nếu con cái hay anh chị em bị ngồi tù vì bất cứ hành động phạm tội nặng hay nhẹ hay bị liên lụy đến tội phạm, thì chính là lúc Cha Mẹ thương con nhất hay anh chị em thương nhau nhất, tìm đủ mọi cách xin được vào thăm nuôi con hay thăm anh chị em nhiều lần trong tù và nếu gia đình không có đủ tiền bạc để đóng tiền thế chân cho người thân được tại ngoại chờ ngày trình diện phiên tòa xử án, thì cố gắng đi vay nợ tiền để đóng tiền thế chân và thuê luật sư tư bênh vực cho thân nhân của mình trước phiên tòa xử.

UserPostedImage

Ngược lại, đa số thân nhân của tù nhân Mỹ không có hành động giống như người Việt Nam có thân nhân ở tù vừa kể trên đây. Họ ít vào thăm nom thân nhân ở trong tù như người Việt Nam vào thăm nom thân nhân thường xuyên ở trong tù. Vì người Mỹ lấy lý do là nếu làm như người Việt sẽ tạo cho tù nhân sống ỷ vào sự giúp đỡ của thân nhân bên ngoài, sẽ không cần hối cải tội lỗi của mình đã phạm và sau khi được thả ra tù, chứng nào tật ấy lại tiếp tục phạm tội và nếu có tái phạm tội bị bắt ngồi tù thì đã có thân nhân ở bên ngoài giúp đỡ như trước kia. 

Nghe lý luận như thế có vẻ hợp lý hợp tình thật đấy nhưng trên thực thế không hẳn trường hợp nào cũng đúng như thế đâu. Như tôi đã đề cập ở phần đầu trên đây, vì không muốn làm mất nhiều thì giờ quý báu của quý độc giả phải đọc hết bài viết, nên tôi không dám thuật lại những điều tôi đã giải thích trong lớp học, đối với lý lẽ nghe có vẻ vừa hợp lý hợp tình, mà bên phía người Mỹ có thân nhân ở tù vừa mới nêu ra trên đây.



Ngoài ra những vị Cai Tù (Jailors) cho tôi biết họ thích coi tù nhân người Á Châu hoặc người Việt Nam nói riêng hơn là coi tù nhân Mỹ. Vì tù nhân gốc Á Châu hầu hết là hiền lành, không hung dữ (violent), dễ vâng lời (obedient) chỉ bảo của người Cai Tù hơn là tù nhân Mỹ. Điều này đối với tôi không lấy gì làm lạ. Vì qua kinh nghiệm hơn 21 năm liên tục được  tiếp xúc trực tiếp với anh chị em tù nhân trong các trại tù tiểu bang và liên bang, nhất là đối với các tù nhân Á Châu nói chung, cho tôi nhận thấy các tù nhân VN nói riêng, ở ngoài hung dữ bao nhiêu, nhưng khi vào tù rồi thì hiền lành bấy nhiêu, vì muốn được Cai Tù ghi điểm hạnh kiểm tốt, để hy vọng trong tương lai sẽ được hưởng lệnh ân xá sớm ra khỏi tù. Trái lại tù nhân Mỹ ở ngoài rất hung dữ, nhưng vào tù rồi, bỗng trở nên hung dữ gấp đôi, vì không còn được sự tự do hành động muốn làm gì thì làm như trước kia ở ngoài nữa, giờ đây giống như con cọp bị nhốt trong chuồng mất tự do đi lại, nên tù nhân Mỹ không cần để ý tới hạnh kiểm của mình, mà nếu hạnh kiểm tốt sẽ được cứu xét mau chóng ra khỏi tù như tù nhân VN mong đợi.

Đề Tài Thứ Nhì Về Chương Trình Tái Định Cư Tị Nạn Đông Nam Á (The Southeast Refugees Resettlement Program):

