logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 12/02/2021 lúc 01:17:54(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,259

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
UserPostedImage
Chùa Việt Nam ở Los Angeles. (TT Thủy)

Thấm thoát đã 45 mùa xuân lướt qua đời mình, từ ngày tôi bắt đầu chập chững những bước tị nạn trên xứ người. Ký ức mùa xuân của tôi như dòng sông chảy ngược về nguồn, lúc vun vút, khi chậm rãi luân lưu giữa chập chùng biển hồ dĩ vãng.

Theo chân gia đình ra khỏi trại Pendleton thuộc Quận San Diego, tiểu bang California, tôi về định cư ở thành phố của Những Thiên Thần (Los Angeles) vào những ngày tháng cuối năm 1975. Mùa xuân Bính Thìn 1976 đầu tiên trên miền đất hứa Hoa Kỳ, bố tôi dẫn gia đình đến thăm ngôi chùa Việt Nam tọa lạc ở đường Berendo của thành phố này.

UserPostedImage
Báo Xuân Bính Thìn năm 1976. (TT Thủy)

Mẹ tôi là người hái những chiếc lá lộc non đầu năm để cầu nguyện cho gia đình và cuộc sống tươi lai không biết sẽ ra sao trên vùng đất mới. Ngày ấy tôi chưa đủ trưởng thành để xao xác với niềm nhớ quê hay trằn trọc với những hoài vọng luyến thương canh cánh như bố mẹ tôi. Tôi chỉ biết dõi theo những khuôn mặt ưu tư trĩu nặng của khách dâng hương đang thành kính khấn vái trên chiếc chiếu cói trải trước Phật Đường. Từ đó Chùa Việt Nam biến thành nơi người Việt đến viếng rất đông vào các ngày Lễ, Tết để hái lộc, dâng hương và tìm lại các phong tục truyền thống trong những năm đầu tị nạn ở Cali.

Vị sáng tổ đưa Phật giáo Việt Nam vào Hoa Kỳ và thành lập ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại đây năm 1975, là Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân. Đặc biệt, mặt sau cổng tam quan chùa có khắc hai câu thơ nổi tiếng của cố Hòa Thượng Thích Mãn Giác: “Mái chùa che chở hồn dân tộc - Nếp sống muôn đời của tổ tông.” Ngoài hai câu thơ trên Thầy Mãn Giác còn có đạo hiệu là Huyền Không. Thầy đã mất và để lại những tập thơ, sách, trước tác, phiên dịch có giá trị.

UserPostedImage
Quảng cáo Chợ Tết tại Trung Học Mc Garvin, Garden Grove. (TT Thủy)

Nhà văn Nguyễn Mộng Giác có nhắc đến ngôi chùa và thầy Huyền Không cùng bốn câu thơ có nhan đề “Trẻ Thơ” của thầy như thế này,

Chùa xưa mái ngói cũ
Trèo lên nắm cây sào
Đêm khuya rồi không ngủ
Kéo rụng bao nhiêu sao?

Chỉ bốn câu thơ mà Nguyễn Mộng Giác đã tưởng tượng ra được nhà thơ Huyền Không ngày còn bé là một chú tiểu rắn mắt thơ mộng, đêm khuya thao thức không ngủ, trèo lên mái ngói nhà chùa, dùng sào để kéo rụng bao nhiêu là sao.

UserPostedImage
Diễn hành Tết 2001 tại Little SaiGon. (TT Thủy)

Những năm đầu tị nạn phải gọi là những năm hoài hương vì suốt năm ai cũng phải mưu sinh nên nỗi nhớ quê bị quên lãng, nhưng cứ Tết đến, căn bệnh luyến quê lại bùng lên như lửa dữ, không sao dập tắt được. Tạp chí, sách, báo, đài truyền thanh hay thơ văn toàn là những bài viết hay nhớ về Tết quê nhà những năm trước 75 là chính yếu. Nhất là những nơi có khí hậu lạnh, trời u ám và mưa tuyết giăng giăng, người Việt càng nhớ cảnh ấm áp, vui tươi và nhộn nhịp của Tết xuân.

