logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/02/2021 lúc 12:55:56(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,173

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
NGẪM VỀ TRƯỜNG CŨ
Thơ: Vivi
Phổ nhạc, hát nhanh (hát hay không bằng hay hát), hòa âm trải nghiệm, video: LNChâu6168




Dẫn nhập: Wuhan-Virus từ China (sic) gây ra biết bao tang tóc khắp nơi trên thế giới. Hàng triệu người nhiễm trùng và bị tử vong đã được ghi nhận. Khủng hoảng trầm trọng về kinh tế, tài chánh ... Nhiều hãng xưởng, cửa tiệm bị phá sản. Nhân viên phải làm việc ở nhà, Đại học, trường học, vườn trẻ, tiệm bán sách, tiệm hớt tóc, nhà hàng … phải đóng cửa. Lệnh giới nghiêm được ban hành khắp nơi trên thế giới để ngăn chận sự lây lan nhanh, rộng của Wuhan Virus. Đời sống bị đảo lộn vì đại dịch Corona.
 
Điều đáng mừng là từ vài tuần qua nhiều quốc gia trong đó có Đức chích ngừa Corona cho dân chúng (tuy Đức đang trở ngại chưa có đầy đủ thuốc để chích ngừa) nên hy vọng sự lây lan ngừng lại và đời sống từ từ sẽ trở lại bình thường như trước khi có đại dịch Corona. Điều đang lo ngại là vi khuẩn biến thể - một loại virus mới khác- đang lan truyền ở Anh, Đức … làm cho mọi người lo sợ.
 
Cũng nói ra luôn sự khó khăn mà giới lãnh đạo của Đức hay khối EU nói chung là dân chúng sống tự do quen rồi, thích đi du lịch đây đó, thích đi tắm biển … nên bị gò bó quá họ bực mình nên đôi khi "bất cần" và làm các điều họ thích khiến cho giới lãnh đạo cũng khó xử. Dù gì thì tiện tại hầu hết mọi người ai cũng ao ước có một đời sống như trước đại dịch, càng nhanh càng tốt.
 
***  
 
Thời tiết như mùa xuân với nhiệt độ khoảng 20 độ C (20 Grad Celsius) vào gần cuối tháng Hai, giữa mùa Đông ở Đức nói riêng thu hút mọi người ra ngoài NHƯNG biện pháp lockdown nghiêm ngặt đến ngày 07.03.2021 vì đại dịch đang khóa chân dân Đức.
 
Các chuyên gia từ Bộ Y tế và các đảng phái đã cảnh báo dân Đức nên đề cao cảnh giác vì sự nguy hiểm của dịch corona vẫn còn đó và có thể tái phát bất kỳ lúc nào, mặc dù có đảng muốn kiếm phiếu trong kỳ bầu cử Quốc hội vào mùa thu 2021 tại Đức nên đã lên tiếng chỉ trích biện pháp lockdown nghiêm ngặt hiện tại của chính phủ liên bang và tiểu bang.
 
Có thể nói, dân Đức quen nếp sống tự do rồi. Họ thích hưởng thụ, tắm nắng hay du lịch đó đây, thích đi trượt tuyết, đi tắm biển tại các nước như Ý, Tây Ban Nha … nên họ rất khó chịu khi phải bó chân nằm nhà. Người viết nói riêng, nghĩ lại thời sinh viên vì lý do tài chính (tiền để ăn học còn chưa đủ lấy đâu ăn chơi!) "cố thủ tại địa phương" suốt những năm còn đi học nên quen rồi vì vậy chuyện nằm nhà vì locdown có thể nói cũng chỉ là chuyện nhỏ. Nằm nhà chán thật nên tìm cách giải trí với vài hobbys biết được nhờ tự hàm mò hàm thụ trên internet mà ông thầy là google.
 
Trước Tết Ta 2021 tình cờ thấy bài thơ của thi sĩ Vivi phổ biến trên nhóm (internet) liên quan đến trường xưa với tiêu đề "NGẪM VỀ TRƯỜNG CŨ" tôi lấy xuống cất đó. Vài ngày qua lợi dụng lockdowm tôi lôi nó ra phổ nhạc giải trí cho đỡ buồn. Xí xọn (là nghề của tôi) cho nên hai ba ngày liên tiếp lục tìm hình trên mạng. May mắn tìm được (giới hạn) một số hình ảnh trường cũ của thời Việt Nam Cộng Hoà (tôi ưu tiên hình ảnh các trường thời VNCH trước 1975) mà tôi đã nghe đến cũng như có lần ghé qua) và thực hiện một video clip theo ý riêng. Chưa hết, tôi đi xa hơn chút xíu và đã xí xọn không những chỉ sử dụng hình của Thầy Cô và một số trường học ở Qui Nhơn/Bình Định mà còn sử dụng cả hình ảnh, học sinh, sinh viên của một số trường và đại học nổi tiếng của thời VNCH, từ Huế đến vùng cao nguyên, Nha Trang, Đà Lạt, Ban Mê Thuật cho đến Sài Gòn để hoàn thành video clip.