UserPostedImage

Trong 5 năm liên tục từ tháng 6, 1975 cho đến tháng 6, 1980, tôi được Cơ Quan Thiện Nguyện Công Giáo Hoa Kỳ USCC (The United States Catholic Conference) tuyển dụng tôi vào làm việc với nhiệm vụ là đặc trách Chương Trình Tái Định Cư Tị Nạn Đông Nam Á cho cơ quan tại Oklahoma City. Khởi đầu tôi gặp nhiều sự khó khăn để tìm kiếm người bảo trợ (Sponsor) cho những người tị nạn đang sống trong các trại tam cư tị nạn ở Hoa Kỳ và trong các trại tạm cư tị nạn ở quốc ngoại như Phi Luật Tân, Thailand, Nam Dương, Hồng Kông, Mã Lai Á. Vì nếu những người tị nạn này không có người bảo trợ họ ra khỏi trại, thì họ sẽ phải ở lại trong trại tị nạn vô thời hạn. Nhưng cũng rất may nhờ vào những người tị nạn đã có người bảo trợ họ ra khỏi trại trước tiên và những người tị nạn này đã tạo được nhiều uy tín tốt đối với những người bảo trợ họ, nhờ vậy mà cộng đồng địa phương người Hoa Kỳ ở Oklahoma City đã nhận thấy rõ, là người Việt Nam với bản chất hiền hòa, siêng năng làm việc chăm chỉ, chấp nhận mọi công việc lao động vất vả không ca thán, nên chỉ vài tháng sau trong 5 năm liên tiếp khi tôi còn đang làm việc cho cơ quan USCC, văn phòng chúng tôi đã lập thủ tục hành chánh để đưa hơn 7 ngàn gia đình ra khỏi các trại tạm cư tị nạn, đến tái định cư tại Oklahoma City và những vùng phụ cận, mà trong thời gian 5 năm đó, 99% người bảo trợ hoàn toàn là các Hội Đoàn người Hoa Kỳ, các Nhà Thờ Hoa Kỳ hay các cá nhân người Hoa Kỳ đứng ra bảo trợ, rồi nhiều năm sau này mới có thêm Chương Trình Đoàn Tụ Gia Đình ODP (Orderly Departure Program) cũng như Chương Trình Bảo Trợ các Cựu Tù Nhân Chính Trị theo diện HO (Human Operation) đến Hoa Kỳ, thì đa số người bảo trợ trong những chương trình này, đều là bà con họ hàng thân nhân hay bạn bè của các cựu tù nhân chính trị, mà họ đang sinh sống ổn định về tài chánh cũng như công ăn việc làm tại Hoa Kỳ từ nhiều năm qua. Một điểm đặc biệt nhất là người dân Hoa Kỳ đã tỏ lòng thán phục sự hy sinh vô bờ bến của các bậc phụ huynh học sinh người Việt, đã phải làm việc cực nhọc ngày đêm, hy sinh tiền bạc để săn sóc và khuyến khích cho con cái của họ học hành đến nơi đến chốn, tốt nghiệp ra trường đại học, thành đạt trong nhiều lãnh vực chuyên môn như bác sĩ, dược sĩ, kỹ sư, luật sư v.v..

UserPostedImage

Nói tóm lại, mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa đặc thù của quốc gia đó, bao hàm ý nghĩa tốt đẹp cả về tinh thần lẫn thể xác, qua các phong tục tập quán cổ truyền cho thế hệ con cháu đời sau noi theo, mà mọi quốc gia khác nên tìm hiểu và để biết tôn trọng sự khác biệt nền văn hóa đặc thù của mỗi quốc gia. Chẳng hạn như ở Việt Nam không bao giờ thấy người đàn ông cầm bình sữa cho em bé bú ngoài công cộng hay hành động mở cửa xe hơi cho vợ bước lên xe hay bước xuống xe, mà những hành động như thế ở Hoa Kỳ được coi là chuyện bình thường, biểu hiệu cho cử chỉ thương yêu em bé của người Cha đối với con và của người chồng đối với vợ. Nhưng nếu hành động này mà diễn ra ở Việt Nam thì sẽ bị thiên hạ coi là cử chỉ quái dị, bất bình thường, không còn biểu hiệu cho hành động anh dũng quả cảm của một người đàn ông VN nữa. Do đó, nền văn hóa mang ý nghĩa tốt đẹp của quốc gia này có thể bị coi là ý nghĩa không mấy tốt đẹp đối với nền văn hoá của một quốc gia khác hoặc ngược lại, nền văn hóa bị coi là không mang ý nghĩa tốt đẹp đối với quốc gia khác lại được coi là mang ý nghĩa tốt đẹp đối với nền văn hóa của quốc gia này. Vậy để thể hiện ý tưởng xét đoán hoàn toàn mang tính chất khách quan, đối với một nền văn hóa của một quốc gia khác, là không nên mang thành kiến chủ quan, cho rằng nền văn hóa quốc gia của mình hay hơn và tốt đẹp hơn nền văn hóa của các quốc gia khác trên thế giới.

UserPostedImage

PT. Nguyễn Mạnh San/Việt Báo
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.072 giây.