logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
song  
#1 Đã gửi : 22/02/2021 lúc 01:03:07(UTC)
song

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 24,254

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 2 lần trong 2 bài viết
Với lịch sử 2500 năm, đạo Phật đã trải qua hàng trăm thế hệ nhân sinh mà mỗi thế hệ đều có dấu ấn của sự trải nghiệm riêng qua từng chặng đường lịch sử, xã hội, văn hóa và dân tộc.
            Hiện tại, lớp người trẻ trên thế giới này được mệnh danh là “Thế hệ Z” (Gen Z).
Thế hệ Z là giới  trẻ được sinh từ năm 1996 trở đi. Đây là thế hệ đầu tiên có cơ hội tiếp xúc với công nghệ điện tử ngay từ nhỏ. Thế giới khổng lổ và thay đổi từng giây nhanh như chong chóng của phương tiện truyền thông điện tử. Từ Facebook, Youtube, Tweeter, Instagram…  đến mạng internet rộng lớn, thế hệ Z năng động, độc lập và tìm kiếm thông tin tính theo đơn vị phút trong khi thế hệ phụ huynh, cha ông phải tính theo ngày, theo tháng. Thế hệ Z thì đang đi với tốc độ máy bay mà thế hệ cha anh và ông bà thì vẫn còn đi với tốc độ xe hơi, xe má,y xe đạp hay thậm chí là đi bộ. Bởi vậy khoảng cách giữa các thế hệ càng ngày càng xa. Theo ước tính thì trong vòng khoảng 10 năm nữa (2030), thế hệ Z sẽ làm chủ thế giới về mọi mặt: Số lượng, chất lượng, lối sống và nếp nghĩ…
Chúng ta, thế hệ cha ông, đã có sự chuẩn bị gì chưa để trao “cung kiếm” trong cuộc sống đời thường hay “y bát” trong biểu tượng tâm linh đời sống đạo cho thế hệ Z?
Mối ưu tư canh cánh của thế hệ đàn anh đang lần lượt ra đi là sự kế thừa truyền thống Việt Nam của thế hệ Z. Thế hệ tuổi già có khuynh hướng sống về quá khứ: “Quá khứ oai hùng, quá khứ vàng son, quá khứ cao quý…” thường được nhắc đến trong cảnh đời chiều trà dư tửu hậu. Nhưng ngôn ngữ và cảm xúc thường bay đi mơ hồ như gió thoảng bụi tre vì thực tế chẳng có gì đọng lại để nắm bắt hay làm điểm tựa.
Sáng nay, thứ Bảy 20-2-2021, tôi được theo dõi một cuộc Hội luận Trực tuyến  của các thành viên đạo Phật trên mạng lưới online.
https://www.facebook.com.../videos/3880244185367293
 
 
UserPostedImage
 
 Trách nhiệm “đăng cai” (host) là Cư sĩ Phan Trung Kiên ở San Diego. Dẫn chương trình là Cư sĩ Trần Trung Đạo ở Boston. Thuyết minh là cư sĩ Nguyễn Hồng Dũng ở San Jose. Tham gia ý kiến là Cư sĩ Thị Thiện và Cư sĩ Phù Vân Nguyên (cùng thiện phu nhân?) ở châu Âu. Nhân vật chính của buổi hội luận là Hoà thượng Thích Như Điển, pháp chủ chùa Viên Giác ở Đức Quốc. Các phần phát biểu đều tập trung nói lên tinh thần vinh danh sự thành tựu về quá trình tu trì, nghiên cứu, học tập, sáng tác và hoằng pháp của Thầy trong suốt mấy thập niên qua cho Phật giáo Việt Nam và phát huy văn hóa dân tộc tại Đức Quốc và Hải ngoại. Cũng theo các diễn giả và phát biểu của Thầy thì với khoảng 70 tác phẩm đủ các thể loại văn chương, nghệ thuật, biên khảo và triết học Phật giáo xuất hiện dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau như Việt, Nhật, Anh, Pháp, Đức đã nâng tầm ảnh hưởng sâu rộng của Thầy trong quá trình giới thiệu Phật giáo và văn hóa Việt Nam với cộng đồng thế giới.
Chương trình hội luận còn mở rộng thêm về những đề tài Phật giáo mà tất cả mọi người đang quan tâm. Đó là tình hình hiện tại và tương lai của Phật giáo Việt Nam.
Trong nước, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ trong Lá Thư Ngày Tết 2021 gởi đến Chư tôn Trưởng Lão và Huynh đệ Bốn chúng. Khi nói đền hiện trạng của Phật giáo Việt Nam thời hiện đại, Thầy nhấn mạnh: “Phật giáo Việt Nam cũng đã và đang chịu những thử thách lớn của thời đại, không chỉ xuất hiện những hình thái sinh hoạt biến đổi theo cơ cấu tổ chức của một xã hội tiêu thụ, mà chính trong tư duy cũng biểu hiện những giá trị lệnh hướng, định hướng theo thị hiếu quần chúng, thỏa mãn nhu cầu tri thức thấp kém, những giá trị thế tục phù phiếm.”
Và Thầy Tuệ Sỹ đã quyết liệt phê phán hiện tượng “nói Phật còn hơn Phật nói (!)”. Đó là: “Khi mà những người học Phật bị mê hoặc bởi các giá trị thế tục, diễn giải giáo nghĩa theo kiến thức nhặt lượm từ những thành tựu vụn vặt trong xã hội tiêu thụ, chánh kiến mờ nhạt dần, và Chánh pháp được thay thế bằng tượng pháp; vàng thật được thay thế bằng vàng giả…”


