logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
xuong  
#1 Đã gửi : 14/08/2013 lúc 08:26:23(UTC)
xuong

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 21-02-2012(UTC)
Bài viết: 8,813

Cảm ơn: 1 lần
Được cảm ơn: 3 lần trong 3 bài viết
UserPostedImage

Một phụ nữ Việt Nam đang giặt quần áo tại một dòng sông. AFP photo


Thống kê mới đây của Bộ Y tế Việt Nam, 20% dân số Việt Nam đang phải sống trong điều kiện thiếu vệ sinh. Đây là nguy cơ có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến nước.

Thiếu nước sạch và thiếu nhà vệ sinh

Thiếu nước sạch và nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn đang là một trong những thách thức lớn tại Việt Nam hiện nay, nơi có đến 20% dân số vẫn đang phải sống trong điều kiện thiếu vệ sinh, theo số liệu thống kê mới được công bố gần đây của Bộ Y tế. Thậm chí theo UNICEF, tỷ lệ này còn cao hơn, ở mức 26,2%, tức cứ 4 người dân Việt Nam, có 1 người đang sống trong điều kiện không hợp vệ sinh, đặc biệt là ở các vùng nông thôn.

Điều kiện vệ sinh kém là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh dịch nguy hiểm. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho báo chí biết, tại Việt Nam hiện nay một số dịch bệnh nguy hiểm lây truyền theo đường tiêu hóa mà nguyên nhân là do người dân tiếp xúc phải nguồn nước bẩn vẫn chưa được thống kê một cách triệt để. Thậm chí những bệnh dịch nguy hiểm như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn, đặc biệt là bệnh tay chân miệng còn có nguy cơ bùng phát bất kỳ lúc nào. Tỷ lệ người bệnh tử vong luôn ở mức cao trong thời gian gần đây.

Nói về tình trạng thiếu nhà vệ sinh, nước sạch tại Việt Nam hiện nay, bà Sandra Bisin, Phụ trách đối ngoại của UNICEF tại Việt Nam cho biết:

Tỷ lệ người dân được tiếp cận với nước sạch và hợp vệ sinh từ năm 1990 đến 2006 là 59% và 47%. Tuy nhiên nếu xem xét con số thống kê của Bộ Y tế vào năm 2006, chúng ta sẽ thấy 52% người sống ở nông thôn được tiếp cận với nước hợp vệ sinh, chỉ có 15% người được tiếp cận với nước sạch đáp ứng đúng tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Nếu nhìn vào tình trạng nhà vệ sinh, trong khi 75% số hộ gia đình ở nông thôn có nhà vệ sinh thì chỉ có 18% số này có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn. Nếu nhìn vào trường học, chỉ có 65% các trường trên toàn quốc được tiếp cận với nước hợp vệ sinh và 11% có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn.

Tại nhiều vùng nông thôn và vùng xa ở Việt Nam hiện nay, người dân vẫn chủ yếu lấy nước từ các nguồn nước mặt hoặc giếng nông không hợp vệ sinh. Ông John Anner, Chủ tịch Quỹ Đông Tây hội ngộ, một tổ chức phi chính phủ đã có hơn 15 năm thực hiện các dự án cung cấp nước sạch tại các vùng nông thôn miền Trung Việt Nam, cho biết:

Tại Việt Nam, việc tiếp cận với nước sạch là hết sức khó khăn, đặc biệt tại vùng sâu, vùng xa và nông thôn. Những bệnh có liên quan đến nước là nguyên nhân gây ra bệnh tật ở trẻ và người lớn, khiến trẻ không được đến trường do ốm đau, bị đi ngoài do uống nước không sạch. Phần lớn nước ở các vùng nông thôn Việt Nam bị ô nhiễm. Người dân lấy nước từ nguồn nước mặt, nước giếng đào nông. Phần lớn các nguồn nước này đều nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng, vi rút…
Việc thiếu nước sạch và nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ em Việt Nam. Phần đông trẻ ở Việt Nam hiện nay đều bị các bệnh về giun sán. Giun sán và tiêu chảy cũng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam. Bà Sandra Bisin nói tiếp:

UserPostedImage
Công nhân vệ sinh môi trường đang làm sạch một con kênh ở Hà Nội hôm 23/11/2012. AFP photo

Vấn đề vệ sinh và các bệnh từ nước có thể coi là đang rất phổ biến với 44% trẻ em bị nhiễm giun kim, giun móc. Và đây chính là nhân tố chính dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Cũng theo tính toán của Bộ Y tế, nếu tất cả các gia đình đều có nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn thì tỷ lệ trẻ em bị nhẹ cân giảm xuống 1 đến 10%, tỷ lệ trẻ em bị thấp còi sẽ giảm từ 4 đến 16%. Hiện tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng ở Việt Nam vào năm 2013 là 20,5%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi là 30,8%.

Thống kê của tổ chức Y tế thế giới năm 2008 cho thấy có 20,000 người Việt Nam bị chết hàng năm do nguyên nhân từ nước ô nhiễm và mất vệ sinh.