 
Chưa dừng lại ở đó, lợi dụng thời gian "nằm nha vì dịch Corona xài không hết" tui (thú thật chẳng biết nhờ ai lúc này, chưa nói đến rất khó thử hòa âm trải nghiệm và "hét" luôn) mặc dù tôi 111% không phải là ca-nhạc sĩ. Đối với tôi nhạc đơn thuần chỉ để giải trí và là nghiệp dư thôi. "Hét" xong thì thực hiện luôn video clip cho đủ bộ. Tạm vòng vo giới thiệu như vậy. Mong hoan hỷ.
 
Bây giờ trở lại với thi phẩm. Tiêu đề của bài thơ tự nó đã diễn tả tất cả "Ngẫm về TRƯỜNG CŨ".
 
Tôi thích ngay hai câu đầu của bài thơ đã "điểm trúng" tâm trạng của mình. Vâng, từ sau tháng Tư năm 1975 tôi nói riêng - kể từ khi xin tị nạn ở Đức - chưa có dịp về thăm lại trường xưa:


Lâu quá ! Chưa lần về thăm lại
Mái trường yêu thuở dại năm nao
 
Nếu không lầm (vì lâu quá rồi), tác giả thay tôi đã diễn tả một cách ngắn gọn, thực tế:
 
Hàng cây phượng vĩ lao xao
Hứng trời u ám, gió gào nắng mưa
 
Và quá đúng khi tác giả nhắc đến Thầy Cô vì rõ ràng chính học trò ngày xưa bây giờ hầu như ai cũng lớn tuổi hết rồi cũng như (có thể) không biết rõ bây giờ đang ở đâu:
 
Thầy cô nay lưa thưa đầu bạc
Ở quê nhà hay lạc nơi đâu
 
Ưu tư nơi xứ người nói chung mấy ai tránh khỏi?. Là người trong cuộc, hơn 45 năm biệt xứ sống tha phương cầu thực nên cá nhân người viết đồng cảm với tác giả (chưa quen biết ngoài đời) có thể nói hiểu rõ cảm tưởng này, được thi sĩ tác giả héo léo diễn tả qua lời thơ:
 
Thói đời gieo lắm ưu sầu
Xứ người tủi nhớ, mắt sâu thâm quầng
 
Mong ước của tác giả qua đoạn thơ sau đây, tuy giản dị nhưng phản ảnh sự thật và ước vọng của những đứa con Việt Nam vì hoàn cảnh phải sống tha phương dù quê hương vẫn còn đó:
 
Bạn bè lạc từ lâu không gặp
Chưa lần nào họp mặt chúc nhau
Những lời xóa vết buồn đau
Cho hoa tình nở muôn màu đẹp tươi
 
Hai câu thơ dưới đây tự nó đã diễn tả tâm trạng của những người trong cuộc đã một lần vội vã tìm cách rời bỏ quê hương, thân nhân và bạn bè trong khoảng thời gian vào tháng Ba, tháng Tư năm 1975 khi miền Nam sắp mất và sau đó là làn sóng vượt biên, vượt biển đi tìm Tự Do.
 
Ôi ! Nhớ quá mấy mươi xuân biệt
Ngày ra đi không kịp vẫy chào
 
Vuối cùng, có lẽ là lời than vãn của những người Việt Nam chấp nhận kiếp sống tha hương từ sau 1975 … khi nhìn lại mình và quê hương yêu dấu:
 
Nước non Non nước nghẹn ngào
Đôi giày lủng gót buồn trao nợ đời !
 
Có thể nói, ai trong chúng ta đều có lần cấp sách đến trường và đều có ngôi trường cũ dù đó là trường mẫu giáo, trung tiểu học hay đại học. Để kết thúc bài phóng tác tôi xin giới thiệu và mời Quý Thầy Cô, quý vị, thi sĩ tác giả Vivi, bạn bè, thân hữu và độc giả theo dõi video clip do tôi tự biên tự diễn (tất cả nhờ/với khả năng tự học mò hàm thụ) đã được đưa lên Youtube. Rất tiếc hình ảnh giới hạn, hơn nữa lại tự thu âm tài tử với máy Digitalcamera nhỏ, loại bỏ túi, không mixed, không lọc âm thanh nên mong quý vị hoan hỷ cho mọi sự !. Đa tạ.
  
Lê Ngọc Châu

 

Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.086 giây.