Chân lý chỉ có một. Bởi Phật tánh là thể tánh, không có phiên bản hay phỏng thể, nên Thầy Tuệ Sỹ cẩn trọng lý giải rằng:
“Khi vàng giả xuất hiện trong thị trường tiêu thụ, vàng thật biến mất. Đây là quy luật cần được hiểu theo ý nghĩa kinh tế học. Do bản thân vàng giả không hàm chứa giá trị nội tại, người tiêu thụ dễ dàng phung phí. Từ đó, tạo ra ảo tưởng về một xã hội phồn vinh, mà nhất định nó sẽ dẫn đến sự sụp đổ.”
 
UserPostedImage
 
Quy luật khách quan và tất yếu, như Thầy Tuệ Sỹ đã mô tả và bình luận về “ấn tượng hư cấu” sự hưng thịnh Chánh pháp dựa trên giả tướng hình tướng thì rốt cuộc, sau những màu mè hào nhoáng đang ẩn chứa một sự suy tàn không thể nào tránh khỏi:
 “Cũng vậy, những giá trị phù phiếm của tượng pháp vẽ ra ấn tượng hư cấu về một thời kỳ hưng thịnh của Chánh pháp, đồng thời cũng hàm chứa tín hiệu cho sự suy tàn tất yếu.”
            Như một thông điệp mùa Xuân, quang minh mà trầm thống về sự thịnh suy của Đạo và Đời, tất cả đều mong manh và giả tạm “thịnh suy như lộ thảo đầu phô”, Chân Nguyên sẽ hiển lộ khi nhân thuận và duyên lành cùng hội đủ: “…như mặt trời giữa hư không, sau những lúc bị mây mù, khói bụi che khuất, rồi cũng xuất hiện tỏa sáng thế gian. Cũng vậy, mặt trời trí tuệ, vốn là Giác tính uyên nguyên của mọi loài chúng sinh, trong sinh tử trường kỳ bị che lấp bởi khách trần phiền não, rồi cũng sẽ bừng sáng khi nhân duyên hội đủ.”
Dẫu trong bất cứ hoàn cảnh của vọng nghiệp và chướng duyên nào tác tạo, đạo Phật không có điểm dừng của tuyệt vọng.
Như trong cuộc Hội luận sáng hôm nay, Thầy Thích Như Điển cũng như các diễn giả cùng phân tích và thảo luận rằng, khi tham khảo và phân tích những nhận định của Thầy Tuệ Sỹ trong Thư Chúc Tết, đường bay của Phật giáo là phương trời cao rộng của con chim đại bàng có đôi cánh: Cánh xuất gia và cánh tại gia. Nên dẫu bay tới phương trời nào và trong hoàn cảnh ra sao cũng không lo cánh mềm, lạc hướng.
Điều quan tâm gần nhất nhưng chưa có một phương hướng sáng sủa, rõ ràng trước mắt vẫn là sự phát triển của thế hệ Z và tương lai đạo Phật Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Âu Mỹ sau Thế Chiến thứ nhất (1914-1918) đã có một Thế Hệ Lạc Hướng (Lost Generation) vì hai thế hệ Cha Ông và Con Cháu đã bị lạc nhau vì chiến tranh, phân hóa và tầm nhìn lệch hướng. Những nhà tâm lý và xã hội thời danh đã quy nguyên nhân chính cho sự lạc hướng đó vì ba lối: lối nhìn, lối nghĩ và lối sống của hai thế hệ đàn anh và đàn em quá khác nhau nhưng cuộc sống thiếu những Chiếc Cầu Thế Hệ để điều hòa và hóa giải bắc ngang hai đầu qua hai bến bờ khác biệt.
Khi cuộc hội luận sắp kết thúc Thầy Như Điển đã tình cờ hé cho biết là Thầy Tuệ Sỹ sinh năm 1945, Thầy Như Điển sinh năm 1949. Tôi nghĩ đến hình ảnh ví von con chim đại bàng Phật giáo có đôi cánh, bên xuất gia và bên tại gia nhưng cùng nhìn về một hướng. Tôi sinh năm 1946 nên nghĩ ngay đến các anh chị em còn trẻ đang có mặt ở trên diễn đàn như Trần Trung Đạo, Nguyễn Hồng Dũng, Phan Trung Kiên… và hệ thống Gia Đình Phật Tử Việt Nam rất có khả năng là những chiếc cầu thế hệ bắc ngang qua bờ U-70, U-80, U-90… của thế hệ chúng tôi đến bờ thế hệ Z bên kia.
Năm mới, bánh tét, bánh chưng vẫn còn làm tôi nhớ là sắm Tết, chuẩn bị cho Tết vui hơn là ăn Tết. Muốn đến thì phải đi; muốn thấy thì phải nhìn và muốn hiểu thì phải đầu tư suy nghĩ. Hy vọng, cuộc hội luận hôm nay là dấu hiệu khởi hành cho hướng đi, lối nhìn và cách suy nghĩ của những người anh, người chị đang làm thế hệ bắc cầu trong sinh hoạt Phật giáo Việt Nam thời hiện đại.
 
Sacramento Mồng 8 Tết Tân Sửu 2021
Trần Kiêm Đoàn
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.056 giây.