logo
Men for what watch? Watch, watch and call. A tool that is used for timing on breitling replica the wrist. Men wear watches what kind, starting from the basic color and size, have their own right watches, you can follow the watch's color, shape, value, occasions to carefully match their own clothing. For the choice of rolex replica a watch, the first to look at and their identity are consistent with a rural old people wear watches, a bit unrealistic, even if there is, it would have been too ostentatious. A Multi Millionaire owner, wearing a few hundred dollars of high imitation table also lost their identity, and even make friends on their own business is not good. In the formal social occasions, watches are often regarded as jewelry, for usually only ring a jewelry can be worn by rolex replica uk men is respected. Some people even stressed that: "the watch is not only a man's jewelry, but also men's most important jewelry." In western countries, watches, pens, lighters was once known as adult men "three treasures", is every man even for a moment can not be away from the body.

Chào mừng các bạn! Mong bạn Đăng nhập. Xin lỗi bạn, tạm dừng việc đăng ký mới.►Nhấn hình ảnh nhỏ sẽ hiện ảnh lớn ‹(•¿•)›

Thông báo

Icon
Error

Tùy chọn
Xem bài viết cuối Go to first unread
chung  
#1 Đã gửi : 14/08/2013 lúc 06:22:04(UTC)
chung

Danh hiệu: Moderate

Nhóm: Registered
Gia nhập: 16-07-2013(UTC)
Bài viết: 1,773

Có người bạn chuyển cho tôi một bài viết—không thấy ghi tên tác giả—có tựa đề “Đàn ông... chẳng được việc gì”. Đọc xong tôi cảm thấy nóng mũi. Dù bài viết có phần đúng, nhưng vẫn thấy ưng ức làm sao đó.

- Anh ức vì bị đổ oan.



- Không hẳn vậy, nhưng điều tôi muốn nói là các bà cũng chẳng phải là hoàn hảo sao lại chê trách người khác. Như tôi vậy, ngay trong nhà, có nhiều điều mình nhìn thấy nhưng không nói ra chứ đâu phải không biết.

- Điều gì anh giữ trong lòng không nói ra, điều gì bà nhà anh làm anh ấm ức nói nghe thử.

- Thôi! Đừng có xúi dại, nói cho bạn nghe để viết lên báo chắc tôi sẽ bị mần thịt sớm!

- Anh yên tâm, tôi hứa không bao giờ nói tên anh cho ai biết. Anh cứ nói tất cả sự thật những gì anh không hài lòng về bà nhà. Dù ít hay nhiều cũng là một dịp để các bà biết thêm những điều “không muốn nghe”.

- Kiểu này không khác nào đi nói xấu vợ. Tôi biết các bà mỗi khi tụm năm, tụm bảy với nhau thì đầu tiên là chuyện shopping, kế đến là chuyện ông này, bà nọ và sau cùng thế nào cũng là chuyện mấy ông chồng, không tốt thì cũng xấu! Còn bọn đàn ông thì đời nào kể xấu vợ. Nói như thế không có nghĩa là không có vấn đề. Nhưng ở đời, chẳng có ai là hoàn hảo, hơn nữa ông bà ta có câu “thương nhau chín bỏ làm mười”, nên thôi, cứ xí xóa mọi chuyện cho yên nhà, yên cửa.

- Không phải tôi xúi anh nói xấu vợ, nhưng đây là dịp để anh tâm sự và gióng lên tiếng nói để cảnh tỉnh đối phương vậy mà!

Anh bạn vỗ đùi cười sặc sụa:

- Có lý! Có lý. Nhưng nhớ không ghi tên tuổi gì hết nha.

Tôi giơ ngón tay cái, mạnh dạn gật đầu:

- Bảo đảm!

Anh trầm ngâm một lúc rồi thong thả nói:

- Đối với tôi chỉ hai chữ thôi là đủ để diễn tả người đàn bà của tôi.

Tôi nôn nóng:

- Hai chữ gì?

- Kỳ cục! Không kỳ cục sao được, khi mà sáng nào bà cũng pha cà phê, dọn thức ăn điểm tâm theo ý bà rồi bắt tôi phải ngồi ăn như trẻ con không bằng. Tôi không ăn thì bà đùng đùng nổi giận và sau đó là chiến tranh lạnh ba ngày, ba đêm. Thật ra, hơn ai hết, bà ấy biết tôi không phải là người có tâm hồn ăn uống. Từ nhỏ, tôi đau khổ biết bao nhiêu mỗi lần mẹ tôi bắt phải ăn hết món ăn này đến món ăn kia. Đến khi trưởng thành, vừa thoát khỏi vòng kềm tỏa của mẹ thì lại bị vợ tròng vào cổ một sợi dây thừng. Thêm một điều nữa là, làm sao tôi có thể uống cà phê ngon lành trong khi bà đi làm sớm hơn tôi mà phải lò mò dậy từ lúc trời chưa hừng sáng để chuẩn bị mọi thứ cho tôi. Phải chi bà dành thì giờ đó ngủ thêm một chút có phải tốt cho sức khỏe không? Tôi cần bà khỏe mạnh để lúc nào cũng vui vẻ, bởi vì sự vui vẻ của bà đối với tôi thú vị hơn ly cà phê và món ăn bà vất vả làm cho tôi mỗi sáng.