Rồi người Việt bắt đầu tổ chức Tết ở mỗi địa phương của mình cho tiện việc di chuyển. Ngày đó chúng ta chưa có các cộng đồng Việt lớn, chợ Tết thường được tổ chức ở các khuôn viên đại học cộng đồng là nơi có nhiều người Việt ngụ cư hoặc các địa điểm tôn giáo nơi có các tín đồ hay phật tử lui tới thường xuyên.

UserPostedImage
Đoàn Thanh Niên Việt Nam diễn hành năm 2004 tại Little SaiGon. (TT Thủy)

Chiếc áo dài xuất hiện ở các sân chùa, nhà thờ và chợ Tết đã làm sống lại hình ảnh quê hương trong lòng người Việt tha hương. Thế là năm 1977, các sinh viên Đại Học Long Beach đã tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài đầu tiên. Từ đó, nụ cười của các cô hoa hậu xinh tươi, rực rỡ xuất hiện trong các ngày đầu xuân ở các khu chợ Tết là hình ảnh không thể quên trong ký ức của khách du xuân trên chân trời mới.

Một số người Việt gốc Hoa qua Mỹ tị nạn sau năm 1979 đã dần dần về ngụ cư gần hay ngay trong phố Tầu China Town của Los Angeles. Sau họ dọn về khu Alhambra, Monterey Park, Rosemead hay El Monte, kéo theo một số người Việt bỏ Los Angeles về những vùng này cùng chung sống. Vì lý do thuận tiện, số người này gia nhập cộng đồng người Hoa ăn Tết và tham dự các cuộc diễn hành Tết được tổ chức tại China Town, Los Angeles.

UserPostedImage
Chợ Tết Sinh Viên năm 2007. (TT Thủy)

Riêng ở Quận Cam, từ năm 1977 đến năm 1979, Người Việt đã mừng Tết ở các cơ sở thương mại trên đường Bolsa, Westminster, như nhà sách Tú Quỳnh, nhà hàng Thành Mỹ, văn phòng bảo hiểm Luật Sư Phước, văn phòng khai thuế Lưu Hồng Sơn, đoàn quán Hướng Đạo Bạch Đằng, Danh Pharmacy, chợ Hòa Bình, chợ Ái Hoa hay tòa soạn báo Saigon của Du Miên, v.v..

Đầu năm 1981, tờ Orange County Register đã dành nhiều trang đăng các sinh hoạt mừng Tết Nguyên Đán của người Việt do nữ ký giả Rosa Kwong viết trong số báo ra ngày 1 tháng 2, 1981. Báo này đăng thêm tấm bản đồ và dịch chữ Phố Saigon của ký giả Du Miên thành chữ “Little bit of Saigon.”

UserPostedImage
Diễn hành Tết 2008 trước Phước Lộc Thọ. (TT Thủy)

Một số đài truyền hình Hoa Kỳ cũng tường thuật những sinh hoạt vui nhộn như múa Lân, đốt pháo của người Việt mừng Xuân, và danh xưng “Little Saigon” bắt đầu xuất hiện từ đây. Sau này vì người Việt kéo về Quận Cam ngày càng đông, năm 1988, khu vực thương mại 72 được gọi là “Little Saigon” được chính thức công nhận. Năm 1987, thương xá Phước Lộc Thọ khai trương và nay trở thành địa điểm mốc của khu Little Saigon.

Trong những thập niên 1990, 2000, các trường trung học quanh đấy như McGarvin (vào năm 1995) hay Bolsa Grande High School tại Garden Grove là nơi tổ chức Hội Tết Việt Nam hàng năm do Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam Cali UVSA tổ chức và thu hút hàng trăm ngàn người tham dự.