Các bệnh phổ biến từ nước

Ngoài giun sán, một số các bệnh nguy hiểm từ nước khác cũng đang là nguy cơ đe dọa đối với người dân Việt Nam như tiêu chảy, tả, tay chân miệng. Đây là những bệnh dịch đã trở nên khá phổ biến ở Việt Nam trong những năm trở lại đây.

Tiêu chảy được coi là một trong những bệnh từ nước phổ biến nhất hàng năm ở Việt Nam, đặc biệt ở trẻ em vào dịp hè. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh tiêu chảy là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong ở Việt Nam trong các năm qua. Riêng năm 2009 đã có đến hơn 930 ngàn ca mắc bệnh tiêu chảy trong đó có 4 người tử vong. Đáng chú ý hơn cả là bệnh dịch tả cũng đã tái xuất hiện ở Việt Nam. Năm 2008, Việt nam phát hiện 853 ca bệnh tả. Con số này giảm xuống còn 3 ca vào năm 2011.

Nói về sự nguy hiểm của bệnh dịch tả, bác sĩ Robert Quick, chuyên gia dịch tễ học thuộc Cơ quan Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết:

Vào ngày 23 tháng 10 năm 2010, bệnh dịch tả bùng phát ở Haiti, nơi thiếu nước sạch. Khi tả xuất hiện, nó có thể dễ dàng lây lan từ nước thải đến nước sạch, và trong 2 tháng đã lan ra khắp nơi ở nước này, làm hơn 170,000 người nhiễm bệnh và làm tử vong hơn 36,000 người tính cho đến cuối tháng 12 cùng năm. Ngay bây giờ khi số người nhiễm tả đã giảm, số người tiếp cận nước sạch đã tăng nhưng vẫn có những ca nhiễm tả xuất hiện. Dịch bệnh này ở Haiti nhắc nhở cho chúng ta thấy là khi người ta thiếu nước sạch để uống, họ có nguy cơ bị nhiễm dịch tả chừng nào tả còn tồn tại ở bất cứ nơi nào trên thế giới.

Bác sĩ Robert Quick giải thích về các triệu chứng của người bị tả như sau:

Tả là một dạng tiêu chảy nặng nhất gây nên bởi một dòng vi khuẩn là vibrio Cholerae là loại vi khuẩn tiết ra chất độc. Trong vòng 12 đến 24 tiếng sau khi uống phải nước nhiễm vi khuẩn tả, hoặc ăn phải thực phẩm có tả, chất độc sẽ gây tiêu chảy mạnh, dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải và sốc, gây nôn mửa, chuột rút. Trong vòng 1 giờ, người bệnh sẽ mất nước nghiêm trọng và có thể mất đến 10% trọng lượng cơ thể và dẫn đến tử vong.

Theo phác đồ điều trị bệnh tả của Bộ Y tế Việt Nam, những người bị bệnh ở thể nhẹ có thể chữa trị bằng cách uống Oresol pha với nước đun sôi để nguội. Trườn hợp không có Oresol, có thể thay thế bằng cách pha nước với đường, muối hoặc nước cháo. Bệnh nặng cần được cấp cứu ở bệnh viện.

Bệnh tiêu chảy và tả không chỉ đến từ việc uống nước bẩn mà còn do ăn các hải sản bị nhiễm các vi khuẩn này và không được nấu chín như nghêu, sò, hến, cua…
Bệnh tay chân miệng cũng là căn bệnh có thể lây lan do tình trạng mất vệ sinh, thiếu nước, và trở nên khá phổ biến ở Việt Nam trong vài năm gần đây. Năm 2008, số ca mắc bệnh này là 2,000 người với 11 ca tử vong. Đến năm 2011, số ca mắc bệnh tay chân miệng đã lên đến hơn 100,000 người với số ca tử vong là 167 trường hợp. Theo các bác sĩ thì đây là bệnh dịch lây nhiễm nhanh nhưng có thể ngăn ngừa được bằng các biện pháp vệ sinh tích cực như rửa tay chân bằng nước sạch với xà phòng.

Nhận biết được tầm quan trọng của nước sạch với sức khỏe, từ giữa những năm 90 của thế kỷ trước, chính phủ Việt Nam, với sự trợ giúp của các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, UNICEF,… đã thực hiện các dự án cung cấp nước sạch cho người dân, các chương trình xây dựng nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn ở các vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa. Mục tiêu mà chính phủ đưa ra là đến năm 2020, sẽ có 100% người dân nông thôn có nước sạch. Việt Nam cũng đặt ra mục tiêu 100% trường tiểu học và mẫu giáo có nhà vệ sinh hợp tiêu chuẩn vào năm 2010.

Theo các chuyên gia của Liên hiệp quốc, đây là những mục tiêu khá tham vọng của Việt Nam. Nhưng để đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc, đảm bảo sức khỏe của người dân và phát triển bền vững, Việt Nam có lẽ không còn con đường nào khác ngoài việc phải nỗ lực để đạt được những mục tiêu mà mình đặt ra.
Theo RFA

----------------
Ai đang xem chủ đề này?
Guest
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.067 giây.