Không kỳ cục sao được khi mỗi lần tôi thay quần áo đi đâu thì bà nhìn từ đầu tới chân, và lúc nào cũng là câu phê phán tương tự: “Sao anh mặc cái áo này với quần xanh? Sao anh lại đeo cà vạt màu nâu... còn cái áo nữa, coi kìa, phía sau nhăn nhúm như nhau mèo, để tôi ủi thẳng thớm cái đã...” Hôm nào tôi bực bội, giả điếc không tuân lệnh bà thì coi như cả tuần bà không thèm nhìn mặt tôi. Hồi đó ở quân trường tôi đã khổ vì cái màn sắp hàng để kiểm quân phục trước khi ra phố, rồi khi về thành phố thì bị mấy ông quân cảnh dòm ngó trừng trừng, nào là quần không gom ống, đầu không đội mũ. Bây giờ, rời quân ngũ mấy mươi năm, tưởng được tự do trong cái ăn cái mặc, ai dè bà kềm kẹp tôi còn hơn sĩ quan cán bộ và quân cảnh nữa.

Không kỳ cục sao được, khi đi đâu với nhóm bạn của bà, bà cũng lôi tôi theo cho bằng được. Bà biết tôi là người rụt rè, ít nói, luôn ngượng ngập giữa đám đông chứ đâu có lanh lẹ, cởi mở, hòa đồng với mọi người như bà, nên mỗi lần đi là mỗi lần đau khổ như bị tra tấn, dù tôi rất quý bạn bè của bà. Vậy mà chẳng bao giờ bà tội nghiệp tôi, và cứ thế mà tôi trở thành chiếc bóng câm lặng của bà. Nhưng nếu chẳng may có ai đó xì xào “ông chồng của bà... hà tiện lời nói quá vậy?” thì coi như trên đường về tôi sẽ bị xài xể vì cái tội làm mất mặt bà.

Có những điều tôi cần quan tâm hơn thì bà thường không hiểu hoặc cố tình lờ đi, nhưng tôi không thể đòi hỏi hay trách móc bà, vì thật khó mà mở lời khi phải nói những điều khó nói. Tuy là vậy nhưng tôi với bà cũng đã sống với nhau mấy mươi năm. Ngẫm nghĩ lời Chúa dạy hơn hai ngàn năm trước “Hãy chịu đựng lẫn nhau và hãy tha thứ cho nhau nếu người này có việc phải oán trách người kia” mà thấm thía vô cùng.

Bạn thân mến,

Khi nghe ông bạn phàn nàn bà vợ “sáng nào cũng pha cà phê, rồi dọn thức ăn điểm tâm theo ý bà, bắt tôi phải ngồi ăn như trẻ con”, tôi lại nhớ đến vợ chồng người bạn từ tiểu bang khác sang thăm trong dịp hè năm trước. Trong lúc trò chuyện, anh chồng phân bua:

- Từ ngày lấy nhau đến giờ, bà xã tôi chưa bao giờ pha một ly cà phê chứ đừng nói là chiên trứng hay nướng lát bánh mì cho tôi ăn sáng. Nói thiệt, nếu bà làm cho tôi điều đó tôi sẽ rất sung sướng.

Chị vợ từ tốn trả lời:

- Ai cũng có tay có chân, muốn ăn muốn uống gì thì tự làm cho vừa ý, chứ biểu tôi làm lại mất công chê mặn chê lạt rồi vợ chồng đâm ra xích mích.

Giữa vợ chồng thường có những điều nghịch lý như vậy. Nhưng vấn đề quan trọng không phải chỉ ở chỗ tâm đầu ý hợp mà là vợ chồng có lắng nghe nhau không. Nghe để thêm một chút quan tâm. Quan tâm để có chút thay đổi trong lời nói, cử chỉ của chính mình, cho người bạn đời nhẹ gánh nhọc nhằn vì sự chịu đựng đôi khi quá mức.

Trần Yên Hạ
Ai đang xem chủ đề này?
Guest (2)
Di chuyển  
Bạn không thể tạo chủ đề mới trong diễn đàn này.
Bạn không thể trả lời chủ đề trong diễn đàn này.
Bạn không thể xóa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể sửa bài của bạn trong diễn đàn này.
Bạn không thể tạo bình chọn trong diễn đàn này.
Bạn không thể bỏ phiếu bình chọn trong diễn đàn này.

Powered by YAF.NET | YAF.NET © 2003-2024, Yet Another Forum.NET
Thời gian xử lý trang này hết 0.046 giây.