UserPostedImage
Chợ Tết Sinh Viên 2009 tại Little Saigon. (TT Thủy)

Song song với chợ Tết có những cuộc diễn hành với nhiều hội đoàn, đoàn thể, nhiều xe hoa được diễn ra trên đại lộ Bolsa, được đài truyền hình, Radio, và báo chí truyền thông tường thuật. Trong những năm gần đây Chợ Tết và Quận Cam được tổ chức một vài nơi chứ không phải một nơi nữa.

Điều thú vị là nhiều người Việt từ khắp nơi trên thế giới và cả người trong nước đổ về Little Saigon để đón xuân vì không khí Tết ở đây ấm cúng, nhộn nhịp và tưng bừng. Đặc biệt là các khu vực tổ chức Tết xin được phép cho đốt pháo vang lừng trong những ngày Tết. Ai đến đây cũng thấy rõ ràng không khí Tết bừng bừng ở chợ Hoa, hàng quán, phố phường, chợ đêm, chùa chiền, nhà thờ, các cơ sở thương mại, v.v..

UserPostedImage
Chợ Tết 2009 tại South El Monte, Los Angeles. (TT Thủy)

Chỉ cần đêm Giao Thừa vào chùa lễ Phật, hái lộc, xem văn nghệ và nghe đốt pháo tưng bừng lòng người tha hương đã ấm lại muôn phần. Sáng Mồng Một Tết xếp hàng dọc theo hai dãy phố đường Bolsa từ Bushard tới Magnolia mà Phước Lộc Thọ là mốc chính, người ta có thể xem một cuộc diễn hành đầu năm rất ngoạn mục. Sau đó cả gia đình kéo nhau đi chợ Tết ở Costa Mesa, Trung Học Bolsa Grande, hay Mile Square Park để tận hưởng những giờ phút sôi động quên đi một năm kéo cày mệt nhọc.

Mồng Hai là ngày các cửa tiệm thay phiên nhau đốt những tràng pháo dài thậm thượt để nguyện cầu cho sự may mắn làm ăn phát đạt, và bình an. Các ông bà, cha mẹ cùng nhau đi chúc Tết bạn bè hay tổ chức họp mặt gia đình hoặc hội đoàn. Dịp Tết cũng là dịp người Việt hải ngoại được mặc và khoe áo dài đẹp. Những năm sau này áo dài may sẵn cho phụ nữ và đặc biệt là phái nam nhìn vừa sang vừa hợp thời trang. Các mẫu mã, họa tiết, thiết kế, đủ màu sắc được bán với giá rẻ vì sản xuất hàng loạt khiến ai nhìn vào cũng thích thú.

UserPostedImage
Chợ Tết Sinh Viên năm 2020. (TT Thủy)

Vào chùa, đến nhà thờ, ra phố, đi chợ Xuân ở Cali, các tà áo dài phất phới như những cánh bướm muôn màu, đẹp vô cùng. Không khí đó, tâm thức vui tươi hạnh phúc ấy, người Việt nào không thấy ấm lòng mà chẳng thốt lên “Đón xuân ở Little Saigon vui quá.”

Sự an ủi lớn nhất của cộng đồng người Việt tha hương là các em trẻ nhiệt tình, thích thú cũng như tích cực tham gia đóng góp vào các sinh hoạt Diễn Hành hay Chợ Tết Sinh Viên hằng năm. Năm nào cũng đông kinh khủng. Nhìn các em tíu tít chụp hình, xếp hàng dài để ăn uống các món ăn Việt Nam, chơi các trò chơi sống động ở Hội Chợ, ai mà không vui, không hạnh phúc tràn trề.

Mừng cho cộng đồng người Việt chúng ta có những nơi đón Tết tha hương thật lý tưởng.
TRỊNH THANH THỦY/Viễn Đông
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2025, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.090 giây.